Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh học Toán

1. Phạm vi chọn đề .

Đề tài tật trung nghiên cứu giải quyết vấn đề, điều tra tình hình học toán của học sinh phổ thông hiện nay tại trường THCS Phú Hải.Với những khả năng của bản thân, tôi thiết nghĩ đây là một bài suy nghĩ trong quá trình điều tra thực tế về việc đổi mới phương pháp dạy học của cấp trên.

1- Đối tượng điều tra .

Tập trung nghiên cứu việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh khối 7 tại

trường THCS Phú Hải, Thành Phố Đồng Hới.

2- Phương pháp chủ yếu.

 Quan sát điều tra, đàm thoại nghiên cứu sản phẩm.

3- Lý do chọn đề tài.

* Cơ sở lý luận

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo ,quan điểm,phương châm giáo dục của đảng,Nhà nước.mấy chục năm qua vấn đề dạy học theo phương pháp mới với các môn học nói chung và môn tóan nói riêng là một vấn đề nóng bỏng .với yêu cầu của nghành ,bối cảnh ngày càng đổi mới của xã hội,đặc biệt trong những vnăm gần đây môn toán có nhiều khởi sắc, có tiền đề trong học tập. Bên cạnh đó có không ít đối tượng học sinh cảm thấy môn toán là môn học rất khó tiếp thu và lĩnh hội kiến thức nên rất ngại khi tham gia môn học này.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3438 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh học Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh học toán
I: Phần mở đầu
Phạm vi chọn đề .
Đề tài tật trung nghiên cứu giải quyết vấn đề, điều tra tình hình học toán của học sinh phổ thông hiện nay tại trường THCS Phú Hải.Với những khả năng của bản thân, tôi thiết nghĩ đây là một bài suy nghĩ trong quá trình điều tra thực tế về việc đổi mới phương pháp dạy học của cấp trên.
Đối tượng điều tra .
Tập trung nghiên cứu việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh khối 7 tại 
trường THCS Phú Hải, Thành Phố Đồng Hới.
Phương pháp chủ yếu.
 	Quan sát điều tra, đàm thoại nghiên cứu sản phẩm.
Lý do chọn đề tài.
* Cơ sở lý luận
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo ,quan điểm,phương châm giáo dục của đảng,Nhà nước.mấy chục năm qua vấn đề dạy học theo phương pháp mới với các môn học nói chung và môn tóan nói riêng là một vấn đề nóng bỏng .với yêu cầu của nghành ,bối cảnh ngày càng đổi mới của xã hội,đặc biệt trong những vnăm gần đây môn toán có nhiều khởi sắc, có tiền đề trong học tập. Bên cạnh đó có không ít đối tượng học sinh cảm thấy môn toán là môn học rất khó tiếp thu và lĩnh hội kiến thức nên rất ngại khi tham gia môn học này.
* Cơ sở thực tiển
Trường THCS Phú Hải là một ngôi trường đã có truyền thống hiếu học từ lâu, hơn nữa các giáo viên trong trường đã có thâm niên trong nghề nghiệp nên có nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy,củng như áp dụng tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng nhìn chung hiện nay chất lượng chưa được cao.
Nguyên nhân do học sinh ít học, ít nghiên cứu, phần lớn học sinh chưa say sưa trong học tập, trong đó có môn toán vì đay là môn học khó nên hầu hết cac em học sinh rât sngại khi phải tham gia môn học này.
Bởi vậy tôi thiết nghĩ, bản thân là giáo viên trẻ cần phải làm gì dể tạo ra sự hứng thú cho mỗi học sinh khi được học môn toán.
Như chúng ta đã biết muốn đào tạo nhiều thế hệ trẻ có đủ tài, đủ đức biết yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và thích khám phá khoa học thì mỗi giáo viên phải tự hoàn thiện mình. Bởi vậy từ trước đến nay cuộc Cách Mạng ở nước ta đã dược thực hiện.Ta đã cũng được nghe,được nói và được thực hiện.Ta cũng đã được nghe,được nói và được thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, xong với môn toán có nhiều em học sinh cảm thấy ngại và sợ môn học này. Nên sau một thời gian tìm hiểu, điều tra tôi nhận thấy đây là một vấn đề cần được quan tâm thích đáng và phải tiếp tục nghiên cứu nhằm để hoàn thiện ngày càng tốt hơn phương pháp dạy học trong thời gian tới
II-Nội dung .
Đặt vấn đề.
Là một giáo viên dạy toán người thầy phải biết kết hợp nhuần nhuyển các 
phương pháp dạy học.Trong một bài dạy không được đơn thuần là sử dụng một, hai phương pháp mà phải có nhiều phương pháp được tiến hành linh hoạt trong một giờ học. Vậy đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học theo tình huống có vấn đề, để tạo điều kiện cho học sinh tích cực hóa và thực sự có hứng thú trong học tập và nghiên cứu .
Bởi vậy trong một giờ dạy học, người giáo viên phải làm thế nào để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ,khơi dậy , phát triển khả năng tự học của học sinh nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui cho học sinh.
Giải quyết vấn đề.
“ Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh học toán ?”.
 Người giáo viên phải làm gì ? áp dụng phương pháp dạy học như thế nào trong mỗi bài dạy?
Trước hết người giáo viên cần phải hiểu rõ việc học không chỉ là tiếp thu kiến thức theo phương pháp học sinh cảm thụ kến thức mà người giáo viên phải tổ chức lớp học như thế nào để học sinh được khơi dậy và phát triển khả năng tự học của mình người giáo viên chỉ là hướng dẫn.
Phải xem giờ học thầy đóng vai trò chủ đạo, học sinh là người thực hiện cuối cùng . Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản mà đòi hỏi các em phải thu nhận được trong một giờ họ. Nghĩa là gióa viên phải biến quá trình đạo tạo giáo dục bằng sự tự giáo dục, tức là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên phải đặt ra cho mình nhiệm vụ chính của người chủ đạo. Việc vận dụng các phương pháp trong các bài học khác nhau. Bởi vậy con người khai thác không giống nhau.
Nhờ thầy giáo hướng dẫn bằng cách tạo tình huống có vấn đề, học sinh tự tư duy các vấn đề do thầy giáo yêu cầu.
Mỗi bài dạy được áp dụng các phương pháp khác nhau, người giáo viên không nên lập khuôn máy móc một phương pháp giảng dạy, mà phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Bởi vậy trước khi nghiên cứu một tiết dạy, giáo viên phải xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung kiến thức từ đó áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp. Mặc dù là một giáo viên trẻ, chưa có được nhiều kinh nghiệm trong dạy học, nhưng tôi đã tự tìm tòi nghiên cứu, hỏi hỏi bạn bè, đồng nghiệp để mỗi tiết dạy, mỗi nội dung kiến thức áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp, tạo ra những tình huống có vấn đề. Tổ chức các trò chơi liên quan đến kiến thức, liên hệ thực tế nhằm gây tình tò mò, hứng thú tìm hiểu cho học sinh trong quá trình học tập. Với việc dạy toán, trong những trường hợp có thể, giáo viên phải tránh áp đặt kiến thức mới cho học sinh, tránh đưa ra kiến thức dưới dạng “ Có sẵn” mà tạo ra tình huống nhằm nảy sinh các vấn đề bằng các hoạt động như trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành, qua đó làm cho học sinh dần đi đến kiến thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
Ví dụ: Bài 3, Chương I Sách giáo khoa Đại số 8, tập1.
* Tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ:
Với mục đích yêu cầu, học sinh viết được bằng hằng đẳng thức bậc hai, đặc biệt là ghi nhớ được các hằng đẳng thức theo tính chất hai chiều để áp dụng vào giải bài tập, ghi nhớ và vận dụng được ba hằng đẳng thức “ Bình phương một tổng” “ Bình phương một hiệu” , “ Hiệu hai bình phương”.
Để đi đến hằng đẳng thức thứ nhất “ Bình phương một tổng” giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động sau:
* Với a, b bất kỳ, hãy tính (a + b)2
Học sinh thực hiện (a + b)2 = (a + b) . (a – b) = a2 + ab + ab + b2
 Hay: (a +b)2 = a2 + 2ab + b2
Từ đó giáo viên giới thiệu đây là một hằng đẳng thức “ Bình phương một tổng”:
 	 (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
Giáo viên ghi lên góc bảng để học sinh ghi nhớ, cho một vài học sinh đọc lại hằng đẳng thức này.
Yêu cầu học sinh phát biểu thành lời hằng đẳng thức.
* Cho học sinh áp dụng tính (a + 1)2
B1: Yêu cầu chỉ rõ biểu thức thứ nhất, biểu thức thứ hai.
B2: Hướng dẫn học sinh áp dụng cụ thể (vừa học, vừa viết)
(a + 1)2 = a2 + 2.a.1 + 12 = a2 + 2a + 1.
Tính nhanh: 512 + 3012
B1: Giáo viên gợi ý tách 51 = 50 + 1; 301 = 30 + 1.
B2: Yêu cầu học sinh áp dụng hằng đẳng thức rồi thực hiện.
Khi dạy “ Bình phương của một hiệu:
Giáo viên yêu cầu học sinh tính (a – b)2 theo hai cách.
C1: (a – b)2 = (a – b) (a – b)
C2: (a – b)2 = {(a + (-b)}2
- Giáo viên phân lớp thành hai nhóm: Nhóm 1 làm cách 1; nhóm 2 làm cách 2.
- Giáo viên đưa ra kết quả: (a + b) = a2 – 2ab + b2
- Giới thiệu hằng đẳng thức thứ 2 “ Bình phương của một hiệu”.
 (A - B)2 = A2 – 2AB + B2
Sau đó , yêu cầu học sinh phát biểu thành lời hằng đẳng thức trên.
Giáo viên so sánh biểu thức khai triển “ Bình phương một tổng” và “ Bình phương một hiệu”
Cho học sinh áp dụng tính:
a) 2 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bước:
a) 2 = X2- 2x2 = x2- x + 
b) Tính: 	(2x-3y)2
Tính nhanh 992:
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm 4
- Đại diện một nhóm trình bày bài giải:
- Học sinh cả lớp nhận xét.
* Với hằng đẳng thức: “ Hiệu hai bình phương”.
B1: Yêu cầu học sinh thực hiện:(a+b)(a-b)
Một học sinh lên bảng làm: (a+b)(a-b) = a2- ab + ab - b2 = a2- b2
Từ kết quả trên ta có: a2 – b2 = (a+b)(a-b)
B2: Giới thiệu hằng đẳng thức thứ 3: “Hiệu hai bình phương”:
 A2 – B2 = (A+B)(A-B)
B3: Giáo viên phát biểu thành lời hằng đẳng thức.
Giáo viên lưu ý học sinh phân biệt “ Bình phương một hiệu”: (A – B)2 với “ Hiệu hai bình phương”: A2 – B2 tránh sự nhầm lẫn.
Cho học sinh áp dụng tính:
* (x + 1)(x – 1)
* (x – 2y)(x + 2y)
Tính nhanh: 56 . 64
- Giáo viên hướng dẫn cho hcọ sinh làm câu a
- Gọi hai học sinh lên bảng làm câu b, câu c.
- Cho học sinh nhắc lại 3 hằng đẳng thức đã được học.
- Cho học sinh luyện tập một số dạng bài tập.
- Cho học sinh nhận dạng một số phép biến đổi, kiểm tra đúng hay sai.
- Như vậy để đi đến một hằng đẳng thức, giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm đến kiến thức. Học sinh phải tự làm việc và đi đến vấn đề. Từ đó làm cho học sinh tích cực hoạt động, gây được sự hứng thú học tập cho các em.
Ví dụ 2: Khi dạy bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách tổng hợp nhiều phương pháp.
Với mục tiêu cho học sinh vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải toán.
Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 5x3 + 10x2y + 5xy2
Giáo viên cho học sinh thời gian suy nghĩ.
Đặt câu hỏi: Với bài toán trên em có thể dùng phương pháp nào để phân tích ?
Cho học sinh thực hiện.
Giáo viên chốt lại: 5x3 + 10x2y + 5xy2 = 5x (x2 + 2xy + y2 ) = 5x.(x +y)2
Như vậy, để phân tích đa thức 5x3 + 10x2y + 5xy2 thành nhân tử, đầu tiên ta dùng phương pháp đặt nhân tử chung, sau dùng tiếp phương pháp dùng hằng đẳng thức.
Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 – 2xy + y2 – 9
Giáo viên đặt câu hỏi: Để phân tích đa thức này thành nhân tử, em có dùng phương pháp đặt nhân tử chung không ? Vì sao ?
Em định dùng phương pháp nào và nêu cụ thể ?
Học sinh thực hiện: x2 – 2xy + y2 – 9 = (x - y)2 – 32 = (x – y - 3) . (x – y + 3)
Em hãy quan sát và cho biết các cách nhóm sau có được không ? Vì sao ? (Bảng phụ)
 x2 – 2xy + y2 – 9 = (x2 – 2xy) + (y2 – 9)
Hoặc = (x2 9) + (y2 – 2xy)
Yêu cầu học sinh kiểm tra, đưa ra nhận xét và giải thích.
Giáo viên chốt lại, khi phân tích đa thức thành nhân tử, nên theo các bước sau:
B1: Đặt nhân tử chung, nếu tất cả các hạng tử có nhân tử chung.
B2: Dùng hằng đẳng thức nếu có.
? 1
B3: Nhóm nhiều hạng tử. Nếu cần thiết phải đặt dấu trừ đằng trước dấu ngoặc và đổi dấu các hạng tử.
? 2
Giáo viên cho học sinh thực hiện: Bảng phụ
Giáo viên tổ chức trò chơi thi làm toán nhanh.
Bài tập: Phân tích đa thức thành nhân tử và nêu các phương pháp đã dùng khi phân tích (theo thứ tự).
Tổ chức lớp thành 2 đội:
Đội 1:	 20z2 – 5x2 – 10xy – 5y2
Đội 2: 	 2x – 2y – x2 + 2xy - 2y2
Luật chơi: Mỗi đội cử ra 5 người, mỗi người chỉ được viết một dòng, người cuối cùng viết các phương pháp mà Đội mình đã phân tích. Người sau đó quyền sửa sai cho người trước.
Kết quả đội nào làm nhanh và đúng thì thắng cuộc.
Hình thức chơi là tiếp sức.
Như vậy mỗi bài dạy giáo viên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung kiến thức từ đó áp dụng phương pháp cho phù hợp.
Có thể tổ chức cho học sinh các trò chơi liên quan đến kiến thức bài học làm cho học hứng thú hơn, say mê hơn và yêu thích hơn.
Ví dụ 3: Khi dạy bài hình thoi, Tiết 20, hình học 8;
Với mục tiêu học sinh hiểu được định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi và áp dụng được các kiến thức bài học làm cho học hứng thú hơn, say mê hơn và yêu thích hơn.
* Khi dạy định nghĩa:
Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ (bảng phụ), sau đó giáo viên đưa ra định nghĩa.
* Khi dạy tính chât:
Cho học sinh căn cứ vào định nghĩa để nêu ra được các tính chất của hình thoi.
- Giáo viên vẽ hình thêm hai đường chéo của hình thoi, sau đó học sinh phát hiện thêm các tính chất về đường chéo của hình thoi.
- Cho học sinh nhận xét về tính đối xứng của hình thoi.
Về các dấu hiệu nhận biết hình thoi, ngoài các cách chứng minh theo định nghĩa, giáo viên hướng dẫn cho học sinh, trong hình bình hành cần thêm điều kiện gì để trở thành hình thoi. Từ đó giáo viên đưa ra các dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Yêu cầu học sinh chứng minh được các dấu hiệu.
Như vậy , từ những kiến thức thực tế, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu tích cực, làm cho học sinh yêu thích, say mê, tìm tòi phát hiện và hứng thú hơn trong học tập.
Ví dụ 4: Khi dạy bài diện tích hình chữ nhật (Tiết 26, Hình học 8).
Với mục tiêu, học sinh nắm được công thức diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.
Khi dạy về công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Trước hết, giáo viên cho hoc sinh nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật đã biết. Từ đó giáo viên giới thiệu định lý.
Cho học sinh áp dụng tính diện tích hình chữ nhật, biết: 
Chiều dài a = 1,2 mét; Chiều rộng b = 0,4 mét.
Sau đó yêu cầu học sinh làm bài tập 6 sách giáo khoa, trang 118 (bảng phụ)
Khi dạy về công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
- Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, giáo viên cho học sinh suy ra công thức tính diện tích hình vuông, sau đó cho học sinh áp dụng tính diện tích hình vuông có cạnh là 3 mét.
- Về công thức tính diện tích hình tam giác.
-Từ hình chữ nhật ABCD, nối AC. Hãy tính diện tích tam giác ABC, biết AB = a; BC = b.
A a B
 	 b
D C
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh so sánh tam giác ABC với tam giác CDA.
Từ đó tính diện tich tam giác ABC theo diện tíchhình chữ nhật ABCD.
Yêu cầu học sinh nêu được công thức tính diện tích tam giác vuông.
Sau đó giáo viên đưa ra kết luận và hình vẽ, yêu cầu học sinh nhắc lại.
Cho học sinh làm bài tập áp dụng.
Bài tập 1: (Phiếu học tập) Hoạt động theo nhóm.
Cho hình chữ nhật có diện tích là 16 cm 2 và hai kích thước của hình x (cm) và y (cm), hãy điền vao ô trống trong bảng sau:
x
1
3
y
8
4
Trường hợp nào hình chữ nhật là hình vuông ?
Bài tập 2: Đo cạnh (cm) rối tính diện tích của tam giác vuông.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (5 phút)
Đại diện nhóm trình bày.
Như vậy từ những kiến thức thức tế, giáo viên đã dẫn dắt học sinh tìm hiểu tích cực, gây hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh yêu thích say mê tìm tòi.
Mỗi bài dạy có một đặc trưng riêng của nó, do đó người giáo viên phải biết tìm hiểu, phát hiện ra những vấn đề từ đó xây dựng phương pháp dạy học cho phù hợp.
Nếu có thể giáo viên phải đưa các em về thực tế, những tồn tại xung quanh ta làm gây hứng thú cho học sinh và tập dần phương pháp nghiên cứu khoa học cho các em.
Như vậy từ một bài dạy khái niệm, định lý hay dạy học đặt và giải quyết vấn đề, giáo viên phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để từ đó các em tự tìm tòi, phát hiện, tự giải quyết và từ đó đi đến kiến thức một cách nhẹ nhàng khoa học.
Bằng những ví dụ cụ thể trên cho ta khẳng định rằng khi dạy toán, muốn học sinh nắm được kiến thức theo yêu cầu của nội dung bài học một cách có hệ thống, đòi hỏi người giáo viên phải biết tìm tòi các phương pháp và biết kết hợp các phương pháp dạy học. Trong đó giáo viên phải năm vai trò chủ đạo học sinh là người thực hiện một cách tích cực hóa, vui vẻ hứng thú trong mỗi giờ học bằng cách phân nhóm, tổ chức trò chơi liên quan đến thực tế so sánh quan sát
Bên cạnh đó người giáo viên phải luôn quan tâm đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây là một khâu có vai trò quan trọng việc dạy và học toán, nó đảm bảo mối quan hệ ngược trong quá trình dạy học bộ môn, giúp giáo viên có kế hoạch điều chỉnh việc thực hiện dạy và học kịp thời điều chỉnh việc đào sâu, hệ thống hóa kiến thức của học sinh và có tác dụng giáo dục tinh thần, trách nhiệm, thói quen đào sâu suy nghĩ, ý thức vươn lên trong học tập, có thái độ làm việc nghiên túc, liên tục.
Do đó sự tìm tòi học hỏi nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp dạy học làm cho học sinh tích cực hóa hoạt động học tập gây hứng thú cho học sinh trong giờ học nói chung và giờ toán nói riêng, làm cho học sinh thấy phần nào thích học môn toán. Tôi nhận thấy học sinh đã có tinh thần học tập hăng hái, tiến bộ và thấy hứng thú hơn, kiến thức các em lĩnh hội được tương đối chắc chắn.
Kết quả sau một thời gian áp dụng tôi nhận thấy chất lượng được nâng cao rõ rệt và đã có nhiều em thích học môn toán hơn, đặc biệt học sinh không cảm thấy sợ khi tham gia môn học này.
Kết quả đầu năm có 65% học sinh không thích học môn toán. Lý do học qúa khó, 
rất sợ khi phải học toán. Đến giữa học kỳ II còn lại 24,7% học sinh chưa thích học môn toán. Trong đó có 11,2% học sinh vừa thích vừa không với lý do: 
Môn Toán quá khó do các em không học từ các năm trước.
Chất lượng đạt được cuối học kỳ 1:
Đạt giỏi: 09 em Chiếm 15,3%
Đạt khá: 24 em Chiếm 40,7%
Trung bình: 21 em Chiếm 35,6%
Yếu: 05 em Chiếm 8,4%
* Chất lượng học giữa học kỳ 2:
Đạt giỏi: 11 em Chiếm 18,6%
Đạt khá: 26 em Chiếm 44,1%
Trung bình: 19 em Chiếm 32,2%
Yếu: 03 em Chiếm 5,1%
III. Kết luận
Việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ đi qua và tiếp nối. Đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học cơ bản, nhằm đưa học sinh đạt đến kết quả cao theo mong muốn và yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
Để đào tạo các thế hệ trẻ phát triển được toàn diện, có đủ tài đủ đức, có đủ khả năng tìm tòi nghiên cứu khoa học phục vụ chính cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội, thì mỗi giáo viên hãy tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của giáo dục.
Đây là những kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với việc tìm tòi học hỏi bạn bè đồng nghiệp. Mong muốn được sự góp ý và dây dựng của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là cấp trên để trong việc giảng dạy của tôi có nhiều sáng kiến phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
Đồng Hới, ngày tháng 03 năm 2006
 Trương Thị Thúy

File đính kèm:

  • docninh.doc
Sáng Kiến Liên Quan