Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm Soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu ở Tiểu học
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QD- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động "Năm học ứng dụng CNTT trong giảng dạy" ở tất cả các cấp trường từ đại học, cao đẳng cho đến THPT, THCS,TH và cả bậc học mầm non.
Hơn bao giờ hết Giáo dục và Đào tạo cần phải đẩy mạnh nhanh chóng hội nhập, phát triển ứng dụng CNTT không chỉ để bắt kịp sự phát triển của thế giới mà còn có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tiến trình hội nhập toàn cầu .
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của bộ giáo dục và của sở giáo dục và đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy ba năm nay.
Mặc dù giáo án điện tử chưa trở thành một cuộc cách mạng học đường, thế nhưng giờ học với giáo án điện tử đã tạo ra một không khí khác hẳn với giờ dạy truyền thống, cho dù phương tiện kĩ thuật chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn , giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn mà không làm mất đi, hoặc làm sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu ở Tiểu học” với mục đich tổng kết một vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử hầu giúp cho bản thân củng cố lại những kiến thức của mình đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có thêm những tham khảo nhỏ cho quá trình giảng dạy của mình.
dụng); (3) trên Internet; (4) trong thực tế bằng cách quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số rồi đưa vào máy tính; (5) do tự tạo bằng cách sử dụng phần mềm Flash (tạo hình ảnh động), CorelDraw. Ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cho mỗi môn học cũng phải được tính đến ví dụ như MathType (soạn thảo văn bản Toán học), hay phần mềm về cách biên soạn trắc nghiệm'2005 Summer Professional', Violet ... Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là GV cần hình dung ra những biện pháp - hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy thao cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. Mặt khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này, học sinh sẽ được yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà GV khơi gợi ra từ những hình ảnh nào đó. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cuối cùng, chúng ta nên nghĩ đến việc lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau. Bước 4: Viết giáo án điện tử Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point. Sau đây, tôi xin nêu một số mẹo để có thể soạn thảo một giáo án điện tử nhanh và hiệu quả. - Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại. - Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng đối tượng học sinh, không cần phải phô diễn hết trên bài giảng. - Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương trình này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho bài giảng khi chép đi chép lại. Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng. Một số chú ý nhỏ nhưng quyết định lớn đến kết quả bài dạy của giáo viên đó là cách trình bày bài giảng của mình: Cũng như khi viết bảng, tên bài học, các đề mục và các ý trọng tâm phải được giữ lại ở tất cả các slide. Tuy nhiên, ở những slide trình bày các câu hỏi thảo luận, các ví dụ, bài tập ... giáo viên có thể linh hoạt bỏ qua phần đó. Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các hiệu ứng. Bất kỳ một sự lạm dụng hoặc sử dụng không thích hợp cũng có thể trở thành "một con sâu" phá hỏng "cây giáo án" của chúng ta. Nhiều GV quá lạm dụng vào việc chạy chữ trên màn hình trong khi có thể sử dụng bằng hình thức viết bảng hoặc nói. Màu chữ trong bài phải phù hợp theo tên bài, tiêu đề, ý nhấn mạnh... Một điều chắc chắn nữa là giáo viên sau khi soạn xong bài dạy của mình phải thuộc “Kịch bản” mà mình đã xây dựng. Và điều cuối cùng tôi muốn nói với các đồng chí đó là để có một bài dạy bằng giáo án điện tử đạt yêu cầu cả về dạy và học thì điều quan trọng nhất vẫn là ý tưởng của người giáo viên, về kịch bản mà người giáo viên xây dựng mà không ai khác có thể làm hộ còn phần làm trên máy vi tính thì chỉ là công đoạn có thể nhờ được và nếu đồng chí nào chưa một lần thiết kế trình diễn thì tôi nghĩ cũng chỉ cần quan sát và làm cùng người làm hộ mình 1 đến 2 giáo án là có thể tự mình làm được. Sau đây là các bước của quy trình soạn một bài giáo án và trình diễn cụ thể: Bước 1: KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH POWERPOINT. + Start >Programs >Microsoft Office > Microsoft PowerPoint. + Hoặc nhấp đúp biểu tượng PowerPoint trên màn hình. Bước 2: CHỌN SLIDE MẪU + Khi mở chương trình PowerPoint, đã có sẵn một slide mẫu. + Trong slide mẫu có: * Một khung A [ Click to add title ] * Một khung B [ Click to add subtitle ] + Nếu muốn chọn mẫu slide khác ta nhắp chuột vào khung hình muốn chọn ở phần mẫu thu nhỏ (Bên tay phải). Bước 3: TẠO NỀN CHO GIÁO ÁN + Cách1: Nếu muốn tạo nền bằng mẫu có sẵn cho toàn bộ slide ta nhắp vào Format > Slide Design, màn hình sẽ thay đổi ta nhắp chọn kiểu slide ( Bên tay phải) Design Templates. + Cách 2: Nếu muốn tạo slide bằng nền màu hoặc hình ảnh theo ý thích ta nhắp chuột vào Formar>Backgrouund, màn hình hiện ra hộp Backgrouund ta chọn màu xong chọn Apply hoặc Apply to all cho slide. Bước 4: TẠO HIỆU ỨNG NỀN + Là hiệu ứng chuyển tiếp khi trình diễn các slide (nền và âm thanh) + Vào Slideshow > Slide Transition > xuất hiện hộp Slide Transition (bên tay phải) kích chọn các loại hiệu ứng và xem thử bằng nút Slide Show (ở góc dưới). Chọn tốc độ ở ô Speed. + Chọn hiệu ứng âm thanh ở ô Sound. Bước 5: TẠO HIỆU ỨNG CHỮ + Là hiệu ứng làm cho chữ xuất hiện theo ý đồ thiết kế bài dạy. + Chọn dòng chữ hoặc từng ký tự nhắp chuột vào Slide Show > Custom Animation sau đó làm việc với gờ Add Effec gồm 4 nhóm hiệu ứng: Entrance . Emphasis . Exit . Motion Paths + Nếu muốn bỏ hiệu ứng ta chọn gờ Remove sau đó thay hiệu ứng khác. Bước 6: CHÈN HÌNH ẢNH, ÂM THANH, PHIM. + Vào Insert > Picture > From File > chọn nơi lưu ảnh > Nhấn Insert. + Vào Insert > Movies and Sound > > Movies from File...(phim) > Sound from File...(âm thanh khác) Bước 7: TRÌNH DIỄN + Kích chọn slide 1 *Kích chuột chọn nút ở góc trái. *Nhấn phím F5. *Vào View > Slide Show. + Muốn dừng nhấn phím ESC (góc trên) . Ví dụ: Bài dạy ĐỊA LÍ: Thành phố Huế (Tuần 29 – Lớp 4) Những nguyên tắc khi soạn và dạy giáo án điện tử : Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba khâu: soạn GAĐT, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép. Để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau: a) Về màu sắc của nền hình: Việc chọn màu sắc slide rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm. Cách làm như sau: Mở chương trình Powerpoint, nhấn chuột phải vào slide và chọn Background. Hộp thoại Background mở ra, nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn Fill Effects. Hộp thoại Fill Effects mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi nhấn mũi tên sổ xuống bên cạnh, chọn More Color, hộp thoại Colors xuất hiện, bạn chọn tiếp thẻ Custom và chỉnh các thông số sau, Color model: RGB, Red: 0, Blue: 0, Green: 155, rồi nhấn OK để trở về hộp thoại Fill Effects. Tại hộp thoại này, bạn đánh dấu chọn vào mục From title ở dưới cùng, rồi chọn kiểu trung tâm sáng ngoại vi tối ở mục Variants bên cạnh, xong nhấn OK và Apply. Đó là màu cho slide thứ nhất. Với slide thứ hai, ba, bốn... bạn muốn cho màu giống slide một thì nhấn chuột phải vào slide một nằm ở cột dọc bên trái (thẻ Slides), chọn New Slide hay vào menu Insert > Duplicate Slide. b) Về font chữ: Chọn font chữ nên là các font chữ không chân, chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn một trong các font sau: Arial, Tahoma, Times New Roman, Vni-Helve, Vni-Times, màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam (nếu bạn chọn màu slide như trên), hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi trình chiếu. kích cỡ trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt). c) Hình nền: Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn. d) Tạo hiệu ứng cho slide Để tạo hiệu ứng cho chữ, nhấn chuột phải vào khung chứa chữ, chọn Custom Amination. Cửa sổ Add Effect xuất hiện ở bên phải, nhấp vào nút Add Effect để chọn hiệu ứng, ví dụ như Fly in (bay), Spin (quay tròn), Grow/Shrink (phóng to/thu nhỏ), Diamond (lấp lánh)... Kinh nghiệm cho thấy hiệu ứng Random Bars thường được sử dụng. Nếu muốn áp dụng một kiểu hiệu ứng cho toàn bộ nội dung slide thì vào menu Slide Show->Amination Schemes. Cửa sổ Apply to selected Slides xuất hiện bên phải, bạn chỉ việc nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show->View Show xem thử. Để tạo hiệu ứng chuyển trang, bạn vào Slide Show->Transition. Cửa sổ Slide Transition xuất hiện ở bên phải, bạn nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show->View Show xem thử. Hiệu ứng Strips Right-Down thường được dùng nhất. e) Giấu slide Trong bản trình diễn Microsoft PowerPoint, đôi khi bạn muốn ẩn đi một slide nào đó – slide thông tin tham khảo hay giải thích thêm làm rõ nghĩa chẳng hạn – và chỉ truy cập đến slide này khi nào cần thiết. Slide được ẩn đi sẽ không được hiện lên trên màn hình trình diễn trừ khi bạn ra lệnh choPowerPoint truy cập đến slide đó. Để ẩn một slide trước tiên bạn hãy chuyển con trỏ chuột về slide bạn muốn giấu đi rồi vào Slide Show | Hide Slide. Bạn hãy khi nhớ số thứ tự của slide bị ẩn đi đó để trong quá trình trình diễn bạn có thể dễ dàng truy cập đến slide ẩn đó bằng cách nhấn phím số thứ tự của slide ẩn và ấn Enter. Nếu bạn có nhiều slide ẩn và không nằm theo thứ tự nào cả thì bạn có thể dùng phím tắt H để chuyển đến slide ẩn tiếp theo. Để quay trở lại bài trình diễn, bạn hãy nhắp chuột phải vào màn hình trình diễn và chọn Go | Previous Viewed. (Lệnh này có thể khác ở những phiên bản PowerPoint khác nhau). Hoặc bạn có thể tạo ra một nút bấm chuyển đổi slide trên màn hình trình diễn của bạn bằng cách vào Slide Show | Action Settings. g) Căn chỉnh đối tượng Trong PowerPoint, bạn hoàn toàn có thể tự động đặt vị trí hay căn chỉnh các đối tượng mà không cần phải sử dụng đến lưới (grid) hay hướng dẫn (guide). Để thực hiện tác vụ này bạn hãy thử các sau đây. Trước tiên bạn hãy lựa chọn tất cả các đối tượng cần căn chỉnh vị trí (lưu ý khi lựa chọn nhiều đối tượng bạn hãy giữ phím Ctrl). Sau đó bạn chọn nút Draw – nút này nằm ở góc tận cùng bên tay trái cửa sổ PowerPoint, ngay trên nút Start của Windows – và chọn vào “Align or Distribute” sau đó chọn một mô hình căn chỉnh thích hợp với bạn trong số những mô hình mà PowerPoint đưa ra. h) Di chuyển đối tượng chính xác hơn Nếu bạn sử dụng chuột để di chuyển đối tượng trong một khoảng nhỏ thì nhiều