Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp trong trường tiểu học

Giáo dục là quá trình trọn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, đất nước ta đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là định hướng chiến lược đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Thời đại mà trí tuệ con người được coi là tài sản quý báu tạo nên mặt bằng cao về dân trí. Trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia "Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh đáp ứng được những yêu cầu phát triển đất nước".

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành 25 lớp trong đó khối 1 có 5 lớp 176 em, khối 2 có 5 lớp 158 em, khối 3 có 6 lớp 195 em, khối 4 có 4 lớp 155 em, khối 5 có 5 lớp 165 em.
- Trường Tiểu học Yên Tiến là trường có đông học sinh so với mặt bằng chung của huyện.
- Yên Tiến là quê hương của thầy giáo Tống Văn Trân nên có truyền thống hiếu học, phần lớn các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ và có ý thức học tập tốt.
- Tuy nhiên Yên Tiến là xã có nghề truyền thống thủ công nên nhiều phụ huynh mải làm nghề ít có thời gian quan tâm, kèm cặp, nhắc nhở con em học tập thường giao phó cho nhà trường và thầy cô giáo. Do đó lực học của các em không đồng đều. Đó là một trong những khó khăn trở ngại trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
2.2 Thực trạng của học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Yên Tiến.
- Trường Tiểu học Yên Tiến là trường có số học sinh rất đông, khối 1 là khối có số học sinh đông, số học sinh biên chế trong mỗi lớp học đông hơn so với mức bình quân chung của huyện. Cụ thể là:
- Năm học 2011 – 2012: Số HS lớp 1 là 192 em biên chế vào 5 lớp. Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1E với tổng số HS là 37 em trong đó Nam: 23 em, nữ: 14 em, 3 em thuộc hộ nghèo.
- Năm học 2012 – 2013 : Số HS lớp 1 là 157 em biên chế vào 4 lớp. Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1D với tổng số HS là 39 em trong đó 24 em nam và 15 em nữ, 2 em thuộc hộ nghèo.
- Năm học 2013 – 2014: Số HS lớp 1 là 176 em biên chế vào 5 lớp. Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1C với tổng số HS là 37 em trong đó 21 em nam và 16 em nữ, 2 em thuộc hộ nghèo, 1 em thuộc diện hòa nhập.
- Khảo sát đầu năm học:
Năm học
Sĩ số
Học lực
Tiếng Việt
Toán
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2011
2012
37
18
48,6
10
27
5
13,5
4
10,9
19
51,4
8
21,6
6
16,2
4
10,8
2012
2013
39
19
48,7
11
28,2
6
15,4
3
7,7
18
46,2
10
25,6
6
15,4
5
12,8
2013
2014
37
17
46
7
18.9
6
16,2
7
18,9
18
48.7
6
16,2
6
16,2
7
18,9
2014
2015
35
14
40
6
17
9
26
6
17
15
42.8
7
20
8
22,9
5
14,3
Nói chung cả 4 năm học số HS được biên chế trong mỗi lớp tôi chủ nhiệm là rất đông, phần lớn các em đều cùng độ tuổi, đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã nhận được mặt chữ cái và chữ số. Song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em tiếp thu chậm chưa thuộc hết mặt chữ cái, các em còn quá nhỏ, mải chơi, nhiều em hiếu động, chưa ý thức được việc học tập của mình nên lớp học chưa có nề nếp.
Trước tập thể lớp có nhiều khó khăn như vậy, là giáo viên chủ nhiệm lớp bản thân tôi không khỏi trăn trở tìm kiếm các giải pháp để quản lý, tổ chức và xây dựng lớp chủ nhiệm của mình ngày càng tiến bộ. Kế thừa, phát huy những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp đã tích lũy sau nhiều năm công tác, tôi đã đề ra một số giải pháp có thể xem là hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp như sau:
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh, thành lập đội ngũ cán bộ lớp.
- Các em lớp 1 rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào Trường Tiểu học. Chính vì thế mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai vừa là cô giáo, vừa là mẹ, là chị, là bạn để dìu dắt nâng đỡ các em giúp các em thích nghi với môi trường mới để các em học tập và rèn luyện tốt hơn. Tôi đã thăm dò để nắm bắt được nơi ở cũng như hoàn cảnh gia đình, đặc điểm riêng của từng em. Từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp nhất với từng đối tượng, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.
 Tôi luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao tiếp, vui chơi để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em. Tôi thường xuyên theo dõi để phát hiện học sinh nào chăm học, học sinh nào chưa chăm học, em nào trung thực. Với những em chưa chăm học, tôi thường động viên các em bằng những lời nói nhẹ nhàng, bằng lời khen, động viên khi các em có cố gắng. 
Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chăm lo tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản tốt. Thành lập đội ngũ cán bộ lớp là việc làm không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm lớp. Đội ngũ cán bộ của lớp tôi gồm có: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng. Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em:
* Lớp trưởng: 
+ Theo dõi kiểm tra hoạt động của lớp
+ Điểm danh và báo cáo sĩ số với giáo viên sau khi xếp hàng vào lớp.
+ Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, chào cờ đầu tuần, tập thể dục, múa hát giữa giờ.
+ Đề nghị Gv tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể
* Lớp phó học tập:
+ Tổ chức lớp truy bài đầu giờ, giúp đỡ các bạn học yếu học bài và làm bài.
+ Điều khiển các bạn trao đổi thảo luận
+ Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Lớp phó Lao động – Văn – Thể - Mỹ:
Phân công theo dõi, kiểm tra các tổ trực nhật, tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
* Tổ trưởng:
Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.
Ngoài ra tôi còn có kế hoạch bồi dưỡng về ý thức đạo đức, về cách quản lí cho các em để các em trở thành những tấm gương sáng cho các em khác học tập.
Sắp xếp chỗ ngồi
Từ kết quả điều tra tình hình học sinh, tôi sắp xếp chỗ ngồi cho các em
Trước tiên tôi chú ý đến các em có vấn đề về tai, mắt, học lực yếu, hay nói chuyện, chiều cao thấp, bé thì ưu tiên ngồi bàn trên tùy theo mức độ.
Những học sinh học tốt tiếp thu nhanh, có ý thức cao trong học tập thì ngồi bàn dưới.
Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, phân bố học sinh nam nữ. Sau đó theo dõi và điều chỉnh dần chỗ ngồi cho phù hợp.
Tránh xếp các em có cùng khuyết điểm ngồi cạnh nhau, tôi thường xuyên tổ chức đổi vị trí ngồi cho các em thấy được sự gần gũi, sự quan tâm, sự khoa học, công bằng trong lớp theo từng tuần.
Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh.
Ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nề nếp mà nhà trường đã qui định như nếp chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp nếp truy bài đầu giờ. Tôi không phó mặc sự quản lí lớp cho đội ngũ cán bộ mà chỉ thông qua các em để nắm bắt tình hình khi giáo viên không có trên lớp.
Đầu năm học, các em chưa biết đọc, biết viết nên tôi phát cho các em thời khoá biểu, hướng dẫn các em về dán ở góc học tập và nhờ bố mẹ chuẩn bị sách vở trước khi đến lớp. Tôi hướng dẫn kĩ về sách vở, đồ dùng học tập của từng môn, giúp các em nhận biết môn học qua bìa sách và nội dung của bài học.
Để dạy một tiết học đủ thời gian 35 phút thật khoa học, hiệu quả tôi đã đưa các em vào nề nếp yêu cầu các em làm theo hiệu lệnh của mình.
Ví dụ: Tôi qui định với các em các kí hiệu khi sử dụng đồ dùng học tập: b: bảng; v: vở; s: sách.. 
Trong giờ Tiếng Việt, khi đánh vần, đọc trơn tôi chỉ từng chữ ghi âm hay cả tiếng từ. Khi yêu cầu học sinh phân tích tôi đặt ngang thước dưới tiếng, từ cần phân tích. Học sinh thực hành theo dãy, theo nhóm 
Trên thực tế, do gia đình không quan tâm nên nhiều em đến lớp còn thiếu hoặc quên sách vở và đồ dùng học tập. Vì vậy trong giờ học các em không hoạt động học tập làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Do đó, tôi đã hình thành, tạo cho các em thói quen giờ nào việc ấy ngay từ đầu năm học.
Trong mỗi giờ học để đảm bảo không khí “Học mà vui - Vui mà học” giáo viên cần hướng dẫn cho các em có nếp giơ tay phát biểu ý kiến, nếp chăm chú nghe giảng hay ý thức tham gia các trò chơi học tập 
Rèn nếp học tập ở nhà cũng là một việc rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1.
Tuy các em đã được học 2 buổi trên ngày, kiến thức của các môn học đã được hoàn thành ngay trên lớp nhưng chúng ta vẫn cần rèn cho các em nếp chuẩn bị bài và soạn sách vở, đồ dùng học tập. Điều này giáo viên nên thống nhất với cha mẹ học sinh qua buổi họp đầu năm.
Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các em. Vì thế ngay trong từng tiết học tôi đã hướng dẫn các em cách đặt tay khi viết, cách để sách vở đồ dùng thật khoa học để không bị nhàu nát, quăn góc hay hỏng hoặc mất.
4. Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thật tỉ mỉ. 
- Hằng ngày đến lớp tôi thường xuyên gần gũi, chuyện trò ân cần với các em. Tôi dạy cho các em biết ăn ở sách sẽ, biết đoàn kết giúp đỡ bạn, biết sống trung thực, thật thà. Đối với những em học kém tôi tranh thủ thời gian để kèm riêng các em. Đối với những em giỏi tôi có kế hoạch bồi dưỡng để giúp các em phát huy hết khả năng của mình, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước sau này.
- Tôi thường xuyên tìm hiểu nắm tình hình cụ thể của lớp nói chung, của từng học sinh nói riêng. Từ đó lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp, góp phần nâng cao kết quả học tập.
- Song song với các hoạt động học tập, tôi còn tổ chức cho các em vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ qua các tiết sinh hoạt tập thể. Hoạt động này giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, tăng cường sức khoẻ, làm cho các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Vì vậy tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí văn nghệ là yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh Tiểu học.
5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp.
Thời gian đầu hàng ngày tôi kiểm tra từng em. Khi đã thành nề nếp rồi, tôi giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp. 
Giờ truy bài, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn: soạn sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ theo đúng thời khoá biểu, ý thức xem trước bài mới rồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua tổ.
Tổ trưởng tập hợp kết quả và báo cáo với lớp trưởng.
Cuối mỗi tuần vào giờ sinh hoạt tôi đã kiểm điểm cụ thể. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp thời. Còn em nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì tôi sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên sẽ ghi vào sổ liên lạc thông báo về cho phụ huynh biết để kịp thời đôn đốc các em thực hiện tốt các nề nếp học tập. 
6. Nâng cao chất lượng học tập của học sinh
- Nâng cao chất lượng học tập của học sinh là công tác quan trọng hàng đầu, thường xuyên của một giáo viên chủ nhiệm, đây mới là giá trị đích thực của mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, là thước đo tài năng của một giáo viên đứng lớp. Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh có đặc điểm tâm sinh lý, năng lực tư duy phát triển trí tuệ khác nhau, chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ khả năng của từng em từ đó có những biện pháp giảng dạy phù hợp nhằm phát huy năng lực của mỗi học sinh một cách hiệu quả nhất.
- Trong từng tiết dạy, từng môn học, tôi luôn quan tâm đến tất cả các đối tượng HS bằng các hệ thống câu hỏi, sự gợi mở sao cho phù hợp với học sinh đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính tích cực mà không nhàm chán với các em. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú của các em trong học tập. Đặc biệt trong mỗi bài tập có lồng ghép liên hệ thực tế và giáo dục ý thức đạo đức cho HS tạo sự nhẹ nhàng mà hiệu quả, không bị rập khuôn cứng nhắc.
- Để giúp HS yếu tôi tổ chức các đôi bạn học tập, cứ 1 HS khá giỏi kèm một HS yếu, khi em này chưa hiểu bài, chưa chuẩn bị bài tốt thì em kia hướng dẫn, giúp đỡ. Đồng thời tranh thủ những giờ ra chơi hoặc cuối buổi tôi tổ chức phụ đạo thêm cho các em hổng kiến thức. Đặc biệt tôi thường xuyên gọi các em học yếu lên bảng cùng làm việc tay đôi giúp các em hiểu bài hơn, rèn luyện các kĩ năng tính toán nhiều hơn. Không chỉ thế tôi còn kịp thời khen ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít. Làm như vậy các em cảm thấy tự tin và hứng thú hơn trong học tập.
- Đối với công tác mũi nhọn, ngay từ đầu năm học tôi lựa chọn thành lập đội tuyển HS giỏi của lớp. Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó để dạy lồng ghép vào các tiết học, khuyến khích các em mua sách nâng cao để tự luyện ở nhà. Tôi hướng dẫn tổ chức cho các em luyện giải toán trực tiếp trên mạng, giúp đỡ các em vượt qua từng vòng thi.
7. Tổ chức tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp
Để thay đổi tích cực, về các hoạt động tạo ra sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em, nhằm giúp các em nhận thức được “vui để học” “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực để tổ chức tốt tiết sinh hoạt này đạt chất lượng và hiệu quả tôi đã làm một số công việc sau:
Phối hợp với Đội nắm bắt mọi hoạt động của Đội, triển khai kịp thời cho ban cán sự lớp, tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt sao nhi đồng, lớp tự quản, tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ khi nhà trường tổ chức.
Trong các giờ sinh hoạt tập thể, tôi cùng tham gia với các em vui chơi, múa hát tạo cho các em sự gần gũi thân thiện hơn. Tôi cùng với các em dàn dựng chương trình cho các buổi trình diễn văn nghệ sáng thứ 2 khi đến phiên biểu diễn của lớp mình. 
8. Công tác trang trí lớp
 Việc thay đổi không gian lớp học cũng được tôi rất quan tâm mặc dù gia đình các em còn rất khó khăn nhưng tôi đã vận động phụ huynh đóng góp để xây dựng lớp học theo quy định của nhà trường. Tôi thay đổi chủ điểm theo tháng, trưng bày sản phẩm của các em trên bảng trang trí để tạo cho các em tính tích cực thi đua trong học tập. Tôi vận động phụ huynh đóng góp cây cảnh để xây dựng góc môi trường, thường xuyên hướng dẫn các em tưới, chăm sóc cây nhằm giáo dục các em yêu thiên nhiên, có ý thức trồng nhiều cây xanh bảo vệ môi trường.
9. Kết hợp với GV bộ môn
Ngay từ khi bước vào lớp 1 ngoài cô giáo chủ nhiệm các em còn được học các thầy cô bộ môn như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục. Vì vậy tôi đã kết hợp với các giáo viên rèn nề nếp cho các em, thông báo cho GV bộ môn tình hình của lớp, những HS có năng lực học tập tốt, những HS có năng lực học tập yếu kém, những HS có phẩm chất đạo đức cần phải uốn nắn,cùng giáo dục toàn diện cho các em.
10. Kết hợp với phụ huynh học sinh
- Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã tiến hành một số việc như sau:
+ Điểm danh: để nắm bắt tình hình phụ huynh của lớp có đi học đầy đủ không
+ Bầu ban đại diện phụ huynh HS là người nhiệt tình có thời gian để giúp GV trong suốt năm học.
+ Phổ biến cho phụ huynh nội quy trong trường, lớp.
+ Thông báo về tình hình học tập của từng em.
+ Cung cấp cho phụ huynh những kiến thức về tâm lý, sư phạm, cách đọc, cách viết để phụ huynh có thể kèm cặp thêm con em mình ở nhà.
+ Đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh.
Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em.
Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao.
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu.
Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con qua điện thoại hoặc qua sổ liên lạc.
+ Xin ý kiến đóng góp của phụ huynh để thống nhất thực hiện.
Tất cả các cuộc họp phụ huynh không phải là lúc tôi phê phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của học sinh mà là một cuộc trao đổi thân mật giữa một nhà giáo dục được đào tạo bài bản ở trường sư phạm với những người giáo dục trẻ theo bản năng, vốn sống của bản thân. Cả hai bên cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau nên tôi luôn được phụ huynh tin yêu và sẵn sàng giúp đỡ trong mọi hoạt động.
III. Hiệu quả
Bằng tất cả nỗ lực của bản thân tôi, cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, liên đội cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của phụ huynh HS, sau 3 năm học nhờ việc áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy lớp tôi đã đạt được những kết quả khả quan: Học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, các em ngày càng chăm ngoan, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, kết quả học tập của HS ngày càng tiến bộ rõ rệt, tập thể HS biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Kĩ năng sống của HS cũng chuyển biến rõ rệt, HS biết chào hỏi các thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi, biết thưa gửi khi giao tiếp ứng xử với mọi người. HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung nơi công cộng, biết giữ gìn bảo vệ môi trường. Sau đây là kết quả 3 năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm:
Năm học
Sĩ số
Phổ cập
Hạnh kiểm
Xếp loại giáo dục
Giải toán trên mạng
Xếp loại thi đua
Thực hiện đầy đủ
G
K
TB
Y
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2011- 2012
37
37
37
100 
34
91,8
2
5,4
1
2.8
0
0
5 HS
Lớp xuất sắc
2012 - 2013
39
39
39
100
33
85
6
15
0
0
0
0
6 HS
Lớp xuất sắc
2013- 2014
36
36
36
100 
30
80,4
6
19,6
0
0
0
0
6 HS
Lớp xuất sắc
Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp, ngoan ngoãn, sạch sẽ, gọn gàng, ý thức học tập tốt. Trong các đợt kiêm tra của nhà trường, huyện lớp tôi đều được khen là lớp có nề nếp tốt.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được, tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:
1. Đối với bản thân GV chủ nhiệm lớp:
- GV chủ nhiệm lớp phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu, là người có năng lực tổ chức, quản lý lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo mối quan hệ tốt với HS, với phụ huynh HS.
- GV phải có kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài giảng cụ thể, sát hợp với thực tế của lớp.
- Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, sở thích, thói quen, trình độ nhận thức của từng HS để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Người GV phải thực sự mẫu mực phải là tấm gương sáng từ nhận thức đến hành động thực tiễn cho HS noi theo.
- Phải biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, của phụ huynh, của HS.
- Bản thân phải luôn có ý thức rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Luôn biết khích lệ, biểu dương HS kịp thời giúp các em có niềm tin và hứng thú học tập hơn
- Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2. Đối với Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong trường.
+ Ban giám hiệu nhà trường cần:
Nắm bắt được tình hình của trường, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, tâm tư nguyện vọng của từng GV để phân công chuyên môn sao cho hợp lý, hợp tình.
Cần quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho GV và HS phát huy tối đa sở trường, khả năng của từng GV, HS.
Lắng nghe ý kiến của GV, phụ huynh và học sinh.
Luôn động viên, khích lệ, biểu dương GV và HS kịp thời giúp GV và HS có niềm tin và hứng thú trong giảng dạy, học tập.
+ Đối với các tổ chức đoàn thể trong trường: Cần đoàn kết, động viên, giúp đỡ nhau trong công tác tạo không khí làm việc vui vẻ thoải mái, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
3. Đối với phụ huynh HS
Cần phải quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của xã hội, phải thực sự là tấm gương cho con em mình noi theo. 
Biết thông cảm và chia sẻ với GV trong việc giáo dục con em mình.
Biết lắng nghe ý kiến của GV, của con em mình.
Thường xuyên liên lạc với GV, nắm bắt được tình hình học tập của con em mình kết hợp với GV giáo dục toàn diện cho con.
4. Đối với địa phương
- Cần ủng hộ, đóng góp, xây dựng cơ sở vật chất cho trường như phòng học, phòng chức năng, bàn ghế giúp cho việc giảng dạy và học tập thuận tiện hơn.
5. Đối với các cấp quản lý.
- Cần nắm được đặc điểm tình hình của từng trường về GV, HS, điểm mạnh, điểm yếu để có chỉ đạo sát sao phù hợp.
- Cần lắng nghe ý kiến của cán bộ nhân viên và HS trong trường 
Để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn, ngoài sự nỗ lực của thầy và trò cần có sự quan tâm kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. tạo sự đồng bộ thống nhất trong giáo dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo các cấp để công tác chủ nhiệm của tôi ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
	Yên Tiến, ngày 31 tháng 12 năm 2014
	 	Người viết
	 Trịnh Bích Thuý
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Trường Tiểu học Yên Tiến)
Xác nhận, đánh giá, xếp loại
(kí tên, đóng dấu)
Phòng GD – ĐT huyện Ý Yên
Xác nhận, đánh giá, xếp loại
(kí tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan