Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tạo sân chơi, tạo điều kiện tốt cho trẻ tiếp cận với môi trường thiên nhiên
1/ Xuất phát điểm :
Môi trường là nơi sinh sống của con người , nói chung môi trường ảnh hưởng nhiều đến sự sống , sự phát triển của từng cá nhân trong cộng đồng dân cư .Vì thế môi trường sống của chúng ta cần được bảo vệ gìn giữ , nhằm mục đích chính là tự bảo vệ chúng ta. . Nhất là trong phạm vi các khu đô thị , thành phố lớn đông dân cư như thành phố Hồ Chí Minh , điều kiện cho trẻ được gần gủi sống với môi trường thiên nhiên thật là hạn hẹp .
2/ Lý do chọn đề tài :
Trong phạm vi trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng ,chăm sóc con người từ những bước khởi đầu trong cuộc đời ,vì thế tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất ,trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên chiếm một phần quan trọng: Cháu được tắm nắng , hít thở không khí trong lành trong môi trường thiên nhiên,trẻ còn mở rộng kiến thức thực tế trong việc tìm hiểu môi trường xung quanh, quan sát sự phát triển sinh tồn trong môi trường sống của cây, cỏ, hoa lá, các con vật nuôi như : Chim ,cá , ốc ,bướm ., trẻ còn được vận động thể lực chạy, nhảy , ném , bắt
m2), hoạt động ngoài trời cho các cháu chưa thiết kế theo yêu cầu lứa tuổi, tôi nghĩ trường lớp đã được đầu tư đẹp đẽ khang trang nhưng thiếu môi trường thiên nhiên tươi đẹp sẽ mất đi sự cân đối, hài hoà của ngôi trường, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy theo yêu cầu đổi mới và nhất là chưa tạo được cảnh quan thu hút cháu đến trường lớp. Từ những suy nghĩ như trên tôi đã đề ra kế hoạch, biện pháp chỉ đạo toàn trường thực hiện một số mặt như sau : Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quy hoạch sân chơi : Quy hoạch khu vực sân chơi theo tôi mục đích chính là phải phục vụ được hết khả năng mặt bằng cho các cháu hoạt động theo các nhu cầu như : - Nhu cầu vận động : Trẻ Mầm non luôn hoạt động do bản tính hiếu động, không thể ngồi yên vì thế cần thiết phải có sân rộng cho trẻ vận động thường xuyên để phát triển cơ thể. - Nhu cầu khám phá thiên nhiên : Tâm lý lứa tuổi mầm non thích khám phá tìm tòi, quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tất cả đều mới lạ đối với trẻ trong hằng ngày ra sân chơi VD: Quan sát ngày hôm qua bông hoa còn nhỏ ( búp ), ngày nay ra xem đã thấy bông hoa to có nhiều cánh (nở), chúng ta cung cấp cho trẻ từ “nở, búp”, sự thay đổi hình dáng của bông hoa . - Nhu cầu học tập , tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên: Dạy trẻ Mầm non bằng phương pháp trực quan, trẻ được học tập , tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên sẽ giúp trẻ hứng thú và vì trẻ được thực tế trong hoạt động học tập hơn là học tại lớp VD: Dạy trẻ từ “ Long lanh” cô không thể giải thích trẻ hiểu qua học cụ tự làm, sẽ dể dàng hơn nếu cho cháu xem những giọt sương còn đọng trên cỏ, những giọt nước trên lá sen - Nhu cầu nhận thức các đẹp trong thiên nhiên : Qua cải tạo không gian sân chơi trẻ sẽ nhận thấy được cái đẹp từ từng mảng xanh , từ những cụm hoa , từ những giọt nước .giúp trẻ cảm thụ và yêu thích cái đẹp nhiều hơn . a) Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với trẻ đồng thời căn cứ trên nhu cầu thiết yếu của các cháu tôi đã nghiên cứu và phân lô, vẽ sơ đồ quy hoạch từng khu vực: Khu vận động, khu chơi nước, cát, khu vườn cây của bé , khu vườn cổ tích , khu sinh hoạt xã hội ( chơi phân vai ) sau khi vẽ sơ đồ tôi cùng thảo luận trong liên tịch đễ có sự đóng góp cho sân chơi hoàn thiện hơn về chuyên môn, lên kế hoạch xin kinh phí . b) Thực hiện một mặt bằng chưa thành khu sân chơi phục vụ đúng yêu cầu các cháu, điều trước tiên là phải có kinh phí, do đây là một trường tư thục nên tôi đã tham mưu cho chủ trường để xin cấp kinh phí trang bị chậu cây , vật tư xây dựng các khu vực, nhân viên bảo vệ thi công theo sơ đồ, từng bước hoàn thành từng khu vực cần trồng cây, xây trước các khu vực khác . c) Tuyên truyền trên bản tin trường vận động phụ huynh có tay nghề trồng cây kiểng hướng dẫn cho nhà trường trồng cây. d) Chỉ đạo trong GV-NV thực hiện tuyên truyền trong phụ huynh và quan hệ các phụ huynh nhà có vườn cây , nuôi bò.. để xin giống cây trồng và phân bón .. Biện pháp 2 : Tuyên truyền , phân công kết hợp tạo môi trường xanh Khối giáo viên tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ cho trường các loại cây xanh dây leo, hoa kiểng ở gia đình phụ huynh có (gợi ý theo hướng quy hoạch của trường ), cô cháu cùng chăm sóc góc thiên nhiên cây xanh tại nhóm lớp, ươm các loại hột hạt . VD: Hạt Bắp , hạt Hướng Dương , cây Đậu Bắp .. Khối nhân viên tích cực trồng cây theo quy hoạch trước mắt trồng các loại cây do phụ huynh hỗ trợ, một số loại cây , dây leo nhanh phát triển để nhanh chóng phủ xanh sân trường VD : Dây Bìm Bìm, dây Đậu Biếc , Chanh dây , Cúc Xuyến Chi Ban giám hiệu tham mưu với Đội Cây xanh của Khu Công Nghiệp Tân Bình : Xin cây bóng mát và một số loại cây hoa kiểng theo yêu cầu giảng dạy, hướng dẫn cho nhân viên trường cách chăm bón để cây phát triển tốt , ra hoa, kết quả . Liên hệ một số Phụ huynh sống về nghề trồng rau hỗ trợ các loại rau màu , hạt giống cho vườn cây của bé . Phát động mái trường xanh, mỗi PHHS hỗ trợ một chậu cây xanh hay hoa kiểng có ghi tên cháu để cháu theo dõi cùng chăm sóc với bác làm vườn Biện pháp 3 : Bố trí các khu vực tích hợp hoạt động vui chơi : Ngoài mảng xanh cho khuôn viên trường, điều kiện để cho trẻ được vận động, gần gũi, quan sát khám phá thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu tích hợp hoạt động cho trẻ dạy như sau : a)Khu vui chơi mang tính tích hợp chơi mà học : Bố trí khu chơi có đá cuội to, nhỏ, màu sắc nhiều dạng khác nhau , cát , nước , dụng cụ cân đo, đong đếm , dụng cụ làm bánh . Góc chơi cát, chơi nước bố trí gần nhau vị trí phải râm mát giúp trẻ có thể ngồi chơi lâu ,cháu có thể xây dựng nhà, cung điện, làm bánh, cân đo , đong đếm ..Qua chơi cát , nước cháu phát triển kỹ năng tạo hình , thực hành trải nghiệm về toán qua đong đo , dùng nước tưới cây xanh ,hoa ,lá đồng thời trẻ quan sát sự phát triển của chúng trong từng ngày, chơi nước còn giúp trẻ khám phá, thử nghiệm, phát hiện những hiện tượng khoa học vật lý hứng thú hơn như vật chìm , vật nổi , tại sao thả đá vào nước bị tràn ra, so sánh to nhỏ , mực nước cao thấp khi cho sạn to , sạn nhỏ vào bình , chơi thả thuyền , câu cá ..Bằng các vật liệu trong thiên nhiên cát , đá , sỏi, sạn ,nước các cháu hứng thú và tự khám phá ra những điều mới lạ khi chơi cùng tập thể , góc chơi cát nước gần khu vực vườn cây của bé, giúp các cháu có thể đong nước, sau đó cho các cây uống nước từ đó cháu hứng thú hơn trong đếm số lượng nước tưới cây , giúp cháu liên kết trong quá trình chơi dễ dàng. Các cây xanh , hoa kiểng có tên từng loại cây tạo môi trường chữ trong thiên nhiên, cháu làm quen chữ viết đồng thời biết thêm tên các loại cây trong vườn trường, phát triển hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh Khu Vườn cổ tích : - Nhằm tận dụng tối đa môi trường thiên nhiên tôi đã tiến hành xây dựng thêm cầu tre, hồ nước như một khu rừng thu nhỏ và đặt vào đó những nhân vật quen thuộc mà cháu biết từ chuyện cổ tích có trong chương trình cho cháu có thể kể lại chuyện khi bất chợt bắt gặp các nhân vật trong chuyện cô đã kể như: Sự tích trầu cau , công chúa Bạch Tuyết và 7 chú lùn, ai đáng khen nhiều hơn , cô bé quàng khăn đỏ , Tấm Cám - Ngoài ra tôi còn cho đặt những nhân vật bất kỳ thỏ, gà, cá sấu , rùa . cho cháu có thể quan sát và tự kể chuyện sáng tạo theo những gì cháu nhìn thấy, nhớ lại bài thơ cô đã dạy tự đọc và khắc sâu hơn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ , trí tưởng tượng mở rộng khả năng văn học cho trẻ , - Các nhân vật bằng gốm Mèo , Chó , Rùa ,Thỏ. được đặt di động theo từng thời gian, dựa trên chủ đề của các lớp giúp các cô có thể tận dụng không gian ngoài trời cho cháu được nghe kể chuyện, trong một không gian sinh động hơn - Sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên giáo viên không nhất thiết phải thực hiện tiết dạy trong lớp học mà có thể vận dụng cho cháu học ngoài trời , giáo viên dễ dàng giảng dạy thực tế hơn một số đề tài tìm hiểu môi trường xung quanh : Tìm hiểu về các loại hoa , các loại cây kiểng , cây bóng mát , sự phát triển của cây , một số con vật như chim , cá Cô đặt vấn đề cháu quan sát trực quan và tư duy phát hiện , khám phá ra những điều mới lạ giúp cháu hứng thú,có cảm xúc hưng phấn hơn trong học tập từ đó cô dễ dàng dẫn dắt trẻ vào bài VD: Bài thơ “ Bé và Ôâng Mặt trời ” Cô cháu vừa đi vừa đọc thơ , nhìn lên Oâng Mặt trời cháu khám phá ra tại sao phải “Em nhíu mắt nhìn ông” ? Khu chơi vận động : Chơi vận động là một nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non , đồng thời cũng là một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô , cháu có phương tiện vận động tốt , tôi cho xây dựng các khối xi măng giả gổ cao thấp không đều nhau cho cháu tập đi , hố cát tập nhảy , tập đi qua cầu , các bậc chơi lò cò, cho trẻ tận dụng vận động tạo kỹ năng khéo léo , ở sân chơi tôi còn cho bố trí khoảng trống giúp cho trẻ có nơi chạy nhảy , đuổi bắt , chuyền banh , đạp xe . - Việc bố trí các đồ chơi vận động phải có khoảng cách nhất định tạo độ an toàn cho trẻ , các cầu tuột , ván dốc, hố cát đều phải có chắn an toàn , lót mút , đổ cát Khu chơi vận động không khuất tầm nhìn giúp cô có thể bao quát lớp khi cháu chơi đùa với nhau . - Vận dụng vào ánh sáng mặt trời cháu chơi vận động với bóng của mình chiếu xuống sân để tạo dáng và tìm dáng các bạn , thích thú hơn khi cháu khám phá ra qua gợi ý của cô . d) Khu chơi theo ý thích : - Tâm lý các cháu gái thường thích chơi bày hàng ,mua bán , nấu ăn Tôi bố trí thêm một góc chơi phân vai dưới bóng cây râm mát, lều vải chơi nhà chòi ,các cháu hứng thú tập làm những công việc của mẹ,ï của bà , của bố và liên kết các góc chơi khác trong giờ chơi tự do - Vận dụng vào cây cỏ, lá vàng . có trong vườn cây cô hướng dẫn cho cháu chơi bán hàng , nấu ăn , .Đóng vai các nhân vật bằng những lá cây làm nón , mão vua , quần áo - Cháu còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, hoa , cỏ để tạo ra sản phẩm tạo hìn , vật thay thế từ đó xây dựng cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, gìn giữ môi trường thiên nhiên mà cháu đang sống, biết vận dụng sáng tạo từ nguyên vật liệu làm thành món đồ chơi lý thú . . - Một số cháu có thể tưới hoa, nhổ cỏ dại, quét sân vườn tập làm công việc lao động của người lớn bằng những dụng cụ lao động do các cô tự chế . . - Tận dụng một khoảng sân cho trẻ có thể vẽ những điều trẻ thích, Tôi cho kẽ những bàn cờ ở nền ximăng cho trẻ cùng chơi với nhau dưới dưới bóng mát của những cây dù màu, hay trong các nhà chòi xung quanh vườn nếu cháu thích chơi tĩnh . Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện : Xây dựng hoàn chỉnh môi trường thiên nhiên trước khi bàn giao cho các nhóm ,lớp tiến hành đưa vào sử dụng tôi chỉ đạo lớp Lá thực hiện điểm , cùng bàn bạc với giáo viên lớp Các lớp dự giờ rút kinh nghiệm về biện pháp tổ chức cho trẻ thâm nhập môi trường thiên nhiên sinh hoạt , học tập , tạo không khí tự do thoải mái cho trẻ nhưng phải có sự giám sát , hướng dẫn, gợi mở của giáo viên , để có thể gìn giữ bảo quản môi trường luôn khang trang , sạch , đẹp Cô phải xây dựng cho cháu lòng yêu thiên nhiên , biết tự giữ gìn bảo quản tài sản chung , khi chơi xong phải biết thu dọn, các cháu biết chăm sóc cây kiểng , nhặt lá vàng , tưới cây Từ những việc chăm chút quan tâm đến các góc chơi dành riêng cho mình trẻ ý thức tốt và biết bảo quản môi trường thiên nhiên của trường mình luôn xinh , luôn đẹp . Theo từng chủ điểm tôi phân công nhân viên chăm sóc vườn chơi thay đổi cây cảnh , nhân vật cho phù hợp yêu cầu chuyên môn , chăm nom tưới bón phân cho cây , làm vệ sinh các khu vực trong hằng tuần cho trẻ luôn thấy được sự mới lạ ,kích thích cho trẻ tìm tòi học hỏi nhiều hơn , tuyên truyền trong khối nhân viên nhận thức đúng trách nhiệm , lòng yêu thiên nhiên qua đó đội ngũ nhân viên có niềm vui , nhiệt tình trong chăm sóc vườn trường Tuyên truyền phụ huynh học sinh có ý thức cùng chăm sóc , bảo quản môi trường xanh , gìn giữ khu vườn chơi tốt đẹp cho tất cả con em chúng ta , nhắc nhở giáo dục trẻ không hái hoa , chơi xong biết thu xếp gọn gàng, trong các buổi chiều bố mẹ đón và cho bé chơi ở sân vườn , ý thức tốt về môi trường XANH-SẠCH- ĐẸP . Lên kế hoạch phân chia thời gian biểu hợp lý cho trẻ ra sân chơi , đổi luân phiên để các nhóm , lớp có thể được chơi ngoài thời trong nhiều thời điểm trong hoạt động một ngày của bé . 3/ Hiệu quả ban đầu : + Đối với cháu : Hoạt động ngoài trời là hoạt động 100% các cháu yêu thích Các môn Văn học , THMTXQ , Tạo hình được tận dụng sân vườn để hướng dẫn trẻ hoạt động ,tạo sự hứng thú cho trẻ - Các cháu béo phì dư cân thích thú luyện tập vận động tại sân vườn trường 100% cháu tăng cân chậm , giảm cháu béo phì đạt tỷ lệ 7,69% . - Nhìn khuôn viên trường mát mẻ , sạch , đẹp nhân dân yên tâm đưa con em đến trường học tập nhiều hơn giúp nhà trường phát triển tốt về sỉ số ( đầu năm 2005-2006 là 76 cháu cuối năm 2006-2007 là 280 cháu ) + Đối vối giáo viên : Tận dụng điều kiện sẳn có trong thiên nhiên các giáo viên được giảm tải sức lao động ,tập trung chăm sóc cháu tốt hơn , 80% giáo viên thích dạy các môn khoa học thử nghiệm , văn học , THMTXQ ngoài sân vườn . + Đánh giá của ngành , cấp trên : - Phòng Giáo Dục chỉ đạo làm chuyên đề “ Xây dựng môi trường hoạt động tích cực cho trẻ ” các trường trong Quận về học tập . - Mô hình môi trường thiên nhiên được nhiều trường bạn tham quan , học tập để xây dựng cho trường mình . - Trường được công nhận đạt môi trường xanh và công sở an toàn sạch đẹp cấp Thành phố . - Công tác Y tế học đường đạt Xuất sắc 4/ Nhận xét về kết quả : Từ đầu năm học 2005-2006 đến nay từng bước tiến hành hoàn chỉnh đề tài, đưa vào sử dụng cho trường Mầm non tư thục Trí đức 1 chúng tôi thu nhận về kết quả như sau : Các cháu mạnh dạn tự tin hơn, yêu thích giờ học , giờ chơi ngoài trời, trẻ có nhiều điều kiện để cùng trải nghiệm, khám phá, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô gần gũi thân thiện hơn giúp cho cháu hứng thú, phát triển tốt ngôn ngữ làm giàu vốn từ hơn, lý luận vững chắc, mở rộng tầm hiểu biết hơn về môi trường thiên nhiên, từ đó biết yêu thích ngôi trường cháu đang học . Từ lòng yêu thích cái đẹp cháu có ý thức bảo quản , gìn giữ môi trường thiên nhiên, thể hiện qua hành động chăm sóc và nhắc nhở các bạn cùng làm như mình . Đánh giá chất lượng vui chơi ngoài trời 100% nhóm, lớp tổ chức cho trẻ tiếp cận môi trường thiên nhiên, tận dụng tốt điều kiện có trong thiên nhiên đưa vào tiết học ngoài trời đạt hiệu quả cao hơn . Giáo viên yên tâm thoải mái tổ chức các giờ học, sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên, tổ chức hoạt động vui chơi không còn e dè, ngần ngại do phải chuẩn bị sân chơi, giảm bớt thời gian lao động nên nâng cao chất lượng bộ môn, giờ học sinh động, phát huy được tính tích cực ở trẻ, trong điều kiện thực tế vận dụng vào thiên nhiên giáo viên không phải bỏ nhiều thời gian làm học cụ, vẽ tranh, đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu có trong thiên nhiên 100% giáo viên hưởng ứng phương pháp hướng dẫn ngoài trời ở các bộ môn vận dụng được điều kiện sẳn có trong môi trường thiên nhiên, giảm tải cường độ lao động có thời gian cho các cô nâng cao chất lượng bộ môn . Phụ huynh hưởng ứng cùng góp phần chăm sóc bảo quản đồng thời sân chơi của trường trở thành khu vực thư giãn cho phụ huynh trong buổi chiều, sau giờ làm việc, lao động mệt nhọc, phụ huynh đa số lưu lại sân trường sau giờ đón trẻ để được thanh thản hơn, không vội vàng tất bật rước cháu về, vì thế nhà trường và phụ huynh có điều kiện gặp gở, trao đổi với nhau nhiều hơn trong việc chăm sóc cháu, chương trình phát thanh tuyên truyền của trường vào buổi chiều đựơc phụ huynh tiếp nhận tương đối tốt do còn lưu lại trường sau giờ đón trẻ . Các biện pháp tôi đã thực hiện và đạt kết quả như trên tại trường Mầm non tư thục Trí Đức 1,không đòi hỏi diện tích rộng, nên có thể áp dụng ở các trường Mầm non, thực hiện cho tất cả các nhóm, lớp, kể cả các trường thuộc diện nhà phố có sân. III/ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SKKN: * Tích cực: - Tạo được môi trường hoạt động học tập đạt chất lượng tốt - Giáo viên có môi trường thuận lợi để thể hiện khả năng chuyên môn của mình trong hướng dẫn trẻ hoạt động . - Trường xanh, sạch, khung cảnh vui tươi giúp phụ huynh yên tâm đưa con đến lớp * Hạn chế : - Phải thường xuyên tuyên truyền phụ huynh, giáo dục các cháu, xây dựng ý thức cho GV-NV biết yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và giữ gìn môi trường, biết trân trọng những thành quả đạt được trong lao động vườn trường . IV/ BÀI HỌC RÚT RA KHI THỰC HIỆN SKKN: -Xây dựng vườn trường cần chú ý đến khâu quy hoạch các khu vực như thế nào cho phù hợp với diện tích mặt bằng , thuận lợi cho trẻ khi di chuyển, đảm bảo tính an toàn, phục vụ được cho chuyên môn tối ưu nhất . - Chăm sóc cây cảnh trong vườn trường cần có sự tỉ mỉ , kiên trì , nhất là biết bảo quản giữ gìn cho vẽ mỹ quan toàn cảnh ,muốn được như thế phải có sự hưởng ứng của tập thể: Nhân viên, Giáo viên, trẻ, phụ huynh cùng ý thức từ lòng yêu thiên nhiên với mục đích chính phục vụ cho mọi người nhất là cho các cháu con em của chúng ta . V/ KẾT LUẬN : Trong điều kiện sinh sống ở thành phố ta hiện nay “đất chật, người đông“, đa số nhân dân sống trong các nhà phố chật hẹp, các cháu bị gò bó, thiếu diện tích sinh hoạt vận động, môi trường ô nhiểm. Vì thế việc tạo môi trường thiên nhiên trong nhà trường là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các cháu: được chơi, được khám phá, được vận động, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho các cháu phát triển tốt thể chất và trí tuệ và qua đó hình thành cho cháu tình cảm sâu sắc về quê hương ở bước đầu tiên là mái trường mầm non thân yêu của các cháu . Hoạt động trong một ngày tại các trường mầm non đòi hỏi người giáo viên làm việc với cường độ lao động cao, việc đưa trẻ vui chơi học tập ngoài trời sẽ giảm tải cường độ lao động do giáo viên sẽ giảng dạy trong thực tế, bằng đồ dùng dạy học từ thiên nhiên, bằng chính sản phẩm trẻ tạo ra từ các nguyên vật liệu trong thiên nhiên, giáo viên có nhiều thời gian nâng cao chất lượng giảng dạy hơn. Một ngôi trường với khuôn viên sạch sẽ, thoáng mát, xinh đẹp ngay cái nhìn đầu tiên sẽ tạo cho phụ huynh ấn tượng đẹp, thân thiện với trường lớp hơn, an tâm giao phó con em mình vào học . Người viết Nguyễn Kim Cúc
File đính kèm:
- SKKN.doc