Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép phương pháp “bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 2
Như chúng ta đã biết, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”, với các kĩ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
“Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội là một phân môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Thật vậy phương pháp BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm hiểu biết tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu.Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS. Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm tòi. Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho học sinh tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình, qua sự tương tác với các học sinh khác cùng lớp để tìm phương án giải thích các hiện tượng.
của con ếch và quan sát để theo dõi sự thay đổi của các cơ bắp khi chi ếch co hoặc duỗi) Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức. - Y/C HS ghi lại các loại cơ trong cơ thể, sự thay đổi bắp cơ khi tay co và duỗi vào vở GCKH - Ghi chép KH, VD: + Trong cơ thể có cơ bắp tay, cơ bắp chân. + Trong cơ thể cơ ở khắp nơi. + Cơ bảo vệ cho xương.... - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - HS nêu các câu hỏi đề xuất, VD: + Trong cơ thể chúng ta có cơ ngực không? + Trên khuôn mặt có cơ không? +Trên tay và chân có cơ không? + Cơ có màu gì? +Cơ dùng để làm gì? + Cơ cứng hay mềm?... - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi 1 - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi 2 - HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): 2.4. Bài 5 : Cơ quan tiêu hoá Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tình huống xuất phát a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - GV mời 1 HS ăn 1 cái bánh quy ? Theo các em, bánh quy sau khi vào miệng đươch nhai nuốt rồi sẽ đi đâu? b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc sơ đồ những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa , sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm. c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: -Từ việc suy đoán của HS, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức tìm hiểu về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa d) Thực hiện phương án tìm tòi: - Yêu cầu HS viết câu hỏi 1 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học - GV cho HS quan sát hình vẽ số 1 (SGK) e) Kết luận kiến thức: - Tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ - Hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức. - Y/C HS ghi lại (vẽ lại) đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa vào vở GCKH - Suy nghĩ - Ghi chép KH, VD: - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - HS nêu các câu hỏi đề xuất - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): + Câu hỏi: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa ntn ? + Dự đoán: Đi từ miệng, xuongs dạ dày rồi tan ra tại đó. + Cách tiến hành: + Kết luận: - Thực hành theo nhóm 4 - Thống nhất ý kiến - Các nhóm báo cáo KQ - HS ghi lại (vẽ lại) đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa vào vở GCKH Thức ăn à Miệng à Thực quản à Dạ dày à Ruột non à Ruột già à Thải ra ngoài. 2.5. Bài 6 : Tiêu hoá thức ăn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tình huống xuất phát a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Phaùt moãi em moät mẩu bánh mì - Daën HS nhai kó trong mieäng môùi nuoát. b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - Yeâu caàu HS thaûo luaän nhoùm. 1. Khi ta aên, raêng löôõi vaø nöôùc boït laøm nhieäm vuï gì? (raêng nghieàn thöùc aên, löôõi ñaûo thöùc aên, nöôùc boït laøm meàm thöùc aên...) 2. Vaøo ñeán daï daøy, thöùc aên ñöôïc tieâu hoùa nhö theá naøo? (nhaøo troän nhôø söï co boùp cuûa daï daøy vaø moät phaàn thöùc aên ñöôïc bieán thaønh chaát boû döôõng) c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: Yeâu caàu ñaïi dieän nhoùm leân trình baøy yù kieán ñaõ thaûo luaän. d) Thực hiện phương án tìm tòi: - Yêu cầu HS viết câu hỏi 1 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học - GV cho HS quan sát hình vẽ số 1 (SGK) e) Kết luận kiến thức - Suy nghĩ - Ghi chép KH, VD: - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - HS nêu các câu hỏi đề xuất - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): 2.6. Bài 24 : Cây sống ở đâu? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tình huống xuất phát Bước 1: GV nêu tình huống có vấn đề. - Em hãy kể tên các loài cây mà em biết. Vậy: + Các loài cây này sống ở đâu? Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - HS ghi nhanh dự đoán cá nhân vào vở nháp - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của nhóm - Đại diện các nhóm trỉnh bày. GV ghi nhanh ý kiến lên bảng . Bước 3: Tiến hành thực nghiệm - Các nhóm tiến hành quan sát tranh sưu tầm, tranh SGk, mẫu vật và đưa ra kết quả - Đại diện nhóm trình bày Bước 4: So sánh kết quả với dự đoán - So sánh kết quả với dự đoán ban đầu Suy nghĩ ban đầu Kết quả thực nghiệm Bước 5: Kết luận , mở rộng - Trong tự nhiên có rất nhiều cây. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước, - Suy nghĩ - Ghi chép KH, VD: - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - HS viết vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): - Thống nhất ý kiến 2.7. Bài 25 : Một số loài cây sống trên cạn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tình huống xuất phát của hoạt động 2 Bước 1 : GV nêu tình huống có vấn đề - GV hỏi : - Vậy theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc loại cây ăn quả ? + Loại cây lương thực , thực phẩm ? + Loại cây cho bóng mát ? + Thuộc loại cây lấy gỗ ? + Thuộc loại cây làm thuốc ? Bước 2 : Suy nghĩ ban đầu - Em làm thế nào để biết cây có ích lợi gì ? - HS đề xuất các hình thức như tìm hiểu. VD: trên Internet, xem tivi, trên sách, báo) Bước 3 : Tiến hành thực nghiệm. - Các nhóm tiến hành quan sát và ghi lại kết quả (3phút) - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4 : So sánh kết quả với dự đoán ban đầu GV + HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu. Suy nghĩ ban đầu Kết quả thực nghiệm Bước 5 : Kết luận + mở rộng. => Có nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật, ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác. - Suy nghĩ - Ghi chép KH, VD: - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - HS viết vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): - Thống nhất ý kiến 2.8. Bài 26 : Một số loài cây sống dưới nước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tình huống xuất phát của hoạt động 2 Bước 1 : GV nêu tình huống có vấn đề - GV hỏi : Hãy kể một số loài cây sống trên cạn ? Vậy theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước Bước 2 : Suy nghĩ ban đầu ª Nhóm trưởng tổng hợp lại ý kiến của nhóm ª Đại diện các nhóm trình bày. GV ghi nhanh ý kiến của các nhóm Em làm thế nào để biết các loại cây đó thuộc vào nhóm nào gì ? - HS đề xuất các hình thức như tìm hiểu : Vd:trên Internet, xem tivi, trên sách, báo) Bước 3 : Tiến hành thực nghiệm - Các nhóm tiến hành quan sát các bức tranh về những loài cây sống dưới nước và ghi lại kết quả (3phút) - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4 : So sánh kết quả với dự đoán ban đầu - GV + HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu. Suy nghĩ ban đầu Kết quả thực nghiệm - GV hướng dẫn HS chia nơi sống của loài cây sống dưới nước thành 2 nhóm Bước 5 : Kết luận + mở rộng. => Có nhiều loài cây sống dưới nước. Nhưng một số cây một số cây lại sống trôi nổi trên mặt nước còn một số cây lại có rễ bám sâu vào bùn đất. - Suy nghĩ - Ghi chép KH, VD: - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - HS viết vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): - Thống nhất ý kiến 2.9. Bài 27 : Loài vật sống ở đâu? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tình huống xuất phát của hoạt động 2 + Bước 1 : GV nêu tình huống có vấn đề - Cả lớp quan sát hình các con vật trong sách giáo khoa. GV hỏi : Theo em, loài vật thường sống ở đâu ? + Bước 2 : HS dự đoán kết quả ( cá nhân – nhóm) ª Nhóm trưởng điều hành nhóm tổng hợp lại ý kiến của nhóm (2’) - Em làm thế nào để biết những nơi mà loài vật có thể sống ? (HS đề xuất các hình thức như tìm hiểu tên Internet, xem tivi, trên sách, báo) + Bước 3 : Tiến hành quan sát. - Các nhóm tiến hành quan sát và ghi lại kết quả (3’) - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Bước 4 : So sánh kết quả với dự đoán ban đầu + Bước 5 : Kết luận + mở rộng. Loài vật có thể sống được ở khắp nơi trên cạn,dưới nước. - Suy nghĩ - Ghi chép KH, VD: - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp (trên mặt đất, trên bầu trời, dưới biển, dưới suối, trên cây, trong rừng) - HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - HS viết vào vở Ghi chép khoa học (GCKH): - Thống nhất ý kiến V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ SỨC LAN TỎA TRONG PHẠM VI TOÀN TỈNH MÀ ĐỀ TÀI CÓ THỂ MANG LẠI: 1. Kết quả đạt được: Qua đề tài: “Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh giúp các em yêu thích môn học và học tập tiến bộ hơn. Đồng thời giúp cho các em hứng thú say mê , yêu thích môn học, không ngừng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập bộ môn, tạo cơ sở vững chắc cho các em tiếp tục học môn Hoá học ở các lớp trên. Kết quả trên cho thấy sau khi áp dụng “Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” Qua từng học kì và cả năm học, các em có phần yêu thích môn học hơn, các em hứng thú hơn khi dẫn dắt các tình huống vào bài, làm cho tiết học hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Lôi cuốn các em tò mò, ham muốn khám phá, tìm hiểu những vấn đề đặt ra, những tình huống xuất phát khác nhau cho mỗi loại bài học phần nào giúp các em hứng thú, say mê hơn trong học tập. Kết quả cụ thể, trong năm học vừa qua, được sự chỉ đạo của nhà trường, tổ chuyên môn, tôi đã tiến hành dạy thí điểm bài ‘Tiêu hoá thức ăn’ ở học kì I với sự tham gia dự giờ, thảo luận, nhận xét và góp ý của các giáo viên trong trường, các giáo viên các trường bạn trong huyện và chuyên viên của phòng giáo dục. Các giáo viên đã đánh giá cao tiết dạy và thật sự thấy được phương pháp BTNB là phương pháp mới phù hợp với đặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội. Chính vì thế sang học kì II tôi tiếp tục mạnh dạn triển khai giới thiệu về phương pháp BTNB, tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB và dạy các bài ví dụ trên ở lớp với sự đánh giá cao của khối trưởng và các thành viên trong Khối và nhà trường. Chính vì vậy trong năm học vùa qua kết quả học tập của các em có tiến bộ hơn. Từ đó tôi thiết nghĩ đề tài sẽ có sức lan toả rộng trong phạm vi toàn Thị xã, Tỉnh. Bởi trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc tạo tình huống xuát phát trong mỗi bài học sẽ tạo được nhiều sự tò mò, ham muốn khám phá cho HS đáp ứng nhu cầu học hỏi, tìm tòi nghiên cứu của các em, các em sẽ nhẹ nhàng thoải mái hơn khi vào mỗi tiết học, học sinh sẽ yêu thích môn học hơn. Chất lượng bộ môn có những chuyển biến tích cực hơn. Và điều tôi tâm đắc nhất trong đề tài này là “Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” Không chỉ áp dụng riêng cho các bài khi dạy theo phương pháp BTNB mà còn áp dụng được cho tất cả các bài học khi đặt vấn đề vào bài. Bởi tôi thiết nghĩ một tiết dạy mà phần dẫn dắt vào bài quá khô khan, đơn điệu sẽ ít nhiều làm cho HS cảm thầy nhàm chán, ít gây hứng thú trong giờ học. Vì vậy nếu tình huống xuất phát phù hợp, phong phú sẽ làm cho tiết học hấp dẫn hơn lôi cuốn các em hơn, dẫn dắt các em tiếp thu bài theo đúng yêu cầu của nội dung bài học, chính điều này sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công của một tiết dạy. Và đó cũng là điều mà mỗi giáo viên chúng ta ai cũng muốn đạt được khi đứng trên bục giảng. 2. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Để thực hiện tiết dạy có hiệu quả giáo viên cần phải nhiệt tình, không ngại khó, ham muốn học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và đặc biệt phải có lòng tin và sự say mê đối với phương pháp dạy học mới. Bởi lẽ nếu chúng ta còn nghi ngờ và ngại khó, không có sự say mê thì không bao giờ thực hiện thành công bất cứ điều gì. - Giáo viên phải tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em. - Phải rèn kĩ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội, rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, khả năng tự tìm hiểu, khám phá sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngay ngày hôm nay, bây giờ, chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai. VI. NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO THỰC TIỄN 1. Năng lực của GV : a) Khó khăn: - Trình độ GV chưa đồng đều. - Năng lực ở một số GV còn hạn chế. b) Biện pháp: - Nâng cao công tác tự học để có kiến thức sâu rộng, tìm hiểu kĩ các phương pháp dạy học. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tốt phương pháp dạy học mới và vận dụng phù hợp. 2. Phương tiện dạy học a) Khó khăn: Trang thiết bị chưa đầy đủ phục vụ cho việc thí nghiệm hoặc TBDH chưa đảm bảo tính khoa học, chính xác. b) Biện pháp: GV tận dụng những nguyên vật liệu rẻ tiền có sẵn ở địa phương để phục vụ cho việc giảng dạy. 3. Thời lượng tiết học a) Khó khăn: 35 - 40 phút / tiết rất khó áp dụng cho phương pháp BTNB - Lí do: HS ghi vở thực nghiệm tốn thời gian. Tốn nhiều thời gian cho việc trình bày ý tưởng cá nhân. Làm thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần. b) Biện pháp: - Cần giải quyết ít vấn đề trong một lần thí nghiệm. -Sử dụng phương pháp này thường xuyên để rèn thói quen cho HS. - Rèn cho HS có kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc để đảm bảo thời gian. - Trong quá trình thực nghiệm GV cần có mặt kịp thời nhằm giúp nhóm trình bày ý tưởng, có thể điều chỉnh kịp thời để tránh thất bại nhiều lần. - Những vấn đề chưa cần thiết giải quyết trong tiết học GV hẹn dịp khác. - Đề xuất ý kiến lên các cấp quản lí GD. 4. Sĩ số lớp học: a) Khó khăn :Sĩ số đông ảnh hưởng đến việc tổ chức các hình thức dạy học. b) Biện pháp : - Sắp xếp bàn ghế phù hợp. - Bố trí nhóm từ 4 - 6 người. - Có chỗ dành riêng để vật liệu thí nghiệm. Phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” là một phương pháp mới được Bộ GD –ĐT triển khai tổ chức tập huấn, bản thân tôi cũng như các đồng chí trong tổ bộ môn khi tiến hành dạy thực nghiệm gặp phải nhiều khó khăn như sau: triển khai một tiết học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” rất tốn thời gian, học sinh phải chủ động, độc lập, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu nên không thích hợp với những lớp có phần lớn là học sinh dân tộc tại chỗ. Hơn nữa những bài chủ yếu là khái niệm rất khó áp dụng phương phá này. Vì thế chúng tôi có một vài ý kiến đề xuất như sau: + Chỉ áp dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” ở một số bài hoặc tiết thích hợp, tập trung áp dụng vào các kiểu bài thực nghiệm, thực hành ngoại khóa. + Nên thay đổi chương trình SGK khi áp dụng dạy học theo phương pháp này. + Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. + Xây dựng các chuyên đề về phương pháp bàn tay nặn bột ở các môn học + Cần có sự đổi mới trong đánh giá học sinh và đánh giá giờ dạy khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” + Đáp ứng các nhu cầu về cơ sở vật chất cho giáo viên và học sinh để thực hiện phương pháp BTNB. Trên đây là một số ý kiến nhỏ chủ quan của cá nhân tôi chắc còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô giáo, đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo góp ý kiến bổ sung thêm, tôi xin chân thành cảm ơn. VII. KẾT LUẬN Hiện nay, chương trình "Bàn tay nặn bột" đã được áp dụng tại một số quốc gia phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada... Bắt đầu từ năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột" đối với các trường tiểu học và cả THCS tại cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp hình thành kiến thức và nhân cách cho trẻ em. Vì thế, nó không chỉ phát huy hiệu quả ở cấp tiểu học mà còn có thể áp dụng cho các cấp giáo dục cao hơn. Hơn nữa, học sinh Việt Nam rất cần một chương trình như thế, bởi hiện nay các em đang thiếu kiến thức thực tiễn một cách đáng lo ngại. "Bàn tay nặn bột" là phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết. Giáo viên sẽ cho học sinh tiếp xúc với biều tượng ban đầu, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành nghiên cứu qua thực nghiệm. Nhờ đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ, và điều này sẽ góp phần không nhỏ trong sự hình thành tác phong và phương pháp làm việc của các em khi trưởng thành. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Việc “Lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” giúp học sinh hiểu rõ câu hỏi hay vấn đề đặt ra kích thích nhu cầu tìm tòi nghiên cứu, cần giải quyết trong bài học, tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập là yếu tố tiên quyết để học sinh học tốt môn Hóa học. Tuy nhiên do thời gian có hạn, và là một phương pháp mới bước đầu chỉ mới thực hiện thí điểm ở một số trường nên chắc hẳn còn nhiều vấn đề thiếu sót mà tôi chưa phát hiện ra hết khi xây dựng đề tài. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Người viết sáng kiến (Họ và tên, Chữ ký) Trương Thị Thanh Thương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mạng internet. 2. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sác giáo khoa - tác giả Trần Bá Hoành – NXB Đại học Sư phạm. 3. Dạy học Tự nhiên – Xã hội ở tiểu học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột – tác giả Đỗ Thị Nga – NXB Giáo dục 4. Sách giáo khoa tự nhiên và Xã hội lớp 2. 5. Tài liệu phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học Tiểu học (Tài liệu tập huấn thí điểm- lưu hành nội bộ) Nhận xét và đánh giá của Hội đồng xét SKKN trường TH Lê Quý Đôn ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Xếp loại: Thống Nhất, ngày 23 tháng 3 năm 2015 CHỦ TỊCH HĐ Nhận xét và đánh giá của HĐ Phòng GD&ĐT huyện Thống Nhất ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Xếp loại: Thống Nhất, ngày .tháng .năm .. CHỦ TỊCH HĐ Mục lục Trang Sơ lược lí lịch. 1 A, Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 4 B, Nội dung I, Cơ sở lí luận. II, Phân tích thực trạng. III, Các giải pháp thực hiện đề tài. IV, Khả năng vận dụng. V, Kết quả đạt được. VI, Kiến nghị đề xuất. 5 5 6 6 14 24 25 VII. Kết luận. 26 Tài liệu tham khảo. 27
File đính kèm:
- skkn_thuong.doc