Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học 7

I . LÍ DO NGHIÊN CỨU.

1 . Cơ sở lí luận.

Để góp phần thực hiện mục tiêu " Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những kiến thức khoa học , kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội". Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học là "Tích cực hoá hoạt động học tập học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lĩnh khoa học "

Để thực hiện mục tiêu đó lí luận dạy học hiện đại đã tổng kết và đưa ra nhiều phương pháp dạy học mới hướng vào việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học , tạo điều kiện cho người học tự tìm đến kiến thức. Đó là các phương pháp : dạy học nêu vấn đề , quan sát tìm tòi , nghiên cứu , thảo luận nhóm , sử dụng phiếu học tập , thực hành thí nghiệm

Do đặc trưng sinh học là một môn khoa học thực nghiệm . Tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát , mô tả thí nghiệm , thực nghiệm muốn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức sinh học thì phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận trên cơ sở phiếu học tập do giáo viên chuản bị mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn cả, phương pháp đó lặp lại một cách thu gọn con đường tìm tòi của các nhà khoa học. Thông qua vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tiếp thu trí thức tránh sự mầy mò, tránh các sai lầm, tránh đường vòng mà các nhà khoa học đã gặp phải trên con đường tìm kiếm chân lý.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . Lí do nghiên cứu.
1 . Cơ sở lí luận.
Để góp phần thực hiện mục tiêu " Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những kiến thức khoa học , kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội". Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học là "Tích cực hoá hoạt động học tập học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lĩnh khoa học "
Để thực hiện mục tiêu đó lí luận dạy học hiện đại đã tổng kết và đưa ra nhiều phương pháp dạy học mới hướng vào việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học , tạo điều kiện cho người học tự tìm đến kiến thức. Đó là các phương pháp : dạy học nêu vấn đề , quan sát tìm tòi , nghiên cứu , thảo luận nhóm , sử dụng phiếu học tập , thực hành thí nghiệm 
Do đặc trưng sinh học là một môn khoa học thực nghiệm . Tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát , mô tả thí nghiệm , thực nghiệmmuốn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức sinh học thì phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận trên cơ sở phiếu học tập do giáo viên chuản bị mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn cả, phương pháp đó lặp lại một cách thu gọn con đường tìm tòi của các nhà khoa học. Thông qua vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tiếp thu trí thức tránh sự mầy mò, tránh các sai lầm, tránh đường vòng  mà các nhà khoa học đã gặp phải trên con đường tìm kiếm chân lý. 
2- Cơ sở thực tiễn. 
	SGK sinh học mới đã được đưa vào giảng dạy đại trà bước sang năm thứ 3, tuy nhiên phương pháp giảng dạy mỗi bài ra sao cho phù hợp với ý đồ của người biên soạn thì đó là một vấn đề cần phải bàn luận. Có nhiều phương pháp được đưa ra nhưng để áp dụng được vào tình hình cụ thể của mỗi trường lại cần phải xem xét bởi có rất nhiều bài giảng yêu cầu cần phải có các phương tiện dạy học hiện đại như: Máy chiếu, đầu video  Trong khi đó cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng được. Do vậy còn tồn tại tình trạng giáo viên dạy chay với lời thuyết giảng triền miên làm lớp học kém hấp dẫn, mất tính sinh động, không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Trên thực tế phần lớn các tiết dạy giáo viên thường sử dụng phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở. Nhìn về mặt hình thức các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh luôn tích cực phát biểu ý kiến . Song thực chất đó vẫn chỉ là sự tích cực thụ động vì học sinh vẫn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của giáo viên qua hệ thống câu hỏi do giáo viên đưa ra. Đó chưa phải là hoạt động chủ động; độc lập của học sinh nhằm phát hiện, tìm hiểu giải quyết những vấn đề đặt ta dựa trên các kiến thức cũ, kiến thức mơí phát hiện,kinh nghiệm cuộc sống để đi đến kiến thức mới.
Hơn nữa trong thực tiễn giảng dạygiáo viên mới chỉ quan tâm chủ yếu đến quá trìnhh dạy của giáo viên nên tâm lí của học sinh trong giờ dạy là chờ đón kiến thức do giáo viên truyền thụ và chỉ quan tâm đến những kiến thức nào cần phải học thuộc. Học sinh hoàn toàn chưa có thói quen đón nhận công việc, các nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ học để tự tìm ra kiến thức mới.
 Trên cơ sở lí luận đó đã thúc đẩy tôi viết sáng kiến về việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy sinh học.
II. Nội dung 
	 Trong đổi mới phương pháp dạy học sinh học thì biên pháp sử dụng phiếu học tập là một biên pháp được lựa chọn nhiều nhất do nó mang rất nhiều ưu điểm phù hợp với tinh thần của phương pháp đổi mới, hơn nữa việc chuẩn bị và thực hiện cũng đơn giản phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của các trường hiện nay. 
	 Khi sử dụng phiếu học tập sinh học nội dung của phiếu chủ yếu là các bài tập sinh học được giáo viên biên soạn một cách cô đọng và được trình bày dưới dạng các bảng thống kê so sánh hoặc các kiểu bài trắc nghiệm, so sánh, phân loại với các khoảng trống dành cho việc ghi các nhận xét, đánh giá cho học sinh hoàn thiện. 
	 Phiếu học tập yêu cầu, đòi hỏi học sinh suy ngĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn loại bỏ ý thức ỷ lại , kém tích cực trong tìm hiểu bài . 
	Phiếu học tập giúp định hướng được ý đồ của giáo viên trong mỗi bài dạy, nó còn cho phép giáo viên kiểm tra được kết quả và khối lượng công việc của học sinh làm được một cách nhanh chóng, với số lượng lớn học sinh với độ chính xác cao. 
	 Do vậy trước mỗi giờ học giáo viên cần chuẩn bị trước nội dung của phiếu, photô thành nhiều bản phát đến từng học sinh ( hay nhóm học sinh) nội dung của phiếu có thể do giáo viên tự tổng hợp, chuẩn bị hoặc có thể sử dụng ngay các bảng, các bài tập trắc nghiệm có sẵn trong SGK nếu có. 
	1. Một số mẫu phiếu và cách sử dụng cho một số bài dạy cụ thể . 
+ Mẫu 1: 
	Với bài "Trùng roi " sinh học 7 khi giảng dạy bài này để hướng học sinh tìm hiểu các đặc điểm: Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi giáo viên có thể sử dụng 1 phiếu học tập tổng hợp cho nội dung toàn bài như sau: 
STT
 Tên động vật
Đặc điểm
Trùng roi
1
Cấu tạo 
Hình dạng 
Kích thước 
Cấu tạo 
2
Di chuyển 
3
Dinh dưỡng 
4
Sinh sản 
5
Tính hướng sáng 
	Với nội dung bài này giáo viên có thể phát phiếu theo nội dung trên, yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với quan sát tranh vẽ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập GV treo bảng phụ ghi nội dung phiếu và yêu cầu học sinh lên chữa bảng. GV chốt kiến thức chuẩn . 
	 Như vậy những kiến thức cơ bản của bài đã được học sinh chủ động phát hiện và lĩnh hội thông qua việc hoàn thành bảng . Nội dung bảng chính là nội dung kiến thức của bài học. 
	+ Mẫu 2:
	 Với bài"Trùng biến hình và trùng giày" sinh học 7. Khi giảng dạy bài này giáo viên có thể sử dụng mẫu phiếu học tập sau: 
STT
 Tên động vật
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
1
Cấu tạo 
Hình dạng 
Kích thước 
Cấu tạo 
2
Di chuyển 
3
Dinh dưỡng 
Thức ăn 
Cách lấy mồi 
Tiêu hoá mồi 
4
Sinh sản 
 Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát tranh vẽ SGK hoàn thành phiếu học tập. Như vậy mỗi học sinh sẽ độc lập làm việc với SGK tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. Thông qua kết quả của phiếu học tập học sinh sẽ dễ dàng nắm và phân tích được sự khác nhau giữa trùng biến hình và trùng giày về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản . Như vậy nội dung của bài giảng hoàn toàn được học sinh chủ động nắm bắt và thể hiện qua kết quả phiếu học tập 
	+ Mẫu 3: 
	- Khi dạy bài "Trùng kiết lị và trùng sốt rét " giáo viên sử dụng mẫu phiếu học tập sau : 
STT
Tên động vật
Đặc điểm
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
1
Cấu tạo 
Hình dạng 
Kích thước 
Cấu tạo 
2
Di chuyển 
3
Dinh dưỡng 
4
Phát triển ( vòng đời ) 
5
Tác hại 
6
Cách phòng tránh 
Giáo viên phát phiếu , yêu cầu học sinh độc lập nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh vẽ thu thập kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập. 
	 Qua việc hoàn thành bảng học sinh chủ động tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Về cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng của trùg kiết lị và trùng sốt rét, qua nội dung của trùng kiết lị và trùng sốt rét, qua nội dung của phiếu học sinh còn dễ dàng nhận biết được sự khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét,. Liên hệ được tác hại và cách phòng tránh bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. 
	+ Mẫu 4: 
	 Khi dạy bài : " Đa dạng của ngành ruột khoang " sinh học 7. Giáo viên có thể sử dụng một mẫu phiếu học tập tổng hợp cho cả bài, hướng học sinh tìm hiểu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của ba đại diện thường gặp của ruột khoang là : sứa, hải quì, san hô . 
STT
 Tên động vật
Đặc điểm 
 Sứa 
 Hải quì 
 San hô 
1
 Hình dạng 
2
 Đối xứng 
3
 Cấu tạo 
Vị trí miệng 
Tầng keo 
Tế bào tự vệ 
 Khoang tiêu hoá 
4
Di chuyển 
5
Dinh dưỡng 
6
Lối sống 
7
Tổ chức cơ thể 
GV phát phiếu yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung của phiếu, tự nghiên cứu thông tin SGK dự kiến các kiến thức trả lời . Sau đó trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. 
	 GV yêu cầu 1 nhóm đại diện lên hoàn thành bảng phụ ghi nội dung phiếu . Nhận xét và chốt đáp án chuẩn cho học sinh . 
	 Như vậy thông qua việc hoàn thành phiếu học tập học sinh chủ động tích cực nắm và ghi nhớ kiến thức . Các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo di chuyển của từng đại diện . Qua hoàn thành bảng học sinh có thể nắm và phân tích được các đặc điểm khác nhau giữa các đại diện . 
	+Mẫu 5: 
	- Khi dạy bài "Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp" sinh học 7 ở phần I để tìm hiểu một số giun dẹp khác như : Sán lá máu , sán dây , sán bã trầu giáo viên có thể sử dụng mẫu phiếu hhọc tập sau : 
STT
 Tên động vật
Đặc điểm 
Sán lá máu 
 Sán bã trầu 
Sán dây 
1
Nơi kí sinh 
2
Đặc điểm cơ thể 
3
Cách lây nhiễm 
4
Tác hại 
5
Cách phòng tránh 
Với phần II tìm hiểu đặc điểm chung, giáo viên có thể tận dụng ngay nội dung bảng có sẵn trong SGKlàm nội dung của phiếu học tâp .
	Đánh dấu ( +) vào bảng nếu đúng, dấu (-) nếu sai .
STT
 Tên động vật
Đặc điểm 
Sán lá máu 
 Sán bã trầu 
Sán dây 
1
Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên 
2
Mắt và lông bơi phát triển 
3
Phân biệt đầu đuôi lưng bụng 
4
Mắt lông bơi tiêu giảm 
5
Giác bám phát triển 
6
Ruột phân nhánh , chưa hậu môn 
7
Cơ quan sinhdục phát triển 
8
Phát triển qua giai đoạn ấu trùng
Phần này giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng. Từ kết quả của bảng, thảo luận tìm ra đặc điểm chung của giun dẹp. Như vậy để giảng dạy bài này giáoviên chỉ cần sử dụng 2 mẫu phiếu học tập là có thể khái quát hết nội dung của toàn bài, hơn nữa qua việc hoàn thành phiếu đẩy cao tính độc lập tự giác của học sinh trong công tác học tập . Đó cũng là 1 tiêu chí của đổi mới phương pháp. 
+ Mẫu 6:
 Khi dạy bài "Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn"sinh học 7. Giáo viên có thể tham khảo và sử dụng mẫu phiếu sau : ở hoạt động 1 tìm hiểu một số giun tròn khác như : Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa giáo viên có thể sử dụng mẫu phiếu. 
STT
 Tên động vật
Đặc điểm 
Giun Kim 
Giun móc câu 
Giun rễ lúa
1
Nơi kí sinh 
2
Tác hại 
3
Lây nhiễm 
4
Cách phòng tránh 
Qua hoàn thành nội dung phiếu này học sinh chủ động nắm được kiến thức, liên hệ được tác hại và cách phòng tránh cho bản thân. 
ở hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của giun tròn, giáo viên có thể sử dụng mẫu phiếu học tập theo nội dung sau , hoặc có thể tận dụng ngay mẫu bảng có sẵn trong SGK làm nội dung cho phiếu học tập . 
Đánh dấu + váo bảng và điền chữ sao cho phù hợp 
STT
Tên động vật
Đặc điểm
Giun đũa
Giun Kim
Giun móc câu
Giun rễ lúa
1
Nơi sống
2
Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu
3
Lớp vỏ cuticun trong suốt
4
Kí sinh ở 1 vật chủ
5
Đầu nhọn , đuôi tù
6
Khoang cơ thể chưa chính thức
7
Cơ quan tiêu hoá dạng ống
Giáo viên phát và yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung của phiếu.Thảo luận nhóm dựa trên kết quả của phiếu để tìm ra đặc điểm chung của ngành giun tròn.
 	2. Một số lưu ý khi sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học sinh lớp 7.
- Cần soạn sẵn nội dung phiếu trước khi giảng dạy và photo nhiều bản phát đến từng học sinh hay từng nhóm tuỳ yêu cầu khó dễ của bài. Mẫu phiếu cần ngắn gọn, cô đọng, xúc tích, khái quát được đầy đủ nội dung của bài. Phiếu cần đơn giản, dễ hiểu đễ sử dụng đại trà học sinh có thể tự nghiên cứu thông tin SGK hoặc quan sát tranh có thể tìm ra đáp án. Sau mỗi bảng cần có một câu hỏi tổng hợp hướng học sinh đến kết luận của hoạt động.
 	- Khi sử dụng phiếu giáo viên cần có sẵn bảng phụ ghi nội dung của phiếu để yêu cầu học sinh lên chữa bảng và qua đó giáo viên chốt đáp án chuẩn.
 	Để kích thích tính hưng phấn của học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi bằng cách gọi đại diện từng tổ lên hoàn thành từng mục trên bảng phụ, Giáo viên sẽ là trọng tài chữa kết quả bảng và nhận xét thi đua giữa các tổ.
 	-Để phát huy hiệu quả tích cực của phiếu học tập, bên cạnh phiếu giáo viên giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần cho nội dung bài giảng như: mẫu vật, mô hình, tranh ảnhBởi đó là cơ sở dể học sinh quan sát, nghiên cứu tìm ra kiến thức hoàn thành phiếu.
 	- Khi sử dụng phiếu cá nhân cần đảm bảo cho học sinh được tự do, chủ động hoạt động, tự bộc lộ khả năng nhận thức cho dù sai sót. Giáo viên chỉ gợi ý trong trường hợp học sinh tỏ ra thật sự lúng túng hoặc đã làm lạc đường hoặc chưa tìm ra hướng nghiên cứu.
 	- Cần tạo điều kiện cho học sinh phát biểu hết kết quả nghiên cứu của mình, đặc biệt ưu tiên các em yếu kém phát biểu trước. Giáo viên chỉ làm trọng tài của cuộc trao đổi sau khi học sinh đã trao đổi thảo luận xong. Giáo viên nhấn mạnh, tóm tắt các ý kiến đúng, chốt kết quả phiếu sau đó học sinh sẽ tự sửa chữa những sai sót, hoàn thiện các kết luận trong nhận thức của mình
 III) Kết luận.
 	Sau một thời gian giảng dạy áp dụng phương pháp sử dụng phiếu học tập tôi nhận thấy phương pháp này có khá nhiều ưu điểm nổi bật. Nó phù hợp với tinh thần chung của đổi mới phương pháp là phát huy cao độ tính độc lập tự giác của học sinh, lấy học sinh là trung tâm của các hoạt động.Thực tế giảng dạy tôi nhận thấy qua nội dung của phiếu học tập cá nhân, đã đặt ra cho mỗi học sinh các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết đó là tìm hiểu kiến thức hoàn thành phiếu, nó loại bỏ ý thức thụ động, ỷ lại, lười tìm hiểu của học sinh, mỗi cá nhân đều phải tự giác tích cực tìm hiểu để hoàn thành kiến thức cho riêng mình.
 	Ngoài ra việc sử dụng phiều học tập còn phát huy được sự hợp tác của các nhân học sinh thông qua việc cùng nhau thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.Qua thảo luận các cá nhân có thể nêu nhận định, nhận xét của mình và cùng nhau trao đổi để rút ra kết luận chung.Tóm lại qua một số tiết giảng có sử dụng phiếu học tập học sinh tiếp thu bài một cách chủ động hơn, hiểu và phân tích được nội dung kiến thức và kết quả đạt được là tương đối tốt.
 	Tuy nhiên phương pháp sử dụng phiếu cũng còn bộc lộ một số hạn chế. Nó chỉ đáp ứng tìm hiểu kiến thức ở mức độ đại trà, các kiến thức mới chỉ mang tính khái quát. Nội dung phiếu chưa đi sâu đề cập đến bản chất của hiện tượng, của vấn đề cần tìm hiểu như: quy luật, hoạt động, cơ chếDo vậy, chưa đáp ứng được việc đào tạo mũi nhọn.
 	Trong giảng dạy sinh học không có một phương pháp nào được coi là độc tôn, do vậy giáo viên cần có sự linh hoạt trong vận dụng các phương pháp. Ví như để phát huy hết mặt tích cực của phiếu học tập giáo viên cần kết hợp sử dụng các phương pháp quan sát tìm tòi, học sinh sẽ được tự mình quan sát, mô tả, phân tích đối tượng thu thập các số liệu cần có cho nội dung phiếu; phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu qua quan sát, nghiên cứu kết quả các thí nghiệm học sinh rút ra được các kệt luận cho riêng mình
 	IV)Đề xuất- kiến nghị.
 	Để phát huy hiệu quả việc sử dụng phiếu học tập. Cần tổ chức các cuộc thi viết phiếu học tập ở cấp trường, cấp huyện. Tuyển chọn những phiếu có nội dung hay để xây dựng lên ngân hàng phiếu học tập, qua đó phổ biến cho các giáo viên khác có thể áp dụng sâu rộng.
 	Do việc sử dụng phiếu học tập cần có kinh phí để đánh máy và photo nhiều bản cho học sinh, vì vậy nhà trường cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho giáo viên.
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học sinh lớp 7. Kính mong được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, có tính ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. 
Tôi xin trân trọng cám ơn
 Kim Động, tháng 11 năm 2004.
 Người viết
'
	Đoàn Trung Đức

File đính kèm:

  • docSKKN sinh 7_12648718.doc
Sáng Kiến Liên Quan