Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh trong nhà trường tiểu học
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do:
Lịch sử và phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mục tiêu của giáo dục
đào tạo bao giờ cũng gắn liển với mục tiêu phát triển của xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử
đều có một mục tiêu giáo dục khác nhau, phù hợp với sự phát triển của xã hội giai đoạn
đó.
Trong giai đoạn hiện nay, sự giao lưu và hợp tác giữa các Quốc gia trong quá
trình phát triển khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại đã làm cho các quốc gia
xích lại gần nhau, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Đảng ta chủ trương đổi mới
căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
ng anh trong giao tiếp. - Trong khi tham gia học tập chúng ta nên động viên, khuyến khích các em tham gia phát biểu sôi nổi, và nhất là những em học sinh trung bình, yếu có cố gắng. Điều này giúp các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn. - Nội dung kiến thức môn học này đòi hỏi trẻ phải vận dụng nhiều giác quan cũng như sự trải nghiệm của các em. Do vậy giáo viên cần chú ý đến các hình thức dạy học trải nghiệm, cách thức thực hành phong phú, đa dạng kích thích các giác quan cùng tham gia vào quá trình tri giác. - Đưa ra các dạng bài tập khác nhau để các em có cơ hội luyện tập và trao dồi kiến thức đã học, trong đó mỗi giáo viên cố gắng chọn những câu từ mang tính thực tế, gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các em dễ hiểu lúc áp dụng cấu trúc câu. Những câu tiếp theo sẽ dài hơn, phức tạp hơn một chút để kích thích các em suy nghĩ. - Để có cơ hội cho học sinh luyện tập nhiều thì nên sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm “power point”. Các em đều có cơ hội như nhau và các bài tập được xây dựng theo hình thức trắc nghiệm, có hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khi các em trả lời đúng hoặc sai. Hình thức này sẽ giúp các em có hứng thú tham gia. - 11 - - Ngoài ra cần sử dụng bảng phụ, bảng nhóm để các em luyện tập chung và thảo luận nhóm, làm các bài tập tự luận, qua đó giáo viên kiểm tra được lỗi chính tả, việc áp dụng các cấu trúc đã học vào bài như thế nào. * Dạy kỹ năng nói: - Trong khi dạy học sinh phát âm cần chú ý dạy cách phát âm bằng cấu hình của bộ máy phát âm để giúp các em biết cách phát âm và phát âm chuẩn ngay từ đầu. - Giáo viên tích cực và kiên trì sử dụng câu lệnh bằng Tiếng Anh và yêu cầu học sinh nói lại, như vậy sẽ giúp học sinh phải chú ý nghe, hiểu để thực hiện. - Tổ chức cho học sinh luyện nói theo nhóm đôi, nhóm lớn. Trong luyện nói yêu cầu nói to, rõ ràng, chậm. Giáo viên tập trung lắng nghe, giúp đỡ, động viên học sinh mạnh dạn, tự tin, khuyến khích các em nói lại nếu sai. - Hướng dẫn học sinh tự tạo môi trường học tập bằng cách: lập nhóm giao tiếp bằng Tiếng Anh ở nhà, ở lớp khi hoạt động vui chơi để luyện nói những từ mới, những câu lệnh trong học tập, câu giao tiếp hằng ngày. Sưu tầm đĩa Tiếng Anh có hội thoại; các bài hát Online 123; Thẻ học Tiếng Anh. * Dạy từ vựng: Cần chú ý dạy từ theo trường nghĩa rộng, trường nghĩa hẹp, dạy từ theo cách vận dụng nét tương đồng trong dạy học như: những từ có cách phát âm, cách viết gần giống nhau, Mặt khác, dạy từ vựng thường đơn điệu, khô khan nên giáo viên cần sử dụng kênh hình phụ họa, không nên quá tuân thủ những gì giáo án đã soạn, cần xem xét đến hứng thú học tập của học sinh để có những biện pháp hỗ trợ. Gắn từ vựng với biểu tượng, vật cụ thể để dễ nhớ. Cần phân loại từ vựng để dạy, nếu từ vựng là từ ghép phải phân tích rõ để học sinh dễ nhớ, ví dụ: homework : bài tập về nhà ta cần phân tích: home : nhà ; work : công việc Ngoài ra cần lưu ý thêm: - Hệ thống kiến thức sau mỗi bài học, mỗi chủ điểm để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học và nhớ một cách có hệ thống. - Bên cạnh đó, cần phải tổ chức cho các em những hoạt động chơi mà học, học mà chơi để rèn các kỹ năng qua các trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" như: + Rèn kỹ năng nghe: Tìm từ qua nghe câu hội thoại; sử dụng băng đĩa cho học sinh nghe kể chuyện ngắn bằng tiếng Anh có sử dụng những câu hỏi đơn giản để tìm hiểu nội dung hoặc nhân vật, + Rèn kỹ năng phát âm: Tập hát bài hát bằng tiếng Anh, + Rèn kỹ năng viết: ghép chữ, ... - 12 - + Rèn kỹ năng nhớ từ vựng: tìm sự vật với từ cho trước; gọi tên sự vật, hiện tượng, c. Song song với chỉ đạo đổi mới PPDH của giáo viên là việc đổi mới phương pháp tự học của học sinh: Đây là nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học mà đòi hỏi mỗi người giáo viên phải dày công mới đạt được. Trong quá trình dạy học phải rèn cho học sinh thói quen chú ý nghe giảng, tham gia xây dựng bài, tự giác học bài cũ, tự mình nói lên những ý kiến thắc mắc trong quá trình tiếp thu bài học để giáo viên giúp đỡ. d. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá: Khâu kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong chỉ đạo PPDH của người quản lý. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc sẽ tạo ra nền nếp dạy học nghiêm túc, tự giác trong nhà trường và ngăn chặn được việc quay cóp bài trong giờ kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện bằng nhiều hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học bài cũ hằng ngày của học sinh. Chỉ đạo coi, chấm kiểm tra chặt chẽ. Đề kiểm tra phải đảm bảo 3 mặt: Kiến thức cơ bản, kiến thức vận dụng, kiến thức tư duy. Cấu trúc đề phải đủ 4 phần theo yêu cầu 4 nội dung kiến thức: Nghe, nói, đọc, viết. Việc đánh giá học sinh theo thông tư 32 của Bộ giáo dục. 2.2.5. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, CBQL trong nhà trường: *Về công tác bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên đòi hỏi phải đồng bộ, đảm bảo những yêu cầu của môn học đặt ra. Trước hết người quản lý phải có kiến thức cơ bản để chỉ đạo sát đúng với đặc trưng môn học. Cụ thể, thường xuyên nghiên cứu các văn bản có liên quan đến công tác chỉ đạo môn học Tiếng Anh trong trường Tiểu học như mục tiêu môn học chung của bậc học và mục tiêu cần đạt của từng khối lớp như: Mục tiêu cấp độ A1.1 đối với học sinh lớp 3; Mục tiêu cấp độ A1.2 đối với học sinh lớp 4; Mục tiêu cấp độ A1.3 đối với học sinh lớp 5. Nội dung, chương trình dạy học của từng khối lớp. Là một chương trình dạy học có nhiều yêu cầu mới đối với nhà trường Tiểu học cùng với đặc thù của môn học nên ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi để chuyên môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếp thu chương trình, SGK, hướng dẫn đánh giá, về dạy học chương trình Tiếng Anh lớp 3 do cấp trên tổ chức đầy đủ. Tổ chức kiểm tra dự giờ của giáo viên, rút kinh nghiệm sau dự giờ giúp giáo viên khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm trong dạy học. Chỉ đạo giáo viên dự giờ học tập - 13 - đồng nghiệp ở trường bạn; học tập cách dạy học trên các kênh truyền hình, Nâng cao tinh thần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức. Giáo viên giảng dạy, mặc dù là trình độ Đại học chuyên ngành sư phạm Anh văn, song vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn trình độ, năng lực Tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở lên của khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ. Do vậy nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên tham gia học lớp nâng chuẩn, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao năng lực giảng dạy tạo dựng chất lượng đạt yêu cầu một cách ổn định. Xây dựng nền nếp dạy học có ý thức tự giác, tự quản, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Hình thành thói quen cho giáo viên (hợp đồng) có thói quen làm việc có kỷ luật, có tổ chức, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nề nếp kỷ cương. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thực hiện kế hoạch theo quy trình đã xây dựng đảm bảo khoa học, hiệu quả. *Về công tác tự bồi dưỡng: Tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức. Xuất phát từ những hạn chế của giáo viên dạy học Tiếng Anh trong nhà trường để có hướng chỉ đạo đúng nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Cụ thể: Giáo viên phải tự rèn cách phát âm chuẩn; tự nghiên cứu tài liệu tham khảo để có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong phương pháp dạy học, trong cách tổ chức các hình thức dạy học, về kiến thức tiếng Anh, ; hạn chế cao nhất việc sử dụng Tiếng Việt trong dạy học trên lớp; dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường và tự rút kinh nghiệm nghiêm túc; tìm hiểu thêm về tâm sinh lý và đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học ở mỗi khối lớp đề có PPDH phù hợp; vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học thông qua việc tự thực hành trên lớp. Trình độ dạy học kỹ năng nghe của giáo viên rất quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng học sinh, do vậy giáo viên cần tự bồi dưỡng tốt kỹ năng này để trang bị kiến thức cho mình trong thực hiện dạy học chương trình Tiếng Anh bậc Tiểu học. 2.2.6. Mua sắm các thiết bị, xây dựng CSVC đảm bảo dạy học chương trình theo yêu cầu: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là hai yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra khi có đủ cơ số học sinh và cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Đặc thù của môn Tiếng Anh là dạy cho học sinh biết cách nghe, nói, đọc, viết. Để dạy cho học sinh biết cách nghe, biết cách phát âm chuẩn - 14 - không thể chỉ dựa vào phấn trắng bảng đen và lời diễn thuyết của giáo viên. Theo những mục tiêu, yêu cầu đặt ra của nội dung chương trình nhà trường cần phải xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, mua sắm thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo chất lượng phục vụ việc dạy học môn học Tiếng Anh như: - Xây dựng phòng học Tiếng Anh riêng đạt chuẩn quy định. - Mua sắm máy cattsetes vừa dùng được cả băng, đĩa và USB, đĩa CD, máy đọc tiếng Anh Easy - talk, tai phôn; Mua máy chiếu Projecter, ti vi màn hình lớn phục vụ dạy học cho học sinh trên lớp. - Mua tranh ảnh, phần mềm dạy học Tiếng Anh, đĩa có hình ảnh phục vụ dạy học từ vựng, đĩa có hình ảnh và lời hội thoại bằng Tiếng Anh ngắn để hỗ trợ cho việc dạy học phần nghe - nói, - Nối mạng Internet toàn bộ hệ thống máy tính trong phòng máy tính học tập của học sinh, hỗ trợ cho các em việc khai thác các thông tin trên mạng. - Chỉ đạo thư viện mua sắm đầy đủ các tài liệu tham khảo, SGK cho học sinh và giáo viên dạy học chương trình Tiếng Anh các khối lớp đầy đủ. - Phối hợp giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh mua sắm đầy đủ SGK, vở bài tập, vở ghi cho học sinh học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, đa dạng, phong phú sẽ thu hút học sinh tham gia hoạt động học tập, gây hứng thú cho các em trong quá trình học. 2.2.7. Tổ chức câu lạc bộ năng khiếu Tiếng Anh trong nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh không chỉ dừng lại ở dạy học trong chương trình chính khóa 4 tiết/tuần. Nhà trường cần tổ chức câu lạc bộ dạy học Tiếng Anh cho học sinh các khối lớp tự đăng ký tham gia. Việc thành lập câu lạc bộ được công khai. Ban chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoạt động nghiêm túc, hiệu quả. Tham gia câu lạc bộ là tự nguyện nhưng khi đã tham gia phải thực hiện nghiêm túc mọi quy định, nội quy của câu lạc bộ đề ra. Tổ chức câu lạc bộ năng khiếu Tiếng Anh phải có mục đích rõ ràng: thứ nhất là nhằm nâng cao chất lượng học sinh môn Tiếng Anh góp phần đào tạo nhân lực; thứ hai là bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các hội thi các cấp góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Do vậy, nội dung dạy câu lạc bộ phải là kiến thức nâng cao, kết hợp dạy lý thuyết và thực hành trong từng nội dung, 100% thành viên trong câu lạc bộ phải thực hành giải Tiếng Anh qua mạng Internets. Dạy học câu lạc bộ phải được thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo có quy trình cụ thể. Việc theo dõi phải thường xuyên, kiểm tra đánh giá dưới nhiều hình thức khác - 15 - nhau như thường xuyên, định kỳ, để nắm chất lượng, hiệu quả dạy học. Sau khi kiểm tra cần đánh giá cụ thể về chất lượng, phân tích kỹ những điểm mạnh, điểm yếu của từng kỹ năng, chỉ ra nguyên nhân tồn tại để có hướng khắc phục, điều chỉnh trong chỉ đạo. Kết thúc năm học câu lạc bộ tổ chức hội thi để các thành viên tự đánh giá năng lực học tập của mình, đồng thời Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động của mình. 2.2.8. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội tạo cho học sinh có điều kiện và môi trường học Tiếng Anh tốt. Việc dạy học Tiếng Anh đạt chất lượng theo yêu cầu của xã hiện nay là một vấn đề còn có nhiều khó khăn do nhiều lý do, chính vì vậy rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường cần giáo dục cho học sinh mục đích, động cơ học Tiếng Anh một cách đúng đắn, để các em có ý thức, thái độ đúng trong quá trình học tập. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cũng như yêu cầu của đặc thù môn học. Trang bị cho các em cách tự học, tự tạo ra môi trường học tập tự nhiên. Xây dựng môi trường học tập Tiếng Anh ngay trong lớp học, trường học, ở nhà. Ví dụ: các em có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà các em hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi các em có thể thay bằng các từ mới khác. Động viên các em dùng những từ chào hỏi, những câu hội thoại ngắn, đơn giản hằng ngày để ghi nhớ kiến thức đã học. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh những vấn đề khó khăn cần hợp tác của gia đình trong dạy học môn học này để được chia sẽ, hiến kế của các bậc phụ huynh. Phối hợp với phụ huynh mua sắm đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập, các tài liệu tham khảo cần thiết của học sinh. Đối với những học sinh có năng khiếu cần động viên gia đình mua sắm máy vi tính tạo điều kiện cho các em tự tham khảo kiến thức, luyện thực hành qua mạng Internrts trong thời gian ở nhà để trau dồi thêm kiến thức. Trang bị các phương tiện nghe, nhìn phục vụ việc tự học tiếng Anh cho các em. Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, hỗ trợ kinh phí để tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng các điều kiện cho việc dạy học môn Tiếng Anh đạt hiệu quả cao. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh kết quả học tập của học sinh để phụ huynh nắm và cùng nhà trường phối hợp trong việc nâng cao chất lượng học tập của các em. 2.3. Những kết quả bước đầu: - 16 - Qua 3 năm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp chỉ đạo trên kết quả cho thấy thông qua các chỉ số sau: Năm học Giáo viên SL T. độ Chất lượng HS đại trà TB trở K-G CLHS qua các hội thi Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp Quốc gia 1 giải nhì 1 giải khuyến khích 1 giải khuyến khích lên 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2 2 2 Đại học Đại học Đại học 98,0 97,6 99,4 66,2 72,9 74,6 - Cá nhân: 2 giải ba - Đồng đội: giải khuyến khích - Cá nhân: 1 giải nhì, 1 giải ba - Đồng đội giải ba - Cá nhân: 2 giải nhất - Đ.đội: Xếp thứ nhất, giải nhất. 2 giải ba Số liệu chất lượng 3 năm cho thấy chất lượng đại trà ổn định; chất lượng học sinh khá - giỏi, hội thi HSNK năm 2011 - 2012 có chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy vẫn còn học sinh yếu lõi. Năm học 2012 - 2013 về chất lượng đại trà cũng như chất lượng hội thi có chuyển biến rõ rệt, thể hiện ở chất lượng học sinh đạt giải cấp huyện và cấp Tỉnh. Mặc dù giải cấp Quốc gia vẫn còn khiêm tốn, nhưng các chỉ số trên đã cho thấy hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp đã nghiên cứu trong đề tài. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng, đề xuất và thể nghiệm, đề tài có ý nghĩa, tác dụng thiết thực trong việc chỉ đạo và nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học. Ý nghĩa của đề tài còn thể hiện ở các giải pháp và bài học sư phạm như sau: 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học cho cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh trước yêu cầu của xã hội hiện nay. 2. Kiện toàn hoạt động chuyên môn dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường bao gồm tổ chuyên môn và thành lập nhóm bộ môn. Coi trọng việc phân công giảng dạy phù hợp năng lực, trình độ, hoàn cảnh của giáo viên. 3. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học chương trình hợp lý, hiệu quả, bám sát mục tiêu cần đạt của môn học trong từng khối lớp trong cấp học. - 17 - 4. Chỉ đạo phương pháp dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học cần tập trung vào các vấn đề: đổi mới soạn bài; đổi mới PPHD theo định hướng đặc thù của môn học nhằm thực hiện tốt mục tiêu cần đạt về 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; đổi mới phương pháp tự học của học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá. 5. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, CBQL trong nhà trường, đi sâu vào tìm hiểu mục tiêu, nội dung, chương trình môn học, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn, phương pháp hỗ trợ trong dạy học môn Tiếng Anh. 6. Xây dựng CSVC đảm bảo cho việc dạy học môn Tiếng Anh theo yêu cầu của chương trình. Mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên đầy đủ. 7. Tổ chức dạy câu lạc bộ năng khiếu Tiếng Anh trong nhà trường cho học sinh các khối lớp có nhu cầu. Chú trọng hiệu quả chất lượng dạy học của câu lạc bộ. 8. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội tạo cho học sinh có điều kiện và môi trường học Tiếng Anh tốt. Nội dung các biện pháp của đề tài này được áp dụng trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong phạm vi nhà trường Tiểu học Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Dạy học Tiếng Anh ở Tiểu học là nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Là một trong những điểm khởi đầu quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa xã hội. Học Tiếng Anh ở Tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học Tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo cũng như trang bị các kỹ năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngoại ngữ khác trong tương lai. Thực hiện nâng cao chất lượng dạy học môn Anh văn là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược giáo dục hiện nay. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với cấp Nhà nước: Hiện nay việc dạy tiếng Anh ở bậc Tiểu học đã được triển khai rộng khắp đã được ở nước ta. Mặc dù đã có những kết quả khả quan trong việc phát triển tiếng Anh thành một môn học chính thức ở bậc tiểu học, song vẫn cho thấy đội ngũ giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học còn nhiều hạn chế về quy mô và chất lượng; chất lượng dạy học môn tiếng Anh chưa có sự ổn định, vững chắc. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị Đảng, Nhà nước cần phải có chính sách, chiến lược, phương pháp - 18 - và sự đầu tư trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn giáo viên phục vụ nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. * Đối với cấp ngành: Tạo điều kiện cho giáo viên dạy học Tiếng Anh vào biên chế để giáo viên yên tâm công tác, nâng cao chất lượng dạy học. Mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên về kỹ năng sư phạm, PPDH dạy học sinh Tiểu học, * Đối với chính quyền địa phương: Đầu tư, hỗ trợ cho nhà trường về mặt kinh phí để xây dựng phòng dạy học Tiếng Anh riêng, trang bị đủ các trang thiết bị dạy học hiện đại, đảm bảo yêu cầu chương trình dạy học. * Đối với nhà trường: Riêng đối với mỗi đơn vị trường chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, tổ chức và phối hợp với các cơ quan, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện dạy học chương trình trước mắt. Mua sắm trang thiết bị đầy đủ đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. * Đối với giáo viên: Phải có ý thức tự giác tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đúc rút kinh nghiệm bồi dưỡng của bản thân, vận dụng kinh nghiệm đồng nghiệp để làm tăng thêm vốn kinh nghiệm trong công tác dạy học, nâng cao chất lượng dạy học một cách ổn định. Thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh tham gia học tập. Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của trường Tiểu học chúng tôi đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Kết quả đạt được của nhà trường vẫn còn nhiều khiêm tốn, tôi xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình để đồng nghiệp tham khảo, những mong góp thêm những sáng kiến nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn! Quảng Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2013 Người viết: Hoàng Thị Hòa Đơn vị: Trường TH số 2 Kiến Giang - 19 - - 20 -
File đính kèm:
- sangkien.doc