Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm của lớp phổ cập
I. Ý NGHĨA CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong hệ thống tổ chức của các trường trung học cơ sở, cơ bản để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh phổ cập là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến Giáo viên chủ nhiệm là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người Giáo viên chủ nhiệm phải làm, cần làm và nên làm.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ SĨ SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA LỚP PHỔ CẬP I. Ý NGHĨA CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong hệ thống tổ chức của các trường trung học cơ sở, cơ bản để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh phổ cập là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến Giáo viên chủ nhiệm là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người Giáo viên chủ nhiệm phải làm, cần làm và nên làm. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là điều quan trọng nhất đó là duy trì sĩ số lớp, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp phổ cập. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập ở trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt duy trì sĩ số lớp thì công tác chủ nhiệm sẽ đạt kết quả tốt hơn. Và đó cũng chính là lí do tôi viết bài sáng kiến kinh nghiệm này. Duy trì sĩ số lớp học phổ cập trong công tác chủ nhiệm là rất quan trọng. Mỗi thầy, cô giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, có nhiệm vụ bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất của một con người mới. Bên cạnh truyền thụ những kiến thức khoa học trong sách giáo khoa, mỗi thầy, cô còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, phải biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mọi mặt từ học tập cho đến rèn luyện về nhân cách, đạo đức. Do vậy, trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy và học phải phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi trình độ và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp muốn thành công, hoạt động của thầy, cô giáo phải mang tính khoa học, tính nghệ thuật cao, phải biết sáng tạo, khéo léo với từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi học sinh. Phong cách của giáo viên khi trình bày một vấn đề phải mang tính sư phạm cao, phải có tính thuyết phục và tạo được sự thu hút cao của học sinh. Muốn học sinh của mình trở thành học sinh ngoan, có tinh thần vượt khó, tìm tòi học hỏi thì trước hết giáo viên phải đưa tập thể lớp mình trở thành một tập thể tiên tiến, một chi đội vũng mạnh, một tập thể biết vượt lên chính mình trước mọi khó khăn, biết giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ. Trong công tác chủ nhiệm của bản thân trong nhiều năm qua, đặc biệt là đối với các em học sinh ở các lớp phổ cập. Đa số các em đã bỏ học, đã chán nản trong học tập, nghiện game, tụ tập bạn bè, tình trạng suy thoái về đạo đức của các đối tượng này rất nghiêm trọng. Việc vận động các em đăng ký trở lại lớp đã gặp nhiếu khó khăn, do vậy việc duy trì sĩ số, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho các em còn gặp nhiều khó khăn nhơn. Do vậy bản thân luôn trăn trở, ưu tiên hàng đầu về vấn đề duy trì sĩ số ở các lớp phổ cập này. Trường học được nằm trên Lộ Vòng Cung, thuộc tổ 5, ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, là xã vùng ven cách trung tâm thành phố khoản 5 km. Đa số người dân sống bằng nông nghiệp nên nhiều phụ huynh có thu nhập rất thấp phải lo cho kinh tế gia đình là chính, ít quam tâm đến việc học hành của con em mình. Vì thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp gia đình, thêm vào đó do điều kiện kinh tế khó khăn các bậc phụ huynh không có đủ khả năng lo cho các em đi học, một số khác thì có hoàn cảnh kinh tế khá hơn nhưng do tụ tập bạn bè, nghiện game cũng dẫn đến bỏ học. Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là một vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang tiếp tục thực hiện phổ cập Trung học phổ thông. Bản thân là một giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục THCS, qua nhiều năm mở các lớp phổ cập Trung học cơ sở, bản thân tôi chọn đề tài “Làm thế nào để duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm của lớp phổ cập”. Xin nêu ra một vài biện pháp nhỏ của bản thân về việc duy trì sĩ số học sinh lớp 8 phổ cập trong năm học 2013 – 2014. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM : Là một giáo viên chuyên trách phổ cập, công việc quan trọng là vận động học sinh ra lớp và duy trì sỉ số học sinh ở các lớp này. Trước đây, bản thân luôn nhận thấy trách nhiêm trong công tác duy trì sỉ số hết sức quan trọng để hoàn thành nghiệm vụ được giao cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Do vậy mỗi khi vận động được đủ số lượng học viên để mở lớp công tác chính của tôi là chủ nhiệm ở các lớp này. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp học sinh lớp mình học tốt mà còn biết cách giúp các em siêng năng học tập và đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Luôn sắp xếp thời gian hơp lý để gặp gỡ, trao đổi với các em để nắm bắt tình hình, những thông tin về học sinh từ việc bỏ học, bỏ tiết, tình hình học tập của lớp để kịp thời có hướng khắc phục. Hiện nay, với sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là tinh thần hết sức quan trọng nhằm giúp các em duy trì tốt các buổi học, qua đó giúp các em đạt hết các lớp, mức mà mình đăng ký học. * Nội dung cụ thể: 1. Tổ chức điều tra về lý lịch, hoàn cảnh của từng học sinh. - Từ những ngày đầu khai giảng lớp học, là giáo viên chủ nhiệm cũng như công tác chính của tôi là duy trì vận động các em ra lớp. Tôi cho các em ghi rõ về lý lịch của bản thân về chổ ở, hoàn cảnh gia đình, cha, mẹ, công việc thường ngày các em phải làm để có cơ sở sắp thời khóa biểu ưu tiên, hợp lý cho các em. - Tham mưu tốt với Ủy ban nhân xã để nắm bắt về lý lịch, về hoàn cảnh của từng học sinh làm cơ sở để Ủy ban phân công nhiệm vụ với từng thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập chống mù chữ phổ cập giáo dục chịu trách nhiệm duy trì, vận động tiếp với các học sinh đang theo học. 2. Công tác quan hệ với gia đình và xã hội. - Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các em ở nhà, công việc các em thường làm, thói quen, sở thích, tính cách của từng học sinh. Như thế thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong học tập. Khi có học sinh bỏ học từ hai ngày trở lên, bản thân tôi sẽ trực tiếp liên lạc với phụ huynh để thông báo cho phụ huynh biết. nếu các em tiếp tục nghỉ học tôi sẽ tham mưu với Ban giám hiệu, với các thành viên Ban chỉ đạo xã được trực tiếp phân công quản lý các em xuống tận nhà để tiếp tục vận động các em trở lại lớp bằng nhiều hình thức, nhiều lần vận động và đã mang lại hiệu quả rất cao, đa số các em đều quay trở lại lớp học. - Tham mưu tốt với Ban giám hiệu nhà trường, với Ban chỉ đạo xã nhằm vận động tập, viết, sách giáo khoa cho các em. Cụ thể trong năn học 2013 – 2014 các em học sinh ở lớp 8 phổ cập tôi chủ nhiệm ngoài sách giáo khoa các em đều được cho mượn đầy đủ, các em còn được nhận viết, tập đầy đủ trong suốt quá trình học tập. Đó cũng chính là món quà về vật chất tuy nhỏ nhưng cũng giúp cho các em cũng như phụ huynh một phần nhỏ về kinh tế để các em yên tâm chăm chỉ học đều hơn. - Luôn gặp gỡ các em để hỗ trợ về tinh thần cho các em. Tạo không khí vui tươi ở lớp phổ cập nhằm giúp cho các em có tinh thần phấn khởi hơn, có niềm tin trong học tập, thái độ học tập nghiêm túc dần trở lại đối với các em. - Tiếp thu ý kiến phản hồi từ các em cũng như các bậc phụ huynh trong các kỳ họp để có hướng khắc phục kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như phụ huynh các em nhằm đưa lớp học hoạt động môt cách hiệu quả hơn nữa. - Luôn khuyến khích, giải thích cho các em thấy rõ tầm quan trong của việc học nhằm giúp cho các em có niềm tin vững chắc về công việc học tập của mình. - Biểu dương khen thưởng các em có tinh thần học tập tốt, giúp đỡ lẫn nhau, vận động bạn bè bỏ học cùng trang lứa cùng nhau tham gia học các lớp phổ cập. III. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM: * Kết quả kiểm nghiệm: - Với lòng nhiệt quyết và quyết tâm cá nhân tôi và lãnh đạo địa phương đã mở liên tục các lớp phổ cập trong vòng 2 năm liền. Duy trì tốt sĩ số học sinh trong lớp học phổ cập. * Kết quả đã đạt được: - Trong năm học 2013 – 2014, vận dụng các việc làm ở trên. Lớp chủ nhiệm của tôi là lớp 8 phổ cập với tổng số 15 học sinh. Đối với các em học sinh ở lớp này, đa số là bỏ học giữa chừng, thiếu ý thức học tập, chán nản học tập, hay bỏ học, cúp tiết. Do nắm dược tình hình đó, ngay từ khi khai giảng, tôi đã áp dụng các biện pháp đã nêu và đã đạt được kết quả mong muốn. - Phần lớn các em đều có ý thức học tập rất cao, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong sinh hoạt. - Kết quả học tập được nâng cao, không còn học sinh bỏ học giữa chừng sau khi đã đăng ký ra lớp. - Đặc biệt trong năm học này, khi khai giảng lớp sĩ số học sinh là 15 em qua gần một tháng học tập, các em đã ý thức được tầm quan trọng của việc học và đã chính thức vận động được 3 bạn bỏ học cùng lức tuổi tham gia học lớp phổ cập này nâng sĩ số của lớp lên 18. Đây là một điều hết sức quan trọng và tôi cảm thấy rất phấn khởi bởi công việc mình làm đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua hơn mười tháng hoạt động các em đã kết thúc lớp học với 100% đạt trung bình trở lên về học lực và hạnh kiểm. - Từ thực tiển cho thấy, chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc có duy trì được hay không một lớp học phổ cập, nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Góp phần xóa đói, giảm nghèo, nậng cao mặt bằng dân trí phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương cũng như của đất nước. IV. KẾT LUẬN: - Từ thực tiển cho thấy, trong công tác chủ nhiệm việc quan tâm tìm hiểu đến tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, công tác tuyên truyền đã góp phần không nhỏ đến việc duy trì sỉ số học sinh, đặc biệt là các em học sinh ở các lớp phổ cập. - Mặc dù bản thân gặp cũng không ít khó khăn, nhưng với lòng nhiệt tình, với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, với kinh nghiệm nhỏ bé của mình lớp phổ cập của tôi đã kết thúc lớp và đã đạt được kết quả mong muốn. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Trong năm tới hướng của tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những lớp tiếp theo. Rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế ở lớp đã qua. Để có những biện pháp tốt hơn nữa trong công tác vận động và duy trì sĩ số ở các lớp phổ cập. Bên cạnh đó với sáng kiến kinh nghiệm này không phải những lớp phổ cập giáo viên chủ nhiệm áp dụng đạt hiệu quả mà bản thân tôi cũng cho rằng các lớp chủ nhiệm trong trường cũng áp dụng được và tôi tin rằng sẽ có hiệu quả. Trên đây là một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm của lớp phổ cập mà tôi đã sử dụng và đạt được kết quả rất tốt sau nhiều năm làm công tác. Tôi đưa ra đây để đồng nghiệp và bạn đọc cùng tham khảo. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cấp trên, đồng nghiệp, các bạn đọc để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- skkn.doc