Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học bằng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Như trên đã nói, cách xử phạt của nhiều giáo viên hiện nay đa phần chưa thuyết phục được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lí quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo ra tâm lí chống đối, càng phạt thì càng vi phạm “cho bõ ghét”.
Thực tế vẫn có không ít giáo viên giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể xác: đánh học sinh bằng tay hoặc roi, bắt học sinh dán băng keo vào miệng, tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt học quỳ gối, úp mặt vào tường .Còn có giáo viên trừng phạt về tinh thần bằng cách sỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của học sinh như : chửi bới, xa lánh
Ở một số địa phương vẫn xảy ra việc giáo viên phạt đòn roi, đánh học sinh gây thương tích khiến dư luận xã hội lo lắng, bức xúc, đau lòng. Ví dụ như, ngày 22/2/2016, một thầy giáo có tiếng là hiền lành, chịu khó ở trường THCS Định Hoà, Yên Định, Thanh Hoá, trong lúc nóng giận đã dùng gậy đánh gãy tay một học sinh lớp 8 vì thiếu nghiêm túc trong giờ học. Hay vụ một cô giáo chủ nhiệm trường Tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội hôm 26/12/2016 cho 42 học sinh trong lớp tát vào mặt em Đ.T.L. Dù em kêu xót, cô T. vẫn không cho các học sinh trong lớp dừng tay
Cũng có những giáo viên phạt tiền cho mỗi lỗi vi phạm của học sinh. Mặc dù ở mức độ nào đó hình phạt này có thể hạn chế sự vi phạm của học sinh, được sự chấp thuận, đồng tình của tập thể lớp và phụ huynh học sinh nhưng sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức của các em. Vô hình chung tạo nên ở học sinh nét suy nghĩ: mọi tội lỗi, sai phạm đều có thể mua được bằng đồng tiền, cứ phạm lỗi, không sao, nộp tiền là hết lỗi, . Kết quả thường là các lỗi vi phạm không giảm, hoặc giảm rất ít.
Ngay cả phụ huynh cũng có nhiều người quan niệm phải dùng đòn roi với trẻ. Đầu năm học nào tôi cũng nghe nhiều phụ huynh nói:“Cô phải dữ vào, các cháu mới sợ!” hoặc “Thấy cháu nói cô hiền hơn cô chủ nhiệm cũ, em lo quá!”
Nhìn ở góc độ khách quan, có thể coi cách kỉ luật trừng phạt ở cả 3 môi trường gia đình- nhà trường- xã hội như một nguyên nhân quan trọng gây lên tình trạng bạo lực học đường, hoặc tạo ra những cú sốc tâm lí, những phản ứng không lành mạnh của học sinh. Khi xây dựng nhà trường thân thiện, rất cần có kỉ luật, nhưng kỉ luật học sinh là kỉ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do vậy cần chấm dứt hình thức trừng phạt.
Khi nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh, tôi thấy rất tâm đắc. Thực tế ở địa phương chưa có nhiều giáo viên nghiên cứu áp dụng thường xuyên phương pháp này, hoặc nếu có áp dụng cũng chỉ là một vài biện pháp, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa được nhân rộng, hoặc nhiều giáo viên vẫn quên, vẫn “lỡ tay”, “lỡ miệng”, .
Vì thế, căn cứ điều kiện thực tế lớp chủ nhiệm, tôi đã áp dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 58 trường Tiểu học Tân Phong B trong năm học 2016-2017 với 4 nhóm giải pháp cụ thể:
- Thay đổi cách ứng xử trong lớp học.
- Quan tâm đến những khó khăn của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Áp dụng những hình phạt tích cực.
- Xây dựng tập thể lớp tốt.
g lớp, với tinh thần thi đua lành mạnh trong các lĩnh vực. Ví dụ: Khi đi tham quan dã ngoại cùng nhà trường, tôi tổ chức lớp thành nhóm 6 em, trong nhóm tự quản nhau, đi chơi cùng nhau, thi đua xem nhóm nào chơi vui, đoàn kết, an toàn, không có sự cố nào, Kết quả, học sinh rất hãnh diện với nhóm của mình, biết bảo ban nhau, quan sát nhau không để thất lạc, trong khi cô giáo chỉ cần quan sát ở ngoài nhưng vẫn rất yên tâm. - Động viên, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động của trường, lớp, Đội để đạt kết quả cao. Ví dụ hướng dẫn các em kéo co sao cho sức bền, giành thắng lợi, thi chuyền banh sao cho nhanh mà banh không rớt, ... Học sinh thi trò chơi dân gian đạt giải Nhất - Hướng dẫn các em khen nhau bằng cách nhìn thẳng vào mắt nhau và nói “Bạn thật tuyệt vời!” đồng thời vỗ 2 tay mình vào 2 tay bạn (điều này tôi học được ở lớp tập huấn kĩ năng sống do thầy Phan Quốc Việt giảng dạy). Khi học sinh mất tập trung, tôi hô to: “Tay đâu, tay đâu?”, thế là học sinh giơ hai tay lên và đồng thanh đáp: “Tay đây, tay đây!”, hoặc khi các em không nhìn lên bảng mà mải làm việc riêng, tôi hô to: “Mắt đâu, mắt đâu?”, thế là học sinh giơ hai tay lên và đồng thanh đáp: “Mắt đây, mắt đây!”. Nhờ thế, học sinh tập trung vào bài học hơn, không khí lớp cũng đỡ nhàm chán. - Tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn đa dạng lôi cuốn các em tham gia, qua đó trải nghiệm niềm vui nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác: + Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường dành vài phút để Ban Văn nghệ của lớp tổ chức cho các bạn hát, diễn hài, trò chơi thư giãn,... + Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, Luyện từ và câu, Lịch sử- Địa lí, ..., tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống; Ai nhanh hơn; Tiếp sức;.... Thông qua các hoạt động này, ngoài việc được học, ôn bài một cách hứng thú, học sinh còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để áp dụng vào thực tế cuộc sống. + Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ theo quy mô khối, tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như ngày Quốc khánh, ngày 22/12,.... + Động viên học sinh của lớp tích cực hướng dẫn, tổ chức cho các em học sinh lớp 1, 2 tham gia chơi các trò chơi dân gian. Khuyến khích học sinh lớp 5/3 tự tin, mạnh dạn trong giờ học Hai học sinh của lớp đang hướng dẫn các em lớp 2 chơi chuyền đũa Kinh nghiệm thực tế cho thấy, không gì thuyết phục học sinh hiệu quả hơn việc người giáo viên có tác phong “lời nói đi đôi với việc làm”. Việc cùng học sinh lau chùi nền nhà, cửa lớp học, sơn lại tường, cắt dán trang trí lớp, trang trí bảng chữ đẹp, làm báo tường, chơi chuyền đũa, cò chẹp, rồng rắn lên mây, đã giúp tôi thêm gần gũi học sinh, được học sinh mến phục, là minh chứng cho các em hiểu rõ nhất câu nói “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Kết quả: Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên học sinh trở nên tự tin, năng động và sáng tạo, giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em, từ đó giảm thiểu những vi phạm. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Ánh mắt chán nán, mơ màng của vài học sinh hồi đầu năm đã biến mất, thay vào đó là tác phong nhanh nhẹn, cánh tay giơ cao một cách hăm hở, đôi mắt mở to, giọng nói tự tin của tất cả học sinh trong lớp... IV/ KẾT QUẢ: Với tôi, phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực thực sự là phương pháp có hiệu quả. Khi tôi áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, học sinh tự nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hoà nhập với tập thể, không cảm thấy bị xúc phạm dẫn đến chán nản, bỏ học. Giáo dục kỉ luật tích cực giúp tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và phụ huynh, học sinh và học sinh. Học sinh vui vẻ đến lớp, gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn, tiếp thu bài tốt hơn. Nhờ vậy, tôi cũng giảm được áp lực quản lí lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật, từ đó tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh và phụ huynh tôn trọng và quý mến. Mối quan hệ cô- trò trở nên thân thiện hơn. Lớp học đoàn kết, chất lượng dạy và học được nâng cao, bản thân tôi có nhiều niềm vui, cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề và luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội. Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến; tích cực, chủ động hơn trong học tập; tự tin trước đám đông; phát huy được khả năng của mình. Đến cuối năm học, lớp tôi chủ nhiệm không còn học sinh đi học trễ, quên sách vở, đồ dùng học tập, quên không học bài, hoặc trong lớp hay làm việc riêng, nói chuyện, chọc phá bạn Qua phiếu điều tra của nhà trường gửi cho phụ huynh học sinh về cô chủ nhiệm, kết quả tôi nhận được là sự tin tưởng của toàn thể phụ huynh trong lớp. Đa số đều chọn ô “Rất hài lòng”. Nhiều phụ huynh nhận xét là cô nhiệt tình, tận tuỵ với nghề nghiệp, quản lí lớp có hiệu quả, học sinh có nhiều tiến bộ, nề nếp lớp tốt. Nhiều học sinh đã lên lớp 6, nhưng khi rảnh rỗi là các em lại ghé trường thăm cô,... Với tôi, đây là sự thành công, là món quà to lớn nhất sau một năm học, vì như trên mục Diễn đàn "Quan tâm tới giáo dục" (Trường học trực tuyến Bigschool), một giáo viên ở Hà Nội đã viết: “Một người giáo viên chủ nhiệm thành công nhất định không đồng nghĩa với việc phải làm thế nào để học sinh sợ mình và từ sợ nên phải cố gắng không vi phạm bất cứ lỗi gì. Thành công của người giáo viên chủ nhiệm là ở chỗ học sinh có chia sẻ với mình những tâm sự về cuộc sống, về gia đình và những thổn thức của tuổi mới lớn hay không, giáo viên có cùng các em giải đáp hay đưa ra được lời khuyên kịp thời và hiệu quả cho những băn khoăn, thao thức ấy không.” *Số liệu thống kê: + Kết quả đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 58: - Đầu năm học 2016-2017: đạt 100%. - Cuối năm học 2016-2017: đạt 100%. + Kết quả phiếu khảo sát học sinh nhận xét về lớp: Số học sinh tham gia khảo sát: 37/37. Kết quả như sau: Nội dung Mức độ Rất thích /tốt Tỉ lệ % Thích /tốt Tỉ lệ % Không thích /tốt Tỉ lệ % 1. Thích lớp học 37 100% 2. Yêu quý cô 37 100% 3. Nề nếp lớp 37 100% 4. Hình phạt phù hợp 37 100% Ở các ý hỏi phụ, các em cũng trả lời rất đầy đủ: Câu 1: Nhiều em nêu thêm lí do thích là do lớp học vui, các bạn biết cùng nhau học tập. Câu 2: Đa số học sinh chọn ý yêu quý cô vì cô nhẹ nhàng, không la mắng, trách phạt. Câu 5: Nhiều em chọn hình phạt hiệu quả nhất là tưới cây và phạt đọc sách. Kết quả đạt được ở một số mặt hoạt động của lớp: Thời điểm Sĩ số Ý thức học tập Nề nếp Phong trào Tốt Tỉ lệ % Chưa tốt Tỉ lệ % Tốt Tỉ lệ % Chưa tốt Tỉ lệ % Tốt Tỉ lệ % Chưa tốt Tỉ lệ % Đầu năm 37 29 78,4 8 21,6 31 83,8 6 16,2 31 83,8 6 16,2 Cuối năm 37 37 100,0 0 0,0 37 100,0 0 0,0 35 94,6 2 5,4 (Còn 2 em ít tham gia phong trào là Quốc Đạt và Tiến Dũng do sức khoẻ yếu). *Kết quả cụ thể ở một số phong trào như sau: - Tập thể lớp luôn đoàn kết, chăm ngoan. - Năng lực, phẩm chất xếp loại Đạt trở lên: 100%. Duy trì sĩ số 100%. Hoàn thành chương trình tiểu học: 100%. - 100% học sinh vào học lớp 6, (trong số 20/37 em học trường Trần Hưng Đạo, có 5 em được vào học lớp Tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia của Bộ GD&ĐT). - Học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, công tác Đội đầy đủ và tích cực: đội nghi thức, phụ trách Sao.. Lớp nhiều lần nhận Cờ thi đua tuần. Có 6 Đội viên được trường khen hoạt động Đội xuất sắc. - Tham gia phong trào kế hoạch nhỏ: vượt chỉ tiêu. - Không có học sinh vi phạm an toàn giao thông/ bị tai nạn. - Lớp đạt 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải sáng tạo trong các hội thi chào mừng 20/11 cấp trường. + Thi giải Toán, tiếng Anh trên Internet: Lớp có 22 lượt học sinh thi cấp trường, đạt 12 giải cấp trường, 1 giải cấp thành phố, 1 giải cấp tỉnh. Học sinh nhận giải các hội thi chào mừng 20/11 Em Nguyễn Bình Phương Như- đạt giải Tiếng Anh trên Internet cấp Tỉnh V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Các giải pháp nêu trên là giải pháp có nội dung ứng dụng các phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Sáng kiến này đã được bản thân thực nghiệm tại lớp chủ nhiệm năm học 2016-2017; được học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh đánh giá là có hiệu quả. Tôi thường xuyên trao đổi các giải pháp với một số giáo viên trong năm học 2016-2017, họ rất tâm đắc, nhiều người thực hiện theo... Sáng kiến đã được hiệu trưởng đánh giá công nhận có hiệu quả khi triển khai thực hiện. Ngày 26/8/2017, tôi đã triển khai đến toàn thể giáo viên trong buổi sinh hoạt chuyên đề do trường Tiểu học Tân Phong B tổ chức. Từ đó đến nay, toàn bộ giáo viên nhà trường đã và đang tiến hành vận dụng trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện và áp dụng các giải pháp nêu trên, tôi thấy các giải pháp này có thể áp dụng được ở tất cả các lớp. Bản thân đang tiếp tục áp dụng ở lớp 5/10 năm học 2017-2018. Giáo viên chủ nhiệm cùng phụ huynh và học sinh lớp 5/10 đi cổ động trận chung kết giải Bóng đá Nhi đồng Cúp báo Đồng Nai lần thứ XV-2017 Từ kinh nghiệm thực tiễn, tôi thấy để thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, cần chú ý một số vấn đề sau: - Muốn vận dụng tốt kỉ luật tích cực trong nhà trường, trước hết giáo viên cần nhận thức rằng biện pháp kỉ luật trừng phạt học sinh cần được chấm dứt và thay thế bằng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Xin được mượn lời tác giả bài viết “Thương cho roi, cho vọt!: Nguồn gốc của bạo hành?” đăng trên trang Web Báo Thanh niên- ngày 25/11/2014: “Đã nhiều lần tôi muốn cầm bút viết với hy vọng tiếng nói của mình sẽ thức tỉnh một thầy cô nào đó, một phụ huynh nào đó đang làm khổ những đứa trẻ vô tội. Cái giáo lí “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" sẽ còn là nguồn gốc của bạo hành trong nhà trường, trong gia đình nếu chúng ta còn cổ vũ hay dung túng nó. Mỗi con người được tạo hoá sinh ra với những bộ óc khác nhau nhưng không vì thế mà họ không được đối xử bình đẳng như nhau. Hãy dẹp bỏ những định kiến xã hội hủ lậu và hãy yêu thương bằng những hành động yêu thương thiết thực chứ không phải bằng roi, bằng vọt, bằng nhiếc móc và hành hạ. Hãy cho những đứa trẻ không có sự thông minh bằng những đứa trẻ khác sự bình đẳng! Hãy giáo dục cho những đứa trẻ có tiếng nói riêng và hãy tôn trọng chúng ngay từ khi chúng còn bé! Phải thay đổi tư duy giáo dục thì chúng ta mới mong thay đổi tương lai một đứa trẻ, một gia đình và một xã hội.” - Hiểu và nắm bắt tâm lí của học sinh ở mọi lứa tuổi, từng học sinh và bản thân giáo viên phải có được niềm vui trong công việc. Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress, gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ. - Ðiều cốt yếu trong giáo dục kỉ luật tích cực là học sinh luôn được tôn trọng. Khi các em mắc những sai lầm, khuyết điểm, giáo viên không nên “đao to búa lớn” mà phải biết gần gũi, quan tâm tạo cho các em sự tin tưởng để có thể bộc bạch những suy nghĩ, bản thân. Khi học sinh mắc lỗi, thầy, cô giáo phải là người bạn, người anh, người chị, người cha, người mẹ chỉ bảo cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh, làm sao cho các em thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Riêng bản thân tôi, “HÃY THAY CHÊ BAI BẰNG KHEN NGỢI!” là điều tôi luôn ghi nhớ khi thực hiện phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Tóm lại, phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực là một trong những biện pháp hữu hiệu trong công tác giáo dục toàn diện, đồng thời góp phần xây dựng môi trường học tập, môi trường sống thân thiện, an toàn cho học sinh. Tuy nhiên cũng cần phải xác định rằng kỉ luật tích cực không phải là cây đũa thần, không phải là chiếc chìa khoá vạn năng. Do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ công thì còn phải linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với hệ thống các giải pháp khác đi kèm, sao cho việc kỉ luật học sinh vẫn phải diễn ra nghiêm túc, đúng luật. * Đề xuất: Thay đổi một quan niệm truyền thống trong giáo dục không phải là điều dễ dàng, phổ biến một quan niệm giáo dục mới lại càng khó hơn. Hướng đi đúng nhất cho vấn đề này có lẽ nên bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức. Vì thế, các cấp quản lí cần tập huấn để giúp giáo viên hiểu được vì sao không nên sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể trẻ em, trang bị cho giáo viên về các biện pháp giáp dục kỉ luật tích cực nhằm tạo ra một môi trường học tập thân thiện; giúp giáo viên có thêm các kiến thức và kĩ năng trong giáo dục kỉ luật tích cực và giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn xảy ra trên lớp học. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình chủ nhiệm lớp với việc áp dụng các phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Do thời gian và năng lực có hạn, chắc hẳn sẽ không trácnh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. VI/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học. 2/ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 3/ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014. 4/ Plan- một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm. Tài liệu về các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. 5/ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (Module TH 34,35). 6/ Trang Web Báo Thanh niên (2014). 7/ Trường học trực tuyến Bigschool. VII/ PHỤ LỤC: 1/ Phiếu khảo sát học sinh. 2/ Một số hình ảnh minh hoạ. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Lớp 5/8 năm học 2016-2017 Em Nguyễn Thị Thanh Thanh Bố mẹ em có 3 người con: 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. 2. Em Nguyễn Ngọc Long Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. Em Nguyễn Thị Thanh Thanh Bố mẹ em có 3 người con: 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. 2. Em Nguyễn Ngọc Long Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. Em Nguyễn Thị Thanh Thanh Bố mẹ em có 3 người con: 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. 2. Em Nguyễn Ngọc Long Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. Sản phẩm của học sinh: “Nội quy lớp em” Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. Học sinh tham gia trò chơi học tập “Chúng mình cùng đọc sách nào!” Tích cực và khéo léo tham gia hội thi trò chơi dân gian Hoàn thành khâu cuối cùng Sản phẩm của cô và trò đạt giải nhất và giải sáng tạo Học sinh của lớp 5/8 tích cực hướng dẫn các em lớp 2 chơi chuyền đũa Khuyến khích học sinh tự tin, mạnh dạn trong hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoàn thành việc trang trí bảng trưng bày chữ đẹp Tham gia trưng bày sách truyện Ngày hội đọc 21/4/2017 Triển khai chuyên đề cấp trường “Vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong giảng dạy và giáo dục ở trường tiểu học” (ngày 26/8/2017) MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỚP 5/10 Năm học 2017-2018 5 học sinh của lớp trong đội nghi lễ Cô, trò và phụ huynh cổ động trận chung kết giải Bóng đá Nhi đồng Cúp báo Đồng Nai lần thứ XV-2017 Tân Phong, ngày 6 tháng 9 năm 2017 Người viết Vũ Thị Mận HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Em Nguyễn Thị Thanh Thanh Bố mẹ em có 3 người con: 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. 2. Em Nguyễn Ngọc Long Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. 1. Em Nguyễn Thị Thanh Thanh Bố mẹ em có 3 người con: 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. 2. Em Nguyễn Ngọc Long Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. THÀNH TÍCH CỦA LỚP - Đầu năm sĩ số : 38 đến tháng 12 tăng 1em, nay sĩ số là 39. - Phong trào Vở sạch chữ đẹp: Đa số các em có nhiều tiến bộ về chữ viết, trình bày bài sạch sẽ. + Cấp trường: 1 giải II, 2 giải khuyến khích, tập thể lớp đạt giải III. + Cấp huyện: 1 giải + Cấp tỉnh: 1 giải khuyến khích - Thi Olympic tiếng Anh qua internet cấp trường: 1 giải I, 1 giải II - Thi Olympic tiếng Anh qua internet cấp huyện: đạt 2 giải - Thi vẽ tranh về chủ đề Môi trường cấp trường: 1 em đạt giải khuyến khích 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn
File đính kèm:
- SKKN-2017_GIAODUC_VuThiMan_THTanPhongB.docx