khi không chính xác và đạt yêu cầu cho lắm. Bạn hãy dùng bàn phím thay thế. Trước tiên hãy lựa chọn đối tượng bạn muốn di chuyển và dùng các phím mũi tên lên-xuống-sang trái-sang phải để di chuyển đối tượng của bạn. Mỗi lần di chuyển như vậy đối tượng sẽ di chuyển. l) Trình diễn từng slide riêng biệt Trong khi bạn soạn thảo và trình bày từng slide của mình, đôi khi bạn muốn xem trước xem slide đó hiện trên màn hình trình diễn như thế nào. Nhưng nếu dùng tính năng xem trước của PowerPointbạn sẽ lại phải xem tất cả các slide và trên màn hình trình diễn toàn màn hình. Vậy hãy thử ấn và giữ thêm phím Ctrl mỗi khi bạn chọn View Show | Slide Show. Chỉ riêng slide bạn đang chỉnh sửa hiện ra trong một cửa sổ nhỏ và rất thuận tiện cho bạn đó. k) Hướng dẫn học sinh ghi chép Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau: - Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học. - Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình. - Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp). Một số phím tắt cần nhớ khi dạy trình chiếu bằng giáo án điện tử : Đang trình bày theo dòng suy nghĩ của mình thì một vị trong hội đồng giám khảo đột ngột bảo cho xem lại một slide nào đó, hay bạn chỉ cho họ những điểm quan trọng. Với tình huống này ta có thể dùng phím tắt. + Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch chân hay khoanh tròn những điểm quan trọng. + Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn. + Nhấn phím Esc: Cất cây bút màu đi. + Ctrl - H: Ẩn chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình) + Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che giấu chuột. + Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn lại phím này để trở về bình thường. + Page Up hay mũi tên lên: Đến slide trước. + Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: Đến slide sau. + Nhấn số trang rồi nhấn Enter: Đến slide theo số trang. Để tắt màn hình đó bạn hãy click chuột phải và chọn End Show. 5. Một số lưu ý khi soạn và dạy giáo án điện tử: Các thiết bị điện tử hỗ trợ được xem như bảng phụ và không được “Bảng chính dính bảng phụ” a) Trang trí, trình bày bài giảng : - Font phải dễ đọc , cỡ chữ 24 trở lên Thường là Arial - Chữ đậm trên nền nhạt hoặc ngược lại - Không được sử dụng quá nhiều kiểu chữ, kích cỡ quá chênh lệch , sử dụng nhiều tông màu chỏi nhau trong một Slide - Sử dụng hiệu ứng , âm thanh phù hợp b) Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi - Đáp án ( nếu cần ) - Nếu cần thiết giảng giải vấn đề gì đó ( sử dụng phấn trắng bảng đen ) 3. Bài mới Hệ thống câu hỏi xây dựng bài mới -Bài tập trắc nghiệm -Nhận xét ,kết luận ,định nghĩa -Hình ảnh , đoạn phim, thí nghiệm ảo dùng khắc sâu kiến thức -Bài tập củng cố từng phần -Bài tập chữa mẫu (Cách trình bày một bài tập) -Hướng dẫn về nhà 6. Một số lưu ý khi khai thác tài nguyên trên mạng để soạn và dạy giáo án điện tử: - Tìm kiếm hình ảnh trực quan. - Tìm kiếm các đoạn fim phục vụ bài dạy. - Tìm kiếm giáo án Word , đề kiểm tra , đề thi , tài liệu ôn thi. - Tìm kiếm bài giảng điện tử , bài giảng hướng dẫn sử dụng phần mềm. - Tìm kiếm các phần mềm ứng dụng . Các địa chỉ trên mạng giúp chúng ta - - - 7. Kết quả: Sau một thời gian thực hiện việc soạn giáo án điện tử trên Powerpoint và qua nhiều tiết dạy trên máy trình chiếu bản thân tôi thấy với những phương pháp trên đã giúp cho rất nhiều lợi ích: Việc chuẩn bị cho một giáo án trước đây khá vất vả, nhưng hiện nay bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể soạn giáo án điện tử được nhờ thư viện dữ liệu đã có sẵn, chỉ cần bổ sung những hình ảnh, bài hát, đoạn phim hoặc một vài chi tiết khác cho phù hợp với giáo án mới. Càng ngày giáo án của bản thân tôi càng phong phú, hấp dẫn học sinh và đạt kết quả cao trong việc giảng dạy nhờ nguồn tư liệu tập hợp, chuẩn bị sẵn, các trò chơi sinh động và lôi cuốn. Chính nhờ thời gian soạn giáo án nhanh hơn trước nhiều nên tôi có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào những nội dung chuyên sâu để soạn giáo án điện tử, hiểu biết thêm về các hiệu ứng để giáo án điện tử ngày càng có tính hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn đối với các môn học . Trong các tiết dạy trình chiếu của tôi đã được đánh giá với chất lượng cao và ngày càng tiến bộ. Tôi đã cùng với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của trường thảo luận và nhân rộng các cách thức soạn GAĐT đạt nhiều kết quả cao hơn. KẾT LUẬN: 1. Nhận định chung: Thời gian thực hiện việc soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử tuy không nhiều những đã giúp bản thân tôi cùng các thầy cô giáo trong trường có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, mở mang kiến thức, học hỏi được nhiều phương pháp giảng dạy, các phương cách tổ chức trò chơi ngày càng thêm phong phú, sinh động. Tuy nhiên, theo quan điểm của bản thân tôi, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy là một việc rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng quá vào giáo án điện tử để cuối cùng quá phụ thuộc vào nó, mà chỉ xem giáo án điện tử là một phương tiện phối kết hợp trong việc tổ chức giảng dạy, nhân tố chính bao giờ cũng là kỹ năng, sự nổ lực của giáo viên, sự hứng thú trong việc tham gia học tập của học sinh, những điều đó sẽ đóng góp phần quan trọng trong việc quyết định sự thành công của công tác giáo dục tiểu học nói riêng và của giáo dục nói chung. Những tính năng ưu việc của các phần mềm ứng dụng đã có sẵn, việc còn lại của chúng ta chính là biết tận dụng những tính năng này để phục vụ cho việc giảng dạy như thế nào, vì thế để thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tiếp cận, học hỏi bởi kiến thức là vô hạn, sự hiểu biết của chúng ta quá ít ỏi. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không là tất cả, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần thiết. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt HS tham gia tích cực bài giảng như thế nào và kết quả là phải xem HS lĩnh hội được tri thức bao nhiêu. 2. Những bài học kinh nghiệm: Tìm hiểu cách thức thiết kế giáo án điện tử và dạy trình chiếu. Hình thành ý tưởng cho tiết dạy. Chuẩn bị cho việc soạn thảo. Tiến hành thiết kế. Trình chiếu thử trên máy. Biết cách khắc phục sự cố xảy ra. 3. Ý kiến đề xuất với đồng nghiệp và nhà quản lý giáo dục: - Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, chúng ta hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chon phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnhbạn nên chọn màu chữ và màu nền không qua tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược. - Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet. - Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên có cơ hội để học hỏi và tham khảo. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc biên soạn và sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy vừa qua. Rất mong được các đồng chí, đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi để chúng ta cùng ứng dụng công nghệ này tốt hơn trong thời gian tới. Mỹ Thành, ngày 26 tháng 4 năm 2012 NGUYỄN ĐÌNH THƯ
File đính kèm:
- Kinh nghiệm soạn GAĐT và dạy trình chiếu ở Tiểu học.doc