Sáng kiến kinh nghiệm Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trừờng Trung học Phổ thông

Vai trò của tư vấn tâm lý

Trong bối cảnh hiện nay tư vấn tâm lý có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người.

● Vai trò của tư vấn tâm lý trong xã hội:

- Công tác tư vấn nhằm vào mục tiêu giáo dục mang tính năng phát triển đời sống lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn và điều trị những rối loạn do thiếu khung tư duy trưởng thành, nên ngành này đã đóng một vai trò quan trọng tích cực với an toàn và phát triển xã hội.

- Trong thực tiễn triển khai các chính sách, chương trình phát triển xã hội, tư vấn tâm lý tỏ ra là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các cán bộ xã hội thực thi nhiệm vụ của mình.

● Đối với học sinh, người nghiên cứu thấy tư vấn tâm lý có 5 vai trò sau:

- Thứ nhất giúp các em hiểu rõ những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể, đặc biệt là sự phát triển đời sống tình cảm và sự trưởng thành nhân cách trong xã hội. Trong hành trình trưởng thành của con người, đa số chúng ta ai cũng gặp những khó khăn, bỡ ngỡ, nếu không được hướng dẫn, tư vấn thì rất dễ gặp những khó khăn lớn, khiến sự phát triển bị lệch hướng.

- Thứ hai giúp các em giữ thăng bằng trong đời sống tình cảm, sẽ là người bạn để các em tâm sự khi không dám nói cùng cha mẹ, giúp cho các em hiểu rõ bản thân và biết cách cư xử trong xã hội.

- Thứ ba giúp cho mối quan hệ giữa thầy và trò, quan hệ gia đình thêm vững chắc, quan hệ tình bạn - tình yêu trong sáng, sẽ là hành trang kiến thức giúp các em tự tin hơn để bước ra xã hội.

- Thứ tư là chất “xúc tác” làm tăng khả năng hấp thu, đón nhận kiến thức từ phía HS trong mối quan hệ dạy và học.

- Thứ năm có tác động tích cực trong hoạt động hướng nghiệp của HS. Hầu hết các em khi chọn nghề cho tương lai, luôn phân vân giữa nhu cầu xã hội, áp lực gia đình, triển vọng thăng tiến bản thân, sở thích cá nhân Vì vậy các em cần có người hiểu, thông cảm và có khả năng giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với những điều kiện trên.

 

doc41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trừờng Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,3
3
Không cần thiết
16
4
0
6,7
4
Số liệu từ bảng 2.10 cho thấy: 
Hầu hết HS (68%) khẳng định hoạt động tư vấn tâm lý trong nhà trường là cần thiết cho các em, với các mức độ khác nhau. 
Trong đó 65,8% HS cho rằng rất cần thiết, chỉ có 6,7% ý kiến nhận định hoạt động này không cần thiết.
Bảng 2.11 Hiệu quả cụ thể của hoạt động tư vấn
Hiệu quả
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Tổng
%
%
%
%
Thứ bậc
Giải quyết được vấn đề khó khăn
20
23,75
28,75
24,2
3
Rút kinh nghiệm sống
42
43,5
45
43,5
2
Mở rộng hiểu biết
63,5
67,5
75
68,7
1
Ý kiến khác
5,5
6,25
6,25
6
4
Nhận thức được tính thiết thực của hoạt động tư vấn, các em đã chỉ ra được hiệu quả cụ thể của tư vấn tâm lý đối với bản thân như sau: 
68,7% các em cho rằng: được mở rộng thêm hiểu biết, vì ở những chuyên mục tư vấn có khối lượng thông tin các em cần truy cập rất phong phú. 
43,5% HS rút được kinh nghiệm sống, vì thông qua việc giải đáp những câu chuyện, những tình huống tư vấn, từ đó các em có thể vận dụng vào cách giải quyết vấn đề của bản thân. 
24,2% HS nhờ tư vấn mà giải quyết được khó khăn của mình, vì các em nhận được lời khuyên, phương hướng giải quyết vấn đề tối ưu nhất từ các chuyên gia.
Và 6% HS có ý kiến khác về hiệu quả của tư vấn tâm lý, đó là: 
“Giúp các em xây dựng lý tưởng sống, ý chí trong học tập, công việc” (Nguyễn Đình P lớp 10A7) 
“Nghe tư vấn tâm lý giúp mình cư xử người lớn hơn” (Trần Xuân V lớp 11A10). 
“Giúp mình vượt qua những trường hợp “gay cấn” trong quan hệ với bạn khác giới” (Trương Hoàng H lớp 11A10). 
2.4 Nhu cầu của học sinh trường trung học phổ thông Yên Thành 2 về việc mở phòng tư vấn tâm lý tại trường 
Thực tế trường THPT Yên Thành 2 chưa có mở phòng tư vấn tâm lý cho HS. 
Công tác tư vấn tâm lý cho HS của trường Yên Thành 2 chưa được quan tâm, đáp ứng thoả đáng. Trong một vài trường hợp, giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn tâm lý cho HS, tuy nhiên hiệu quả không cao, có thể vì: 
Đó không phải là chuyên môn của họ, hơn nữa dạy kiến thức trong sách giáo khoa đã không đủ thời gian, lấy đâu nói chuyện “tầm phào”.
Ngoài tiết dạy trên lớp giáo viên thường rất bận rộn với chuyện gia đình, chuyện công tác bồi dưỡng kiến thức, chuyện dạy thêmnên cũng khó cho cả trò lẫn thầy.
Mặt khác các thầy cô cho rằng: thông qua những tiết học hướng nghiệp đã cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản rồi.
2.4.1 Nhu cầu của học sinh trường trung học phổ thông Yên Thành 2 về việc mở phòng tư vấn tâm lý tại trường
Bảng 2.12 Nhu cầu của học sinh trường THPT Yên Thành 2 
về việc mở phòng tư vấn tại trường
Nhu cầu của HS
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Tổng
%
%
%
%
Thứ bậc
Nên mở
68,8
66,5
83,3
72,9
1
Mở hay không cũng được
15,6
17,5
11,7
14,9
2
Chưa nên mở
10
12
5
9
3
Không cần mở
5,6
4
0
3,2
4
Đa số HS cho rằng nên mở phòng tư vấn tâm lý trong nhà trường (72,9%), vì có phòng tư vấn trong trường thì sẽ làm giảm được phần nào áp lực cho các em, người nghiên cứu thống kê được từ phiếu điều tra, giải thích này chiếm 55%. Chỉ có 9% các em cho rằng chưa nên mở và 3,2% không cần mở, vì dịch vụ tư vấn ngoài xã hội cũng đã mở rất nhiều rồi (6%).
Như vậy, phần lớn các em nhận thức được hoạt động tư vấn tâm lý là “cần thiết” và “nên mở” phòng tư vấn tâm lý tại trường phổ thông. 
Từ các kết quả khảo sát được: hiện tại có sự không tương xứng giữa nhận thức về sự cần thiết, nhu cầu tư vấn cao với thực tế tham gia tư vấn thấp của học sinh.
2.4.2. Nhu cầu của học sinh về hình thức tổ chức và cán bộ phụ trách của phòng tư vấn 
Bảng 2.13 Nhu cầu của HS về hình thức tổ chức tư vấn
Hình thức tư vấn
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Tổng
%
%
%
%
Thứ bậc
Tư vấn trực tiếp tại nhà
10
6,25
8,75
8,3
5
Tư vấn trực tiếp tại trường
36
36,5
40
37,5
1
Tư vấn qua điện thoại
34
38
36,5
36,2
2
Tư vấn tại khu dân cư
0
0
0
0
6
Tư vấn qua thư từ
28,5
31,25
33,25
31
3
Tư vấn qua internet
11,5
22,5
25,5
19,8
4
Kết quả từ bảng 2.13 ta thấy các em có nhu cầu tư vấn theo những hình thức nhất định, trong đó 2 hình thức được lựa chọn nhiều nhất là: 37,5% tư vấn trực tiếp tại trường và 36,2% tư vấn qua điện thoại. Tiếp đến là hình thức tư vấn qua thư từ (31%). Từ phiếu điều tra người nghiên cứu đã tổng hợp những lý do của HS đưa ra cho những chọn lựa trên của các em như sau: 
● Các em thích được tư vấn tại trường vì:
Tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, không phải chờ lâu mới được trả lời. Có nhiều bạn cùng cảnh ngộ nên đỡ ngại hơn. Nhận được lời khuyên chính xác, bổ ích từ các chuyên viên tư vấn. Rút được kinh nghiệm cho bản thân từ vấn đề của các bạn. Nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ các bạn.
● Tư vấn qua điện thoại, thư từ vì: 
Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Không sợ người khác biết tên, nhớ mặt nên đỡ quê và mạnh dạn hơn. 
Dễ nói những chuyện thầm kín. 
Nói thật lòng hơn. 
● Các hình thức khác ít được lựa chọn hơn, đặc biệt tư vấn qua khu dân cư không có lựa chọn nào (0%), vì: Tại khu dân cư dễ bị mọi người nhìn với ánh mắt chế nhiễu, thương hại. Không được tự nhiên, dễ bị nhớ tên, nhớ mặt. 
● 19,8% tư vấn qua internet, vì: Hầu hết gia đình các em đều có máy tính nối mạng internet, nên vào tư vấn rất tiện lợi và dễ sử dụng. Tư vấn qua internet với tên giả nên rất thoải mái khi nêu vấn đề mà không sợ biết tên thật và có kết quả nhanh.
● 8,3% tư vấn trực tiếp tại nhà, vì: Yên tĩnh, không sợ bị ai dòm ngó và tại nhà mình nên tự tin hơn khi trình bày vấn đề.
Bảng 2.14 Nhu cầu của HS về cán bộ phụ trách ở phòng tư vấn
Cán bộ phụ trách
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Tổng
%
%
%
%
Thứ bậc
GV chủ nhiệm
11,25
16,5
18,75
15,5
2
Chuyên viên tư vấn
63,75
69
78,75
70,5
1
GV phụ trách đoàn
3,75
4
1,25
3
4
Ý kiến khác
14
18,5
11,25
14,6
3
Cán bộ được HS lựa chọn nhiều nhất đảm nhiệm công việc của phòng là chuyên viên tư vấn (70,5%), vì: Các em biết rằng những chuyên viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, họ có những kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết để giải quyết những khó khăn của các em một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Sau đó là giáo viên chủ nhiệm với 15,5%, vì: Giáo viên chủ nhiệm gần gũi, tiếp xúc với học trò nhiều, nắm bắt được tính cách cũng như hoàn cảnh của các em thì tư vấn tốt hơn. 
Thầy cô phụ trách đoàn (3%), vì các em cho rằng họ không có thời gian để nghe tâm sự và chia sẻ với các em. 
Một số ý kiến khác (14,6%), đó là: HS của trường đã trải qua những khó khăn, có nhiều kinh nghiệm; tùy trường hợp mà cán bộ tư vấn có thể thay đổi linh hoạt.
Như vậy, hoạt động của phòng tư vấn có thể tổ chức dưới nhiều hình thức nhưng cũng nên chú ý tới hình thức và nhu cầu về cán bộ phụ trách được các em lựa chọn nhiều nhất. Điều này sẽ thúc đẩy các em mạnh dạn đến với phòng tư vấn và có niềm tin hơn ở phòng tư vấn. 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với đề tài nghiên cứu “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT” người nghiên cứu rút ra những kết luận sau: 
◘ Hầu hết HS trường THPT Yên Thành 2 đều có trạng thái tâm lý lo lắng với các mức độ khác nhau. Các em lo lắng về các lĩnh vực có liên quan tới học tập, các mối quan hệ và sự phát triển của bản thân. Trong đó có tới 5,2% các em “thường xuyên lo lắng”. Thực trạng này rất đáng quan ngại đối với sức khỏe tâm lý học sinh phổ thông, các em là người chủ tương lai của đất nước mà luôn trong trạng thái căng thẳng, bất an thì không thể học tập, làm việc, phát triển tốt được. Phải chăng thái độ và đòi hỏi của gia đình, nhà trường và xã hội quá cao đã gây nên thực trạng này.
◘ Những khó khăn ảnh hưởng tới tâm lý HS, làm các em lo lắng là: - Về vấn đề học tập, khó khăn là 78,8%, áp lực tạo ra từ nội dung chương trình học quá nặng, phương pháp giảng dạy của giáo viên, kỳ vọng của gia đình, lựa chọn nghề nghiệp tương lai
+ Đa số các em chọn nghề theo sở thích cá nhân (63%), theo nhu cầu xã hội (13,5 %). Rất ít HS chọn nghề theo ý cha mẹ (2,8%), theo bạn bè (0,7%). Trước yêu cầu mới về lao động của xã hội như hiện nay thì HS cần phải được tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp. Có như thế mới tạo được lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Về quan hệ với gia đình: khó khăn là 74,8%, nguyên nhân là sự bất đồng giữa hai thế hệ ngày càng lớn, cha mẹ và con cái không tìm được tiếng nói chung.
- Về tình bạn - tình yêu, trong mối quan hệ này khó khăn là 66%. 
- Về sức khỏe giới tính khó khăn là: 54%. 
Từ những nỗi lo lắng trên, ta thấy cha mẹ và thầy cô cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho HS, đây là một vấn đề mà bậc phụ huynh và giáo viên nên xem xét lại.
◘ Điều đáng lo ngại là khi gặp khó khăn, lo lắng rất ít HS tâm sự, chia sẻ với cha mẹ, ông bà (12,8%), cũng như tâm sự với thầy cô (9,6%). Qua đó cho ta thấy cha mẹ và thầy cô có những khoảng cách nhất định đối với các em, điều nay chứng tỏ rằng chưa có sự quan tâm đáp ứng đúng mức từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đối với HS. Mà các em tự giải quyết theo cách riêng (24,4%) và âm thầm chịu đựng (47,6%) 29 hoặc chỉ tâm sự vời bạn bè (35,2%). Lời khuyên của bạn không phải lúc nào cũng đúng, mức độ hiểu biết của các em là gần như nhau nên không có kết quả tốt. Nếu không có sự hướng dẫn kịp thời của người lớn, các em thường có suy nghĩ tiêu cực dễ hành động nông nổi đưa đến những hậu quả đáng tiếc.
◘ Mức độ tiếp cận của HS với dịch vụ tư vấn tâm lý Nhìn chung các em có sự quan tâm nhiều dành cho các các chuyên mục, chương trình tư vấn trên các phương tiện thông tin. HS biết về nội dung tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình (88%); học tập (90%); sức khỏe giới tính (86,5%); các nội dung khác (83,6%). Nhưng thực tế tham gia tư vấn của các em rất ít: 20,7%, còn 79,3% chưa bao giờ tham gia tư vấn khi giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Cho thấy tư vấn tâm lý trong xã hội tuy có được sự quan tâm của HS nhưng dịch vụ này chưa thật sự phù hợp với điều kiện các em để thu hút HS tham gia vào dịch vụ này.
◘ 85% HS trường THPT Yên Thành 2 nhận thức được hoạt động tư vấn là cần thiết đối với bản thân. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì phần lớn các em đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý trong cuộc sống. Đồng thời nó cũng cho thấy một nhu cầu rất lớn về tư vấn tâm lý cần được đáp ứng cho HS phổ thông hiện nay.
◘ Thực tiễn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT Yên Thành 2 chưa được quan tâm, đáp ứng thỏa đáng. Hiện tại trường THPT Yên Thành 2chưa có phòng ban tư vấn để trợ giúp cho học sinh. 
◘ Các em có nhu cầu tư vấn thông qua việc mở phòng tư vấn tâm lý tại trường là khá lớn (72,9%). Đa số các em cho rằng tư vấn tâm lý tại trường sẻ giải quyết được vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, đở ngại hơn đồng thời còn nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ bạn bè.
◘ Hình thức tư vấn tâm lý mà HS mong muốn nhiều nhất là tư vấn trực tiếp tại trường và tư vấn qua điện thoại. Tiếp đến là hình thức tư vấn qua thư từ. 
Và kết quả khảo sát được người thích hợp nhất tư vấn tâm lý cho các em là chuyên viên tư vấn.
2. Kiến nghị
◘ Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo: 
- Cung cấp kinh phí hỗ trợ để xây dựng, trang bị cho phòng tư vấn tâm lý ở các trường phổ thông. 
- Lồng ghép các kiến thức tâm lý, giới tính và sức khỏe sinh sản vào chương trình học của học sinh phổ thông.
◘ Về phía nhà trường: 
- Để giảm bớt áp lực về tâm lý cho HS, nhà trường cần thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho các em, nhất là vào thời điểm làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng. 
- Cần tổ chức và phát triển mạng lưới phòng tư vấn để trợ giúp học sinh, thỏa mãn nhu cầu tư vấn của các em. Hoạt động tư vấn có thể thực hiện theo nhiều hình thức sinh động tuy nhiên cần chú ý hình thức tư vấn trực tiếp với (nhóm hoặc cá nhân) học sinh và thông qua điện thoại, thư từ. 
- Đồng thời tuyên truyền rộng rãi cho mọi học sinh được biết về vai trò của tư vấn tâm lý trong cuộc sống của mỗi cá nhân và tránh những định kiến, kỳ thị đối với người tham gia tư vấn tâm lý. 
- Tổ chức bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên. 
- Cần trang bị tốt về cơ sở vật chất (phòng, bàn ghế, máy vi tính) giúp cán bộ tư vấn có điều kiện thực hiện tốt công tác của mình. 
- Việc tổ chức các hoạt động tư vấn cần có sự phối hợp giữa các hội tư vấn chuyên nghiệp với hội đồng giáo dục nhà trường. 
- Cán bộ tư vấn chủ yếu phải là các nhà tư vấn chuyên nghiệp, bên cạnh đó cần kết hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các cố vấn đoàn. 
◘ Về phía giáo viên:
- Thầy cô cần dành nhiều thời gian bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tâm lý của mình để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho học sinh. 
- Thầy cô cần quan tâm, gần gũi với HS, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt, những HS luôn có trạng thái căng thẳng. Giáo viên nên giúp đỡ các em với sự nhiệt tình và chân thành. 
- Giáo viên nên chọn phương pháp giảng dạy theo hướng đem lại cho HS hứng thú và thoải mái trong học tập, tránh gây ra những áp lực cho HS.
◘ Về phía gia đình: 
- Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để chăm sóc, lắng nghe con cái. Chia sẻ những khó khăn các em gặp phải. Hãy là nền tảng vững chắc để các em có thể tin tưởng dựa vào khi gặp mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống, học tập. 
- Bậc phụ huynh nên trang bị thêm kiến thức gia đình và xã hội để có thể giúp đỡ các em. 
◘ Về phía HS:
- Các em nên cởi mở lòng hơn đối với cha mẹ và thầy cô, tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ và thông cảm với khó khăn của các em.
- Không nên tự mình giải quyết hết mọi việc, nhất là trong lĩnh vực tình cảm vì các em có thể gặp những sai lầm đáng tiếc. 
3. Hướng mới cho nghiên cứu tiếp tục của đề tài
Đề tài được tiến hành trong thời gian và điều kiện nghiên cứu có giới hạn nên có nhiều hạn chế và thiếu sót, người nghiên cứu rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. 
Nếu được nghiên cứu tiếp tục, có thể phát triển đề tài theo các hướng sau:
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài với một số trường THPT trên địa bàn ngoài huyện Yên Thành. Trên cơ sở so sánh, phân tích nhu cầu tư vấn của HS từng vùng để đưa ra “mô hình của phòng tư vấn” phù hợp với đặc điểm tâm lý HS từng vùng. 
- Đi sâu vào sự khác biệt về giới tính trong nhu cầu tư vấn tâm lý học đường của HS trung học phổ thông. 
- Thiết kế diễn đàn tư vấn tâm lý trong nhà trường dành cho những ai quan tâm tới sức khỏe tâm lý của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, 2006.
Phạm Minh Hạc, Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục, 2002.
Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT”, Tạp chí Tâm lý học, số 2/2007.
Bùi Văn Huệ, Vũ Dũng, Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia, 2003.
Châu Kim Lang, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lưu hành nội bộ, 2000. 
Như Lịch - Thiên Long, Lời khẩn cầu của học sinh, “Xin đừng gây áp lực cho con”, 2007. 
Bùi Thị Xuân Mai, “Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, số 2/2005. 
Trần Thị Thu Mai, Hoạt động của phòng tư vấn tâm lý - giáo dục - hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, 2007.
Charmaine Sauaders (Khánh Vân dịch), Thanh thiếu niên và stress, NXB Thanh niên, 2004.
Nguyễn Thơ Sinh, Tư vấn tâm lý căn bản, NXB Lao động, 2006.
Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. 
Kiến Văn, Lý Chủ Hưng, Tư vấn tâm lý học đường, NXB Phụ nữ, 2007. 
PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN
Để thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học”. Xin vui lòng đánh dấu X vào sự lựa chọn của bạn, hoặc ghi ý kiến của bạn. Xin chân thành cảm ơn. 
Câu 1: Tâm lý của bạn hiện tại là? 
Câu 2: Bạn thường lo lắng về vấn đề gì?
Câu 3: Bạn giải tỏa tâm lý lo lắng của mình bằng cách nào? 
Câu 4: Bạn biết gì về dịch vụ tư vấn tâm lý hiện nay? 
Câu 5: Bạn muốn được mở phòng tư vấn tâm lý tại trường của mình không? 
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Để thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học”. Xin vui lòng đánh dấu X vào sự lựa chọn của bạn, hoặc ghi ý kiến của bạn. Xin chân thành cảm ơn. 
Khối Lớp.. 
1. Tâm lý của bạn hiện tại là: 
a. Rất hài lòng và yên tâm 
b. Về cơ bản là hài lòng 
c. Hài lòng và lo lắng pha trộn 
d. Lo lắng nhiều hơn hài lòng
e. Thường xuyên lo lắng 
f. Ý kiến khác............................................................................................. 
2. Khó khăn mà bạn gặp phải trong cuộc sống là: 
Mức độ
Nội dung
Rất khó khăn
Hơi khó khăn
Không khó khăn
Quan hệ với gia đình
Quan hệ với bạn bè
Quan hệ với thầy, cô
Học tập, lý tưởng, nghề nghiệp cho tương lai
Sức khỏe giới tính
3. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến đời sống bạn như thế nào? 
a. Rất ảnh hưởng 
b. Ít ảnh hưởng 
c. Không ảnh hưởng 
4. Bạn chọn cách thức nào để giải tỏa những lo lắng của bạn?
a. Âm thầm chịu đựng, vì.
b. Tự mình giải quyết theo cách riêng, vì
c. Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, vì 
d. Tự an ủi, làm gì đó, viết nhật ký, vì
e. Tâm sự với cha mẹ, ông bà, anh chị em, vì 
f. Tâm sự với thầy cô, vì
g. Tâm sự với bạn bè, vì
h. Nhờ trung tâm tư vấn, vì
5. Khi chọn nghề nghiệp cho tương lai, bạn chọn theo: 
a. Ý cha mẹ
b. Nhu cầu xã hội 
c. Sở thích cá nhân
d. Theo bạn bè 
6. Sự hiểu biết của bạn về dịch vụ tư vấn tâm lý trong xã hội hiện nay?
Mức độ
Nội dung
Hiểu rõ
Biết mơ hồ
Không biết
Tình yêu hôn nhân gia đình
Học tập
Sức khỏe giới tính
Các nội dung khác: Làm đẹp, làm việc, pháp luật
7. Bạn đã bao giờ tham gia dịch vụ tư vấn tâm lý chưa?
a. Thường xuyên
b. Một vài lần
c. Chưa bao giờ
8. Lý do bạn không tham gia tư vấn tâm lý (có thể chọn 1 hoặc nhiều câu).
a. E ngại, xấu hổ
c. Sợ mọi người biết về vấn đề của mình 
b. Không biết địa chỉ tư vấn 
d. Không có điều kiện trả tiền dịch vụ 
e. Ý kiến khác.............................................................................................. 
9. Hoạt động tư vấn tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức, hành động của bạn?
Mức độ
Nội dung
Mạnh mẽ
Hời hợt
Không ảnh hưởng
Tình bạn và tình yêu
Học tập và hướng nghiệp
Giao tiếp
Sức khỏe giới tính
10. Theo bạn hiệu quả từ việc được tư vấn tâm lý là? (có thể chọn 1 hoặc nhiều câu) 
a. Giải quyết được vấn đề khó khăn mà bạn đang gặp phải 
b. Rút ra một số kinh nghiệm sống cho bản thân 
c. Mở rộng hiểu biết 
d. Ý kiến khác 
11. Trường của bạn có mở phòng tư vấn tâm lý chưa? 
a. Có 
b. Chưa 
12. Theo bạn có nên mở phòng tư vấn tâm lý ở trường của bạn không? Vì sao?
a. Nên mở, vì............................................................................................... 
b. Mở cũng được, không mở cũng được, vì................................................ 
c. Chưa nên mở, vì..................................................................................... 
d. Không cần mở, vì.................................................................................... 
13. Bạn thích được tư vấn tâm lý theo hình thức nào? 
a. Tư vấn trực tiếp tại nhà, vì....................................................................
b. Tư vấn trực tiếp tại trường, vì............................................................... 
c. Tư vấn qua điện thoại, vì...................................................................... 
d. Tư vấn tại khu dân cư, vì...................................................................... 
e. Tư vấn qua thư từ, vì............................................................................. 
f. Tư vấn qua dịch vụ internet (mail, chat, diễn đàn), vì........................ 
14. Theo bạn hoạt động tư vấn tâm lý trong nhà trường cần thiết đối với học sinh THPT như thế nào?
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Có hay không cũng được 
d. Không cần thiết
15. Theo bạn ai là người thích hợp tư vấn tại phòng tư vấn tâm lý của trường? 
a. Giáo viên chủ nhiệm, vì........................................................................ 
b. Chuyên viên tư vấn, vì.......................................................................... 
c. Thầy cô phụ trách đoàn, vì....................................................................
d. Ý kiến khác, vì........................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khao_sat_nhu_cau_xay_dung_phong_tu_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan