Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy Tiếng Việt Lớp 3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

 Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên giúp cho con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cở sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác.

 

doc29 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành đọc diễn cảm Tôi chú ý lắng nghe thật kỹ, trên cơ sở đó Tôi xét những ưu điểm, khhuyết điểm một cách thật cụ thể. Có như ậy mới uốn nắn có hiệu quả những sai sót và phát huy những ưu điểm của học sinh.
 Đối với bài văn có đối thoại, Tôi chỉ định mỗi em đọc một nhân vật và một em đọc lời dẫn. Như thế tiết học sẽ sinh động gây hứng thú cho các em, đồng thời giúp các em hiểu và bộc lộ tình cảm, tính cách nhân vật qua giọng đọc của mình.
 Ví dụ : dạy bài tập đọc kể chuyện Tiết 5 Chiếc áo len (TV 3 tập 1 )
 Đoạn 1 lời người kể giọng bình thường 
 Mùa đông năm nay đến sớm .Gió thổi từng cơn lạnh buốt .Lan thấy Hoà có chiếc áo len đẹp .Lan muốn có chiếc áo len như của bạn Hoà .
 Đoạn 2 giọng mẹ thể hiện nhẹ nhàng âu yếm 
 Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em con ..
 -“Cái áo của Hoà đắt tiền bằng cả hai cái áo của hai anh em con đấy .”
 Giọng lan nũng nịu 
 - “ Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi .”
 Giọng của Tuấn thì tỏ ra rõ ràng đàn anh .
 -“Mẹ ơi ,mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em Lan đi ,con không cần thêm áo đâu .”
 Giọng mẹ trầm xuống  
 Giáo viên khi hướng dẫn học sinh đọc phân vai ,học sinh đã được luyện tập từ lớp dưới . Đọc sao cho đúng ngữ điệu ,phù hợp với tính cách nhân vật .
b. Luyện đọc diễn cảm
 Ở lớp 3 việc đọc diễn cảm chưa yêu cầu cao lắm, vì vậy giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm. Sau đó cho học sinh thi giũa các nhóm. Giáo viên là người quan sát chung, giáo viên nhận xét và khen ngợi những em đọc hay đọc diễn cảm. Kết thúc bài giáo viên nêu lại nội dung chính của bài.
 Mặt khác người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt quá trình dạy một tiết Tập đọc. Đọc diễn cảm không yêu cầu học sinh đọc đoạn quá dài mà có thể cho học sinh một đoan hoặc một vài câu . Hạn chế đọc phân vai .Nếu khả năng của học sinh còn đọc kém .
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
 Qua nhiều năm thực hiện về đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp tích cực Tôi đã nhìn thấy một kết quả thật đáng mừng và đáng khích lệ. Trong giờ học tất cả mọi học sinh đều được tham gia làm việc, suy nghĩ, tìm tòi tích cực không ỉ lại.
 Với phương pháp này đã phát huy được tính tích cực của học sinh, chất lượng đọc diễn cảm và cảm thụ bài của học sinh ngày một nâng cao.
 Cụ thể kết quả cuối năm kiểm tra đã đạt được như sau : 
Tổng số : 30 em.Trong đó :
- Học sinh đọc hay : 30 % 
- Học sinh đọc đúng : 60% - Học sinh đọc chưa trôi chảy : 10%
 Như vậy so với chất lượng đầu năm học sinh giỏi đã tăng lên rõ rệt.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Xuất phát từ thực tế của việc nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng việt trong đó có phân môn Tập đọc đối với học sinh bậc tiểu học là nhu cầu cần thiết đối với học sinh, quan trọng quyết định đến chất lượnghọc tập của học sinh. Phương pháp đổi mới ở đây là :
	Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở kiến thức tổ chức học sinh học nhóm tự chủ, tự giác trong giờ học. Học sinh tư suy nghĩ – tư duy để giải quyết các vấn đề, giải quyết tình huống mà giáo viên đã đưa ra cụ thể là:
	Khi đọc tốt và cảm thụ tốt một bài Tập đọc thì các em cần phải thực hiện theo các trình tự như sau :
Đọc bài Tập đọc nhiều lần ở nhà
Chuẩn bị trước các câu hỏi ở nhà
Trên lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu
Thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	Để đáp ứng theo kịp được những đổi thay từng ngày, từng giờ của khoa học trên thế giới, hơn bao giờ hết người giáo viên phải trau dồi kiến thức, tìm tòi suy nghĩ cải tiến phương pháp dạy học,tự học hỏi để nâng cao trình độ có như vậy mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, những con người lao động sáng tạo cho đất nước.
2. Đề xuất, kiến nghị
Qua đây tôi cũng xin kiến nghị và đề xuất với các cấp lãnh đạo ngành, Ban giám hiệu nhà trường như sau:
- Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực học Tiếng Việt cho các em từ những lớp đầu cấp học. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của Tôi trong việc dạy học sinh học môn Tiếng việt lớp 3,. Trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ có phương pháp dạy học riêng,Nhưng phải theo Phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm . Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dạy theo phương pháp tích cực . Học sinh tự khám phá tự giác tim tòi được trải nghiệm sẽ thu được kết quả cao hợn. 
 Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi đã thực hiện trực tiếp giảng dạy trong năm qua .
 Trong một năm qua. Kết quả đó có nhiều ưu điểm song bên cạnh đó cũng còn tồn tại rất nhiều không thể tránh khỏi. Tôi rất mong sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý giá của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của Tôi được hoàn thiện , bổ ích và lý thú hơn. Qua đó Tôi có kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng việt ngày một tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Lập Chiệng, ngày 02 tháng 5 năm 2017
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Hạnh
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
	Giáo dục bậc học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên giúp cho con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho tre để trẻ tiếp thu các môn học khác.
	Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, học thuộc lòng, Từ ngữ, ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viếtMỗi môn có một chức năng khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn.Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát ân, từ ngữ, câu văn) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn,bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và đê lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
	Vậy để giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài Tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp phù hợp. Hơn nữa vốn ngôn ngữ của các em học sinh bậc tiểu học, nhất là học sinh vùng sâu là rất nghèo nàn, người giáo viên phải truyền đạt làm sao cho học sinh hiểu được nội dung bài giảng qua việc hiểu nghĩa biểu cảm của một số từ ngữ trong bài. Song song với khâu cảm thụ nội dung bài khâu luyện đọc diễn cảm cũng đặt biệt được coi trọng. Nó là đặc trưng của phân môn, nó góp phần lớn quyết định sự thành công của tiết dạy.
	Môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng về cả tư tưởng và tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán ghi nhớ.
	Rèn kĩ năng tập đọc.
Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
Học môn tập đọc, việc học và cẩm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Nếu học sinh đã cảm thụ tốt nội dung bài nhưng không nắm được vững cách đọc diễn cảm thì kết quả sẽ bị hạn chế và ngược lại cảm thụ không tốt thì đọc diễn cảm cũng không tốt.
 Xuất phát từ những nhận thức trên tôi đã chọn sáng kiến “ Kỹ năng dạy Tập đọc lớp 3”
	Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học mới vào một tiết học Tập đọc cần các phương pháp tối ưu sau:
Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở
Lời bình giảng của Thầy
Giảng từ
Tìm hiểu cách đọc và rèn đọc
Chia nhóm học tập và luyện đọc.
 Tiết Tập đọc phải thực hiện rất nhiều khâu nhỏ. Nhưng trong đề tài này Tôi xin đề cập đến 2 khâu chủ lực đó là: “ Cảm thụ và đọc diễn cảm” bằng phương pháp hướng dẫn cảm thụ nội dung bài qua việc giảng từ và tìm hiểu cách đọc,rèn cách đọc để phát huy tính chủ động, chủ thể của học sinh trong giờ Tập đọc.
	 Phương pháp giảng và nghiên cứu.
Thông qua sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt
Trực tiếp giảng dạy và trắc nghiệm.
CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Nêu vấn đề của sáng kiến
 Phân môn Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng như đã nêu ở phần “Đặt vấn đề” , phân môn Tập đọc yêu cầu phải rèn đọc nhiều và biết cách đọc diễn cảm, đơn vị đọc là đoạn bài. Phân môn tập đọc thể hiện tập trung nhất tính chất của sách giáo khoa. Nó vừa mang nội dung thông tin khoa học vừa mang thông tin nghệ thuật.
	Như vậy qua tiết Tập đọc, học sinh vừa học ngôn ngữ vừa học văn học, tức là trên cơ sở ngôn ngữ để tìm hiểu văn học và cảm thụ được cái hay của văn học. Hơn nữa phân môn Tập đọc sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho phân môn khác như : 
Chính tả, kể chuyện, từ ngữ, ngữ pháp và phục vụ cho việc học văn - viết văn được tốt hơn.
	Do vậy về mặt phương pháp giáo viên phải có những biện pháp phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài cảm thụ và luyện đọc diễn cảm nhằm cảm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Tập đọc.
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
 2.1. Khảo sát chất lượng
Chất lượng đầu năm: Tổng số : 30 em
 Trong đó : Học sinh đọc hay: 20%
 Học sinh đọc đúng : 50%
 Học sinh đọc chưa trôi chảy : 30%
Qua khảo sát chất lượng đầu năm Tôi thấy kết quả giữa đọc hiểu và đọc diễn cảm có chênh lệch. Tôi thấy rằng việc kết hợp giữa cảm thụ nội dung bài và luyện đọc diễn cảm cho học sinh trong một tiết Tập đọc là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để học sinh cảm thụ tốt và luyện đọc được nhiều? Tôi đã dùng những biện pháp cụ thể như sau : 
2.2. Những biện pháp cụ thể
 2.2.1. Hướng dẫn học sinh cảm thụ bài qua việc tìm hiểu ý biểu cảm của từ đê hiểu nội dung bài:
 Muốn thực hiện tốt khâu này, một yếu tố quan trọng góp phần lớn đến chất lượng một tiết dạy như đã nêu từ phần “ Đặt vấn đề ”, Người giáo viên phải biết dẫn dắt, tổ chức cho học sinh tìm hiểu từ ngữ, chủ động nắm bắt được nội dung tư tưởng của bài học. Để đạt được yêu cầu này, Tôi rất coi trọng việc hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh, trong vở bài soạn của học sinh còn phải trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa. Ngoài ra học sinh còn phải tìm ý trả lời cho câu hỏi trong vở bài tập Tiếng việt.
	Muốn trả lời tốt buộc học sinh phải đọc nhiều lần bài tập đó. Có như vậy việc làm bài tập mới có chất lượng. Trên lớp khi Tôi đặt câu hỏi thì tiết học sẽ sinh động và kết quả cao hơn.
	Về phương pháp tôi chú ý đến 3 điểm sau:
	Hệ thống câu hỏi gợi ý, phát huy tính tích cực của học sinh
	Hệ thống câu hỏi này phải thực sự có tác dụng , kích thích sự suy nghĩ, óc tưởng tượng của học sinh, từng bước dẫn dắt các em đi qua, vào cái cốt lõi của bài, của đoạn. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo công thức “ Tổng – phân - hợp” Ví dụ : dạy bài tập đọc “ Quạt cho bà ngủ” tiết 4 tập đọc lớp 3 tập 1.
	Giáo viên trước hết hướng đẫn học sinh đọc rõ ràng rành mạch từng câu thơ biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
“Ơi chích chòe ơi !//
 Chim đùng hót nữa/
 Bà em ốm rồi/
 Lặng/ cho bà ngủ//
	Khi đọc tới khổ thơ này học sinh cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
	Ví dụ : Dạy bài Tiếng Ru Tiếng Việt 3 tập 1 ( t 64 )
 Đây là bài thơ với thể thơ lục bát câu sáu tiếng câu tám tiếng .khi hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ cho đúng nhịp thơ. Sau khi đọc xong từng khổ thơ học sinh hiểu được ý của mỗi khổ thơ :ví dụ : Con Ong ,Con Cá , Con chim , Yêu những gì ? Vì sao ?
 Con ong làm mật /,yêu hoa
 Con cá bơi /,yêu nước ;/ con chim ca /,yêu trời
Con người muốn sống /,con ơi
Phải yêu đồng chí ,/yêu người anh em .
 * 
* 
 Hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hiểu Một ngôi sao , một thân lúa ,một người 
 Không bao giờ làm được gì .Mà phải nhiều ngôi sao mới sáng được .v..v. 
 * Lời bình của giáo viên
 Sau khi phân tích một ý nào đó là lời bình của Thầy rất cần thiết ( Tuy không phải là giảng văn và cho dù sử dụng phương pháp tích cực, tránh thuyết minh). Nhưng đến đây giáo viên phải kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống một cách linh hoạt, thường là lời bình giảng một cách ngắn gọn, nhẹ nhàng vì nó là chiếc cầu nối giữa tác giả với học sinh, là chất men khêu gợi tưởng tượng, óc liên tưởng của học sinh.
* Giảng từ
 Như phần “Đặt vấn đề” đã nêu : Giáo viên có kiến thức mà không có phương pháp thì kết quả của tiết dạy sẽ bị hạn chế.
 Qua thực tế dạy học, ta thấy việc giảng từ thành công phải qua 3 giai đoạn:
Chọn từ
Xác định phương pháp giảng.
Phương pháp giảng từ
 Về phương pháp giảng từ phải phụ thuộc vào từng loại cụ thể mà có cách giảng phù hợp. Những từ được giảng trong phần này thường mang giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu cảm.
 Với những loại từ này Tôi thường dùng biện pháp thay thế. Tức là dùng một từ có nghĩa tương đương dể thay thế cho từ cần giảng, phương pháp này vừa làm giàu vốn từ cho học sinh vừa giúp học sinh cảm thụ sâu sắc nội dung bài.
Ví dụ : Dạy bài : Cửa Tùng : TĐ lớp 3 tập2 :
 Dạy các em đọc ràng mạch đọc đúng. Biết nhấn giọng những từ gợi cảm, ngoài ra các em hiểu sâu sắc vẻ đẹp kỳ diệu của CửaTùng một vẻ đẹp của miền Trung nước ta. Giảng từ Cửa Tùng được ca ngợi là : Bà chúa của các bãi tắm có nghĩa là đẹp nhất trong các bãi tắm, không bãi tắm nào đẹp bằng, khi hướng dẫn học sinh đọc cần nhấn giọng ở các từ nói về sắc mầu nước biển có sự thay đổi đặc biệt.
Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Để thấy được Cửa Tùng là một bãi tắm rất đẹp ,nhiều người hằng mong đến . để thấy được sự thay đổi của nước biển trong một ngày .
2.2.2. Luyện đọc 
 Đây là khâu chủ yếu rèn luyện kĩ năng đọc đồng thời nâng cao mức cảm thụ của học sinh đối với bài thơ, vì chính đọc diễn cảm cho chúng ta thấy mức cảm thụ nội dung bài học của học sinh. Như vậy có nghĩa là qua đọc diễn cảm ta kiểm tra được kỹ năng đọc, trình độ tiếp thu bài học của học sinh. Nên khi thực hiện khâu này giáo viên phải thật sự chu đáo.
 Luyện đọc thành tiếng là cơ hội giáo viên trực tiếp dạy kĩ năng đọc cho từng học sinh . Tuy nhiên việc dạy chỉ đạt hiệu quả tốt và phù hợp với từng đối tượng khi giáo viên biết nghe học sinh đọc . để từ đó lựa chọn nội dung và biện pháp dạy học phù hợp .
Ví dụ: 
Đối với HS đọc kém do trình độ chưa đạt “Chuẩn” ở lớp dưới, GV cần kiên trì giúp đỡ và phụ đạo thêm (không “bỏ qua” nhưng cũng không “nôn nóng” đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp) ; 
Đối với HS đọc chưa chính xác do cấu tạo bộ máy phát âm còn khiến khuyết, GV cần luyện tập riêng bằng phương pháp “đặc biệt” và giúp đỡ thêm ngoài giờ học :
Đối với HS chưa đạt yêu cầu do thiếu ý thức chưa tập chung cao vào việc học hoặc ảnh hưởng thói quen ê a, luyến thắng.giáo viên cần chỉ rõ hạn chế và tìm cách giúp học sinh khắc phục.
Nghe một học sinh đọc giáo viên cần biết cách gợi ý để học sinh tự nhận biết và sửa lỗi đọc sai từ ngữ do ngắt hơn chưa đúng cho học sinh khác nhận xét rõ chỗ được, chỗ chưa được của bạn để học sinh vừa đọc rút được kinh nghiệm đọc tốt hơn.
Luyện đọc nhẩm (đọc hiểu) Dựa vào yêu cầu đề ra ở mỗi lớp ( thể hiện qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài tập đọc ) giáo viên lựa chọn biệm pháp và hình thức tổ chứa dạy học thích hợp để luyện kỹ năng đọc thầm cho học sinh. Điều quan trọng là giáo viên phải kiểm tra, đánh giá kết quả cho học sinh, từ đó xác định cách dạy đạt hiệu quả tốt nhất.
 Sau khi học sinh đã cảm thụ xong nội dung nài Tôi tiến hành như sau:
Tìm hiểu cách đọc
 Luyện đọc diễn cảm theo câu, đoạn. Bước làm này không thể thiếu được. Nếu coi nhẹ hoặc chỉ làm qua loa thì học sinh sẽ lờ mờ, đọc bài thiếu diễn cảm. Ở phần này thường sách Tiếng Việt của các em đã có một bài tập dành cho phần luyện đọc - luyện tập, ta dùng bài tập này cho các em luyện đọc.
 Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách đọc nên chú ý :
Đọc từng câu : Học sinh đọc nối tiếp từng câu ( hoặc 2-3 câu hay cả một khổ thơ đối với học sinh có trình độ đọc khá vững) ; đọc một hay hai vòng đối với bài Tập đọc truyện kể, đọc hai hay ba vòng đối với bài Tập đọc ngắn. GV theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm ( nếu có ), kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ ( nếu cần ). Để thực hiện tốt hạot động nói trên, giáo viên cần nhận thức đầy đủ mục đích của việc đọc từng câu trong quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc ở giai đoạn đầu cấp Tiểu học, đó là: 
Chia nhỏ văn bản (ở cấp độ đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của lời nói là câu ) cho nhiều học sinh HS được tham gia tích cực và quá trình luyện tập, qua đó bộc lộ năng lực đọc ( thành tiếng) của từng cá nhân.Giáo viên lắng nghe học sinh đọc ,dù chỉ là một câu cũng có thể sơ bộ cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kĩ năng đọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời học sinh .
Đọc từng đoạn trước lớp : cho học sinh nối tiếp nhau đọc trong bài giáo viên theo dõi học sinh đọc để gợi ý , hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi cách ngắt nhipj thơ cho đúng , đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ở lớp 2 và 3 ,việc luyện đọc từng đoạn trong bài văn tập trung đạt yêu cẩũo ràng ,rành mạch là chủ yếu . 
Đọc đoạn trong nhóm : Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp thực hành luyện đọc theo từng cặp hoặc theo nhóm nhỏ 3-4 em dựa vào cách đọc đã được hướng dẫn trên lớp học sinh cần nối tiếp nhau đọc và theo dõi sách giáo khoa để nhận xét , góp ý cho bạn về cách đọc ở hoạt động này giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh đọc vừa phải không làm ảnh hưởng đến nhóm khác .
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu :
Giá viên hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của các câu hỏi trong sách giáo khoa để giúp học sinh định hướng hoạt động đọc hiểu. Giáo viên nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đọc (đọc câu , đoạn hay khổ thơ nào đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì )có thể giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ,trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu .Cuối cùng giáo viên chốt lại ý chính của bài 
 Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại:
Dựa vào trình độ của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc , giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp :luyện tập và thi đọc tốt một hai đoạn hoặc cả bài bài : đọc truyện theo vai ,tổ chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc
 Câu đoạn chọn để hướng dẫn đâu là câu, đoạn có những yếu tố khó đọc hoặc tiêu biểu cho ý chính của bài.
 Khi hướng dẫn giáo viên cần chỉ rõ cần nhấn giọng ở những từ nào, giọng đọc chỗ nào phải nhẹ nhàng, sâu lắng chỗ nào phải đọc nhấn giọng, đọc nhanh.
 Khi học sinh thực hành đọc diễn cảm Tôi chú ý lắng nghe thật kỹ, trên cơ sở đó Tôi xét những ưu điểm, khhuyết điểm một cách thật cụ thể. Có như ậy mới uốn nắn có hiệu quả những sai sót và phát huy những ưu điểm của học sinh.
 Đối với bài văn có đối thoại, Tôi chỉ định mỗi em đọc một nhân vật và một em đọc lời dẫn. Như thế tiết học sẽ sinh động gây hứng thú cho các em, đồng thời giúp các em hiểu và bộc lộ tình cảm, tính cách nhân vật qua giọng đọc của mình.
 b. Luyện đọc diễn cảm
 Ở lớp 3 việc đọc diễn cảm chưa yêu cầu cao lắm, vì vậy giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm. Sau đó cho học sinh thi giũa các nhóm. Giáo viên là người quan sát chung, giáo viên nhận xét và khen ngợi những em đọc hay đọc diễn cảm. Kết thúc bài giáo viên nêu lại nội dung chính của bài.
 Mặt khác người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt quá trình dạy một tiết Tập đọc. Đọc diễn cảm không yêu cầu học sinh đọc đoạn quá dài mà có thể cho học sinh một đoan hoặc một vài câu . Hạn chế đọc phân vai .Nếu khả năng của học sinh còn đọc kém
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến: ( Hiệu quả mong đợi)
	Trong giờ học tất cả mọi học sinh đều được tham gia làm việc, suy nghĩ, tìm tòi tích cực không ỉ lại.
 Với phương pháp này đã phát huy được tính tích cực của học sinh, chất lượng đọc diễn cảm và cảm thụ bài của học sinh ngày một nâng cao.
 Kết quả ( Cuối năm sẽ có kết quả cụ thể)
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề xuất/ kiến nghị
TÊN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Hạnh
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

File đính kèm:

  • docSANG KIEN 2016-2017 HẠNH.doc
Sáng Kiến Liên Quan