Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học địa lí trung học cơ sở

 Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh phổ thông.

 Khi học theo nhóm học sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hổ trợ lẫn nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ.

 Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó. Vì vậy nhiều năm qua bản thân chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy địa lý cấp trung học cơ sở, chúng tôi đã đúc kết những gì đã tích luỹ được thành đề tài “kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy địa lý trung học cơ sở”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7570 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học địa lí trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới sôi nổi.
4/ Để hoạt động thảo luận nhóm đạt hiệu quả, giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Cử trưởng nhóm điều khiển thảo luận và thư ký ghi những ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Phổ biến rõ các câu hỏi thảo luận cho từng nhóm (đã chuẩn bị sẵn trong bảng xếp, hoạêc phiếu học tập), giải thích rõ yêu cầu thực hiện cho từng câu hỏi để học sinh đi đúng hướng và qui định thời gian thảo luận sao cho hợp lí. Tuyệt đối không phát trước các dụng cụ trình bày (phim trong, giấy khổ to, bảng phụ, viết) trước khi hướng dẫn thảo luận vì nếu phát trước học sinh sẽ tiến hành hoạt động chứ không nghe hướng dẫn.
- Trong thời gian các nhóm thảo luận, giáo viên nhất thiết không được làm việc khác mà phải thường xuyên đi kiểm tra hoạt động của từng nhóm để nắm được em nào hoạt động, em nào không, em nào giành nói suốt và lắng nghe các em trao đổi có đúng hướng không. Nếu phát hiện có thành viên trong nhóm không tham gia hoạt động, giáo viên có thể trực tiếp yêu cầu học sinh đó tham gia phát biểu. 
Ví dụ : “ em A, em hãy nêu ý kiến của em cho cả nhóm nghe về vấn đề mà nhóm em đang thảo luận” .
- Nếu thấy nhóm nào gặp khó khăn giáo viên không giải đáp thắc mắc ngay, mà chỉ giúp học sinh hướng tư duy hoặc cung cấp các nguồn dữ liệu, tư liệu cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề. 
Ví dụ: Để giúp học sinh giải thích tại sao thuỷ chế sông Hoàng Hà vàTrường Giang hoàn toàn khác nhau, giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại những yếu tố tự nhiên nào quyết định chế độ nước của một con sông? Nếu học sinh chưa tiếp cận được vấn đề, giáo vên có thể đưa ra một vài gợi ý tiếp theo. Giáo viên nên dành sự giúp đỡ cho các nhóm như nhau, không dành thời gian quá nhiều cho một nhóm hay một cá nhân nào.
- Giáo viên nên có lời cảnh báo trước khi hết thời gian thảo luận . 
 Ví dụ : “chúng ta chỉ còn 2 phút, các em thống nhất ý kiến đi” 
- Khi hết thời gian thảo luận, giáo viên yêu cầu một em thay mặt nhóm trình bày kết quả thảo luận. Tuỳ nội dung câïu hỏi, tuỳ điều kiện từng trường, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau (dùng đèn chiếu, bảng phụ, giấy khổ to). Khi học sinh các nhóm lên trình bày, giáo viên không nên đưa ra các câu hỏi chất vấn làm học sinh lúng túng hoặc đưa ra câu trả lời đúng, sai lập tức mà phải để ngỏ cho cả lớp thảo luận.
- Để tiết kiệm thời gian, mỗi câu hỏi giáo viên có thể chỉ yêu cầu một vài nhóm trình bày kết quả (nếu các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi), các nhóm không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn nhằm đảm bảo tất cả đều có cơ hội đóng góp ý kiến, qua đó giáo viên cũng đánh giá được kết quả thảo luận của các nhóm này. Khi học sinh các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên phải lắng nghe cẩn thận và ghi tóm tắt lên bảng những điểm cơ bản của mỗi ý kiến phát biểu để phát hiện những mâu thuẩn giữa các ý kiến, nếu có ý kiến khác nhau thì kịp thời nêu vấn đề cho học sinh tiếp tục giải quyết, tuy nhiên không nên để cuộc thảo luận chệch hướng hoặc kéo dài vì một vấn đề nhỏ.
- Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, giáo viên phải dành đủ một khoảng thời gian thích đáng trong giờ giảng để nhận xét các ý kiến của học sinh và thực hiẹân một quá trình phản hồi đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin học sinh cần ghi nhớ mà giáo viên đã chuẩn bị trước trong bảng phụ hay phim trong Sau đó giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra một số em xem các em đã nắm được vấn đề chưa. Cuối cùng giáo viên cũng nên khuyến khích, động viên học sinh tiếp tục tham gia phát biểu trong những lần sau bằng cách tỏ thái độ hài lòng, thích thú, khen ngợi kịp thời những câu trả lời của học sinh, hoặc cho điểm những học sinh xuất sắc.
5/ Biện pháp khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận:
- Trong các tài liệu hướng dẫn yêu cầu giáo viên cho mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư ký. Tuy nhiên qua thực tế áp dụng chúng tôi thấy không hiệu quả bằng việc giáo viên chỉ định và bồi dưỡng lần lượt từng học sinh trong nhóm luân phiên theo thứ tự làm nhóm trưởng hoặc thư ký. Làm như vậy để mỗi học sinh đều có khả năng hướng dẫn thảo luận trong nhóm mình. Kinh nghiệm này theo chúng tôi là có thể chấp nhận được vì nó giúp cho mọi học sinh có điều kiện để bồi dưỡng cho mình năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập và nâng cao hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, tránh được thói quen cả nhóm chỉ trông chờ, ỷ lại vào một vài thành viên nổi trội trong nhóm mình.
- Đối với những lớp chưa có phong trào và thói quen học tập tốt, giáo viên cũng không nên để cho nhóm tự cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận mà giáo viên chỉ định bất kì một thành viên trong nhóm (chú ý những học sinh có thái độ lơ là) đứng lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm và giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ yêu cầu học sinh đó lí giải những nội dung vừa trình bày để kiểm tra xem học sinh đó có tham gia thảo luận không, có hiểu vấn đề không, qua đó giáo viên có thể cho điểm tuỳ theo mức độ. Có như vậy thì mọi thành viên trong nhóm mới tập trung tham gia thảo luận, khắc phục được tình trạng chỉ có nhóm trưởng và thư kí làm việc, còn các học sinh khác (đa số là những học sinh yếu hoặc lười biếng) cứ ngồi làm việc riêng hoặc có thái độ ỷ lại, bất hợp tác, chờ đến khi nào giáo viên đưa kết quả chuẩn xác rồi ghi vào vỡ mà không hiểu gì cả.
- Để phần nào làm rõ hơn phần trình bày ở trên, chúng tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể như sau :
* Ví dụ 1 :
 Bài 10 (Địa 8): Điều Kiện Tự Nhiên Của Khu Vực Nam Aù 
 Sau khi nghiên cứu mục tiêu bài học chúng tôi thấy một trong các kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần đạt đựơc là phải biết sử dụng, phân tích lược đồ phân bố mưa để thấy được sự ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó ở phần 2 (khí hậu) chúng tôi chọn phương pháp cơ bản là thảo luận nhóm. 
Ở bước chuẩn bị : 
+ Chúng tôi chọn câu hỏi mở đầu la ø“Bằng kiến thức đã học ở bài 2 hãy nhắc lại khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào? Có lượng mưa ra sao?”
+ Chọn câu hỏi thảo luận là “Dựa vào lược đồ hình 10.2 hãy nhận xét và giải thích lượng mưa ở 3 địa điểm : Se-ra-pun-đi, Mum-bai, Mun-tan?
+ Dự kiến thời gian cho hoạt động này là 5 phút
+ Phương tiện thực hiện là bảng xếp (dành cho giáo viên) và phiếu học tập in sẵn (dành cho học sinh) có nội dung như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm :
- Địa điểm: .
- Lượng mưa: .
- Giải thích: .....
+Tổ chức nhóm : Do phòng học chúng tôi đang dạy có 2 dãy bàn, mỗi dãy 6 bàn nên chúng tôi dự kiến chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn (khoảng 6 HS/nhóm)
- Tiến hành hoạt động :
+ Giáo viên mở trang đầu bảng phụ có ghi sẵn nội dung câu hỏi mở đầu, gọi một học sinh trả lời, sau đó giáo viên đặt vấn đề để gây sự chú ý cho học sinh.
+ Giáo viên mở trang 2 của bảng xếp có ghi sẵn nội dung thảo luận.
+ Giáo viên phân nhóm theo dự kiến, cử nhóm trưởng, thư kí.
+ Giáo viên treo lựơc đồ hình 10.2 phóng to.
+ Giáo viên dựa vào lược đồ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm (Một địa điểm có 2 nhóm nhận xét và giải thích).
+ Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (từng cặp bàn quay lại với nhau)
+ Phát phiếu học tập và công bố thời gian thảo luận.
+ Giáo viên đi quan sát từng nhóm, nhắc nhỡ học sinh trong nhóm tập trung thảo luận, nếu nhóm nào không biết giải thích giáo viên gợi ý từng bước như “ các em hãy quan sát xem địa điểm này chịu ảnh hưởng của hướng gió nào, nó từ đâu thổi đến, có tính chất ra sao? so với hướng của địa hình thì như thế nào?...”, tuỳ tình hình mà giáo viên có gợi ý giúp học sinh tư duy.
+ Còn khoảng 2 phút giáo viên nhắc học sinh thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập
-Kết thúc hoạt động :
 + Yêu cầu học sinh quay lại vị trí ban đầu.
 + Giáo viên gọi học sinh nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình ở địa điểm thứ nhất và gọi nhóm 2 cùng thảo luận ở địa điểm thứ nhất có ý kiến nhận xét bổ sung (hoặc ngược lại), giáo viên yêu cầu cả lớp có thêm ý kiến nếu thấy còn chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. Khi không còn ý kiến, giáo viên dựa vào lược đồ để chuẩn sát kiến thức, sau đó giáo viên liên hệ lại những ý kiến học sinh vừa phát biểu để đánh giá kết quả thảo luận, khen ngợi những ý kiến đúng.
+ Tương tự như vậy, thầy và trò cùng phân tích, giải thích hai địa điểm còn lại.
+ Cuối cùng để kiểm tra mức độ nhận thức cũng như khả năng khái quát vấn đề, giáo viên đặt thêm hai câu hỏi và chỉ định bất kỳ học sinh nào để trả lời:
Em hãy rút ra kết luận về sự phân bố lượng mưa ở Nam Á?
Nguyên nhân của sự phân bố đó?
 Nếu học sinh trả lời được hai câu hỏi trên coi như đã đạt yêu cầu.
* Ví dụ 2 :
 Bài 22 (Địa 6 ): Các Đới Khí Hậu Trên Trái Đất
 Khi thiết kế bài này chúng tôi xác định trọng tâm là mục 2: Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.
 Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu:
 - Kiến thức: Học sinh trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất.
 - Kĩ năng: Biết xác lập mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ của không khí.
 Để đạt hai mục tiêu trên, chúng tôi chọïn phương pháp thảo luận theo nhóm.
- Ở bước chuẩn bị :
 + Chúng tôi thiết kế hai phiếu học tập phục vụ cho hai hoạt động nhóm
Phiếu học tập số 1: thiết kế dạng bảng tổng hợp để học sinh dựa vào đó làm rõ các đặc điểm của từng đới khí hậu trình bày trong sách giáo khoa. 
Phiếu học tập số 2: thiết kế dạng sơ đồ trống để học sinh củng cố kiến thức và hình thành mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ của không khí.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 -Nhóm :
Đới
Vị trí
(vĩ độ)
Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời
Nhiệt độ
Gió thổi thường xuyên
Lượng mưa trung bình năm (mm)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm :
Góc chiếu sáng:
Nhiệt độ không khí :
Nhiệt lượng hấp thụ:. ..
.
Đới
Thời gian chiếu sáng:.
 + Phương thức thực hiện là tổ chức hai hoạt động nhóm nối tiếp nhau.
+ Dự kiến thời gian thích hợp cho từng hoạt động: hoạt động 1 là 5 phút, hoạt động 2 là 4 phút
+ Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng xếp, đèn chiếu, phim trong (nếu cĩ) in sẵn hai phiếu học tập (mỗi phiếu 7 bản), bút dạ, hình 58 SGK phóng to, quả Địa Cầu.
 + Tổ chức nhóm: do đặc thù phòng học chúng tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn
- Tiến hành hoạt động 1:(hoàn thành phiếu học tập số 1).
+ Giáo viên treo hình 58 phóng to và đặt vấn đề.
+ Giáo viên trình chiếu mẫu phiếu học tập số 1 và hướng dẫn học sinh thu thập thông tin từ hình 58 và kênh chữ (mục 2)SGK điền vào các ô trống của phiếu học tập.
 + Giáo viên phân nhóm theo dự kiến, cử nhóm trưởng, thư kí.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm ( nhóm 1+2 tìm hiểu đới nóng, nhóm 3,4 tìm hiểu đới ôn hoà, nhóm 5,6 tìm hiểu đới lạnh).
 + Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (từng cặp bàn quay lại với nhau)
 + Phát phiếu học tập, bút, qui định thời gian hoàn thành phiếu 1 .
 + Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để có uốn nắn kịp thời.
 + Nhắc sắp hết thời gian.
-Kết thúc hoạt động 1 :
 + Giáo viên gọi học sinh quay về vị trí ban đầu và các nhóm nộp phiếu học tập.
 + Giáo viên đưa phiếu học tập của nhóm 1 vào đèn chiếu (hoặc treo lên nếu là giấy A0) và chỉ định một học sinh của nhóm đọc to cho cả lớp nghe (kết hợp chỉ trên lược đồ 58 phóng to), nhóm 2 nhận xét, bổ sung (hoặc ngược lại) và gọi các nhóm khác nhận xét thêm, những ý kiến mới được giáo viên ghi tóm tắt trên bảng.
 + Đến đây học sinh mới dừng lại ở mức độ nhận biết và thu thập các thông tin từ sách giáo khoa mà chưa hiểu rõ vấn đề nên giáo viên phải dùng quả địa cầu, hình 58 kết hợp với câu hỏi phát vấn để giúp học sinh giải thích lần lượt từng đặc điểm của đới nóng như: Vì sao ở đới nóng có góc chiếu của mặt trời lớn? vì sao có lượng mưa trung bình năm ở đới nóng lớn hơn các đới khác?
 + Tiếp theo giáo viên mở trang đầu của bảng xếp đã có ghi sẵn nội dung chuẩn xác cần ghi nhớ những đặc điểm của đới nóng, đồng thời đối chiếu với kết quả thu thập được của học sinh để nhận xét về kết quả thảo luận của nhóm 1 và 2, khen ngợi những ý kiến bổ sung đúng.
 + Tương tự như vậy thầy, trò lần lượt tìm hiểu đới ôn hoà và đới lạnh.
 Để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, giáo viên tiếp tục hoạt động hai.
-Tiến hành hoạt động 2:
 + Giáo viên tiếp tục duy trì nhóm như hoạt động 1 nhưng thay đổi nhóm trưởng và thư kí.
 + Giáo viên trình chiếu mẫu phiếu học tập số 2 và hướng dẫn học sinh thảo luận tìm nội dung thích hợp điền vào chổ trống trong các ô, đồng thời vẽ mũi tên chỉ mối quan hệ giữa các ô đó. Giao cho nhóm 1+2 thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ không khí ở đới nóng, nhóm 3+4 : đới ôn hoà, nhóm 5+6 đới lạnh.
+Tiến trình tiếp theo như ở hoạt động 1
-Kết thúc hoạt động 2:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quay về vị trí cũ. 
+ Giáo viên thu lại phiếu học tập của 6 nhóm. 
+ Phần báo cáo và ý kiến bổ sung của học sinh được tiến hành như hoạt động 1.
+ Sau khi các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên lần lượt mở 3 sơ đồ đã hoàn chỉnh trong bảng xếp và đối chiếu lại với sơ đồ của từng nhóm để nhận xét.
 Nếu cả 6 nhóm đều thực hiện đúng các sơ đồ như phân công thì coi như hoạt động nhóm đã có hiệu quả. 
II/ Kết quả thực hiện:
 Những biện pháp trên giúp cho những lần tổ chức thảo luận nhóm có hiệu quả rõ rệt:
- Cuộc thảo luận diễn ra nhanh gọn, đúng theo thời gian dự kiến.
- Tất cả thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận và mạnh dạn tranh luận với các nhóm khác.
- Các thành viên trong nhóm đều có khả năng điều khiển nhóm thảo luận hoặc tổng hợp ý kiến thảo luận của nhóm với vai trò là nhóm trưởng hay thư kí.
- Đặc biệt là khả năng tư duy của học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em không còn thói quen chép lại toàn bộ những nội dung trong sách, vỡ có liên quan đến câu hỏi vào bài kiểm tra, mặc dù đó là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy (phân tích, giải thích, so sánh).
Những hiệu quả nói trên phần nào được minh chứng qua bảng thống kê sau :
(Số liệu được thống kê trong giáo án và sổ điểm cũ)
Năm học
Khối
Số bài dạy
Số bài có HĐ nhóm
Số lần
HĐ nhóm
Số lần HĐ nhóm có hiệu quả
Chất lượng bộ môn
2012-2013
6
27
17 (63%)
19(70%)
11(58 %)
84.8%
2013-2014
6
27
20 (74%)
23(85%)
20 (87%)
86.3%
2012-2013
8
44
21 (48%)
25(57%)
21 (84%)
79.2%
2013-2014
8
44
31 (70%)
36(82%)
33 (92%)
88,8 %
Phần C: KẾT LUẬN
I/ Bài học kinh nghiệm:
 Từ những giải pháp, việc làm cụ thể và kết quả nêu trên, chúng tôi rút ra được kinh nghiệm bước đầu về hoạt động thảo luận nhóm như sau:
1/ Ở bước chuẩn bị :
- Phải nắm vững qui trình hoạt động nhóm.
- Phải xác định rõ mục tiêu hoạt động trong bài giảng.
- Phải lựa chọn chủ đề thảo luận cho phù hợp mục tiêu bài học và đối tượng học sinh.
- Phải dự kiến khá chính xác thời gian hoạt động.
- Thầy và trò phải chuẩn bị đủ điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động
- Phải cho học sinh nắm được những nhiệm vụ cụ thể khi làm việc trong nhóm và thấy được lợi ích của nó để học sinh có hứng thú tham gia hoạt động.
2/ Trong quá trình hoạt động :
- Phải tạo không khí lớp học thoải mái, sinh động.
- Khuyến khích những học sinh kém tự tin phát biểu.
- Hỗ trợ cho những học sinh kém khả năng diễn đạt, có thể diễn đạt được ý kiến của mình.
- Định hướng cho học sinh thảo luận đúng hướng, làm sáng tỏ những điểm học sinh có thể hiểu sai vấn đề.
- Quan sát các nhóm để nhận biết tình hình thảo luận mà kịp thời uốn nắn.
- Định lại trọng tâm, đặt câu hỏi gợi ý khi học sinh bị lúng túng.
- Tôn trọng tất cả các ý kiến, quan điểm, khuyến khích học sinh suy nghĩ và phát biểu, khen ngợi những nổ lực của học sinh
3/ Cuối hoạt động :
- Tóm tắt phần thảo luận.
- Đưa ra kết luận đúng.
- Nhấn mạnh trọng tâm vấn đe.à
- Liên hệ trở lại kết quả thảo luận của học sinh để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh.
- Kiểm tra lần cuối xem cả lớp hiểu vấn đề chưa. 
 II/ Những kiến nghị, đề xuất:
 Từ lí luân vận dụng vào thực tiển đã cho thấy tổ chức một hoạt động thảo luạân nhóm có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho một tiết dạy. Tuy nhiên để tạo một hoạt động nhóm có kết quả như mong muốn là một việc làm tương đối khó, lí do khách quan cũng có, chủ quan cũng có nhưng chúng tôi nghĩ rằng ai cũng làm được với điều kiện là giáo viên phải có nhận thức đúng đắn, phải dành nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ, lập kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và phải mạnh dạn thực hành.
 Tóm lại: Muốn nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm giáo viên phải dốc hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, phải tìm ra những giải pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, phải tạo cho học sinh có nề nếp, thói quen làm việc theo nhóm.
 Thầy tổ chức hoạt động tốt, trò học tốt, chắc chắn là hiệu quả của một hoạt động thảo luận theo nhóm sẽ đạt đựơc hiệu quả cao.
 Hoạt động thảo luận nhóm được xem như là một phương pháp mới mà thời gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà chúng tôi tích luỹ được và trình bày trên đây cũng chỉ là kinh nghiệm bước đầu. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm và rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 An Thạnh 2, ngày 25 tháng 9 năm 2014
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Hồng Nhi

File đính kèm:

  • docSKKN_dia_li_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan