Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011

1. Lý do chọn đề tài :

Chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng được Bộ giáo dục- Đào tạo ban hành Quyết định số 16/2006 ngày 05 tháng 05 năm 2006 .Qua hơn 4 năm thực hiện, thực tế cho thấy các trường THCS bước đầu đã vận dụng được chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, chưa hạn chế được tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập, hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Thực tiễn tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong thời gian qua mặc dầu được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Krông Buk, của Ban giám hiệu nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nhưng qua 4 năm thực hiện, nhà trường vẫn còn không ít khó khăn để thực hiện tốt việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.Với lý do trên tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011”

2.Mục đích nghiên cứu :

 Bước đầu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong năm học 2010-2011 tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk. Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3. Đối tượng nghiên cứu :

 Chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Hiệu trưởng trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk.

 Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

5.Phạm vi nghiên cứu :

 Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi khuôn khổ đề xuất những giải pháp tổ chức dạy học, kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk với yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh.

6. Đóng góp của đề tài

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Krông Buk tổ chức, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn kiểm tra việc thực hiện bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông của giáo viên bộ môn để mỗi giáo viên thấy được mối quan hệ giữa chuẩn kiến thức, kỹ năng, sách giáo khoa và Chương trình giáo dục phổ thông của từng môn học cấp THCS qua đó xác định mục tiêu của từng bài học, chủ đề, mô đun theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phải căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học, giáo viên đối chiếu giữa tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng với sách giáo khoa để xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh.
 Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường
Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Những phương pháp thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh hoạ lời giảngvẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc. Đồng thời cũng cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học hiện có trong nhà trường. Đối với những môn học, bài học trang thiết bị nhà trường còn thiếu, giáo viên có thể sử dụng các tranh ảnh, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Bên cạnh đó, đối với những lớp, đối tượng học sinh còn yếu, việc tự khám phá tìm tòi để thu nhận kiến thức một cách chủ động tích cực còn hạn chế. Giáo viên cần vận dụng sáng tạo khả năng phát hiện ra vấn đề của học sinh bằng các phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề để kiến thức học sinh lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn nhiều, gây hứng thú cho học sinh yếu kém tham gia học tập.
2/ Một số giải pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học,kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại nhà trường.
Trên cơ sở định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với thực tiễn tại nhà trường. Ngay từ đầu năm học 2010-2011 Ban giám hiệu kết hợp với Ban chấp hành công đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh đưa ra một số giải pháp sau:
a/ Đối với Ban giám hiệu nhà trường 
- Quán triệt Quyết định số 16/2006 ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ giáo dục và đào tạo về dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng đến từng giáo viên thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện của giáo viên theo định kỳ và đột xuất thông qua kiểm tra hồ sơ, giáo án, dự giờ trên lớp.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả và phê bình nhắc nhở những giáo viên dạy học chưa bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, quá phụ thuộc vào sách giáo khoa thông qua các buổi sinh họat chuyên môn, sinh họat hội đồng.
b/ Đối với tổ chuyên môn :
- Để phát huy hết vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong trường học, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu kết hợp với ban chấp hành công đoàn xây dựng quy chế làm việc dựa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của ngành để phân công nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân trong nhà trường được thông qua hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh họat tổ chuyên môn, khi phân công thời khóa biểu, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sắp xếp các thành viên trong cùng một tổ có một buổi nghỉ ( Trừ chiều thứ 5 hằng tuần dành cho họp hội đồng, chuyên môn). Từ đó tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh họat hằng tuần, tháng của tổ theo quy định như sau:
	- Tuần đầu tiên của tháng: Sinh họat tổ chuyên môn gồm các nội dung chính sau:
	+ Đánh giá xếp loại thi đua các thành viên trong tổ của tháng trước ( Dành 1/3 thời gian buổi họp)
	+ Triển khai, xây dựng kế hoạch trong tháng của tổ như: Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên trong tổ, sinh họat chuyên đề, kiểm tra chuyên môn, phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém, xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình, tham gia sinh họat ngoại khóa
- Tuần cuối cùng của tháng: Sinh hoạt tổ chuyên môn gồm các nội dung chính sau :
	+ Đánh giá việc thực hiện nội quy , quy chế chuyên môn nhà trường của các thành viên trong tổ như : Đánh giá việc thực hiện soạn ,giảng có bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, có phù hợp với đối tượng học sinh. Đánh giá việc kiểm tra ,đánh giá học sinh có theo đúng tiến độ chương trình ,cấu trúc và những đặc tính khách quan của đề kiểm tra về tính toàn diện, độ tin cậy, tính khả thi, tính phân hóa, tính hiệu quả  
	+Đánh giá việc sử dụng trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
	+ Đánh giá việc thực hiện công tác kiêm nhiệm, tham gia sinh họat ngoại khóa Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên (nếu có).
- Hai tuần còn lại trong tháng: Dùng cho việc thao giảng, sinh họat chuyên đề, sinh họat nhóm chuyên môn, nhận xét rút kinh nghiệm việc xây dựng ngân hàng đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra viết của nhóm chuyên môn.
- Các tổ chuyên môn phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học. Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
- Hằng tháng tổ trưởng chuyên môn báo cáo định kỳ cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công của các thành viên trong tổ.
c/ Đối với giáo viên :
Việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết năng lực, sở trường của mình, phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong dạy học, không phụ thuộc gò bó vào sách giáo khoa. Giáo viên thiết kế phương pháp dạy học cho phù hợp với cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Để thực hiện có hiệu quả việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng để xây dựng một kế hoạch dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để tham khảo các tài liệu khác ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên, tìm hiểu kỹ đối tượng, môi trường giáo dục để dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng mức độ của học sinh. Để thực hiện tốt các nội dung trên, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã định hướng nội dung dạy học cho giáo viên như sau: 
- Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của sách giáo khoa. Để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên tập trung vào phần trọng tâm của bài và chú ý hướng dẫn học sinh tự học theo sách giáo khoa.
- Hình thức bài soạn không quy định cứng nhắc (tùy theo khả năng của giáo viên và trình độ của học sinh). Nội dung bài soạn phải nêu rõ các bước tiến hành của giáo viên và các hoạt động của học sinh. Kiến thức trong bài soạn và khi lên lớp phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa.
- Khi tiến hành bài lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo được hứng thú học tập cho học sinh), tránh chép nội dung của sách giáo khoa lên bảng.
 - Dựa vào trang thiết bị hiện có của nhà trường, giáo viên cần xác định rõ việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học như: Chuẩn bị đồ dùng dạy học nào, dụng cụ hoá chất gì, các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài bài tập, câu hỏi hoặc các nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, số lượng các đồ dùng dạy học cần có, thứ tự sử dụng hoặc thực hiện nó. Cần chỉ rõ nhiệm vụ của giáo viên, hay cá nhân, nhóm học sinh trong việc chuẩn bị này. Kết hợp nhuần nhuyển giữa phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với trang thiết bị hiện có. Gây hứng thú cho học sinh học tập.
Trong nhiều trường hợp, nếu cho phép người học phát hiện, chiếm lĩnh tri thức thì sẽ mất nhiều thời gian. Điều đó cho thấy không thể áp dụng máy móc dạy học tích cực cho mọi đối tượng, mọi nội dung bài học. Tùy theo đối tượng dạy học, nội dung bài dạy và trang thiết bị của nhà trường mà giáo viên kết hợp nhuần nhuyển giữa phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống để đạt mục tiêu dạy học. 	Để tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu đối tượng giáo dục, môi trường giáo dục cho phù hợp với mục tiêu dạy học, khi phân công chuyên môn cho giáo viên giảng dạy cùng một khối-lớp, hạn chế thấp nhất số tiết giáo án giáo viên phải soạn trong tuần. Chẳng hạn môn Toán, ngữ văn, Tiếng Anh...
- Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội học. Đây là một hoạt động rất quan trọng của giáo viên, nhóm chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. Hằng tháng, tuần tổ trưởng chuyên môn lên lịch thao giảng, học tập chuyên đề, dự giờ thăm lớp của các thành viên trong tổ. Qua đó rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh về phương pháp dạy học của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thỏa mãn. Hằng tháng, định kỳ ban giám hiệu nhà trường họp với ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường để nắm được sự phản hồi từ phía học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên, từ đó rút kinh nghiệm tìm ra giải pháp dạy học phù hợp.
 - Kiểm tra, đánh giá học sinh theo sáu mức độ: Biết, hiểu, vận dụng, tổng hợp, phân tích, sáng tạo cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, kiểm tra việc kiểm tra ,đánh giá của giáo viên phải chính xác, khách quan công bằng đúng với chuẩn kiến thức, vừa có tính phân hóa cao, kiểm tra kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thứccủa người học, thay vì kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc, học vẹt. Năm học 2010-2011 nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ tập trung với các môn học Toán, Tiếng anh, Vật lý ở các khối lớp.
- Đánh giá kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh, chú trọng đánh giá hành động tình cảm của học sinh, năng lực vận dụng vào thực tiển.Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra các tiết dạy, đánh giá nội dung thực hành của giáo viên bộ môn công nghệ, sinh học, địa lý, vật lýNăm học 2010-2011 nhà trường xây dựng ba vườn thực hành sinh vật để tạo điều kiện cho học sinh vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
d. Đối với phụ huynh- Học sinh
Việc đổi mới phương pháp dạy học là phải tác động vào học sinh để học sinh được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn; tích cực chủ động trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, có ý thức và biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Thông qua các hoạt động học tập tích cực thì học sinh không chỉ nắm vững các kiến thức, kĩ năng mà còn nắm được phương pháp học tập, kĩ năng hoạt động tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề học tập một cách linh hoạt và sáng tạo.
Hoạt động học tập của học sinh được chú trọng, tăng cường trong giờ học và mang tính chủ động. Quá trình học tập là quá trình học sinh tự học, tự khám phá tìm tòi để thu nhận kiến thức một cách chủ động tích cực. Đây chính là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề.
Qua 4 năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn như sau :
- Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học. Nếu thiên về những kỹ năng, kiến thức đơn giản thì những học sinh xuất sắc bị thiệt thòi. Ngược lại nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho học sinh chậm phát triển, kém thông minh. Thực tế cho thấy, trong một tiết dạy 45 phút giáo viên không thể dạy học phân hóa đáp ứng được sáu mức độ nhận thức của học sinh. Để giải quyết khó khăn này, ngay từ đầu năm học, nhà truờng biên chế học sinh theo ba mức độ biết, hiểu, vận dụng dựa vào kết quả năm học trước và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm.Việc làm này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy hết năng lực của mình và kích thích mọi trình độ học tập của học sinh.
- Đặc thù lao động của địa phương cũng ảnh hưởng không ít đến việc học sinh trong nhà trường thích nghi với phương pháp dạy học tích cực. Đa số phụ huynh học sinh của nhà trường là công nhân cao su nông trường ChưKpô, đặc thù của công nhân cao su là phải đi làm rất sớm ( Từ 1 giờ đến khoảng 8 giờ sáng ) và phải cần nhiều lao động phụ ngoài vườn cạo. Do đó một số học sinh của nhà trường không có thời gian tự học ở nhà, thiếu sự quản lý của phụ huynh nên dể bị các phần tử xấu rủ rê lôi kéo, dẩn đến bỏ học. Để khắc phục thực trạng này, ban giám hiệu, ban đại diện cha mẹ học sinh kết hợp với Ban giám đốc nông trường cao su Chư Kpô tuyên truyền luật giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em đến từng phụ huynh học sinh qua phương tiện thông tin, qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, họp đội sản xuất...Gắn danh hiệu thi đua của công nhân với việc cam kết không sử dụng học sinh làm việc ngoài vườn cao su, học sinh tham gia bảo vệ tài sản của nông trường, không vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, vi phạm các tệ nạn xã hội.
Tăng cường thông tin hai chiều giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh nắm bắt được tình hình học tập của con em mình. Để thông tin liên hệ giữa nhà trường- Phụ huynh kịp thời, mỗi lớp học, bên cạnh sơ đồ học sinh kèm theo số điện thoại của bố mẹ học sinh giúp giáo viên bộ môn thông tin kịp thời những học sinh cúp tiết, trốn học.
Chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật phòng chống ma tuý, hoạt động thể dục thể thao nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia các hoạt động lành mạnh. Trong thời gian qua, nhà trường tổ chức các hội thi, họat động ngoại khóa lôi cuốn học sinh tham gia như : Tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường, thi tìm hiểu trò chơi dân gian, thi tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ, thi tìm hiểu luật phòng chống ma túy
Động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có ý thức tốt trong học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hằng tháng nhà trường phát động phong trào thi đua hai tốt, sơ kết biểu dương các cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập. Nhà trường tham mưu cho ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng quỹ “ Hổ trợ học sinh có nguy cơ bỏ học vì điều kiện kinh tế ”, “ Học sinh nghèo vượt khó” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường.
Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi thành phần tham gia đóng góp vật chất, phi vật chất cho nhà trường. Để tạo ra môi trường giáo dục tốt, trong năm học 2010-2011 ban giám hiệu nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học những năm học trước gây gổ đánh nhau với học sinh trên đường đến trường. Từ đầu năm học 2010- 2011 đến nay không có tình trạng học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bên cạnh đó Ban đại diện cha mẹ học sinh huy động phụ huynh học sinh đóng góp kinh phí 49 810.000 đồng hổ trợ nhà trường mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
Tóm lại để thực hiện dạy học, kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đạt hiệu quả cao đòi hỏi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học từ ban giám hiệu nhà trường đến các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trường để đáp ứng điều kiện dạy học tích cực. Tùy theo đối tượng học sinh, năng lực của giáo viên, trang thiết bị dạy học để vân dụng phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với thực tiển. Hiệu trưởng phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới phương pháp dạy học. Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong phương pháp dạy học của từng giáo viên trong trường, từ đó kịp thời động viên khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mang lại hiệu quả. Thực tế đã chỉ rõ: Không thể và không nên đánh giá giáo viên một cách cảm tính. Cần đưa ra tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu, dễ lượng hóa và quy trình đánh giá giáo viên sau mỗi năm học và công bố kết quả đánh giá.
V/ Kết quả ban đầu của SKKN:
Qua thời gian vận dụng sáng kiến kinh nghiệm thực tiễn tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk cho thấy một số kết quả khả quan ban đầu như sau:
Không có cán bộ- giáo viên – công nhân viên vi phạm quy chế chuyên môn, tình trạng học sinh vi nội quy nhà trường giảm đáng kể, chất lượng dạy học ngày được nâng cao, cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang hơn.
Tỷ lệ học sinh bỏ học tính đến thời điểm hiện tại 03 em, (tỷ lệ 0,57%) giảm 2% so với cùng kỳ năm học 2009-2010.
- Chất lượng, số lượng học sinh tham gia học tăng buổi được duy trì, 100% học sinh khối 9 và khối 6 tham gia. 
 - Học sinh tham gia học phụ đạo yếu kém: Khối 7 có 37 em, khối 8 có 59 em tham gia ở tất cảc môn: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh.
- Học sinh giỏi bộ môn cấp trường( 33 em) tăng 35% so với năm học trước. Có 13 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, 10 em tham gia đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong năm học 2010-2011.
- Số lượng, chất lượng học sinh tham gia dự thi môn Toán và Tiếng Anh trên mạng Iternet tăng 85% so với năm học 2009-2010. Có 05 học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường môn Tiếng anh trên mạng Iternet.
	 Qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011” chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo để cho sáng kiến được hoàn thiện hơn.
VI/ Kiến nghị :
Qua thời gian thực hiện dạy học,kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi nhận thấy để dạy học có hiệu quả cao, các cấp quản lý cần:
- Hổ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường.
- Tăng cường công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, để giáo viên giữa các trường trong huyện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Khó khăn lớn nhất trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện nay là trình độ phân hóa của học sinh trong lớp không đồng đều, dẩn đến giáo viên khó phát huy hết sở trường, năng lực của mình trong một tiết dạy với 06 đối tượng học sinh gồm sáu mức độ: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Do đó, đề nghị các cấp lãnh đạo có văn bản hướng dẩn cho các trường tổ chức dạy học theo trình độ phân hóa của học sinh để phát huy tính tích cực của mọi đối tượng học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia- 2005).
2. Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo quyết định số 07/2007 /QĐ-BGĐT ngày 02 tháng 04của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
3. Tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, vụ giáo dục trung học,2010.
 4. Quyết định số 24 /2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Đăk Lăk về dạy thêm, học thêm.
5. Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Buk.
6. Kế hoạch năm học 2010 -2011 của trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk.

File đính kèm:

  • docCao Van Lam.doc
Sáng Kiến Liên Quan