Sáng kiến kinh nghiệm Một cách dạy đọc - Hiểu văn bản trong văn bản Ngữ văn 8

 Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hứng giảm sút. Học sinh không say mê yêu thích môn học, mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học . có vẻ như không còn hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống, những câu tục ngữ, ca dao thấm đậm tình người. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học gây hứng thú cho học sinh, huy động được nhiều đối tượng học sinh tham gia. Làm được điều này không phải dễ nhất là trong thời kỳ hiện nay giáo viên trong nhà trường vẫn còn tồn tại thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều giáo viên giảng, học sinh nghe, ghi, tái hiện theo mẫu. Học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tôi luôn trăn trở trao đổi cùng học sinh để nắm bắt được những ưu điểm và những tồn tại từ phía các em, để từ đó kịp thời uốn nắn và sửa sai, giúp cho các em nhận thấy rằng môn Ngữ văn chính là môn học ngoài việc cung cấp cho các em kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn tạo cho các em khả năng tư duy lô gic các môn học khoa học khác.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10431 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách dạy đọc - Hiểu văn bản trong văn bản Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y văn bản thực chất là giúp học sinh biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình, sống trong mình, học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn học ấy. Nhưng làm thế nào để học sinh có được những cảm thụ văn học sâu sắc thì ngay từ khi thiết kế bài giảng giáo viên đã phải định hướng rõ trong bài soạn của mình.
1. Hướng dẫn học sinh đọc
 Trong dạy và học văn, đọc là khâu quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn bản. Đọc bao gồm nhiều cách đọc khác nhau: đọc đúng, đọc thầm, đọc thành tiếng và đặc biệt là đọc diễn cảm. Đọc ở đây bao gồm cả hiểu và cảm thụ, cho nên hoạt động đọc không chỉ là sự đọc mẫu( thật hay, thật ấn tượng) thuần túy của giáo viên mà còn bao gồm sự tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc có vận động của tư duy, tình cảm, giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ. Âm vang ngôn ngữ là một dạng tác động rất hiệu quả vào giờ học văn. Một giọng đọc diễn cảm có thể gợi được nhiều hứng thú và tưởng tượng cho học sinh. Nhưng đọc diễn cảm chỉ thành công khi học sinh thực sự hiểu và rung động những gì văn bản đề cập. Việc xác lập cách đọc diễn cảm phải dựa trên sự lựa chọn giọng đọc( âm lượng to hay nhỏ, giọng vui hay buồn, sôi nổi hay nhẹ nhàng) nhịp điệu đọc( tốc độ nhanh hay chậm, dồn dập hay chậm rãi) và cách ngắt nhịp( theo dấu câu, hay theo mạch cảm xúc) phù hợp với văn bản. Ví dụ trong bài “ Đập đá ở Côn Lôn” Ngữ văn 8 tập 1 giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giọng đọc nhỏ, buồn, nhịp điệu đọc vừa phải, cách ngắt nhịp theo thể thơ thất ngôn bát cú( nhịp 4/3). Hoặc trong bài “ Tôi đi học” Ngữ văn 8 tập 1 giọng đọc bồi hồi, sâu lắng ( Giọng của nhân vật tôi, ông đốc, người mẹ), nhịp điệu đọc vừa phải, ngắt nhịp theo mạch cảm xúc. Như vậy nhờ hiểu văn bản học sinh sẽ đọc tốt hơn và ngược lại nhờ đọc đúng, đọc kĩ học sinh sẽ thấm thía hơn những điều tác giả muốn thể hiện trong văn bản.
2. Lựa chọn phương pháp giảng dạy linh hoạt cho từng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
2.1 Vận dụng thuyết trình và bình giảng vào trong bài soạn của mình. Vấn đề là ở chỗ giáo viên phải biết thuyết trình và bình giảng đúng mức, đúng lúc, chọn đúng, chọn trúng những chi tiết hay, gợi cảm mà muốn hiểu thấu đáo phải có bề dày tri thức, bề sâu cảm xúc để bình giảng và thuyết trình cho học sinh. Quan trọng hơn là tổ chức cho học sinh cùng tham gia bình giảng nhằm tạo nên một sự “ cộng hưởng” trong tiếp nhận cảm thụ văn chương
 Thí dụ trong giờ học tác phẩm “ Tôi đi học” giáo viên có thể vận dụng cách thức dẫn dắt học sinh hiểu và cảm thụ được tình cảm gắn bó đặc biệt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu đi học cũng như những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn Thanh Tịnh mang lại thì lời bình giảng của giáo viên mới mang lại hiệu quả cao.
Hoặc trong văn bản “Hai cây phong” giáo viên dừng lại ở những chi tiết đặc sắc như: “ chân trời xa thẳm biêng biếc, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục, chuồng ngựa của nông trang bí tí tẹo” để bình cho học sinh thấy được đây chính là bức tranh thiên nhiên được họa bằng ngôn ngữ và qua đó thấy được tình yêu quê hương sâu lắng của tác giả
2.2 Vận dụng phương pháp gợi tìm: đó là sử dụng câu hỏi để gợi cho học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học, nhưng do thời lượng có hạn của mỗi bài học số lượng câu hỏi và bài tạp trong giờ học văn không nên quá nhiều, tránh khai thác vào những chi tiết đơn giản hay vụn vặt, cần chú trọng những năng lực thực sự của học sinh ( khả năng tiếp nhận, cảm thụ, nghe- nói- đọc- viết); tới mức độ yêu cầu, phạm vi kiến thức, kĩ năng của chính bài học. 
Thí dụ khi dạy bài “Ôn dịch thuốc lá” ( Ngữ văn 8 tập 1)
Giáo viên đặt câu hỏi: 
Câu 1. đọc kĩ phần chú thích để hình dung ra được tác hại của ôn dịch? đây là câu hỏi hướng dẫn vừa khám phá bản chất của văn bản, vừa tạo được ấn tượng ban đầu về những nội dung phản ánh của văn bản.
Câu 2. bài văn có thể chia thành mấy phần và nội dung của từng phần là gì? Đây là câu hỏi nhận biết, nhằm giúp học sinh tìm hiểu và phát hiện bố cục của văn bản và dụng ý nghệ thuật của tác giả qua từng phần của vản bản.
Câu 3. Tác giả đề cập tác hại của thuốc lá ở những phương diện nào? đây là câu hỏi gợi tìm và khái quát những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Hoặc trong bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8 tập 1
GV đặt câu hỏi
Câu 1. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu 3 và 4? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Đây là câu hỏi tìm hiểu và phát hiện các giá trị của các biện pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong từng phần văn bản.
2.3 Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ ( thảo luận nhóm)
 Cách thức này có thể cho phép chia học sinh trong lớp thành những nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân về bài học qua trao đổi thảo luận. Khi thực hiện phương pháp này tôi đã chia học sinh trong các nhóm bao gồm các đối tượng giỏi, khá, trung bình để khi thảo luận các em có điều kiện trao đổi giúp đỡ lẫn nhau trong tìm hiểu khám phá kiến thức.
 Thí dụ: khi dạy văn bản “ Tôi đi học” Ngữ văn 8 tập 1 giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh thời gian hoạt động cho nhóm là 5 phút, các nhóm thảo luận rồi báo cáo, nhận xét, bổ sung và giáo viên chốt.
Câu hỏi: có thể nói việc “ tôi” giúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở khi chuẩn bị bước vào lớp thể hiện tinh thần yếu đuối ? vì sao? Em có nhận xét chung gì về suy nghĩ của tôi lúc này? Giáo viên chốt: không thể coi đây là sự thể hiện tinh thần yếu đuối ở “ tôi” mà đó chỉ là một hành động cảm giác bột phát, nhất thời hết sức tự nhiên ở một chú bé nông thôn lần đầu tiên tiếp xúc với đám đông
3.3 Dạy học nêu vấn đề
 Yếu tố quan trọng nhất của dạy học nêu vấn đề không phải là việc tạo ra tình huống có vấn đề. Cách dạy học này chú trọng vào hoạt động tự giác, tích cực của người học với tư cách là chủ thể trong quá trình học tập. Một vấn đề có thể nảy sinh khi học sinh đứng trước tình huống cần giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức một vấn đề văn học với những kiến thức, kĩ năng văn học có sẵn mà học sinh chưa thể giải đáp được hoặc chưa biết cách giải quyết. Những tình huống này phải gây được “cảm xúc” ở học sinh, làm cho học sinh hứng thú và muốn giải quyết, đồng thời tự tin vào khả năng giải quyết của mình. Học sinh phải nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa vấn đề đặt ra với những kiến thức, kĩ năng văn học mà mình đã có và nếu tích cực suy nghĩ sẽ lí giải được vấn đề.
Thí dụ khi dạy văn bản “ Lão Hạc” giáo viên đưa câu hỏi
+ Vì sao lão Hạc lại bán cậu Vàng, việc bán “ cậu Vàng” được tác giả miêu tả như thế nào? Tâm trạng của lão Hạc ?
Hoặc trong văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” giáo viên hỏi
+ Qua tìm hiểu văn bản em có nhận xét chung gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật cụ Bơ- men và Giôn- Xi trước khi kết thúc tác phẩm và tác dụng của nghệ thuật xây dựng ấy?
 Như vậy để dạy tốt một tiết “ đọc- hiểu văn bản” về cơ bản phải tuân thủ theo những hoạt động: Tìm hiểu những thông tin ngoài văn bản, đọc và giải nghĩa để hiểu văn bản, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản và luyện tập, củng cố.
Giáo án minh họa Ngữ văn 8
Bài 24
Tiết 99 văn bản: nước đại việt ta
( Trích Bình Ngô đại cáo)
 Nguyễn Trãi
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể cáo
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3.Thái độ
 Tình thần yêu nước và lòng biết ơn các vị tiền bối.
 Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chân dung Nguyễn Trãi
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. TQT đã phê phán các tướng sĩ điều gì? Qua bài hịch cho thấy tác giả là người như thế nào?
 - Phê phán những thú vui, những cách sống tầm thường, quên danh dự bổn phận, bàng quan trước vận mệnh đất nước.
- Mất hết sinh lực và tâm trí đánh giặc, nước mất nhà tan.
- Lòng yêu nước nồng nàn, thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm thắng kẻ thù xâm lược.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
 Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc, một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi là “ Bình Ngô đại cáo” được viết cho Lê lợi đọc sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược.Phần đầu của tác phẩm đã thể hiện được điều gì bài học hôm nay giúp các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản
- Sơ giản về thể cáo
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
- GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc rõ ràng, hùng hồn, mạch lạc và đúng ngữ điệu.
- GV đọc mẫu, Hs đọc
- Gv nhận xét và uốn nắn
- GV treo chân dung Nguyễn Trãi
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi?
GV nhắc lại một số điểm cơ bản cho học sinh: ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạch Lê Lợi. Cuối cùng ông bị giết một cách oan khốc vào năm 1442, đến năm 1464 ông được vua Lê Thánh Tông rửa oan. Ông là người việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới ( 80)
H. Em hiểu cáo là thể loại như thế nào?
GV lưu ý học sinh: 
- Cáo là một thể văn chính luận
- Báo cáo: là một kiểu văn bản hành chính
- GV cho học sinh thấy được sự khác nhau về thể văn, giữ Chiếu, Hịch, Cáo và vai trò của Nguyễn Trãi
H. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
Năm 1428 cuộc k/c chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi. Bình Ngô đại cáo đã được Nguyễn Trãi soạn thảo và công bố ngày 17 tháng chạp năm đinh mùi ( đầu năm 1428)
H. Ví trí của bài cáo?
- HS trả lời, GVchốt
H. Theo em văn bản có từ ngữ nào khó và quan trọng? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn thời gian 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV chốt
H. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần và nội dung chính từng phần?
P1: Hai câu đầu: nguyên lí nhân nghĩa
P2: Tám câu tiếp: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
P3: sáu câu còn lại: sức mạnh của nhân nghĩa của độc lập dân tộc.
- HS đọc 2 câu đầu
H. Em hiểu “ dân” ở đây có nghĩa là ai? “ yên dân” là như thế nào?
- dân là dân Đại Việt; yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, bảo vệ đất nước.
H. Nhưng để cho dân yên ổn làm ăn thì việc trước hết, theo Nguyễn Trãi phải làm gì?
- Phải trừ bạo
GV: bạo là những tên xâm lược Minh
- Trừ bạo diệt trừ mọi thế lực tàn bạo- Giặc Minh xâm lược
H. Qua hai câu đầu em có thể hiểu tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào?
- HS trả lời, GV chốt
H. Em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có tiếp thu theo nho giáo không? chỗ nào là sáng tạo và phát triển của ông là gì?
- NT đã gắn nhân nghĩa với yêu nước, chống XL, nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người - người mà còn có trong quan hệ dân tộc- dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với nho giáo.
- GV tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: GV: trong các cuộc k/ c của ta bác đều lấy lợi ích của nhân dân đặt lên hàng đầu và luôn lấy dân làm gốc. Trong di chúc của Người để lại Bác viết “ Tôi chỉ có một ham muốnai cũng được học hành”
- HS đọc 8 câu tiếp
 GV để khẳng định sự tồn tại của dân tộc ngay từ thế kỉ XI Lí Thường Kiệt đã khẳng định rõ tư tưởng này
H. Đọc lại bài NQSH của Lí Thường Kiệt thế kỉ XI, nêu ra quan điểm gì trong bài viết của mình?
- Chủ yếu 2 vấn đề lãnh thổ và chủ quyền 
H.So sánh với Nam quốc sơn hà, sau 4 thế kỉ em thấy Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa trên những yếu tố nào?
- văn hiến lâu đời
- Phong tục riêng
- Lãnh thổ riêng
- Lịch sử riêng
- Chủ quyền, chế độ riêng 
GV: Khi chân lí nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ độc lập của đất nước chính là bảo vệ nhân nghĩa. Có bảo vệ đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân.Chính vì vậy, sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc chủ quyền của dân tộc Đại Việt trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng với dân tộc Hán, qua đây thể hiện quan niệm của Nguyễn Trãi về Tổ quốc. Trải qua 4 thế kỉ quan niệm của ông về Tổ quốc phát triển phong phú và sâu sắc hơn, cách nói của ông cụ thể rõ ràng, so sánh chứng minh đầy đủ. Đây là chân lí hiển nhiên, lịch sử đã chứng tỏ “ vốn đã lâu, đã chia, cũng khác”
 “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thì quan niệm về độc lập và chủ quyền còn hạn hẹp, ở Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát triển niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó .Khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương bắc và đã được lịch sử ghi nhận.
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ t huật gì trong 8 câu văn này? tác dụng
- Liệt kê, so sánh, câu văn biền ngẫu
- HS đọc những câu văn còn lại
H. Để chứng minh cho sức mạnh của nhân nghĩa tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?
“Lưu Cung - thất bại
Triệu Tiết - tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
H. Tác giả dẫn ra các chứng cứ lịch sử trên nhằm mục đích gì?
- CM cho sức mạnh nhân nghĩa, độc lập dân tộc, khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược phương bắc. Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã kẻ bị giết, người bị bắt đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc
H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong các câu văn này và nêu tác dụng?
- HS trả lời, GV chốt
Hoạt đông 2. Rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
 Trình bày được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
 H. Nội dung nhân nghĩa và độc lập dân tộc được trình bày dưới hình thức văn chính luận cổ, có điểm gì nổi bật? Qua đoạn văn em hiểu gì về nước Đại Việt ta?
- Học sinh hoạt động nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét và giáo viên chốt.
+ Thể văn biều ngẫu
+ Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào
+ Đất nước Đại Việt có có nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lãnh thổ riêng, lịch sử riêng, chủ quyền, chế độ riêng. Kẻ thù đến xâm lược nhất định thất bại.
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu học sinh những nội dung cần nắm trong ghi nhớ.
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
*Hoạt động luyện tập: không thực hiện trên lớp GV hướng dẫn học sinh về nhà so sánh nghệ thuật của hai văn bản “Nam Quốc sơn hà” và “Nước Đại Việt ta” để thấy được giá trị nghệ thuật của thể văn chính luận cổ.
28’
8’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2.Thảo luận chú thích
a. Chú thích *
- Tác giả:
Nguyễn Trãi ( 1380- 1442) 
- Tác phẩm
+ Cáo:
 Thể văn chính luận có tính chất quy phạm chặt chẽ thời trung đại, có chức năng công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa hoặc thủ lĩnh.
+ Hoàn cảnh sáng tác: năm 1428 sau chiến thắng chống quân Minh
+ Vị trí: nằm ở phần đầu của bài cáo
b.Các chú thích khác
1,2,3,4
II. Bố cục
3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nguyên lí nhân nghĩa
 Nhân nghĩa là diệt trừ mọi thế lực bạo tàn để dân được hưởng thanh bình, hạnh phúc.
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc 
 Bằng phép liệt kê, so sánh, câu văn biều ngẫu Nguyễn Trãi khẳng định nền độc lập của dân tộc ta đó là có nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lãnh thổ riêng, lịch sử riêng, chủ quyền, chế độ riêng. Cho thấy vị thế đáng tự hào của dân tộc Đại Việt so với các triều đại Phong kiến phương Bắc
3. Sức mạnh của nhân nghĩa của độc lập dân tộc.
 Tác giả nêu ra những chứng cứ lịch sử để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc
IV.Ghi nhớ
- NT
- ND
4.Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản của bài: về giá trị nghệ thuật và nội dung mà văn bản thể hiện
5.Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp
- Học thuộc lòng văn bản
- Chuẩn bị bài: Hành động nói (tiếp theo)
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị: đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong sgk và xem lại các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học ở tiết trước.
Chương IV. Hiệu quả của sáng kiến
 Qua thời gian nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy:
 - Đọc là một hoạt động không thể thiếu trong giờ học văn, được hướng dẫn đọc một cách cụ thể, chi tiết nên học sinh sau một học kì chất lượng đọc đã được nâng cao, học sinh đọc tốt hơn, rõ ràng, diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. Có thể thấy, đọc tốt được văn bản chính là học sinh đã nắm bắt chắc được nội dung mà văn bản đề cập.
 - áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong từng tiết học giúp học sinh nắm bắt chắc kiến thức hơn và lựa chọn những chi tiết hay hình ảnh sống động để bình, làm cho giờ học văn không còn nhàm chán, tẻ nhạt. Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng giúp cho học sinh hào hứng say mê hăng hái xây dựng bài.
 Như vậy, sau một học kì nghiên cứu, học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp và trực tiếp thao giảng trên lớp, tôi thấy nếu thực hiện tốt tất cả các hoạt động dạy học như nói ở trên thì kết quả là khả quan. Học sinh ham học hơn bởi giờ văn không còn bị gò bó, mà học sinh được tự do nêu những ý kiến và nhận xét, mạnh dạn, tự tin trao đổi thông tin mà học sinh thu nhận được. Hơn nữa trong một tiết học do thời lượng có hạn nên giáo viên cần tạo ra cho học sinh một không khí cởi mở, thân thiện, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp đối tượng giảng dạy, đưa kiến thức thực tế vào bài học phù hợp và linh hoạt, bình giảng đúng lúc thì tiết dạy sẽ gặt hái được những thành công.
 Kết quả khảo sát cuối học kì cho thấy chất lượng học tập của học sinh so với đầu năm là khả quan, cụ thể là:
TSHS tham gia khảo sát
đầu năm học
Cuối học kì I
Điểm dưới TB
Tỷ lệ
điểm trên TB
Tỷ lệ
điểm dưới TB
 Tỷ lệ
điểm trên TB
Tỷ lệ
30
14
46,6%
16
53,4,%
01
3,0%
 29
97,0%
C. Kết luận
 Tóm lại, sau một thời gian nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong tiết đọc- hiểu văn bản, tôi nhận thấy, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các văn bản, cần hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, bình giá, cảm thụ văn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mĩ và thị hiếu nghệ thuật cho học sinh, hoàn chỉnh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách và các kĩ năng sống cho học sinh theo những cái hay, cái đẹp của văn học. Giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ. Song để có được một tiết học đảm bảo các yêu cầu trên thì ngay từ khâu soạn bài giáo viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học, thiết kế giáo án phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy giờ văn mới thực sự lôi cuốn và hấp dẫn các em.
 Liêm Phú, ngày 01 tháng 03 năm 2011
 Người viết
 Nguyễn Thúy Nga
Tài liệu tham khảo
1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn- nhóm tác giả: PGS.TS Vũ Nho- TS. Nguyễn Trọng Hoàn
2. Sách giáo viên lớp 8
3. Sách giáo khoa lớp 8
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn.
5. Hướng dẫn tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Mục lục
1
II
III
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II.Mục tiêu nghiên cứu
III. Phạm vi nghiên cứu
B. Nội dung
Chương I. Cơ sở lí luận
Chương II. Thực trạng nghiên cứu
Chương III. Biện pháp và giải pháp
Chương IV. Hiệu quả của sáng kiến
C. Kết luận
Trang
1
1
1
2
3
4
12
13

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan