Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập cuối năm môn Lịch sử Lớp 7

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá.

Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải trí và thư giãn. Giúp các em yêu thích môn học hơn.

Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm tổ đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thư giản. Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao.

Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến các mốc thời gian khác nhau, đặc biệt đây là một tiết ôn tập cuối năm nên lượng kiến thức rất nhiều học sinh rất khó nhớ, dẫn đến tình trạng chán học, lười biếng, Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽ giúp các em khắc phục được mặt hạn chế trên.

 

doc16 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 11397 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập cuối năm môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc áp dụng trong các môn học, đặc biệt chưa sử dụng trong các tiết ôn tập. Nếu có sử dụng chỉ dành cho những bài tập củng cố cuối bài khoảng năm phút. 
1.1.Đối với giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 7 nói riêng ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau: 
Dạy tiết ôn tập cuối năm, chủ yếu giáo viên ôn lại những kiến thức mà các em đã được học một cách sơ sài, lướt qua vì lượng kiến thức cả năm rất nhiều, giáo viên cũng lúng túng không biết nên đưa kiến thức nào vào dạy là phù hợp.
Thường thì trong các tiết ôn tập cuối năm giáo viên chỉ cho học sinh làm một số câu hỏi trong các chương đã học và yêu cầu học sinh làm.Với phương pháp này giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Chưa tạo được cho các em niềm đam mê hứng thú trong học tập, các em học chưa sôi nỗi, tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động, học trước quên sau nên chất lượng môn lịch sử chưa cao.
1.2 Đối với học sinh
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Lê Mao nơi tôi công tác tôi nhận thấy:
Phụ huynh ở đây chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tập của con cái, đa số còn phó mặc cho nhà trường.
	Đa số các em còn lơ là, chưa chú trọng học môn lịch sử, vì các em suy nghĩ rằng đây là môn phụ nên chỉ mang tính chất đối phó. Nên các em chưa chủ động kiến thức trong các tiết ôn tập. 
	Trong các tiết ôn tập học sinh còn ngại làm việc, còn phụ thuộc vào bạn, chờ đợi vào giáo viên, học tập mang tính chất thụ động.
Do sự tồn tại những thực trạng trên nên dẫn đến chất lượng môn lịch sử
ở các khối lớp 6, 8, 9 nói chung, khối lớp 7 nói riêng còn thấp.
2. Kết quả thực trạng
Dưới đây là kết quả chất lượng môn lịch sử lớp 7 ki I- Năm học 2013 - 2014 trường tôi cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
 Gỏi
khá
 TB
 yếu
 kém
 SL
%
 SL
%
SL l
%
 SL
%
 SL
%
7
60
 4
4
14
24
 30
50
 12
2
0
0
Trong năm học này 2014 - 2015 nhà trường đã phân công tôi dạy môn lịch sử lớp 7, tôi luôn trăn trở rằng, cần phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để chất lượng môn Lịch sử được nâng lên.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 7 đạt hiệu quả cao, tôi tiến hành các giải pháp sau:
1.1. Đối với giáo viên 
 Phải chủ động nắm chắc kiến thức bộ môn, xác định được kiến thức trọng tâm của bài.
Nắm chắc và phổ biến luật các trò chơi cho các em thấu hiểu.
 Hiểu được vị trí và tầm quan trọng của tiết ôn tập cuối năm, vì nó có liên quan đến kiến thức bài thi cuối năm của học sinh.
Giáo viên chuẩn bị đầy đủ kỹ năng của tiết dạy và tổ chức sinh hoạt các trò chơi theo tinh thần chủ động. Như chuẩn bị máy chiếu, bảng phụ, bút dạ
Biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động.
Trò chơi được lựa chọn tốt, phù hợp với bài giảng.
Trò chơi khởi động lúc bắt đầu tiết học giáo viên phải tạo được bầu không khí thân thiện, mới mẻ, sôi động và bình đẳng giữa học sinh và giáo viên. 
1.2. Đối với học sinh
Phải yêu thích môn học, xác định được vị trí và tầm quan trọng của môn Lịch sử.
Học sinh phải chủ động kiến thức, đặc biệt phải ôn tập tốt các kiến thức đã học.
Học sinh phải chủ động tìm hiểu luật chơi và chơi nhiệt tình trung thực
Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng mà thầy cô yêu cầu như giấy rô ky, máy chiếu, bút dạ
2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Xác định mục đích trò chơi:
Kiến thức: Giúp các em cũng cố lại kiến thức lịch sử mà các em đã được học trong sách giáo khoa lớp 7. Qua đó học sinh nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn về các triều đại phong kiến Việt Nam, về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, các bài học lịch sử và ý nghĩa các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo veek độc lập dân tộc.
Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tự hào dân tộc, sự tôn kính va biết ơn những anh hùng dân tộc đã hi sinh vì đất nước.
Rèn cho các em kỹ năng tư duy, tổng hợp, giao tiếp 
2.2. Phân loại trò chơi
	Trò chơi học tập trong môn Lịch sử rất phong phú và đa dạng, có nhiều hình thức chơi khác nhau: như trò chơi ai là triệu phú, ai nhanh hơn ai,xá định nhân vật lịch sử, giải ô chữ, đoán ý đồng đội, ghi nhớ sự kiệnNên khi tổ chức giáo viên phải lựa chọn trò chơi nào phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học mà mang lại hiệu quả giáo dục cao.
2.3. Thiết kế câu hỏi trò chơi:
	Để giúp các em ôn tập đạt hiệu quả cao thông qua trò chơi học tập thì giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi trọng tâm, nhưng vừa sức đối với học sinh, câu hỏi không quá khó mà cũng không quá dể. Kiến thức câu hỏi không nên thách đố học sinh. vì nếu ra câu hỏi quá khó học sinh không trả lời được, sẽ tốn nhiều thời gian, làm cho không khí lớp học trở nên căng thẳng.
	Đối với trò chơi đóng vai thì giáo viên phải có sự chuẩn bị trước, giao câu hỏi cho học sinh về nhà học sinh soạn và chuẩn bị trước, nếu trò chơi này mà học sinh không chuẩn bị trước thì lên lớp sẽ không thực hiện được.
	Câu hỏi phải hỏi về những lĩnh vực kiến thức khác nhau, không nên hỏi một chủ đề, nếu hỏi một chủ đề học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, lớp học sẽ giảm đi sự sôi nỗi, hào hứng. 
2.4. Phổ biến luật chơi
	 Giáo viên phải phổ biến chi tiết,tỉ mỉ luật chơi để học sinh hiểu và thực hiện không vi phạm nội quy: ( VÍ dụ: Có mấy đội thi, mỗi đội có mấy thành viên tham gia thi, chon trọng tài, thời gian thi của mỗi trò chơi)
	phổ biến cách xác nhận kết quả và cách tính điểm, trao giải.
	Chuẩn bị các đồ dùng học tập đẻ chơi: Như máy chiếu, bút dạ, giấy khổ to, lá cờ tay
2.5. Thực hiện trò chơi:
	Giáo viên sử dụng máy chiếu trình chiếu các câu hỏi, tranh ảnh, những vấn đề có liên quan đến cuộc thi, sau khi học sinh trả lời song thì giáo viên trình chiếu đáp án. 
2.6. Tổng kết cuộc chơi
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những ưu điểm đạt được cần phát huy, những mặt hạn chế cần phải rút kinh nghiệm trong các trò chơi khác.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải
 Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Ví dụ 1: Trò chơi ai nhanh hơn ai 
Luật chơi như sau: lắp ghép các nội dung sự kiện lịch sử sao cho phù hợp
Lớp chia làm 2 đội thi, mỗi đội cử 2 đại diện tham gia phần thi này
Cho mỗi đội bốc thăm gói cước gồm 7 sự kiện
Yêu cầu các đội lắp ghép lại cho đúng rồi dán vào bảng của đội mình. Mỗi dự kiện đúng được 20 điểm. Đội nào lắp ghép được nhiều sự kiện đúng nhất thì đội đó dành phần thắng.
Thời gian cho các đội thực hiện phần thi này là 1 phút
1.Bộ luật đầu tiên của nước ta: Bộ luât Hình Thư
2.Vị vua cuối cùng của Triều Lý: Lý Chiêu Hoàng
3.Vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn: Bảo Đại
4.Trường đại học đầu tiên của nước ta : Trường Quốc Tử Giám
5. Người phụ nữ nào lấy 2 đời chồng đều làm vua (Lê Hoàn và Đinh Bộ Lĩnh) : Thái Hậu Dương Văn Nga 
6.Thời nhà Trần có đắp đê rất lớn để chống lụt: Đê Đỉnh Nhĩ
7.Tướng giặc nào thua trận đã chui vào ống đồng quân lính khiêng chạy về nước: Thoát Hoan
Ví dụ 2. Ai là triệu Phú
Cách chơi: chia lớp thành 2 đội với các câu hỏi trắc nghiệm, đội nào giơ cờ trước đội đó được quyền trả lời. Nếu đội nào trả lời sai thì phải dừng cuộc chơi: mỗi câu trả lời đúng 10 diểm 
Có 10 câu hỏi như sau:
Câu 1: Sau khi lên ngôi vua Đinh bộ Lĩnh đã làm gì?
a. Đặt tên nước là Đại cồ Việt c. Phong vương cho các con 
b. Đóng đô ở Hoa Lư 	 d. Cả 3 Đáp án:đều đúng
 Đáp án:d: 3 Đáp án:đều đúng
Câu 2: Vì sao nhà Lý dời đô về thăng Long ? 
a. Đại la ( Thăng long) là một vùng đất hẹp 
b. Đại La(Thăng Long) thế đất rộng, bằng phẳng, cao, sáng sủa
c. Nơi hội tụ quan yếu của bốn phương
d.Cả b và c
 Đáp án:d: Cả b và c
Câu 3: Tác dụng của bộ luật hình thư thời lý là:
a. Bảo vệ Vua c. Bảo vệ vua, triều đình, tài sản của dân
b. Bảo vệ triều đình d. Bảo vệ Nam giới
 Đáp án:c
Câu 4: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của Lý thường Kiệt là:
a. Quân Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt	 	
b. Bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc Đại việt
c.Chấm dứt 10 năm đô hộ của nhà Tống trên đất nước ta.
d.Đáp an a và b
Câu 5: Các trận đánh lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là:
a. Trận Vân Đồn và Bạch Đằng 	 c. Trận Ngọc Hồi
b. Trận Đống Đa 	 d.Trận Rạch Gầm, Xoài Mút
 Đáp án:a
Câu 6. Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?
a. Nông dân, thợ thủ công, nô tì 	
b. Quý tộc, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì 
c. Quý tộc, địa chủ, nô tì
d. Nông dân, địa chủ 	 
 Đáp án:b
Câu 7. khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc ách đô hộ của quân Minh đối với nước ta trong: 
a. 15 năm 	 c. 25 năm 
b. 20 năm 	 d. 30 năm
 Đáp án:b
Câu 8.Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh Ai là người dề nghị chuyển quân vào nghệ An hoạt động?
a. Nguyễn Chích	 c. Nguyễn Trãi 
b. Lê Lợi 	 d. Lê Ngân 
 Đáp án: a
Câu 9.Trong trận Tốt động chúc động, quân Minh do tướng giặc nào chỉ huy:
a. Mộc Thạnh c. Liễu Thăng
b. Vương Thông d. Lương Minh
 Đáp án:b
Câu 10. Chức Thái thượng hoàng được đặt ra đươi triều đại nào trong lịch sử phong kiến việt nam: 
a. Triều Ngô c. Triều Đinh - Tiền Lê
b. Triều Lý d. Triều Trần
 Đáp án:d
Ví dụ 3: Trò chơi giải ô chữ
	Chuẩn bị: Vẽ các ô chữ trên máy và các câu hỏi tương ứng với mỗi ô
Cách chơi: cho các nhóm chọn tự do các ô chữ, không nhất thiết phải lần lượt từng ô một, các nhóm thay nhau chọn và cùng trả lời, đội nào trả lời đúng nhanh nhất mỗi câu sẽ ghi được 30 điểm, đứng thứ nhì được 20 điểm, đúng cuối cùng được 10 điểm, sai không cho điểm. Trả lời đúng từ chìa khóa cho 50.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
Câu 1: (7 chữ cái) Quân lính nhà Trần đã khắc lên tay hai chữ gì để thể hiện quyết tâm đánh giặc
Câu 2: (9 chữ cái) Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo là câu nói của ai?
Câu 3: (6 chữ cái) Trận đánh tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ diễn ra ở đâu?
Câu 4: (8 chữ cái) Năm 1285 nhà Trần mở hội nghị này để bàn kế đánh giặc?
Câu 5: (11chữ cái) Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên là ai?
Câu 6: (9 chữ cái) Ai là tác giả của hai câu thơ sau:
“ Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu rạng giống nòi quang vinh”
Câu 7: (6 chữ cái) Toa Đô bị chiếm đầu trong trận đánh nào?
Câu 8: (8 chữ cái) Năm 1285 trong hội nghị nào các bô lão đồng thanh hô đánh?
Câu 9: (4 chữ cái) Tên công chúa nhà Trần dâng cho Thoát Hoan làm kế hoãn binh?
Câu 10: (6 chữ cái) Giặc nào hùng mạnh nhất thế giới mà xâm lược nước ta thế kỷ ở XIII? 
Câu 11: (7 chữ cái) Khu căn cứ quân sự của quân Mông nguyên trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ 3 là ở đâu?
Câu 12: (12 chữ cái) Cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược nguyên diễn ra ở đâu?
	Giáo viên chiếu lên bảng (bằng máy vi tính) kết quả đúng sai mỗi câu hỏi. Thư ký của lớp ghi lại điểm cho các nhóm đã đạt được, để các em cố gắng phấn đấu giành điểm cho những trò chơi tiếp theo.
1.
S
Á
T
T
H
Á
T
2.
T
R
Ầ
N
T
H
Ủ
Đ
Ộ
3.
V
Â
N
Đ
Ồ
N
4.
B
Ì
N
H
T
H
A
N
5.
T
R
Ầ
N
H
Ư
N
G
Đ
Ạ
O
6.
H
Ồ
C
H
Í
M
I
N
H
7.
T
Â
Y
K
Ế
T
8.
D
I
Ê
N
H
Ồ
N
G
9.
A
N
T
Ư
10.
M
Ô
N
G
C
Ổ
11.
V
Ạ
N
K
I
Ế
P
12.
S
Ô
N
G
B
Ạ
C
H
Đ
Ằ
N
G
Ví dụ 4. Trò chơi xác định nhân vật Lịch sử 
 	Luật chơi như sau: Giáo viên cũng chia làm 2 đội chơi, đội chơi nào phất cờ trước đội đó được quyền trả lời, nếu trả lời sai thì đội phất cờ tiếp theo sẽ dành được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm
a. Xác định nhân vật lịch sử qua thơ ca
 “ Khôn ngoan qua được Thanh Hà
 Dẫu rằng có cánh khó qua lũy thầy”
 Lũy Thầy do ai xây dựng?
 (Đào Duy Từ)
 “Trên trời có ông sao Rua
 Ở làng Minh Giám có ông Phan Bá Vành”
 Câu ca dao trên nhắc đến nhân vật lịch sử nào?
 (Phan Ba Vành)
 “Sông núi nước Nam vua Nam ở
 Rành rành định phận sách ở trời
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
 Tác giả của bài thơ này là nhân vật lịch sử nào
 (Lý thường Kiệt)
 “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
 Câu nói này của ai?
 (Thái Sư Trần Thủ Độ)
 “Chương Dương cướp giáo giặc
 Hàm Tử bắt quân thù
 Thái bình nên gắng sức
 Non Nước ấy ngàn thu”
 (Trần Quang Khải)
Ví vụ 5: Trò chơi đóng vai:
Mục đích giúp các em hiểu sâu sắc hơn về những cống hiến của nhân vật lịch sử đối với dân tộc, từ đó giúp các Em nhớ nhân vật lịch, rèn luyện các em tập khả năng diễn xuất và nhập vai.
Với dạng trò chơi này, giáo viên giao cho học sinh về nhà chuẩn bị trước, giáo viên xem qua và tập diễn suất nhập vai một nhân vật lịch sử mà Em yêu thích nhất, sau đó lên diễn suất và yêu cầu đội khác nhận dạng: 
Đội 1 lên diễn:
Nhắc đến tôi chắc là không ít ai không nhớ đến, Tôi là người đã từng đứng ra dẹp loạn 12 xứ quân, giúp đất nước thống nhất. Chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt
Sau khi đất nước được thống nhất, tôi được nhân dân tôn lên làm vua, quyết định đặt tên nước là Đại Cồ Việt, và đóng đô ở vùng đất Hoa Lư (Ninh Bình nay).
đố bạn biết tôi là ai?
 (Đinh Bộ Lĩnh)
Đội 2 lên diễn:
 Tôi xuất thân trong một gia đình nghèo, bố mệ mất sớm, từ nhỏ tôi đã được nhà sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Tôi rất may mắn được nhà sư cho theo học ở trong chùa. Tôi rất chăm chỉ học tập và rất ham học hỏi, Tôi tự hào về tài đức của mình. Nên tôi được các quan lại tin tưởng và tôn lên làm vua.
	Năm 1010 tôi quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Hà Nội ngày nay). Đại La là một vùng đất có nhiều tiềm năng, đất bằng phẳng, thế đất cao và sáng sủa, nơi hội tụ của quan yếu bốn phương, địa lợi nhân hòa. Tôi là ai vậy ? 
 (Lê Công Uẩn)
Đội 3 lên diễn: Tôi là con trai của Nguyễn Phi Khanh, tôi rất tự hào về tài năng của cha mình. Hai cha con tôi đều đỗ đại khoa và làm quan thời nhà Hồ. Tôi vô cùng đau lòng khi nhìn thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân ta bị quân minh dày xéo và xâm lược. Mặc dù quân Minh đã tìm mọi cách dụ dỗ và mua chuộc tôi, nhưng tôi đều từ chối và căm ghét bọn đô hộ. Được tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tôi rất vui mừng và bí mật tìm đến Lê Lợi, theo Lê lợi khởi nghĩa và dâng bản bình ngô sách ( kế sách đánh quân Ngô), các bạn đoán xem tôi la ai?
 (Nguyễn Trãi)
Ví dụ 6: Trò chơi kẻ giấu mặt
Chuẩn bị:
+ Người chơi có một tờ giấy và bút
+ Tổ chức chơi và có ghi đặc điểm của những kẻ giấu tên
Cách chơi: Giáo viên soạn sẵn trên máy tính rồi trình chiếu các ô hình chữ nhật như sau:
 1
2
3
4
5
6
+ Người tổ chức chơi lần lượt lên các ô( 1,2 3.Và đọc các tiêu chí xác định về kể giấu tên, những kiến thức mà học sinh đã được học. Người chơi phải xác định đúng tên của đối tượng và ghi tên đó vào ô, mỗi câu đúng được 10 diểm 
+ câu hỏi như sau: 
Ô số 1: 
 Là chế độ phong kiến trong đó tập trung mọi quyền hành vào tay nhà vua. 
 (Phong kiến tập quyền)
Ô số 2: Con Vua được chọn làm người nối ngôi.
 (Thái tử)
Ô số 3: Tiền thuế mà mỗi người đàn ông từ 18 – 60 tuổi phải nộp hằng năm cho nhà nước Phong Kiến.
 (Thuế đinh) 
 Ô số 4: Nhà sử học nỗi tiếng của nước ta thế kỷ XV.
 (Ngô Sĩ Liên)
Ô số 5: Để khai phá vùng đất đồi ven biển, nhà Lê đắp nhiều con đê ngăn nước mặn có kè đá vững chắc.Nhân dân thường gọi là đê
 (Đê Hồng Đức)
Ô số 6: Chính sách mà thời phong kiến áp dụng nhằm chia đều ruộng đất cho nông dân 
 (Phép quân điền)
Ví dụ 7. Trò chơi giải mật mã lịch sử: 
Yêu cầu học sinh nêu hiểu biết của em qua tranh ảnh, sau đó đoán thử xem những tranh ảnh đó nói về sự kiện nào hay nhân vật nào ?
Giáo viên đưa ra tranh ảnh hay cho học sinh quan sát.
Trò chơi có tên gọi đoán ý đồng đội
Những thông tin trong trò chơi đều là những kiến thức cơ bản 
Giáo viên nêu cách chơi, chọn 2 bạn học sinh để tham gia cuộc chơi và giáo viên cho 5 thông tin liên quan trong trương trình học, một học sinh đứng quay về phía bảng thông tin, một học sinh đứng quay xuống phía lớp. Thông qua tranh ảnh lịch sử mà học sinh đứng phía bảng thông tin nhìn vào tranh mà đưa ra những thông tin gợi ý có liên quan để đội mình đoán và trả lời. 
 Học sinh đứng quay xuống phía dưới lắng nghe gợi ý của bạn mà trả lời sao cho đúng, trong 5 phút trả lời đúng 5 thông tin trở lên là thắng cuộc, người gợi ý không nói tiếng anh, không lặp từ.
 Ảnh số 1: Cô- Lôm- bô
Ảnh số 2: Lý Thái Tổ
Ảnh số 3: Lãnh địa phong kiến châu Âu
 Ảnh số 4: Lăng mộ Tần thủy Hoàng 
Ảnh số 5: Cảnh cố đô Hoa Lư
Ảnh Số 6: Quân Mông Cổ
Ví dụ 8. Trò chơi thi ghi nhớ sự kiện
 Giáo viên chia lớp thành 2 đội, chọn 5 học sinh tham gia chơi, những em còn lại cổ động viên, giáo viên chuẩn bị sẵn giấy và bút dạ. Trong một khoảng thời gian nhất định 5 phút, các học sinh tham gia chơi đội nào điền được nhiều sự kiện nhất vào bảng sau thì đội đó dành phần thắng.
 Thời gian
 Sự kiện
939
Ngô quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ loa
1009
Lý công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập
1054
Lý công Uẩn đổi tên nước là đại việt
1077
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt thắng lợi
1226
Trần cảnh lên ngôi vua, nhà Trần được thành lâp
1288
Chiến thắng chống quân Mông Nguyên lần thứ 3
1407
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
1418
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo
1777
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ
1789
Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh
Ví dụ 9. Trò chơi đố vui: 
Luật chơi như sau: Luật chơi như sau: Giáo viên cũng chia làm 2 đội chơi, đội chơi nào phất cờ trước đội đó được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 10 điểm, đội còn lại được quyền trả lời. 
Câu đố như sau:
 Ai người bóp nát quả cam
 Hờn Vua đã chẳng cho bàn việc quân
 Phá cường địch báo hoàng ân
 Dựng nên cờ nghĩa xả thân diệt thù
 (Trần quốc Toản)
 Sông nào nổi sóng bạc đầu
 	 Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan
 (Sông Bạch Đằng) 
 Ải nào núi đá giăng giăng
 Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu
 (Ải Chi Lăng)
 Gò nào thây giặc chất cao
 Quang Trung thừa thắng tiến vào Thăng Long
 (Gò Đống Đa)
 Vua nào từ thuể ấu thơ
 Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh
 (Vua Đinh Tiên Hoàng)
 Bản đồ xưa nhất nước ta
 Ai ra lệnh vẽ gọi là tên chi
 ( Do vua Lê Thánh Tông - Tên Bản đồ Hồng Đức)
 Vua nào bị lên án là phản quốc “ cỏng rắn cắn gà nhà’’ 
 (Vua Lê chiêu Thống)
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM 
Trong năm học này tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng trò chơi học tập vào giảng dạy môn lịch sử đặc biệt vào tiết ôn tập cuối năm, tôi thấy đa số các em hiểu bài nhanh, nắm chắc kiến thức, giúp các em nhớ lâu, tạo nên sự hứng thú, niềm say mê của học sinh trong giờ học. Cuối năm chất lượng môn Lịch sử được nâng lên, cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
 Giỏi
Khá
 TB
 Yếu
 Kém
 SL
%
 SL
%
 SL
%
 SL
%
SL 
%
7
60
14
23
28
46.7
20
33.4
0
0
0
0
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:	
Vậy sử dụng trò chơi học tập trong dạy học nói chung, trong tiết ôn tập cả năm môn lịch sử lớp 7 nói riêng, có vai trò vô cùng quan trọng việc đổi mới phương pháp dạy học. Giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dạy ở các giờ ôn tập, đặc biệt là ôn tập cuối năm. 
Sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. Giúp các em phát huy hết khả năng của mình, tích cực chủ động học tập, làm cho giờ học trở nên sôi động, tạo không khí học tập vui vẻ, Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, nhớ kiến thức lâu hơn, học tập hứng thú hơn, học sinh nắm bài chắc hơn, kết quả bài thi cuối năm cao hơn. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng các giải pháp trên nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh khác chưa nghiên cứu. Đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Đề nghị phòng giáo dục cấp thêm máy chiếu để nhà trường có thêm máy chiếu sử dụng.
Đề nghị phòng cấp thêm tài liệu có liên quan đến trò chơi học tập để chúng tôi có tài kiệu tham khảo.	
Đề nghị phòng giáo dục phân bổ cho trường tôi một giáo viên chuyên trách về thiết bị thư viện để hộ trợ cho chúng tôi trong quá trình mượn đồ dùng. 
XÁC NHẬN CỦA BGH
NHÀ TRƯỜNG
Yên Bái, ngày 15 tháng 3 năm 2014
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của tôi làm không phải sao chép của người khác

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_tiet_on_tap_cuoi_nam_mon_Lich_su_lop_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan