Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 7

Thuận lợi:

Trong những năm học vừa qua phòng Giáo dục đào tạo thị xã Giá Rai đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề nên tôi có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn với giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện.

Những buổi bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì được tổ chức, các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũng tập trung bàn bạc về những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhiều.

 Bản thân luôn tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử.Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử hoặc dạy học qua sơ đồ tư duy.

 Nhìn chung học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội dung các bức tranh nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua các kênh hình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo viên sưu tầm được.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7
 Thái Thị Mộng Thu
 Giáo viên trường THCS Phong Thạnh B
I. NHẬN THỨC
	Hiện nay, với phương pháp dạy học mới, đồ dùng dạy học không chỉ dừng lại ở giá trị minh họa cho hệ thống kênh chữ mà chính thiết bị, đồ dùng dạy học (trong đó có hệ thống kênh hình) là công cụ, phương tiện cung cấp kiến thức và nó là “nguồn kiến thức” quan trọng giúp cho bài học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
Việc học tập lịch sử thông qua việc khai thác kênh hình, sưu tầm tài liệu sẽ tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử, khai thác các kênh hình, tìm tòi và nghiên cứu học sinh đã được trực quan sinh động với
những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư
duy của học sinh. Từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn
và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn,
hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều
học sinh và học sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học, giáo viên có thể
hoàn thành vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững hơn.
	Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. 
Để góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xin trình bày biện pháp về việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.
II. THỰC TRẠNG
- Số lớp: Khối 7 có 4 lớp
- Số học sinh: 131 học sinh
- Đặc thù môn học: Như chúng ta đã biết, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên và tất yếu của bộ môn lịch sử là tái tạo lịch sử. Để làm được điều đó, trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của người giáo viên như việc miêu tả, tường thuật, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử, kể chuyện,...Tuy nhiên, nếu so với lời nói của giáo viên thì các phương tiện trực quan như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mẫu vật,... có ưu thế nhiều hơn. Chúng tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Do đó, việc giáo viên biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện trực quan với lời giảng sinh động của mình sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
1. Thuận lợi:
Trong những năm học vừa qua phòng Giáo dục đào tạo thị xã Giá Rai đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề nên tôi có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn với giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện.
Những buổi bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì được tổ chức, các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũng tập trung bàn bạc về những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhiều.
 	 Bản thân luôn tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử hoặc dạy học qua sơ đồ tư duy...
 	 Nhìn chung học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội dung các bức tranh nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua các kênh hình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo viên sưu tầm được.
2. Khó khăn:
Một bộ phận không nhỏ trong giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh còn nhận thức không đúng về vai trò của bộ môn cho đó là môn phụ đã ảnh hưởng đến việc học tập bộ môn. 
Phương pháp dạy học truyền thống vẫn tiếp tục được áp dụng. Hiện
tượng thuyết giảng một chiều, thầy đọc, trò chép diễn ra khá phổ biến trong
các giờ học môn lịch sử. 
	Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức, minh hoạ cho bài giảng. Có giáo viên lại sưu tầm nhiều hình ảnh sinh động, có nội dung liên quan đến kênh hình trong sách giáo khoa, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, chứ chưa mang tính chất khai thác để nâng cao chất lượng dạy học.
Hiện nay tâm lý giới trẻ trong thời kỳ công nghiệp hoá các em thiên về
các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội khiến nhiều
học sinh không có hứng thú đối với môn lịch sử, việc học tập môn học này
chưa được các học sinh thực sự say mê và muốn khám phá, tìm tòi. Đặc biệt
gia đình không quan tâm, không ủng hộ các em.
Chương trình lịch sử hiện nay còn nặng, còn nhiều về ghi nhớ số liệu,
sách giáo khoa môn lịch sử quá nhấn mạnh sự kiện, con số, ngày tháng, hình ảnh chưa phong phú “không gợi nhớ”, học sinh có cảm giác mệt mỏi khi phải
học và nhớ, đọc sau sẽ quên trước. 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác phối hợp:
Đây là công tác vô cùng bức thiết, tác động rất lớn đến việc thành công hay thất bại của một tiết dạy. Việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và dặn dò các em về nhà làm bài tập, đi sưu tầm những tài liệu có liên quan tới bài học là rất quan trọng. Để tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần làm những việc sau đây:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
 	- Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và tự khai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét).
- Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa và tư liệu cùng những hình ảnh học sinh tự tìm và hình ảnh do giáo viên cung cấp để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và mở rộng thêm những nội dung có liên quan.
Việc khai thác kênh hình sách giáo khoa phải được thực hiện theo các bước sau:
 	- Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh, ảnh, lược đồ... để xác định một cách khái quát nội dung tranh, ảnh cần khai thác.
- Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh, lược đồ...
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh, lược đồ sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của Giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
- Bước 4: Nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh, ảnh cho học sinh.
2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
2.1. Kỹ năng khai thác kênh hình:
Khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. 
Để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, xin trình bày một số kĩ năng cơ bản sau:
- Trước hết phải nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình: tôi giúp học sinh phân loại các kênh hình trong sách giáo khoa, có thể phân thành hai loại sau đây :
+ Tranh, ảnh lịch sử: Là kênh hình có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, sự kiện lịch sử, biến cố một cách cụ thể sinh động và khá xác thực. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, giới thiệu khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
+ Bản đồ, lược đồ lịch sử: Là kênh hình nhằm xác định địa điểm của những sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Giáo viên hướng dẫn học sinh: tên lược đồ, nội dung lược đồ phản ánh, thời gian, không gian, các kí hiệu của lược đồ ở phần chú giải.
- Tiếp theo là phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình: để làm được điều này, phải tham khảo các loại sách, tài liệu,...
- Cuối cùng là thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Điều này không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... 
2.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình:
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng đúng mục đích: mỗi một loại kênh hình trong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học. Chẳng hạn, với những kênh hình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó.
- Sử dụng đúng lúc: kênh hình lúc nào cũng phải được sử dụng hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học hoặc ra bài tập về nhà, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh.
- Sử dụng đúng mức độ, cường độ: trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh điển hình nhất ( nếu bài nhiều tranh ảnh ). Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những biểu tượng ban đầu. Sau đó, học sinh tìm hiểu thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.
- Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn. Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp
2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình:
Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu về kênh hình, giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ: tìm hiểu, nắm vững nội dung của kênh hình đó bằng việc đọc sách tham khảo, báo, mạng Internet, ti vi. Yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà, tự tìm hiểu về kênh hình trong bài học đó.
Khi giảng dạy, yêu cầu các em học sinh quan sát kênh hình để xác định một cách khái quát nội dung kênh hình cần khai thác. Giải thích bảng chú giải trong kênh hình, đặt câu hỏi để các em thảo luận, tự trình bày về sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Sau đó tôi nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác kênh hình cung cấp cho học sinh. Qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. 
Đối với tranh, ảnh Lịch sử: hướng dẫn học sinh quan sát và đưa ra các câu hỏi để phát huy tính tích cực, thông minh sáng tạo của các em. Miêu tả hình dạng bên ngoài phân tích nội tâm, tài, đức, quan điểm của nhân vật đối với ảnh chân dung. Về ảnh thể hiện sự kiện lịch sử thì tìm hiểu thông tin, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá. Đối với bản đồ, lược đồ, trước tiên hướng dẫn học sinh quan sát, giải thích các ký hiệu trên bảng chú giải. Sau đó, đặt câu hỏi yêu cầu học sinh lên bảng trình bày những kiến thức thể hiện trên lược đồ.
2.4. Biện pháp tiến hành cụ thể:
* Chân dung Nguyễn Trãi (Lớp 7, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527))
- Mục đích cần hướng đến: Tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với đất nước.
- Kiến thức cơ bản để khai thác: 
Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.
Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".
- Câu hỏi sử dụng: 
+ Câu 1: Em biết gì về Nguyễn Trãi?
+ Câu 2: Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét của vua Lê Thánh Tông?
* Tượng đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần Thuỷ Hoàng (Lớp 7, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến)
- Mục đích cần hướng đến: Tìm hiểu tính chính diện và phản diện qua kênh hình về thời Tần Thuỷ Hoàng.
- Kiến thức cơ bản để khai thác:
Tần Thuỷ Hoàng hiệu Doanh Chính, là quốc vương nước Tần thời Chiến quốc. Năm 221 TCN, ông đã thống nhất 7 nước lập ra vương triều phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc. 
Năm 246 TCN, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng lăng mộ cho mình, ở phía Đông Bắc núi Ly Sơn thuộc Tây An. Công trình kéo dài suốt 36 năm với sự tham gia thi công của hàng chục vạn người (theo sử sách ghi chép lại, 70 vạn người để xây dựng lăng mộ và cung A Phòng cho Tần Thủy Hoàng). Điều này cho thấy rằng qui mô là rất lớn. Ngoài ngôi mộ khổng lồ trên mặt đất, còn có một cung điện dưới lòng đất. Sau khi hoàn thành công việc những người tham gia thi công đều đã bị giết để bảo toàn bí mật.
Khu lăng mộ này được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới và là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ đương đại. Năm 1974 các nhà khảo cổ học của Trung Quốc bắt đầu khai quật khu lăng mộ. Tuy nhiên đến nay chỉ mới khai quật được một phần, chủ yếu là các hầm mộ binh mã, (cách hầm mộ Tần Thủy Hoàng 1.500m về phia Đông), còn hầm mộ chính của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa khai quật.
Trong việc khai quật 4 hầm mộ binh mã (trong đó có 1 hầm mộ chưa làm xong), với 3 hầm mộ người ta đã phát hiện hơn 8.000 tượng lính, 130 xe ngựa, 500 ngựa, rất nhiều vàng bạc, châu báu và nhiều vô kể binh khí bằng đồng xanh như kiếm, giáo, mác, mũi tên...Nét nổi bật là những tượng lính đều làm bằng thủ công với phương pháp nặn tượng nên nét mặt rất phong phú, sinh động và giống người thật.
Những gì đã được khai quật trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng phần nào cho ta thấy được sức mạnh quân sự của nhà Tần thời Chiến quốc, đồng thời qua đó nó còn phản ảnh sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc khác nó còn thể hiện sự sáng tạo cao về nghệ thuật của nghệ nhân Trung Quốc và trình độ kĩ thuật làm gốm, luyện kim đứng đầu thế giới của Trung Quốc thời bấy giờ.
- Câu hỏi sử dụng 
+ Câu 1: Sau khi quan sát tượng đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần Thuỷ Hoàng; Em có nhận xét gì về số lượng, hàng lối, hình dáng, nét mặt của các tượng?...
+ Câu 2: Số lượng, hàng lối, hình dáng, nét mặt của các tượng nói lên điều gì?
* Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên 1285 (lớp 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỉ XIII)
- Mục đích cần hướng đến: trình bày diễn biến theo thời gian, theo chiến thuật, ký hiệu phòng tuyến, lui quân, tiến công, truy kích địch thể hiện trên lược đồ.
 - Kiến thức cơ bản để khai thác:	
Quân Nguyên với ý đồ quyết tâm tiêu diệt nước ta, lực lượng hơn 50 vạn quân và được chuẩn bị kỹ lưỡng, chiến thuật thay đổi, hai đạo quân tạo thế “gọng kìm” Bắc, Nam.
Quân ta cũng thay đổi chiến thuật: không xây dựng phòng tuyến, tiếp tục thực hiện “vườn không nhà trống”. Càng khó khăn, tinh thần chống giặc của ta càng cao (lời Trần Quốc Tuấn).
Chiến thuật lui quân sơ tán “vườn không nhà trống” được phát huy, phân tán thế mạnh tập trung của giặc. Ta tiến quân, lui quân linh hoạt kể cả theo đường biển tạo thế bất ngờ cho địch. Đường hành quân đánh lừa địch: Vạn Kiếp lui về Thăng Long sau đó rút về Thiên Trường.
Ghi nhớ các địa danh Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long
- Câu hỏi sử dụng:	
+ Câu 1: Trong cuộc tấn công xâm lược nước ta lần thứ hai, lực lượng quân Nguyên là bao nhiêu?
+ Câu 2: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
+ Câu 3: Trình bày miệng diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) theo lược đồ.
 	+ Câu 4: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Việc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức sách giáo khoa trong quá trình học bộ môn Lịch sử thông qua việc khai thác nội dung kênh hình lịch sử, kết quả học tập bộ môn của khối 7 trường THCS Phong Thạnh B cuối năm học 2019 - 2020 đạt hiệu quả rõ rệt:
 Kết quả
Năm học
Tỷ lệ % HS biết kênh hình
Tỷ lệ % HS khai thác được kênh hình
Tỷ lệ % HS khai thác tốt kênh hình
2018-2019
 100
65
55
2019-2020
	 	100
85
84
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Mỗi bài lịch sử có thể có hoặc không có kênh hình trong sách giáo khoa, nhưng rõ ràng là mỗi kênh hình đều chứa đựng rất nhiều nội dung sâu sắc mà qua việc phân tích kênh hình đó thì nội dung của bài học đã được làm rõ nhiều vấn đề, như vậy là không thể phủ nhận vài trò của kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử. Vì vậy với những bài học không có kênh hình trong sách thì giáo viên nên chủ động tìm kiếm những hình ảnh, lược đồ có liên quan đến nội dung bài học để phân tích và minh họa làm cho tiết học Lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn. Những kênh hình nhỏ tuy đơn giản nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn. Song cái lớn nhất mà người thầy đạt được đó là lôi cuốn học sinh học môn Lịch sử, tránh nhàm chán, tránh tâm lý nặng nề, làm cho học sinh yêu thích môn học Lịch sử hơn.
	Người viết
	Thái Thị Mộng Thu
Xác nhận của Hiệu trưởng
 Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh B xác nhận: Biện pháp khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử 7 của giáo viên: Thái Thị Mộng Thu áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng kí thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Thạnh, ngày tháng năm 2021
	HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_trong_day_hoc_lich.doc
Sáng Kiến Liên Quan