Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lý

Để có nội dung tích hợp tốt trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào bài dạy, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

+ Sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường, Liên chi Đoàn và Liên Đội

+ Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, sau các tiết dạy đã tham khảo sát các ý kiến của tổ trưởng chuyên môn để rút kinh nghiệm.

+ Các phương tiện thông tin đại chúng đã cung cấp nhiều thông tin về rừng, biển và môi trường.

- Khó khăn:

Tốn nhiều thời gian, công sức để tìm tư liệu. Phương tiện, đồ dùng, máy móc dạy học còn quá khó khăn thì khó cho việc thực hiện thường xuyên.

Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình thực hiện “ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lý”. Hy vọng tôi sẽ nhận được sự góp ý, trao đổi về cách làm, cách thực hiện tốt nhất từ phía đồng nghiệp để đem lại hiệu quả tốt nhất trong dạy và học môn Địa lý ở nhà trường.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 27169 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết quả thực hiện chuyên đề, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. 
Tháng 2, 3, 4: Tiếp tục thực hiện chuyên đề tại khối lớp 8.
Tháng 5: Kiểm tra kết quả thực hiện chuyên đề. Rút kinh nghiệm. 
Nghiên cứu cấu trúc chương trình: 
+ Địa 6: Kỳ I: 19 tiết, kỳ II: 18 tiết.
+ Địa 7: Kỳ I: 38 tiết, kỳ II: 36 tiết.
+ Địa 8: Kỳ I: 19 tiết, kỳ II: 36 tiết.
+ Địa 9: Kỳ I: 38 tiết, kỳ II: 18 tiết.
- Nghiên cứu các nội dung, chương trình sách giáo khoa.
- Tham khảo các tài liệu về môi trường, luật bảo vệ môi trường.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
a. Cơ sở lý luận:
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt của bộ môn.
Giáo dục bảo vệ môi trường là phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình môn hoạt động ngoài giờ lên lớp.
b. Cơ sở thực tiễn:
Những hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thân 
thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không gây hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây,.Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
2.2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
a. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu).
Trường Trung Học Cơ Sở Sơn Hải - huyện Quỳnh lưu - tỉnh Nghệ An
 Học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình gốc nông dân theo học, phần đông có gia đình thuộc hoàn cảnh kinh tế còn rất nhiều khó khăn, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. 
b. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn địa lý, tôi nhận thấy các em chưa ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 60% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người.
c. Nguyên nhân của thực trạng.
Phần đông học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và 
những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào.
2.3: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
a. Giáo dục đạo đức.
- Hình thành nhân cách cho học sinh, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường.
+ Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+ Giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh.
+ Không hút thuốc lá.
- Khi học sinh vi phạm giáo viên sẽ xem xét tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý.
* Học tập: Giáo dục cho học sinh ý thức chuyên cần, chú ý tới những nội dung liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường.
 Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc sống mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường. Vì vậy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài giảng môn địa lý ở các trường Trung Học Cơ Sở là rất quan trọng. Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những việc làm thường xuyên để hình thành thói quen bảo vệ môi trường như:
- Thường xuyên lao động vệ sinh lớp học vào mỗi buổi học.
- Lên kế hoạch để học sinh lao động vệ sinh trường theo định kỳ.
- Tham gia lao động vệ sinh ở các công trình công cộng của địa phương trong những dịp lễ, tết.
- Chăm sóc, bảo vệ và trồng mới cây xanh trong môi trường trường học.
- Thực hiện ngày thứ bảy tình nguyện.
- Kết hợp với nội dung “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Để trồng các hàng cây thân thiện trong nhà trường.
- Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí tại trường THCS Sơn Hải .
* Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường
xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
Ví dụ: Dạy Mục 2: Đô thị hóa, các siêu đô thị: Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa.
Câu hỏi: Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã gây nên những hậu quả xấu gì cho môi trường?
Hình 11.2 - Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ
Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn .Sau đó cho học sinh nhận xét. Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức.
* Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lý.
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc...
Cùng với những bức tranh trong sách giáo khoa, trong khi dạy địa lý giáo viên nên sử dụng những hình ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Ví dụ: Hình 17.2. gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí? 
Hình 17.2 - Cây cối bị chết khô vì mưa axit
Dựa vào hình 17.2. Nhận xét về tai hoạ do mưa axit gây ra?
Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung.
Trong dạy học Địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng nhữnh tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4 - yêu cầu học sinh cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển. Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh trình bày ý kiến của nhóm. Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. 
 Hình 17.3 - “Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương Hình 17.4 - Nước thải từ các nhà máy đổ
 do tai nạn của tàu chở dầu vào sông ngòi ở ngoại ô Pa- ri (pháp)
Như vậy, khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
Ví dụ: Sử dụng ảnh 17.3 - SGK Địa lí 7.
- Mục đích quan sát: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Tên bức tranh: “Thủy triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở dầu”. Bức ảnh thể hiện hiện tượng ô nhiễm nước biển ở Đại Tây Dương.
- Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển.
- Nguyên nhân: Do tai nạn của tàu chở dầu.
- Hâu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển.
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:
Ví dụ : Dạy bài Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa (bài 14) hoặc Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa (bài 15) Địa lí 7.
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:
Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
 Hình 8.1 - Đốt rừng làm nương rẫy
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: trong sản xuất nông nghiệp, các nước phát triển đã sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu; các nước phát triển là những nước có nền công nghiệp hiện đại, sự phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều nhiên liệu, đã làm tăng lượng chất thải từ các nhà máy xí nghiệp
Khói bụi do hoạt động của xe cộ và khu công nghiệp thải ra
Bước 3: Kết luận:
 khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ô nhiễm không khí, đất và nước ....
Nước thải, chất thải của các khu công nghiệp
* Phương pháp thảo luận.
Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 
(theo cặp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
- Bước 2: Học sinh thảo luận ( cặp hoặc nhóm)
- Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
Ví dụ: Bài tập 3 của Bài 18: Thực Hành - Địa lí 7.
- Bước 1: sau khi học sinh vẽ xong biểu đồ, Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.
Giải thích nguyên nhân và phân tích tác hại của lượng khí thải ngày càng tăng?
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luận.
Giải thích nguyên nhân:
+ Do quá trình công nghiệp hóa.
+ Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá.
+ Hiện tượng cháy rừng
Phân tích tác hại của khí thải;
 + Đối với thiên nhiên: làm thủng tầng ôzôn, sự nóng lên của Trái 
Đất biến đổi và suy thoái môi 
	 trường sinh thái 
 GV có thể minh họa bằng hình
 vẽ bên:
 Lỗ thủng tầng ôzôn
+ Đối với con người: gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đấn sức khỏe do bức xạ tia cực tím, phá hủy các công trình xây dựng do mưa axit, 
Trong điều kiện thời gian có hạn, tôi chỉ trao đổi một vài kinh nghiệm khi thực hiện đưa nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào một tiết dạy, ví dụ bài: Sự 
Phát Triển Và Phân Bố Lâm Nghiệp, Thủy Sản lớp 9.
b. Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp.
Bác Hồ đã từng nói về rừng và biển nước ta: "Rừng vàng, Biển bạc". Tài nguyên rừng và biển chính là một phần của môi trường, có ý nghĩa quan trọng không những đối với việc phát triển kinh tế mà còn đối với môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, tôi nhận thấy nên chọn nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào mục I (1. Tài nguyên rừng) và mục II (1. Nguồn lợi thủy sản) là phù hợp.
c. Chuẩn bị:
Như tôi đã đặt vấn đề, trong bất cứ tình huống nào, trong bất cứ vấn đề gì nếu có đủ thông tin cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ quyết định đúng đắn, chính xác hơn, tác dụng giáo dục sẽ hiệu qủa hơn. Cho nên phải chuẩn bị tốt các yêu cầu cần thiết, từ thiết kế bài dạy, tư liệu cho đến sử dụng công nghệ thông tin. Như thường lệ, để thiết kế bài giảng tốt, tôi có kế hoạch chuẩn bị, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
c. 1: Chuẩn bị của học sinh:
Việc chuẩn bị của học sinh là một hình thức nghiên cứu trước bài mới, từ đó các em sẽ nắm bài mới có chất lượng.
* Giao nhiệm vụ cho học sinh từng nhóm để tránh trùng lặp.
- Nhóm 1,2: Tìm các tranh, ảnh về rừng bị tàn phá và rừng nguyên sinh ( vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên).
- Nhóm 3,4: Sưu tầm tranh, ảnh khai thác nguồn lợi thủy sản trái với qui định(đánh cá bằng chất nổ, cá chết do ô nhiễm..)
* Giao nhiệm vụ cho cả lớp: Suy ngẫm về những hình ảnh đã tìm được?
Bản thân em đã làm được những gì để góp phần bảo vệ môi trường từ nhận thức đến hành động cụ thể.
* Tìm đọc: Các điều luật bảo vệ tài nguyên rừng và biển và trả lời câu hỏi: Vì sao Nhà nước lại ban hành luật bảo vệ tài nguyên rừng và biển ?
 c. 2: Chuẩn bị của Giáo Viên: 
Tìm tư liệu, hình ảnh chọn lọc về những nội dung như đã giao cho học sinh sao cho vừa đủ, phù hợp với nội dung , bài dạy. chọn 4,5 hình ảnh về biển và rừng bị ô nhiễm cho học sinh tự suy ngẫm, trình bày trước lớp suy nghĩ, chính kiến của mình khi được 
xem những hình ảnh đó.( Hiện tượng chặt phá rừng, đốt rừng; khai thác thủy sản bằng chất nổ.)
* Nghiên cứu các điều luật bảo vệ rừng và biển.
Theo luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004.
Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm.
Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
Săn, bắn, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
Qui định các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng.
 Giáo Viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học từ tư liệu, từ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc, tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên vô giá do thiên nhiên ban tặng, mang lại giá trị kinh tế lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Đồng thời là tài sản của quốc gia và là giá trị vật chất không những của chúng ta mà còn của thế hệ mai sau. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biết ngăn chặn những hành vi phá hoại, tạo một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài nguyên rừng và biển bị ô nhiễm, giáo viên khắc sâu cho học sinh ý thức bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên ấy, cũng có nghĩa là bảo vệ và xây dựng môi trường bền vững.
è Qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu để khẳng định: bảo vệ rừng, bảo vệ nơi mình sinh sống chính là bảo vệ môi trường.
Đối với học sinh trường THCS Quỳnh Hồng - địa bàn chủ yếu là đồng bằng, đồng thời cũng gần rừng. Có thể chọn tình huống: “ Trong một lần đi tham quan thiên nhiên em đã thấy người dân ở đây đổ rác bừa bãi ngoài đường, phố..., một số nguồn nước chưa được bảo vệ. Hoặc ở tại trường học, chứng kiến cảnh tượng rác ăn quà mà các bạn vứt khắp sân trường, một số học sinh tinh nghịch thì hái hoa, bẻ gãy cành cây...” , để học sinh trả lời câu hỏi sau: Khi chứng kiến cảnh đó em sẽ xử sự như thế nào? Nội dung được lồng ghép, tích hợp trong phần 1 của mục I, II ( những qui định về bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên) liên quan đến bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là trách nhiệm của học sinh để góp phần thực hiện cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.4: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua quá trình thực hiện chuyên đề trong các năm học trước tôi đã bước đầu đạt được kết quả đầu năm như sau:
Tổng số HS khối 8
237
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
T.số
%
T.số
%
T.số
%
T.số
%
T.số
%
 Đầu năm
20
8.4
80
33.7
130
54.8
7
3.1
0
0
Học kỳ I
20
8.4
80
33.7
130
54.8
7
3.1
0
0
Kết quả đạt được như trên tôi thấy chuyên đề có khả thi nên tôi cùng với các đồng chí cùng chuyên môn và được sự quan tâm của đồng chí tổ trưởng chuyên môn nên tôi tiếp tục thực hiện chuyên đề vào giảng dạy ở học kỳ II năm học 2013-2014 ở trường THCS Sơn Hải .
Việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua bộ môn Địa lý như trên đã làm cho nhận thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những có những nhận thức, hành vi đúng đắn về môi trường mà còn ham thích học tập bộ môn Địa lý. Điều này thể hiện qua chất lượng học tập trong học kỳ I so với khảo sát đầu năm học như sau:
 3, KẾT LUẬN.
3.1: Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC.
Qua thời gian một năm thực hiện đề tài đã đem lại một kết quả đáng kể, khả quan. Giáo dục được số lượng lớn học sinh biết ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và hiểu rõ bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
Trong tương lai thế hệ học sinh này sẽ là đội ngũ trí thức trẻ không những có ý thức đối với môi trường mà còn là lực lượng nòng cốt cải tạo và xây dựng môi trường tốt đẹp hơn.
Bản thân tôi, các đồng nghiệp và cả những người xung quanh đều được tôi truyền cho ngọn lửa luôn ý thức bảo vệ môi trường ở bất kì hoàn cảnh nào, môi trường nào.
3.2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
Để có nội dung tích hợp tốt trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào bài dạy, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi: 
+ Sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường, Liên chi Đoàn và Liên Đội
+ Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, sau các tiết dạy đã tham khảo sát các ý kiến của tổ trưởng chuyên môn để rút kinh nghiệm.
+ Các phương tiện thông tin đại chúng đã cung cấp nhiều thông tin về rừng, biển và môi trường.
- Khó khăn: 
Tốn nhiều thời gian, công sức để tìm tư liệu. Phương tiện, đồ dùng, máy móc dạy học còn quá khó khăn thì khó cho việc thực hiện thường xuyên.
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình thực hiện “ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lý”. Hy vọng tôi sẽ nhận được sự góp ý, trao đổi về cách làm, cách thực hiện tốt nhất từ phía đồng nghiệp để đem lại hiệu quả tốt nhất trong dạy và học môn Địa lý ở nhà trường.
3.3: ĐỀ XUẤT.
- Đề nghị sở, phòng GD-ĐT quan tâm nhiều hơn đến môn học, cung cấp thêm tư 
liệu dạy học cho môn Địa lý, nhiều tranh ảnh về giáo dục bảo vệ môi trường. Tài liệu 
mới nhất về Địa lí địa phương
- Tổ chức nhiều chuyên đề để giáo viên học hỏi thêm, chuyên sâu về môn học.
- Cung cấp các văn bản pháp luật mới nhất kịp thời hơn.
Sơn Hải , ngày 15 tháng 03 năm 2015
	 Người viết 
 Tác giả: Nhâm Văn Sơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung Học Cơ Sở.
Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên Trung Học Cơ Sở.
Các thông tư của ngành GD&ĐT.
Các điều luật bảo vệ và phát triển rừng, biển.
 5. Tài liệu: lý luận dạy học Địa lý.
 6. Tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III
 7. Tạp chí: Thế giới trong ta.
 8. SGK và SGV Địa lí khối THCS
 9. Chuẩn kiến thức môn địa lý khối THCS
 10. Hướng dẫn phân phối chương trình môn Địa lý 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
. . 
 . . 
. 

File đính kèm:

  • docSKKN_DIA_LY_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan