Sáng kiến kinh nghiệm Làm thê nào để việc dự giờ rất có ý nghĩa với giáo viên?

Dự giờ có ý nghĩa to lớn như vậy, lẽ ra ai cũng muốn đi dự giờ đồng nghiệp hoặc muốn được đồng nghiệp dự giờ mình, thế nhưng thực tế khá nhiều người ái ngại, thậm chí lo lắng và căng thẳng khi có người dự giờ dạy của mình. Vậy điều gì đã cản trở họ? Phải chăng họ ngại di dự giờ vì không muốn mất thời gian riêng? Hay họ nghĩ chẳng cần phải trao đổi học tập kinh nghiệm gì nữa vì họ thừa trình độ và kinh nghiệm hơn đồng nghiệp mình rồi? Họ ngại không muốn đồng nghiệp dự giờ mình phải chăng vì chuẩn bị bài chưa kĩ hoặc phải chuẩn bị bài kĩ mất nhiều thời gian và công sức ( vì khi có người dự giờ thì dù thé nào cũng phải chuẩn bị bài chu đáo hơn) hay họ ngại phải rút kinh nghiệm và tâm lí nặng nề khi bị rút kinh nghiệm? Có lẽ lý do chính là mỗi giáo viên đều cảm thấy chưa hoàn toàn thoải mái về việc dự dự giờ vốn rất đơn giản và quen thuộc này là khi nghe nhận xét từ các đồng nghiệp của mình. Chỉ ra thế mạnh hay thiếu sót của bài dạy, cái hay cái dở của người dạy là cần thiết và nên làm. Nhưng điều nhiều giáo viên băn khoăn chính là thái độ góp ý của đồng nghiệp mình.

Thực tế rất dễ dàng nhận thấy một số kiểu nhận rút kinh nghiệm dự giờ như sau: một là chân thành, thiện chí, thẳng thắn chỉ ra các ưu điểm hay nhược điểm rõ ràng và cụ thể, hướng dẫn cách khắc phục một cách có trách nhiệm; hai là qua quýt, xong chuyện rất đại khái, chung chung; ba là chỉ trích, vạch lá tìm sâu, “nhân cơ hội” soi mói khuyết điểm kiểu cá nhân Có thể nói rằng, rất nhiều thầy cô nhiệt tình, cởi mở và thiện chí với đồng nghiệp của mình, nhiều người còn bảo ban, chỉ dẫn tận tụy, không ngần ngại chia sẻ những gì mình biết cho đồng nghiệp. Song cũng không thiếu kiểu góp ý thứ hai, thứ ba. Hệ quả này xuất phát từ quan niệm đã thành lối mòn trong phương pháp dự giờ truyền thống, đó là chúng ta vẫn xem dự giờ là quan sát cách dạy của giáo viên, đánh giá trình độ giáo viên. Và điều nay đã thể hiện sẵn ở các tiêu chí đánh giá hiệu quả giờ dạy trong phiếu dự giờ rồi. Có lẽ đó là lí do tại sao nhiều người không muốn có người dự giờ mình. Cũng phải nghiêm túc nhận thấy rằng, nếu chúng ta vẫn giữ lối tư duy và thói quen dự giờ thứ 2, thứ 3 thì bầu không khí giữa đồng nghiệp với nhau sẽ né tránh, khó chia sẻ, làm có sự kết nối, tương trợ giữa các thành viên trong mỗi tổ bộ môn và rộng ra là trong toàn trường? Làm sao tránh khỏi sự lỏng lẻo và yếu ớt khi chúng ta đang tích cực để xây dựng mô hình mỗi Tổ chuyên môn là đơn vị Bồi dưỡng và tự Bồi dưỡng cho giáo viên của mình bắt kịp sự thay đổi, phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiên nay ? Bất kì là ở đâu, môi trường làm việc nào con người cũng cần bầu không khí lành mạnh và chỉ khi có bầu không khí đó con người mới có cơ hội phát triển và thấy an tâm, hạnh phúc với công việc mình làm, và chỉ khi con người ta thấy hạnh phúc, an tâm với công việc của mình thì mới có sự nhiệt tình cống hiến, sự hi sinh tận tụy và mới có những sáng kiến, sáng tạo có giá trị . Vậy ai sẽ là người tạo ra nhân tố thúc đẩy này – xin thưa rằng chính là chúng ta, những đồng nghiệp cùng công việc, cùng hưởng niềm vui trong một ngôi trường. Thế nên, thật đáng tiếc là nhiều khi, vô hình chung chúng ta đã biến một hoạt động có ý nghĩa thành áp lực Vậy làm thê nào để việc dự giờ rất có ý nghĩa với giáo viên sẽ không còn là áp lực nữa?

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thê nào để việc dự giờ rất có ý nghĩa với giáo viên?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài suy ngẫm về việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dự của giáo viên hiện nay.
Kinh nghiệm làm thê nào để việc dự giờ rất có ý nghĩa với giáo viên
Nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc dự giờ nhưng “ tiếng nói chung” tìm đến nhau nhiều nhất của các thầy cô đó là tâm lí không thích đi dự giờ và càng không thích bị dự giờ!!?
Người viêt bài này xin bắt đầu bằng một sự việc nhỏ:
Môt buổi sáng thứ hai đầu năm học, trong buổi họp giao ban đầu tuần, sau những đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua,  Hiệu trưởng thông báo kế hoach kiểm tra toàn diện 4 đồng chí giáo viên và thông báo thêm: Ban giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn sẽ tăng cường dự giờ đột xuất với giáo viên trong năm học này.
Sau giờ hội ý, thông báo về việc dự giờ ngay lập tức được các giáo viên  đem ra bàn luận rất “sôi nổi”. Nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc dự giờ nhưng “ tiếng nói chung” tìm đến nhau nhiều nhất của các thầy cô đó là tâm lí không thích đi dự giờ và càng không thích bị dự giờ!!?
Người viết bài này chợt  nghĩ ngay đến vấn đề rất đơn giản, quen thuộc mà đang trở nên phức tạp này nên muốn đem nó ra để suy ngẫm đôi điều và trao đổi ra đây với  đồng nghiệp.
Trước hết, ai là giáo viên cũng đều thừa biết rằng, dự giờ trong nghề dạy học là “câu chuyện xưa như trái đất”. Có lẽ nghề dạy học ra đời từ khi nào thì cũng có lịch sử dự giờ cũng gần như vậy. Tất nhiên tính chất của nó như là một sự tự phát để trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với công việc dạy học.
Từ trước đến nay, trong nghề dạy học vẫn tồn tại có hai loại dự giờ cơ bản: loại thứ nhất bất ngờ không báo trước, loại thứ hai là có lịch sẵn theo kế hoạch. Dự giờ đồng nghiệp và đồng nghiệp đi dự giờ mình là chuyện tất yếu phải làm, là hoạt động chuyên môn thường xuyên của người giáo viên, là hình thức rất tốt để trau dồi chuyen môn nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề. Không ai phủ nhận được những lợi ích to lớn của việc dự giờ đem lại cho một giáo viên bởi bản chất tốt đẹp của nó là “được học và học được” nhiều thứ sau khi tự trải nghiệm hoặc từ kinh nghiệm cũng như hạn chế của đồng nghiệp mình.
Mỗi lần có người dự giờ dạy của mình hay mỗi lần đi dự giờ đồng nghiệp, bản thân sẽ nhận ra một số vấn đề mình được và chưa được, điểm mạnh hay yếu của mỗi người để khắc phục hay phát huy, học hỏi rồi rút kinh nghiệm cho chính mình từ nội dung kiến thức đến kĩ năng, tác phong điệu bộ đứng lớp, cách giao tiếp với học sinh cả bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của giáo viên, đến hình thức tổ chức dạy học Với sự cọ sát thực tiễn đó, dự giờ chắc chắn làm cho người giáo viên ngày càng tự chủ, tự tin và vững vàng hơn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình ...
Dự giờ có ý nghĩa to lớn như vậy, lẽ ra ai cũng muốn đi dự giờ đồng nghiệp hoặc muốn được đồng nghiệp dự giờ mình, thế nhưng thực tế khá nhiều người ái ngại, thậm chí lo lắng và căng thẳng khi có người dự giờ dạy của mình. Vậy điều gì đã cản trở họ? Phải chăng họ ngại di dự giờ vì không muốn mất thời gian riêng? Hay họ nghĩ chẳng cần phải trao đổi học tập kinh nghiệm gì nữa vì họ thừa trình độ và kinh nghiệm hơn đồng nghiệp mình rồi? Họ ngại không  muốn đồng nghiệp dự giờ mình phải chăng vì chuẩn bị bài chưa kĩ hoặc phải chuẩn bị bài kĩ mất nhiều thời gian và công sức ( vì khi có người dự giờ thì dù thé nào cũng phải chuẩn bị bài chu đáo hơn) hay họ ngại phải  rút kinh nghiệm và tâm lí nặng nề khi bị rút kinh nghiệm? Có lẽ lý do chính là mỗi giáo viên đều cảm thấy chưa hoàn toàn thoải mái về việc dự dự giờ vốn rất đơn giản và quen thuộc này là khi nghe nhận xét từ các đồng nghiệp của mình. Chỉ ra thế mạnh hay thiếu sót của bài dạy, cái hay cái dở của người dạy là cần thiết và nên làm. Nhưng điều nhiều giáo viên băn khoăn chính là thái độ góp ý của đồng nghiệp mình.
Thực tế rất dễ dàng nhận thấy một số kiểu nhận rút kinh nghiệm dự giờ như sau: một là chân thành, thiện chí, thẳng thắn chỉ ra các ưu điểm hay nhược điểm rõ ràng và cụ thể, hướng dẫn cách khắc phục một cách có trách nhiệm; hai là qua quýt, xong chuyện rất đại khái, chung chung; ba là chỉ trích, vạch lá tìm sâu, “nhân cơ hội” soi mói khuyết điểm kiểu cá nhân Có thể nói rằng,  rất nhiều thầy cô nhiệt tình, cởi mở và thiện chí với đồng nghiệp của mình, nhiều người còn bảo ban, chỉ dẫn tận tụy, không ngần ngại chia sẻ những gì mình biết cho đồng nghiệp. Song cũng không thiếu kiểu góp ý thứ hai, thứ ba. Hệ quả này xuất phát từ quan niệm đã thành lối mòn trong phương pháp dự giờ truyền thống, đó là chúng ta vẫn xem dự giờ là quan sát cách dạy của giáo viên, đánh giá trình độ giáo viên. Và điều nay đã thể hiện sẵn ở các tiêu chí đánh giá hiệu quả giờ dạy trong phiếu dự giờ rồi. Có lẽ đó là lí do tại sao nhiều người không muốn có người dự giờ mình. Cũng phải nghiêm túc nhận thấy rằng, nếu chúng ta vẫn giữ lối tư duy và thói quen dự giờ thứ 2, thứ 3 thì bầu không khí giữa đồng nghiệp với nhau sẽ né tránh, khó chia sẻ, làm có sự kết nối, tương trợ giữa các thành viên trong mỗi tổ bộ môn và rộng ra là trong toàn trường? Làm sao tránh khỏi sự lỏng lẻo và yếu ớt khi chúng ta đang tích cực để xây dựng mô hình mỗi Tổ chuyên môn là đơn vị Bồi dưỡng và tự Bồi dưỡng cho giáo viên của mình bắt kịp sự thay đổi, phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiên nay ?  Bất kì là ở đâu, môi trường làm việc nào con người cũng cần bầu không khí lành mạnh và chỉ khi có bầu không khí đó con người mới có cơ hội phát triển và thấy an tâm, hạnh phúc với công việc mình làm, và chỉ khi con người ta thấy hạnh phúc, an tâm với công việc của mình thì mới có sự nhiệt tình cống hiến, sự hi sinh tận tụy và mới có những sáng kiến, sáng tạo có giá trị . Vậy ai sẽ là người  tạo ra nhân tố thúc đẩy này – xin thưa rằng chính là chúng ta, những đồng nghiệp cùng công việc, cùng hưởng niềm vui trong một ngôi trường. Thế nên, thật đáng tiếc là nhiều khi, vô hình chung chúng ta đã biến một hoạt động có ý nghĩa thành áp lựcVậy làm thê nào để việc dự giờ rất có ý nghĩa với giáo viên sẽ không  còn là áp lực nữa?  Có câu danh ngôn rằng:
“Khi gánh nặng được mang với sự vui vẻ thì nó sẽ trở nên rất nhẹ nhàng”
Điều đó là đúng. Nên trong bài viết này, người viết bài muốn trao đổi sâu thêm với các đồng nghiệp về việc thay đổi lối mòn trong cách dự giờ và đánh giá giờ dự theo hướng mới mà năm học này Bộ GD-ĐT đã đưa ra như một hướng đi mới mẻ nhằm dần khắc phục sự nhàm chán, lỗi thời và còn nhiều cản trở sự phát triển chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hiện nay. Đặc biệt là để tạo ra tâm lí thoải mái và tương trợ giữa các đồng nghiệp trong hoạt động dự giờ. Chúng ta sẽ phải bắt đầu thay đổi từ chính quan niệm về dự giờ của mỗi giáo viên và sự  vào cuộc đống vai trò đinh hướng tích cực của tổ chuyên môn tạo nên một hướng mới cho văn hóa dự giờ: hướng đi mới đó chỉ có thể là: dự giờ theo nghiên cứu bài học
Đã đến lúc chúng ta cần phải đổi mới cách dự giờ và tạo nên một phong cách văn hóa khi dự giờ. Những năm gần đây, người ta nói nhiều đến sự cải tiến cách dự giờ của các nước  phát triển tiêu biểu là Nhật Bản, Mĩ, Hàn Quốc, Singapore Họ đã thay đổi cách dự giờ bắt đầu từ quan niệm chuyển từ quan sát giáo viên là chính sang quan sát học sinh là trọng tâm. Tiếp đến là thay đổi thái độ góp ý sau giờ dạy là họ dành thời gian thảo luận với tinh thần xây dựng tình cảm đồng nghiệp qua đối thoại với phương châm tôn trọng, chia sẻ tối đa. Thiết nghĩ, trong điều kiện của đất nước ta hiện nay, nên giáo dục còn nhiều những khó khăn về cơ sở vật chất, chưa đông bộ về nhiêu mặt, nhất là chất lượng đội ngũ cũng như trình độ học sinh còn chia theo vùng miền, thì chúng ta không nhất thiết và chưa thể học tập làm dập khuôn theo họ ngay được, mà chúng ta cần học tập ở họ là cách nghĩ và cách làm trong việc dự giờ đồng nghiệp. Chúng ta hãy nhìn cách họ làm: họ đến dự giờ không phải là xem đồng nghiệp mình dạy gì, dạy như thế nào mà họ đến quan sát năng lực nhận thức và cảm xúc của từng học sinh lớp đó học ra sao? Với một mục đích duy nhất là hỗ trợ, cùng đồng nghiệp của mình “không bỏ rơi học sinh”, phát hiện những học sinh gặp khó khăn khi tiếp nhận đơn vị kiến thức đó để kịp thời giúp đỡ hoặc tư vấn cho đồng nghiệp cách giúp đỡ học sinh vượt qua cái gọi là “ rào cản” và “ vùng kién thức trống”.
Thực ra, tạo ra văn hóa dự giờ theo hướng mới không phải là cái gì to tát, ghê gớm mà thực chất là thay đổi đối tượng quan sát từ đó thay đổi cách quan sát và thái độ rút kinh nghiệm sau giờ dạy thì mới đem lại hiệu quả cao. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận phương pháp dự giờ truyền thống,  từ trước đến giờ chúng ta vẫn quan tâm đến đối tượng học sinh khi dự giờ nhưng chúng ta chưa quan sát kĩ và không coi học sinh là đối tượng nhận xét chính khi dự giờ  mà thôi. Bây giờ việc cụ thể chúng ta nên làm là: từ chỗ chủ yếu quan sát giáo viên sang quan sát học sinh là trọng tâm, từ đánh giá trình độ, cách dạy của giáo viên sang suy ngẫm và chia sẻ về việc học của học sinh, cùng suy đoán các nguyên nhân và đưa ra những cách giải quyết khắc phục. Dự giờ theo nghiên cứu bài học là một quá trình với nhiều khâu, nhiều bước  chứ không còn đơn thuần chỉ là một buổi các thành viên trong tổ đến để bàn bạc về một đơn vị kiến thức khó dạy nào đó trong chương trình nữa.
Từ chỗ thay đổi đặc điểm, tính chất thì mục đích dự giờ thì và ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn cũng sâu sắc, đúng nghĩa hơn: Hiểu rõ hơn về cách học sinh học, về tác dụng của phương pháp dạy học đến việc học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả tối đa. Đồng thời cũng cần hướng đến phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua sự tương tác có hệ thống với các giáo viên khác trong trường hoặc cụm trường. Cần chú ý đến việc tạo ra bầu không khí thân thiện trong cộng đồng học tập và cùng chịu trách nhiệm chứ không phải tạo ra chiến tuyến. “Không bỏ rơi học sinh, không phê phán đồng nghiệp, tạo ra một cộng đồng học tập” là những cụm từ thể hiện triết lý sinh hoạt chuyên môn mới theo nghiên cứu bài học hiện nay. Chúng ta có lẽ nên đồng ý với nhau rằng : “Thước đo sự thành, bại của giờ dạy là ở thái độ, hành vi, phản ứng của học sinh trong giờ học đó. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học”.
Gắn với sự chuyển đổi đối tượng và vị trí quan sát, văn hóa dự giờ rất quan tâm đến thái độ góp ý. Từ chỗ chúng ta thiên về đánh giá- xếp loại, bây giờ chúng ta thảo luận- trao đổi- chia sẻ. Với tinh thần này mọi thành viên trong tổ, người dự và người được dự đều trưởng thành hơn, thoải mái hơn, đều được cho đi và nhận lại những hiểu biết quý báu, những cách thức tổ chức dạy học hay, những tư liệu cần thiết phục vụ thiết kế bài học. Bước đầu tiên cho hình thành văn hóa dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học là cần hạn chế và xóa bỏ thói quen phê bình . Xác lập thiện chí, hợp tác, xây dựng là tiêu chí của bầu không khí thảo luận. Điều này không mới, không lạ, thật ra nó là cái vốn có trong suy nghĩ, mong muốn và cũng là cách nhiều giáo viên thể hiện với đồng nghiệp. Song vấn đề là chúng ta phải biến nó thành văn hóa sinh hoạt chuyên môn, thành nếp nghĩ, nếp làm ở người giáo viên, mọi nơi và mọi lúc.
Sự đổi mới là một biểu hiện của nền giáo dục tiến bộ và văn minh. Dẫu biết rằng, thay đổi nếp nghĩ và văn hóa dự giờ trong các nhà trường hiện nay không hề đơn giản nên ta khồng thể tiên hành ồ ạt, đồng loạt ngay được mà cần có sự thử nghiệm, trải nghiệm thực tế rồi rút ra kinh nghiệm để vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện từng trường, từng lớp mới có hiệu quả. Cũng cần có thêm thời gian và  chương trình tập huấn để thông suốt tư tưởng từ cấp bậc quản lí đến đội ngũ giáo viên. Nhưng có lẽ cần nhất là quyết tâm và thiện chí thay đổi trong mỗi con người, trong nhận thức của mỗi giáo viên. Chỉ khi chúng ta có sẵn sàng cởi bỏ một thói quen cũ để bắt tay vào tạo dựng thói quen mới ta mới tìm được chỗ đững của mình trong sự nghiệp. Sự thay đổi văn hóa dự giờ đã trở nên cấp thiết bởi giá trị to lớn mà nó mang lại cho mỗi cá nhân giáo viên nói riêng và cả tập thể tổ bộ môn, rộng hơn là nhà trường nói chung. Một mặt vừa nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, mặt khác thiết lập được mối quan hệ  thân thiện, tích cực giữa giáo viên với nhau. Muốn phát triển nhà trường bền vững rõ ràng đây là yếu tố phải được ưu tiên để tạo ra những hiệu ứng lan tỏa từ một người đến nhiều người, từ một tổ đến toàn trường, từ trường này qua trước khác và cứ như thế tạo dựng nền giáo dục lành mạnh.
Lí thuyết là thế, nhưng bắt tay làm thực không dễ. Làm thế nào luôn là câu hỏi đầy bức xúc và lo lắng của giáo viên. “Làm thế nào?” “Xưa nay ta chỉ chăm chăm hỏi, dù rằng biết hỏi tức có nghĩ đến, đã trăn trở nhưng chỉ hỏi thôi thì cũng chỉ vậy thôi. Đừng hỏi làm thế nào mà phải nói làm thế này. Nghĩa là chúng ta phải bắt tay vào làm, làm thật, làm sẽ vỡ ra, sẽ quen, quen rồi tự nó biến thành kĩ năng của mỗi người giáo viên”. Thiết nghĩ, vấn đề cốt yếu của sự đổi mới nằm ở quyết tâm, tính kiên trì và tuân thủ với cách làm  ở mỗi thầy cô giáo và nhà trường.
Thực tế nhiều giáo viên chưa hình dung được bức tranh toàn cảnh của sự đổi mới trong dự giờ theo nghiên cứu bài học này là như thế nào và đi đến đâu, nếu không nói là cảm thấy mơ hồ chung chung. Nhưng một thông điệp đã được gióng lên đó là: đừng hỏi “làm thế nào” nữa, mà hãy nói “làm thế này” . Chúng ta hãy cứ làm đi, làm theo chu trình từng  bước một. Dĩ nhiên ban đầu, không tránh khỏi sự lúng túng, bỡ ngỡ, nhưng sau dần trở thành phản  xạ tự nhiên, thành nếp quen. Quan trọng là chúng ta phải thay đổi lối mòn tư duy trước đây từ cách nghĩ, cách làm, cách đánh giờ giờ học. Và người viết bài này tin  rằng với một đội ngũ giáo viên năng động, tâm huyết hiên nay, chúng ta  sẽ thành công trên tinh thần đổi mới!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_viec_du_gio_rat_co_y_ng.docx
Sáng Kiến Liên Quan