Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học số 2 Liên Thủy

Thực hiện đổi mới PPDH trước hết cần phải nhận thức sâu sắc về cơ sở lí luận dạy học. Từ cơ sở lý luận dạy học để vận dụng soi rọi vào quá trình dạy học. Nói đến cơ sở lý luận dạy học trước hết chúng ta phải tiếp cận hệ thống, tiếp cận nhân cách, tiếp cận hoạt động và công nghệ dạy học.

 Tiếp cận hệ thống là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển tự động, tự sinh thành và phát triển thông quan việc giải quyết mưu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó phát hiện ra yếu tố sinh thành, yếu tố bản chất tất yếu và lô gic phát triển của đối tượng trở thành hệ toàn vẹn, tích hợp mang chất lượng mới.

 Ví dụ: Quá trình dạy học được coi là một hệ thống, nó bao gồm nhiều thành tố và các thành tố này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, quyết định chất lượng của nhau . Mối quan hệ giữa thầy, trò, phương tiện và điều kiện dạy học, mục đích, nội dung và PPDH với quá trình kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học có những quan hệ phụ thuộc nhau. Toàn bộ quá trình dạy học này chịu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội .

 Trong quá trình dạy học, thầy và trò cũng là chủ thể có mối quan hệ. Quá trình dạy học muốn kiến tạo và phát triển nhân cách phải thông qua sự thống nhất ba mặt đó là :

 + Tính riêng biệt, độc đáo của cá nhân: Dạy học phải tạo được môi trường thuận lợi nhất cho mỗi cá nhân phát huy được tiềm năng để trở thành chính mình.

 + Hòa đồng các mối quan hệ liên nhân cách: Giúp người học tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ xã hội.

 + Ảnh hưởng của nhân cách tới xã hội, cộng đồng: Giúp học sinh có thể đóng góp cống hiến sáng tạo cho xã hội, cộng đồng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học số 2 Liên Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng điển hình để giáo viên thực hiện .
 Ví dụ : Một số biện pháp chỉ đạo dạy các phân môn
 1. Phân môn luyện từ và câu
Một số biện pháp dạy dạng bài, kiểu bài luyện từ và câu ở lớp 2 
* Khi dạy bài : Mở rộng vốn từ về vật nuôi - Câu kiểu Ai thế nào?( lớp 2 tuần 17) 
Đây là kiểu bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ.
 Mục tiêu là: Mở rộng vốn từ , các từ chỉ đặc điểm của loài vật (Bài tập 1) 
 Khi dạy bài tập này giáo viên cần biết: Dạng bài tập này vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết " Nghĩa biểu vật" của từ ( từ nào biểu thị sự vật, hoạt động, tính chất) vừa có tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ. Đây là hình thức luyện tập về từ ở mức độ đơn giản nhận biết đặc điểm, tính chất của sự vật các từ cho sẵn là tính từ : nhanh, chậm. khỏe, trung thành.
 Cách dạy dạng bài tập này là giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng cụ thể :
 + GV vẽ phóng to tranh minh họa ở SGK - TV2-Tập 1, trang 142
 + 4 thẻ từ dùng để viết tên 4 con vật: Trâu, rùa, chó, thỏ 
 + Thẻ từ viết 4 từ chỉ đặc điểm: nhanh, chậm, khỏe, trung thành 
- GV tổ chức cho học sinh họat động cá nhân ( 100% HS đều được tham gia) sau đó hướng dẫn HS lần lượt đối chiếu từng từ cho sẵn với hình ảnh tương ứng thông qua tổ chức một trò chơi " gắn nhanh đúng, các từ chỉ đặc điểm phù hợp với con vật " ở bài tập này đòi hỏi GV phải vận dụng đồ dùng thiết bị dạy học linh hoạt, hình thức phù hợp giúp học sinh nắm được nghĩa biểu vật đồng thời được mở rộng thêm vốn từ về vật nuôi với những con vật gần gũi, thân thuộc xung quanh các em.
* Dạy kiểu bài tập điền từ vào chỗ trống dạng từ có sẵn cần điền.
Bài: Từ ngữ về Bác Hồ ( trang 104 - TV2- tập 2)
- Bài tập 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: ( nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết) 
 Bác Hồ sống rất giản dị . Bữa cơm của Bác ..... như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng.... Nhà Bác là một ngôi...... khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. đường vào nhà trồng hai hàng ........, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường ..... ...chăm sóc cây, cho cá ăn.
- Bằng các vật thật, tranh ảnh GV giúp học sinh hiểu nghĩa các từ cần thiết đã cho sẵn.
- HS phải biết lựa chọn và kết hợp từ đã chọn với những từ đứng trước, đứng sau nó trong chuỗi lời nói bằng hai thao tác cơ bản của hoạt động sử dụng từ ngữ. GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ trong câu hoặc đoạn chưa hoàn chỉnh đã cho để sơ bộ nắm nội dung các câu, đoạn, sau đó cho HS đọc các từ đã cho sẵn một lượt rồi lần lượt chọn và điền từ ngữ cho sẵn vào từng chỗ trống. Xem từ nào có khả năng kết hợp với những từ trong câu phù hợp với nghĩa của câu thì điền từ đó.
 Phân môn luyện từ và câu đối với lớp 2 nói riêng và với các lớp khác nói chung hệ thống bài tập, kiến thức kỹ năng được hình thành từ thấp đến cao vì vậy trong quá trình giảng dạy phải chỉ đạo giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học, hình thức, phương tiện dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đặc trưng từng dạng bài theo từng lớp. 
* Nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu là :
 - Rèn học sinh dùng từ đúng, nói viết thành câu.
+ Cần khai thác triệt để thế mạnh của PPDH luyện tập theo mẫu, phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp.
	1- PP Luyện tập theo mẫu 
GV đưa các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói có chứa các hiện tượng từ ngữ - ngữ pháp là nội dung của giờ học. qua đó hướng dẫn HS nhận xét phân tích rút ra kiến thức kĩ năng mà yêu cầu vừa học đặt ra. 
	2- PP phân tích ngôn ngữ : Thường dùng trong dạy TLV câu.
Dưới sự hướng dẫn tổ chức của GV , HS tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học làm cơ sở rút ra những nội dung, lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ.
	3 - PP thực hành giao tiếp : là phương pháp đặc thù bởi vì mọi hiện tượng ngôn ngữ, ngữ pháp trong sách giáo khoa không nằm ngoài môi trường giao tiếp của lứa tuổi học sinh. PP này không chỉ là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lý thuyết được học và thực hiện các nhiện vụ trong quá trình giao tiếp, mà còn là PP cung cấo lý thuyết cho HS trong quá trình giao tiếp. Việc sử dụng PP thực hành giao tiếp trong dạy học phân môn luyện từ và câu là rất cần thiết, giúp HS có cơ hội vận dụng và tích lũy kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ trong các quá trình tình huống giao tiếp cụ thể.
 Ngoài các PPDH nói trên trong giờ Luyện từ và câu tùy từng nội dung dạy học, điều kiện lớp học và đối tượng HS từng vùng miền, GV có thể vận dụng nhiều PPDH khác để giờ học gây được hứng thộhc tập của các em như PP trò chơi học tập, PP thảo luận nhóm, PP đóng vai.........
	2 - Phân môn Tập đọc
a. Những biện pháp hướng dẫn HS biết cách nghĩ hơi đúng khi đọc
 Để đọc được lưu loát, người đọc phải có cấch nghỉ hơi đúng nhất là khi đọc những câu dài: 
- Trước hết, cần nghỉ hơi ở những chỗ có dấu kết thúc câu hoặc dấu ngăn cách các bộ phận với câu (các dấu chấm, chấn hỏi, chấm lửng ..... hoặc các dấu phẩy, chấm phẩy........) người đọc cần nghỉ một khoảng bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng. Trong từng trường hợp dấu kết thúc câu đồng thời cũng kết thúc đoạn để xuống dòng, quãng nghỉ sẽ dài gấp đôi khoảng nghỉ phát âm một tiếng.
- Bên cạnh những dấu kết thúc câu hoặc ngăn cách các bộ phận câu còn có một số dấu câu có cách dùng đặc biệt, cụ thể là: 
	* Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngắt quãng:
- Ngắt quảng giữa một tiếng. Ví dụ: Bỗng một tiếng " kít .....ít" làm cậu sững lại (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 54) trong trường hợp này, người đọc không nghỉ hơi mà phải phát âm kéo dài chỗ có dấu chấm lửng.
 - Ngắt quảng giữa các tiếng hoặc từ . Ví dụ: Ông ơi ...... cụ ơi....! Cháu xin lỗi cụ.(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 55) ; chúng cháu đánh giặc Mỹ đến một trăm năm cũng không sợ, chỉ sợ một điều là Bác ..... trăm tuổi ( Tiếng việt 3, tập 1, trang100). Trong trường hợp này người đọc chỉ cần nghỉ hơi ở chổ có dấu chấm lững một quảng bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng. 
 	* Dấu chấm lững làm giãn cách lời nói để chờ đợi một thông tin bất ngờ, VD : Mặt trời mọc ở đằng ..... Tây! (Tiếng việt 3, tập 2, trang 52). Trong trường hợp này người đọc cần nghỉ ở chỗ có dấu chấm lửng một quãng bằng thời gian phát âm một tiếng.
	* Dấu ngoặc kép đánh dấu một số từ ngữ được dẫn nguyên văn từ lời nói khác hay những từ ngữ có cách hiểu đặc biệt . VD : Nghe tiếng " chui", viên tướng thấy chối tai (Tiếng việt 3, tập 1, trang 38) ; Bãi cát ở đây từng ngợi ca là " Bà chúa của bãi tắm" (Tiếng việt 3, tập 1, trang 109). Trong trường hợp này người đọc không nghỉ hơi mà nhấn giọng những từ ngữ được đánh dấu.
	* Sự nghỉ hơi diễn ra giữa những cụm từ dài để lời nói được mạch lạc rõ ràng. VD: Khi dạy học sinh đọc bài Chú sẽ và bông hoa bằng lăng, có câu " mùa hoa này, bằng lăng mở hoa mà không vui vì bé thơ, bạn của cây phải nằm viện " Nếu HS đọc liền một mạch không nghỉ hơi giữa hai vế câu " Bằng lăng nở hoa mà không vui/ vì bé thơ...." thì sẽ làm cho người nghe không hiểu rõ ý. Vì vậy giáo viên hướng dẫn để học sinh nghỉ hơi đúng.
 Khi hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi giữa những cụm từ dài, giáo viên cần lưu ý các em đọc tự nhiên, tránh cường điệu, đọc nhát gừng vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc hoặc quá to những tiếng cần nhấn giọng. Bằng cảm nhận của người đọc bản ngữ học sinh có thể tự phân tách các vế câu và cụm từ đơn giản.
	b. Một số biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu bài trong giờ dạy Tập đọc lớp 5
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhằm mục đích trau dồi kỹ năng đọc - hiểu nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho học sinh luyện đọc diễn cảm.
 Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đạt hiệu quả tốt, ngay từ khi yêu cấu HS tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng (luyện đọc) , GV cần giúp các em hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kỹ năng đọc - hiểu (từ ngữ được chú trọng trong SGK, từ ngữ phổ thông mà HS địa phương chưa quen, từ ngữ quan trọng giúp hiểu nội dung bài). Dựa vào các câu hỏi, bài tập trong SGK ( biên soạn theo trình độ kiến thức và kĩ năng cần đạt đối với HS lớp 5), GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo một số yêu cầu sau:
 - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm, sau đó trao đổi, thảo luận theo vấn đề GV nêu ra. Ví dụ:
 + GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm khổ thơ thứ nhất trong bài “Hạt gạo làng ta” ( tuần 4) trả lời câu hỏi: 
*Hạt gạo được làm nên từ những gì?
 + Giáo viên mời một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm khổ thơ cuối (bài hạt gạo làng ta) sau đó nêu ý kiến trao đổi câu hỏi:
* Vì sao tác giả gọi hạt gạo là " Hạt vàng" ?
 - Tùy theo trình độ học sinh trong lớp, GV có thể dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK hoặc chia tách nội dung câu hỏi thành 1- 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện, hoặc bổ sung thêm câu hỏi phụ có tác dụng gợi ý, dẫn dắt HS trả lời câu hỏi hoặc thực hiện tốt hơn bài tập trong SGK. Ví dụ:
	+ Câu hỏi 2 trong bài “Cái gì quý nhất”? (tuần 9) - Mỗi bạn đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? nêu tách thành 3 ý nhỏ để HS dễ trả lời : Hùng đưa ra lý lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? (Quý nhất là hạt gạo ). Quý đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? (quý nhất phải là vàng ). Nam đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? (quý nhất là thì giờ)
	+ Trước khi trả lời câu hỏi 2 trong bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ ”(tuần 11) - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? giáo viên yêu cầu học sinhđọc thầmđoạn 2( có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng) và trả lời câu hỏi phụ: Ban công nhà bé Thu trồng những cây gì? Sau khi HS nêu được tên 4 loài cây (cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa ấn Độ ). GV cho các em đọc thầm lại đoạn 2 để trả lời toàn bộ câu hỏi trên hoặc tách thành nhiều ý cho từng học sinh trả lời (nêu đặc diểm nổi bật của từng loại cây).
 Tuy nhiên GV cần thận trọng và cân nhắc kĩ để tránh đặt thêm những câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học, không phù hợp với trình độ lớp 5, nhất là những câu hỏi về cảm thụ văn học.
- Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm....), GV tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ , dùng đúng từ. Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết ngắn ngọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng (kết hợp cho HS ghi vào vở để rèn kĩ năng ghi chép ở lớp 5 ).
c. Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm đối với HS lớp 5 
- Sau khi HS đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Muốn đọc diến cảm một bài văn, phải tìm được giọng điệu ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản . Dạy HS đọc diễn cảm, giáo viên cần hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được yêu cầu theo mức độ từ thấp đến cao như sau:
 + Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ quan trọng trong câu (từ ngữ, gợi cảm, gợi tả, từ ngữ " chìa khóa " làm nổi bật nội dung chính ......)
 + Biết thể hiện rõ ngữ điệu ( sự thay đổi về tốc độ, độ cao , cường độ, trường độ) phù hợp với từng loại câu( câu kể, câu hỏi, câu cảm , câu khiến)
 + Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời của nhân vật. 
 + Biết đọc phân biệt lời nhận vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách của từng nhân vật ( người già, trẻ em, người tôt, kẻ xấu....)
 + Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, trang nghiêm, giận giữ,....)
GV thường hướng dẫn HS đọc diễn cảm thông qua biện pháp đọc mẫu; biện pháp tốt nhất là đọc cho HS thực hành luyện đọc để các em bộc lộ sự sáng tạo, cảm thụ riêng trên cơ sở những điểm chung thống nhất về cách đọc một văn bản.
- Sau khi HS đã hiểu bài học, GV yêu cầu HS đọc thật tốt một đoạn để thăm dò khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của HS.
- Qua kết quả dọc của HS, GV gợi ý để HS phát huy ưu điểm, khắc phục, hạn chế, và tự tìm ra cách đọc hợp lý . 
Ví dụ : GV hỏi: Đoạn văn vừa rồi được đọc với giọng vui hay buồn? để làm rõ tính cách của nhân vật cần đọc với giọng cao ra sao?.....
 - GV đọc mẫu minh họa, gợi ý hoặc tạo tình huống cho học sinh nhận xét, giải thích , tự tìm ra cách đọc.
 Ví dụ: "Các em lắng nghe và phát hiện cách đọc của cô( thầy): ngừng nghỉ( ngắt nhịp) ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào ?.... Vì sao cô ( thầy) đọc hai câu hỏi của bé Ê-mi-li: - Đi đâu cha? - Xem gì cha?( bài Ê-mi-li, con..... Tiếng việt 5, tập 1, trang 49) với giọng nhẹ nhàng, tình cảm , không cao giọng ở các từ dùng để hỏi?....
 - Tạo điều kiện cho từng HS được thực hành luyện tập diễn cảm toàn bài (theo cặp, theo nhóm) để các em rút kinh nghiệm; tổ chức cho HS đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được cô(thầy) động viên, uốn nắn.
 Trong giờ dạy tập đọc đọc mẫu của GV được xem như là một trực quan cực kỳ quan trọng nhằm tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của HS. Vì vậy GV phải xác định được đọc mẫu cái gì? đọc mẫu bao giờ? đọc mẫu như thế nào cho đúng với yêu cầu của bài dạy.
 3. Phân môn Tập làm Văn
Ví dụ : Dạy bài Tập làm văn miêu tả ở lớp 4
* Mục đích : Rèn luyện kỹ năng cơ bản : quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn sắp xếp ý, xây dựng đoạn bài, nhằm xây dựng kỹ năng, xây dựng văn bản hoàn chỉnh.
* Biện pháp : GV cần thực hiện tuân theo các yâu cầu cơ bản sau đây:
	1. Rèn kỹ năng quan sát đối tượng miêu tả (Quan sát tỉ mỉ các bộ phận theo trình tự hợp lý) 
2-Kỹ năng lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả: ( Chọn nét nổi bật, sắp xếp ý hợp lý theo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài)
3-Kỹ năng dựng đoạn, viết bài : mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định, khi viết lời văn chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc, dùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh...
* Lưu ý về cách diễn đạt: 
1- Tả đồ vật : Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm, có thể so sánh nhân hóa làm cho đồ vật thêm sinh động( anh, chị, bác. cô .chú...)
2- Tả cây cối: Thường dùng những từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, hương thơm, mùi vị, có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh, từ láy..........
3- Tả con vật: Thường dùng những từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, âm thanh, từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hóa để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi với con người.
Với cách làm như trên, tôi đã triển khai rút kinh nghiệm, định hướng được nhiều tiết dạy.Trong thực tế đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đội ngũ các dạng bài khác nhau và tiếp tục nhân lên diện rộng trên thực tế ở trường. Tồng số tiết thao giảng ở tổ chuyên môn, phó hiệu trưởng dự giờ, rút kinh nghiệm là 42 tiết/ các phân môn, trên các lớp.
Với cách làm đó giúp cho đội ngũ cơ bản nắm khá tốt về tinh thần đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nắm được kiến thức, kĩ năng, phương pháp, hình thức, dạy các phân môn, biết vận dụng đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo công văn số 30/2005, phần nào đã khắc phục được những hạn chế đã nêu ở phần thực trạng về đội ngũ. Do vậy chất lượng dạy học môn Tiếng việt cơ bản ổn định và có những chuyển biến đáng kể.
Phần thứ ba: Kết Luận
1. Kết luận
 Qua thực tế chỉ đạo dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học số 2 Liên Thủy, theo những định hướng đổi mới về giáo dục phổ thông thay sách giáo khoa mới nói chung, bậc tiểu học nói riêng, tôi đã rút ra những kết luận sau:
 - Vấn đề đổi mới PPDH nói chung, trong môn Tiếng Việt nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng vì hoạt động dạy và học đang là hoạt động chủ yếu của nhà trường và xét cho đến cùng thì khoa học giáo dục là khoa học về phương pháp giáo dục trong đó có PPDH. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra rằng :" Cuộc cách mạng sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại. Hơn nữa ở bậc học càng thấp, vai trò của phương pháp lại càng lại càng quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng, không có một phương pháp nào tồn tại lại không có một ý nghĩa nào đó. Đổi mới PPDH là đổi mới các tiến hành các PP, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng nhuần nhuyễn linh hoạt và sáng tạo tích cực một số PP mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học, làm thế nào để mọi học sinh đều được tham gia hoạt động học tập với tâm thế hứng thú, tự giác, biết phát hiện, , tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức vận dụng rèn kỹ năng thực hành.Rõ ràng vai trò chủ thể của học sinh được đề cao hơn còn giáo viên thì phải lao động công phu hơn, phải xác định rõ mục đích kiến thức, kỹ năng của mỗi tiết học, dạng bài chuẩn bị kế hạch dạy cho chu đáo, tỉ mỉ sao cho tất cả HS đều được làm việc. Khi diều khiển hoạt động của lớp học giáo viên phải khéo léo linh hoạt dẫn dắt học sinh tìm hiểu, vận dụng...tạo được môi trường giao tiếp tự nhiên, thân thiện, không áp đặt. Khi đánh giá học sinh ý kiến của giáo viên là quan trọng song giáo viên không phải là người duy nhất đánh giá kết quả học tập của học sinh mà phải tạo mọi điều kiện để các em tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên luôn coi trọng năng lực, cá tính của học sinh.
-Để đảm bảo sự thành công của việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, nhà trường cần có sự đổi mới trong công tác quản lý chỉ đạo đảm bảo toàn diện. Đổi mới PPDH không thể triền khai nếu không phát triển chuyên môn của đội ngũ giáo viên. 
2 - Kết quả đạt được năm học 2006 -2007
* Chất lượng về học lực môn Tiếng Việt 
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TB trở lên
Khá + Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2006-2007
67
21,2
199
63,0
40
12,7
10
3,1
306
96,8
266
82,4
* Chất lượng về đội ngũ
Số giờ dạy
Tốt
Khá
ĐYC
chưa xếp loại(lớp 5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 42
12
28,6
20
47,6
2
4,8
08
\
 3. Bài kinh nghiệm
*Là phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo chuyên môn trước hết phải nhận thức sâu sắc tinh thần, ý nghĩa các văn bản, Nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hướng dẫn thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông thay sách giáo khoa mới bậc tiểu học. Xác định vấn đề chuyển từ cách dạy cũ xưa nay sang cách dạy học mới là việc làm không dễ chút nào, đây là việc làm cực kì khó đòi hỏi phải có sự đầu tư thời gian, đầu tư nguồn lực, đầu tư về cơ sở vật chất...đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực cao của đội ngũ, lực lượng cốt cán, giáo viên dạy giỏi, sự hỗ trợ đắc lực của Toàn xã hội. Tuy nhiên chính bản thân tôi cũng luôn coi trọng công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm, nắm vững chắc hệ thống kiến thức, kỹ năng cần đạt của từng khối lớp, môn học và hệ thống các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt để mạnh dạn dám nghĩ, dám làm chỉ đạo từ khâu xây dựng hệ thống kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng rút kinh nghiệm theo quy trình khép kín, sát đúng với thực tế của trường. 
* Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục vì vậy phải thường xuyên tự học tự rèn để bồi dưỡng kiến thức, các kỹ năng sư phạm(nghiên cứu, thiết kế bài dạy,kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện, đồ dùng dạy học...Giáo viên cần biết trong các PPDH không có PP nào là vạn năng, độc tôn duy nhất. Do đó trong dạy học điều cực kỳ quan trọng là biết sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, phát huy hết tính năng tác dụng của những mặt tích cực của mỗi phương pháp đúng với đặc trưng của môn học, điều kiện học sinh không áp đặt, tùy tiện, rập khuôn, máy móc, hình thức.
*Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên, lực lượng phụ huynh học sinh , các đoàn thể trong, ngoài nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã được áp dụng và đúc rút từ thực tế chỉ đạo dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học số 2 Liên Thủy. Đây chỉ là bước khởi đầu không tránh khỏi những sơ suất sai sót. Để những kinh nghiệm này được tiếp tục áp dụng, rút kinh nghiệm vào những năm học tới, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của quý lãnh đạo cấp trên. 
	Liên thủy, ngày 22 tháng 5 năm 2007
	Người viết
	Đặng Thị Lan

File đính kèm:

  • docChi dao doi moi PPDH mon Tieng viet_Dang Thi Lan_TH so 2 Lien Thuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan