Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích đến trường và mỗi ngày đến trường là một niềm vui

Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người lao động mới phát triển một cách toàn diện đủ về năng lực và phẩm chất, độc lập sáng tạo trong công việc, hòa nhập hài hòa với cuộc sống.

 Học sinh tích cực là cơ sở nền tảng, là nơi giúp học sinh có được ý thức học tập gắn bó khắn khít nhau, cùng vui chơi cùng học tập, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, giúp các em phát triển một cách toàn diện. Nó là ngôi nhà thứ hai của các em, ngôi nhà không thể thiếu trong thời thơ ấu nếu ai được cắp sách đến trường. Do đó việc xây dựng cho học sinh có ý thức học tích cực là nhu cầu vô cùng quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Người giáo viên chủ nhiệm có tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục.

 Năm học 2017-2018 là năm học "Tiếp tục tăng cường kỷ cương nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, bệnh thành tích ở bậc Tiểu học vẫn cần phải khắc phục. Bởi về bản chất, công tác đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 22/2016 TT-BGDĐT là rất nhân văn, tuy nhiên nhiều nơi còn tình trạng khen tràng lang làm cho học sinh ủy lại không tích cực.

 Từ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn mỗi trường Tiểu học trên cả nước, từng bước phải tạo ra được diện mạo mới, một bước tiến mới, một dấu ấn mới, một môi trường giáo dục thật sự lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng.

Mỗi trường cần tạo ra một “thương hiệu riêng” để các em học sinh thấy hạnh phúc, tự hào về ngôi trường của mình và luôn cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

 Trong năm học mới 2017-2018, toàn ngành tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

 Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành chương trình giáo dục Tiểu học, triển khai biên soạn sách giáo khoa giáo dục Tiểu học gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục Tiểu học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực- phẩm chất học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản.

Do đó, trong năm mới 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực – phẩm chất của học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục Tiểu học mới.

Trong năm học này, trường tôi tiếp tục hưởng ứng các cuộc vận động như tôi trình bày như trên, để hưởng ứng thực hiện các phong trào đó một cách có hiệu quả nên giáo viên chủ nhiệm cũng phải chọn cho lớp mình một hướng đi tích cực nhất.

Với sự động viên cộng tác của nhà trường, của đồng nghiệp cộng với 19 năm giảng dạy và một số kinh nghiệm chủ nhiệm của lớp học là động lực thúc đẩy, là cơ sở vững vàng để tôi đi đến xây dựng một lớp học tích cực để các em thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

 Thực tế lớp 5B có khó khăn về học tập và nhiều mặt: thiếu tự tin, giao tiếp ít hay thưa kiện. Qua khảo sát lớp, tổng số học sinh trong lớp 29 em, có 100% con nhà nông.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích đến trường và mỗi ngày đến trường là một niềm vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nghĩ lệch lạc, trốn học đi chơi, chọc phá bạn, có những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, tìm hiểu học sinh đó qua người thân, bạn bè. Kết hợp với gia đình, Đội, Sao động viên, hướng dẫn, phân tích nhỏ nhẹ, dịu dàng những điều lợi, hại nhằm dẫn dắt các em có suy nghĩ, việc làm đúng đắn hơn, hòa nhập lại với môi trường giáo dục.
Sự hợp tác phải được nhân rộng ra ngoài lớp như trong giao lưu với các lớp khác, tôi dạy các em phải thân mật, cởi mở, vui vẻ thì các em nhỏ mới mến mình hoặc trong lao động và các hoạt động khác cũng vậy, muốn công việc hoàn thành tốt một cách hiệu quả thì phải đồng sức đồng lòng.
Tình cảm thân thiện đó được lan tỏa ngoài lớp, giờ giải lao, như: giúp các em nhỏ sinh hoạt sao; làm những việc nặng: giúp các em xách nước tưới cây, dọn vệ sinh , dẫy cỏ sân trường, nói lời hay, khen bạn, không chê bai bạn, nói những lời động viên bạn để bạn sửa chữa khi mắc lỗi lầm, cùng vui chơi ,...
d) Dùng lời khen để động viên khuyến khích học sinh:
Hầu hết học sinh lớp tôi rất thích được khen. Khi được khen các em rất vui. Lời khen là động lực thúc đẩy tinh thần các em, sẽ làm thích thú hưng phấn chăm chỉ hơn trong tập và rèn luyện. Trong bất cứ hoạt động nào trên lớp, trên trường tôi đều phát hiện và kịp thời khen ngợi sự tiến bộ nhỏ của các em và nhất là học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến. Hình thức khen chỉ là một tràng pháo tay tập thể trước lớp, trước cờ nhân ngày chào cờ đầu tuần. 
Với những học sinh chậm tiến bộ: Giao việc cho các em này ( ví dụ: học sinh yếu tập đọc mỗi ngày luyện đọc 8 câu trong bài tập đọc, đọc cho giáo viên nghe, ta có thể tăng số câu lên dần, nên khen học sinh đó: “Em đã có tiến bộ hơn rồi, cần cố gắng lên!”. Những câu nhẹ nhàng như thế nhưng mang lại hiệu quả cao.Với học sinh có khả năng tiếp thu chậm, những giờ lên lớp, tôi càng quan tâm nhiều hơn.
Tìm hiểu những năng lực, sở trường của các em, giao việc cho phù hợp, tạo cơ hội để các em này phát huy hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào bản thân. 
Hướng các em đến niềm tin: “Mình cũng có thể học giỏi như các bạn khác”. Tạo động lực để các em cố gắng vươn lên.
Cuối lớp có một hộp thư điều em muốn nói: Tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, bạn bè, các mối quan hệ hằng ngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em, để từ đó tôi hiểu học sinh của mình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ của các em. Cải thiện tốt mối quan hệ thầy - trò, trò - thầy. Bao giờ tôi cũng dành 10-15 phút ở tiết sinh hoạt lớp để giải đáp những thắc mắc, suy nghĩ của các em, giải đáp những thắc mắc điều em muốn nói.
e)Tạo niềm vui trong tiết học:
Một nhà văn thường nói: " Con người là động vật duy nhất biết cười",
 " Một nụ cười hơn mười thang thuốc bổ". Vì vậy khi dạy tôi thường pha chút hài hước nhẹ để thu hút sự chú ý của các em, làm cho tiết học nhẹ nhàng, thỏa mái tạo cho các em hưng phấn hơn trong tiếp thu bài và cũng nhằm tạo sự gần gũi, thân thiện hơn. 
Có một định lý trong giáo dục học là:Tâm trạng của học sinh khi học ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập.Trạng thái tâm lý thuận lợi cho việc học là: thoải mái, vui vẻ, phấn khích, tập trung. Học mà vui sướng, tập trung và hăng say như là đang được chơi một trò thú vị, là học nhanh vào nhất. Ngược lại, nếu rơi vào một trong các trạng thái như hoang mang, sợ hãi, cáu kỉnh, bực bội, buồn chán, lơ đãng thì sẽ khó học được kiến thức vào đầu.
Nhiều phương pháp giáo dục cổ điển chỉ chú trọng đến phần kiến thức, nhồi nhét kiến thức, mà không đếm xỉa đến tâm lý học sinh. Thậm chí phản giáo dục, cầm roi đánh học sinh liên tục, khiến học sinh đi học mà như là bị tra tấn, học vị sợ đòn chứ mất hết niềm vui, học trong trạng thái ức chế, đọc đi đọc lại như con vẹt nhưng vẫn bị não thải ra vị trong trạng thái ức chế đó não khó chấp nhận ghi lại kiến thức mới mà chỉ muốn quên nó đi (vì muốn quên đi sự đau khổ khi học, nên quên luôn cả kiến thức đi kèm, vì cái này gợi nhớ đến cái kia)
Các phương pháp giáo dục hiện đại đang chú ý hơn đến việc làm sao cho học sinh “học mà phấn khởi như chơi”, nhằm tăng hiệu quả của quá trình tiếp thu kiến thức, cũng như các trò chơi để kích thích trí tò mò của học sinh, và tạo không khí vui vẻ trong quá trình học.
g) Tạo sự thân thiện về tình bạn:
Ở lớp tôi thường dạy các em cần có một thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên cùng tiến bộ. Là học sinh trong một lớp cũng như anh em trong một gia đình. Tôi cho các em học thuộc nội qui lớp học, thuộc câu: Lớp là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là người thân. Phải chân thành giúp đỡ lẫn nhau.
Trong học tập, tôi thường cho bạn học giỏi ngồi bên cạnh bạn học yếu; những bạn hiền chững chạc ngồi cạnh bạn nghịch, nói nhiều;...Để tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật cùng giúp nhau vươn lên. Mới đầu các em rất mặc cảm, tự ti, nhưng khi đã nghe tôi phân tích rõ thì giờ đây sự tự ái, mắc cỡ ấy không còn nữa.
Trong quá trình học, đôi lúc các em quên thước, quên sách, viết hết mực,...Tôi đã dạy các em vài câu trao đổi mượn đồ dùng của bạn. Ví dụ: "Bạn à, Cho tớ mượn cây thước nhé. Bạn cho mình mượn cây bút nha"! Sau lời mượn là câu đáp lại: "Cảm ơn bạn nhiều!”.	
Đôi lúc các bạn không dám hỏi mượn vì ngại, thì các em nên hỏi bạn một câu: “ Sao bạn không mang bút,... để tớ cho bạn mượn nhé!". Cũng có đôi khi một số bạn làm việc riêng, các em ngồi chung bàn cùng bạn hãy nhắc nhỏ bạn một câu: " Bạn hãy nghiêm túc ngồi học, ra chơi chúng mình hãy nói chuyện"... 
 Hằng ngày ngoài giờ học các em còn phải lao động chăm sóc cây, làm đẹp cảnh quang lớp học trường học, biết trực nhật, biết bảo vệ môi trường. Tôi thường dạy các em câu: "Nhà sạch thì mát". Hôm nào cũng vậy các em tự phân công nhiệm vụ, tự giác trực nhật, tưới hoa, nhổ cổ, nhặt rác, đốt rác,... rất vui vẻ và thân thiện.
	Trong sinh hoạt toàn điểm trường , các em lớp 5B tôi rất mến yêu các em nhỏ từ lớp 1,2,3 của mình, dạy các em nhỏ hát múa, chơi những trò chơi dân gian thật là vui, thật là thắm thiết.Trong giờ chào cờ đầu tuần lớp trưởng lớp 5B là người chị của các lớp mạnh dạn hướng dẫn các bạn và các em nhỏ chào cờ, sinh hoạt đầu tuần thật thân thiện.
	Trong giờ chơi các em luôn chơi những trò chơi dân gian có ích: nhảy dây, chơi ô ăn quan, trồng nụ trồng hoa, bỏ khăn, bắn bi, rồng rắn lên mây,trốn tìm ...., nhằm luyện trí thông minh sự khéo léo nhanh tay, lẹ mắt, khỏe khoắn, an toàn. 
Tôi thường phân tích cho các em thấy những trò chơi tinh nghịch, bạo động, tham chơi quá giờ qui định có hại cho sức khỏe để nhằm giáo dục các em ý thức không chơi. Bởi thế khi chơi những trò chơi có lợi sức khỏe các em rất vui và có chung sự hợp tác.Trong quá trình chơi có thắng, có thua. Cá nhân hoặc nhóm -tổ nào thắng sẽ được thưởng, ai thua sẽ bị phạt.Thắng được thưởng một tràng pháo tay giòn giã; thua phạt nhảy lò cò. Nhìn các cô cậu học trò chơi như đưa tôi về với tuổi thơ năm nào đầy yêu thương, gần gũi và thú vị. 
 	Trong quá trình chơi bạn nào lỡ nghịch, lỡ lời không hay tôi thường khuyên vài câu các em như đã hiểu: "Xin lỗi bạn hãy cho mình một cái bắt tay"." Bạn tha lỗi cho mình , vì mình lỡ lời"...và lớp tôi không còn tình trạng mất đoàn kết trong tình bạn
Tôi luôn dạy các em hiểu câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách;. lá rách đùm bọc lá rách hơn nữa. Ngoài nhà trường và giáo viên tặng quà cho những bạn có khó khăn, lớp còn lập quĩ nhỏ tặng cho bạn như: sách, vở, bút mựcNgày sinh nhật của bạn nào trong lớp, các em cũng đều dành cho bạn một món quà nho nhỏ nhí nhảnh, dễ thương: Một cây bút; hoặc một quyển vở, thiệp tự trang trí có khi một viên kẹo đầy ngọt ngào kèm theo một mảnh giấy nhỏ có ghi dòng chữ: Chúc bạn khỏe, học tốt; hoặc chúc bạn cuối năm được nhận phần thưởng; hoặc chúc bạn học tiến bộ và nặng thêm một ki -lô- gam; chúc bạn học tốt và cao thêm một tí nữa... Nhằm thắt chặt tình nghĩa bè bạn
Các em còn nhặt giấy vụn bán góp tiền để ủng hộ bạn nghèo, lì xì heo đất 220 000 đồng , Mua tăm đạt 100%...thường xuyên hỏi thăm các bạn về gia đình, về đời sống, quyên góp giấy vụn đạt 35kg/ 29 em vượt kế hoạch 6kg.
Cùng nhau thực hiện các phương pháp học mới mà cô giáo đã triển khai: bàn tay nặn bột; khăn trải bàn, cùng nhau thực hành thí nghiệm,...
Lứa tuổi tiểu học rất ham chơi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn học của học sinh.Vì thế, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho học sinh là điều cần thiết. Nhằm hướng tới mục tiêu: “Thầy trò cùng học, cùng vui”. 
f) Trong buổi lao động giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “ phân loại rác thải”
- Muc đích:
Giúp học sinh phân biệt các loại rác khác nhau. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sau giờ lao động mệt, vất vả. Góp phần hình thành ở học sinh lối sống thân thiện với môi trường.
 	 - Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị 4 túi đựng rác, 8 hộp làm bằng giấy, 4 hộp ghi bên ngoài là rác hữu cơ, 4 hộp ghi bên ngoài là rác vô cơ.
 	- Các mảnh giấy ghi tên các loại rác:
+ Rác hữu cơ: mẫu bánh, lá bánh, vỏ cam, cuống rau muống, gốc rau cải, vỏ bầu, vỏ bí.
+Rác vô cơ: miếng nhựa, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ ni lông nước ngọt, vỏ bánh kẹo, lọ thủy tinh, mẫu sắt vụn..
Sau giờ lao động giáo viên tổ chức trò chơi(15 phút)
Chia lớp ra thành 4 nhóm, giáo viên phổ biến nội dung chơi.
+ Phát cho mỗi nhóm 1 hộp đựng rác hữu cơ, 1 hộp đựng rác vô cơ.
+ Giáo viên bỏ lẫn mảnh giấy ghi tên các loại rác vào túi phát cho mỗi nhóm 1 túi.
 - Cách chơi:
Học sinh các nhóm đỗ rác ở túi ra và trao đổi phân loại rác thải, rác nào thì bỏ vào hộp ấy.
 	Giáo viên theo dõi các nhóm phân loại rác.
Sau khi hết thời gian quy định chơi. Giáo viên tiến hành kiểm tra việc phân loại rác của từng nhóm. Nhóm nào phân loại đúng nhiều nhất là thắng cuộc, cho lớp tuyên dương.
 - Sau khi chơi xong giáo viên hỏi để khắc sâu kiến thức:
+ Việc phân loại rác có ích gì? ( giúp việc xử lý rác dễ dàng thuận tiện hơn)
+ Sau khi phân loại rác xong, rác hữu cơ ta làm như thế nào? ( chôn, đốt)
+ Sau khi phân loại rác vô cơ ta làm gì? ( bán phế liệu để tái chế)
2.4 Kết quả thực hiện: 
Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đạt kết quả tốt. Học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê bình và tự phê bình, thi đua học tập sôi nổi trong từng giờ học và biết thực hiện tốt năng lực – phẩm chất của mình.
Đa số học sinh trong lớp có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra có hiệu quả.
Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.
Các em có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Ý thức chấp hành nội qui của trường, lớp tốt.
Học sinh vui vẻ thích học tập, hăng hái phát biểu ý kiến và tham gia các hoạt động ngoại khóa, lao động,... một cách tự giác tích cực, sẵn sàng giúp các em nhỏ tham gia các hoạt động của trường có tình cảm chân thành, gắn bó và thân thiện hơn.
 Phát hiện một số năng khiếu đặc biệt của một số học sinh. Qua đó, giúp tôi giáo dục các em đúng trọng tâm hơn.
 Các em biết tạo ra một cảnh quan lớp- trường học đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ của công.
Có tính thần phát huy tính tự giác, tính tập thể cao.
 Tình cảm học sinh trong lớp, trong trường ngày càng thân mật, gắn bó thắm thiết hơn.
Áp dụng những điều tôi đã nêu ra ở trên cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm năm học 2017- 2018( Tại điểm học An Dưỡng 2) đạt kết quả như sau:
 	 Bảng so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Tổng số học sinh
Nội dung tìm hiểu
Trước khi áp 
dụng sáng kiến
Sau khi áp 
dụng sáng kiến
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
29
1)Học sinh chưa tự giác học bài cũ. 
2) Học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, chưa đẹp.
3) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm.
4) Học sinh nói trống không, chưa lễ phép.
5)Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện năng lực – phẩm chất
6)Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào.
7)Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau.
8) Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè.
9) Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế.
10) Học sinh hay quên vở, sách, đồ dùng,
12
18
10
17
16
25
13
6
9
6
41,4
62,1
34,5
58,6
55,2
86,2
44,8
20,7
31
20,7
6
8
5
0
1
1
0
2
3
1
20,7
27,6
17,24
0
3,4
3,4
0
6,9
10,3
3,4
-Đánh giá thường xuyên giữa học kì II:
Môn
HS
Nữ
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
Tiếng việt
29
11
29
100
0
0
Toán
29
11
29
100
0
0
Khoa học
29
11
29
100
0
0
Thể dục
29
11
29
100
0
0
Đạo đức
29
11
29
100
0
0
Anh văn
29
11
29
100
0
0
Âm nhạc
29
11
29
100
0
0
Mỹ thuật
29
11
29
100
0
0
Lịch sử - địa lí
29
11
29
100
0
0
Tin học 
29
11
29
100
0
0
- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất giữa học kì II:
Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất
Năng lực
Phẩm chất
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
29
0
29
0
-Điểm kiểm tra định kì giữa học kì II:
Môn
HS
Điểm 10- 9
Điểm 8- 7
Điểm 6- 5
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Việt
29
16
55,2
13
44,8
0
0
0
0
Toán
29
24
82,8
1
3,4
4
13,8
0
0
Kết quả các phong trào:
 Lớp duy trì sỉ số đạt 100%
Bóng đá cấp trường: Đạt giải nhất khối 5
Bóng bàn cấp trường: Đạt giải nhì đơn nam khối 5.
Tham gia chạy 60 m cấp huyện cả nam và nữ : Đạt giải khuyến khích 60 m nữ
Viết chữ đẹp cấp huyện: Đạt giải khuyến khích.
Đạt giải nhất khối 5 thi vẽ tranh cấp trường đợt ngoại khóa 26- 3
Đạt giải nhất khối 5 thi kể chuyện cấp trường đợt ngoại khóa 26- 3
Đạt giải nhì nghi thức đội – múa hát tập thể đợt ngoại khóa 26- 3
Đạt giải cao cho các trò chơi vận động như nhảy bao, đổ nước vào chai.
3.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 	3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến.
Công tác giáo dục đào tạo con người không phải chỉ bó hẹp trong nhà trường mà còn chịu sự ảnh hưởng, chi phối và tác động sâu sắc của truyền thống gia đình, đời sống kinh tế và toàn xã hội. Là công việc đòi hỏi nhiều thời gian công sức, mang tính liên tục và kế thừa từ những năm học sinh bắt đầu đến trường cho đến khi xong bậc học phổ thông. Vì thế với vai trò làm giáo viên chủ nhiệm trong một năm học, không thể chỉ bằng việc đề ra và thực hiện một số biện pháp tích cực trong quá trình giáo dục là đã có thể nói rằng ta đã làm tốt công tác này. Tuy vậy, theo tôi, trong công tác làm chủ nhiệm, mỗi một giáo viên chủ nhiệm không thể không đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm làm tốt công việc của mình. Đó vừa là trách nhiệm, là nghĩa vụ và cũng đồng thời là quyền lợi của mỗi một người giáo viên chủ nhiệm.
Những giải pháp tôi nêu ra ở trên có thể còn mang nặng tính chủ quan cá nhân, cũng có thể không phù hợp với tình hình đặc điểm ở một lớp khác, trường khác. Tuy nhiên, tôi đã vận dụng chúng vào thực tế công việc và một phần nào đó đã có tác dụng và có hiệu quả theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra tôi mong muốn được đồng nghiệp đóng góp ý kiến cũng như sự chỉ đạo của Nhà trường, Phòng giáo dục để sáng kiến của tôi đi đến thực tiễn góp phần cho sự phát triển giáo dục lành mạnh và có thể áp dụng cho nhiều năm tới hay nhiều đơn vị trường khác.
Giúp cho người giáo viên có những định hướng và giải pháp đúng đắn, sâu sắc, triệt để trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường . Phát huy được tinh thần hăng say, sáng tạo của người giáo viên trong công tác giảng dạy và tinh thần chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó tăng cường sự thân thiện và hiểu biết lẫn nhau giữa thầy và trò nhằm khơi gợi phát huy được sở trường, năng khiếu học tập của mỗi học sinh đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề đối với mỗi thầy cô giáo. Đề tài còn góp phần thiết thực trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong mỗi nhà trường. 
Kết quả sáng kiến của tôi mới chỉ tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp là ở lớp 5B trường Tiểu học số II Hoài Tân nên những vấn đề đã nêu chưa thể đầy đủ toàn diện. Nhưng với Huyện Hoài Nhơn chúng ta, tôi cho rằng sáng kiến nhỏ này có thể áp dụng được ở một số đơn vị trường khác . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đòi hỏi người dùng phải có sự điều chỉnh hợp lí sao cho phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng lớp. 
3.2. Các đề xuất khuyến nghị .
a) Đối với giáo viên:
 Theo tôi để Làm thế nào để học sinh thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, việc đầu tiên khi nhận lớp, giáo viên phải nắm được đặc điểm tình hình, điều kiện, địa bàn trường, lớp, cơ sở vật chất của lớp, thông tin sơ yếu lí lịch cá nhân từng học sinh. Lưu ý các trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, éo le về gia đình, bản thân từng học sinh,..... Các trường hợp này thường nảy sinh nhiều vấn đề khác trong năm học và đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm bắt thông tin về từng đối tượng học sinh. Từ những thông tin này, giáo viên nên gần gũi trò chuyện tiếp xúc các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, giáo viên hiểu các em hơn và có biện pháp để giáo dục đưa các em hòa nhập vào lớp học hơn.
 Biết giao việc cho phù hợp với năng lực – phẩm chất của từng em thì hiệu quả mới cao, để mọi học sinh đều thể hiện hết khả năng của mình có. ( Cái khó của giáo viên là nhìn người giao việc cho tinh mới tài.)
b) Đối với nhà trường
 Phải quan tâm nhiều hơn công tác này, động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp làm công tác xây dựng lớp học thân thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên: Tài liệu, sách tham khảo ...
 Phải thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên . 
 Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ nhiệm, để giáo viên tham khảo, học tập.
Cần khen thưởng kịp thời những học sinh đạt thành tích.
 	c) Đối với phòng giáo dục: 
Tổ chức các chuyên đề, nhân rộng những sáng kiến đã đạt hiệu quả cao thiết thực xuống trường cho giáo viên học hỏi lẫn nhau 
 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động chuyên môn để giúp đỡ tư vấn cho các nhà trường.
Đối với địa phương: 
 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phát huy hiệu quả phong trào xã hội hóa giáo dục, làm tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.
 Hoài Tân, ngày 3 tháng 4 năm 2018
 Người viết
 Lê Thị Út
Nhận xét, đánh giá của hội đồng chấm
1. Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
1. Nhận xét, đánh giá của hội đồng chấm chọn cấp trường.
2. Nhận xét, đánh giá của hội đồng chấm chọn cấp huyện.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
1.1 Lí do chọn đề tài
1,2
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2,3
1.4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
3
1.5 Phương pháp nghiên cứu
3
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG
3
2.1Nhuững nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
3,4
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
2.3 Mô tả phân tích các giải pháp
5,6,7,8,9,10,11,12
2.4 Kết quả thực hiện
12,13,14
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
14
3.1 Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
14
3.2 Các đề xuất khuyến nghị
14,15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_hoc_sinh_thich_den_truo.doc
  • docTÓM TẮT SK- Lê Thị Út.doc
Sáng Kiến Liên Quan