Sáng kiến kinh nghiệm Khắc sâu kiến thức Lịch sử 9 cho học sinh bằng việc lồng ghép thơ trong dạy học

Chúng ta sẽ làm thế nào để thuyết phục một cậu bé, một cô bé 14, 15 tuổi, đang dậy thì và coi mình là trung tâm của vũ trụ, phải quan tâm đến lịch sử ? Chỉ vì cậu ta là người Việt Nam và đó là lịch sử của Việt Nam ? Và lịch sử Việt Nam thì hiển nhiên quan trọng ?

Câu trả lời đã được thể hiện qua điểm thi môn sử THPT quốc gia qua một số năm gần đây: Năm học 2015-2016 tỉ lệ điểm thi môn sử dưới trung bình là 56.16%; năm học 2016-2017, tỉ lệ này là 61.9%; năm học 2017-2018 tỉ lệ dưới trung bình đáng báo động là 80% và năm học 2018-2019 tỉ lệ này là 70.01%. Chúng ta có hô lên thống thiết rằng "lịch sử quan trọng lắm" thì cũng chẳng thuyết phục được học sinh. Xin lỗi, đó chỉ là môn học thuộc lòng để tránh điểm liệt, bản thân các em học sinh, hay là phụ huynh của cậu ta sẽ trả lời chúng ta như vậy.

Vậy làm sao để thu hút học sinh, giúp học sinh không xem nhẹ mà trái lại là hứng thú nghe giảng, hứng thú học tập, không căng thẳng, không tìm cách đối phó, không học một cách nhồi sọ thì bên cạnh việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại như tranh, ảnh, clip lịch sử còn cần phải tự sáng tác những câu thơ trong dạy học lịch sử. Đây là một phương pháp đem lại sự mềm mại, nhẹ nhàng nhưng luôn tạo cảm xúc trong quá trình truyền thụ kiến thức lịch sử cho học sinh.

Mặc dù đã có rất nhiều giáo viên trong cả nước cũng vận dụng thơ, văn trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên tất cả họ đều nêu một cách chung chung, trừu tượng, không cụ thể. Phương pháp vận dụng không rõ ràng. Nội dung áp dụng quá nhiều, có khi lồng ghép cả thơ lẫn văn, gây quá tải, làm cho tiết học lịch sử dễ biến thành một tiết đọc thơ hay một tiết ngữ văn. Việc lồng ghép đã không làm tinh gọn lại bài giảng để học sinh ghi nhớ mà trái lại còn dẫn đến quá tải thêm bài. Học sinh dễ rơi vào tình trạng bối rối, nên ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa hay chỉ ghi nhớ kiến thức lịch sử qua các câu thơ mà giáo viên đã lồng ghép mà không biết cách liên hệ từ các câu thơ giáo viên đã chuyển tải để rút ra bài học một cách hàm xúc nhất. Các sáng kiến của các tác giả trước như Hoàng Thị Việt Hường không nói lên biện pháp cụ thể là lồng ghép ở phần nào, mục nào. Tất cả các tác giả khi áp dụng lồng ghép thơ văn trong dạy học đều không có khả năng tự sáng tác một tác phẩm “sử thi” để khái quát bài giảng lịch sử của mình mà đưa một cách rập khuôn nội dung thơ quen thuộc của các nhà thơ Việt Nam quen thuộc như Tố Hữu, Chế Lan Viên.Không nêu rõ những câu thơ, đoạn văn nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm nào trong bài.

 

doc24 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc sâu kiến thức Lịch sử 9 cho học sinh bằng việc lồng ghép thơ trong dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng năm 1944-1946
Khi Hồng Quân thẳng tiến Đông Âu
Phát xít thất bại thật mau
Nhà nước dân chủ bắt đầu dựng nên
(“Đông Âu” – Vu Trầm)
	Lúc này, học sinh sẽ nhanh chóng nhận ra trong khổ thơ trên có nội dung trọng tâm mà các em sẽ tìm hiểu trong mục mới này rằng: Từ những năm 1944-1946, với sự giúp đỡ của Hồng Quân Liên Xô, nhân dân Đông Âu đã đánh bại phát xít Đức để thành lập nên hàng loạt nhà nước dân chủ nhân dân. 
- Ví dụ 2: Khi dạy bài 7. Các nước Mỹ La-tinh. 
Khi thực hiện bài giảng này, giáo viên tạo xúc cảm ban đầu cho các em bằng cách đọc đoạn thơ giới thiệu một cách sơ lược về khu vực Mĩ la-tinh.
Từ Mê-hi-cô đến Nam Mĩ
Sau 1945, luôn đấu tranh không ngừng nghỉ
Ngọn cờ tiên phong Cu-ba tràn đầy ý chí
Quyết giành lấy tự do, cơm áo, hòa bình
(“Ôi Mĩ La-tinh” – Vu Trầm)
Khi nghe đoạn thơ trên, học sinh sẽ hào hứng nhận ra rằng bài mới mà các em sắp học sẽ hàm chứa nội dung về khu vực Mĩ La-tinh, về quá trình đấu tranh của nhân dân các nước giành lấy độc lập, tự do mà điển hình, tiên phong là nhân dân Cu-ba anh hùng. Từ xúc cảm cô đọng ban đầu đó sẽ giúp cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Ví dụ 3: Dạy bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Giáo viên dùng khổ thơ để mở đầu bài giảng của mình 
Kể từ một chín ba mươi (1930)
Chân lý ra đời khi có Đảng ta
Chương mới cách mạng mở ra
Triệu trái tim theo Đảng mà vùng lên
(“Từ khi có Đảng” – Vu Trầm)
Khi đọc xong đoạn thơ, giáo viên khắc sâu việc giới thiệu bài mới “Đảng cộng sản ra đời” và khẳng định đó là một bước ngoặc lịch sử trọng đại trong quá trình vùng lên đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. Sử dụng thơ để nhận định, đánh giá một quá trình lịch sử.
Ở nội dung này, điều cần thiết là giáo viên làm sao trong quá trình giảng dạy của mình nên lồng ghép những câu thơ có tính nhận định, nêu bật lên được quá trình lịch sử đó có đặc điểm như thế nào, được thể hiện ở nội dung ra sao để từng bước khẳng định, từng bước khắc sâu trong đầu học sinh cái điển hình nhất, cái cốt lõi nhất của quá trình lịch sử mà các em học tập.
- Ví dụ 1: Dạy bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. Mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923).
Ở mục này, giáo viên chỉ cần cô đọng lại cho học sinh toàn mục chỉ bằng một khổ thơ mà đảm bảo rằng học sinh sẽ nhớ lâu hơn so với việc đọc nguyên văn trong sách giáo khoa.
Từ Véc-xai, với Yêu sách An Nam
Từ Tua, Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp
Từ 1921, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa
Trên Người cùng khổ hay Đời sống công nhân
Ở Nhân đạo, hay Bản án chế độ thực dân Pháp
Báo nào Người cũng chấp bút
Vì dân nghèo và thuộc địa khắp nơi.
(“Đường Bác đi” – Vu Trầm)
Bên cạnh đó, giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin Sau đó giáo viên có thể đánh giá, gút lại sự kiện này bằng một câu trích đoạn thơ để khẳng định rằng đây là con đường cứu nước và giải phóng dân tộc mà Bác Hồ đã tìm ra cho chúng ta.
Như thế, giáo viên có thể khẳng định cho học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm của mục này là với nhiều hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1917-1923, sự kiện quan trọng nhất là tiếp xúc với Luận cương của Lê Nin, là con đường cứu nước chân chính về sau của nước nhà.
- Ví dụ 2. Dạy bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935. Mục II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh
Giáo viên cho học sinh trình bày diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ-Tĩnh. Sau đó giáo viên dùng trích đoạn thơ để khắc sâu thêm nội dung diễn biến cho học sinh.
Sau khi có Đảng ra đời
Xô viết Nghệ - Tĩnh châm ngòi đấu tranh
1930,1931 phát triển thật nhanh
Chính quyền thật sự do dân lập bầu
(“Xô viết Nghệ - Tĩnh” – Vu Trầm)
Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ rằng trong giai đoạn 1930-1931, phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước mà tiêu biểu là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã thành lập chính quyền Xô viết thực dân do dân làm chủ.
- Vi dụ 3: Dạy bài 21. Việt Nam trong những năm 1939-1945. Mục I. Tình hình Thế giới và Đông Dương.
Khi dạy mục này, giáo viên khắc họa bức tranh tội ác của Pháp – Nhật trong việc vơ vét nhân dân ta để phục vụ cho cuộc Chiến tranh Thế giới mà chúng gây ra, giúp học sinh khắc sâu kiến thức trong toàn mục bằng mấy câu thơ sau.
Chiến tranh Thế giới nổ ra
Pháp – Nhật câu kết đạp chà nhân dân
Trăm thứ thuế, vét tận răng
Bao nhiêu gạo, thóc, chúng hèn hạ vơ
Hai tròng đè cổ, xác xơ
Chết đói hai triệu, sững sờ 1944-1945
(“Ôi đau thương” – Vu Trầm)
Sự cô đọng kiến thức trọng tâm trong mục bằng thơ như vậy có tác dụng rất lớn trong việc ghi nhớ kiến thức khái quát nhất trong đầu học sinh. Từ đó, các em dễ dàng nắm được nội dung bài học ở mục này mà không cần phải ôm sách đọc đi đọc lại nhiều lần.
- Ví dụ 4: Dạy bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973). Mục I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968).
Để khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, giáo viên có thể dùng trích đoạn thơ để khắc họa cho học sinh.
“Xuân này 68 – Mậu Thân
Toàn dân nổi dậy tiến công khắp miền
Chiến tranh cục bộ rụng liền
Miền Nam thắng lớn ở trên tuyến đầu”.
“Mậu Thân năm ấy – Vu Trầm”
Đoạn thơ là lời khẳng định, giúp học sinh nhận ngay ra rằng với cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của nhân dân miền Nam đã là phá sản Chiến tranh cục bộ của Mĩ, đưa cách mạng tiến thẳng vào giai đoạn mới với niềm tin sắt đá “Toàn thắng ắt về ta”.
1.3. Sử dụng thơ để nêu bật vai trò cá nhân trong tiến trình lịch sử.
Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, không ít nhân vật lịch sử mà công lao của họ góp phần quan trọng quyết định cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Cho học sinh ghi nhớ cặn kẽ những anh hùng dân tộc là nhằm góp phần giáo dục lòng biết ơn đối với cha ông đã đổ xương máu của mình cho hòa bình, độc lập nước nhà. Từ lòng biết ơn ấy, các em thêm yêu lịch sử và hứng thú học tập hơn.
- Ví dụ: Dạy bài 21. Việt Nam trong những năm 1939-1945. Mục II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên. Phần 3. Binh biến Đô Lương (13-1-1941).
Ở mục này, mặc dù cuộc binh biến Đô Lương thất bại, Đội Cung cùng 10 đồng đội của anh bị kết án tử hình. Nhưng tấm gương hi sinh của các anh mãi được cả nước ghi ơn và để lại nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang. Vì thế, chúng ta có thể khắc họa công lao của anh qua câu thơ sau.
Đô Lương mình có Đội Cung
Vào năm 41, oai hùng đấu tranh
Tiếc thay, binh biến bất thành
Chịu nhiều tra tấn, cực hình không khai
Pháp bằng xử tử ông ngay
Dẫu hi sinh, tấm gương này mãi vang
(“Đô Lương mình có Đội Cung” – Vu Trầm)
1.4. Sử dụng thơ để kết thúc bài học.
Củng cố lại kiến thức bài học cho các em là một khâu cũng hết sức quan trọng. Đó là một bước nhắc lại để các em ghi nhớ những gì mình đã học trên lớp. Nhưng nội dung bài học có khi quá nhiều, nếu chúng ta đọc lại một lần nữa thì sẽ rất nhàm chán. Cho nên người dạy có thể tạo hứng thú vào cuối buổi học bằng việc dẫn chứng một câu thơ, một trích đoạn thơ. Qua đó, khép lại buổi học một cách nhẹ nhàng và trọn vẹn, tạo được sự phấn khích và dư âm cho các tiết học tiếp sau.
- Ví dụ 1: Dạy bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (194-1946). Mục I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
Khi yêu cầu học sinh chứng minh tình thế đất nước ta lúc bấy giờ gọi là “Ngàn cân treo sợi tóc”. Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh bằng việc nhận định tình hình đất nước ta lúc bấy giờ qua mấy câu thơ sau:
Khó khăn vây bủa nước nhà
Phía Bắc quân Tưởng, lâu la nhảy vào
Trong Nam, Pháp lại trở đầu
Thêm 6 vạn Nhật, chịu điều bởi Anh
Nghiện hút, cờ bạc, dị đoan
Lại thêm mù chữ, dân không biết gì
Đê vỡ 9 tỉnh Bắc Kì
Nạn đói mới, lại siết ghì nhân dân
Bấy giờ ngân khố trống không
“Ngàn cân treo sợi tóc”, trong thế này
(“Tình thế khó khăn” – Vu Trầm)
Chỉ với bấy nhiêu dòng thơ cô đọng lại, học sinh đã có thể khắc sâu nội dung toàn mục và dễ dàng chứng minh được tình thế ngàn cân treo sợi tóc là như thế nào qua những sử liệu mà giáo viên đã cung cấp trong khổ thơ trên.
- Ví dụ 2: Dạy bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1960). Mục II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960). Phần 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)
Ở phần này, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” trong sách giáo khoa, chúng ta khái quát lại một lần nữa nội dung bài học cho các em bằng trích đoạn thơ.
Cho dù Mĩ – Diệm điên cuồng
Kéo lê máy chém khắp miền Nam ta
Luật 10/59 ban ra
“Tố cộng”, “Diệt cộng” để mà giết dân
Nghị quyết của Đảng đã ban
Phong trào “Đồng khởi” sẵn sàng đứng lên
Bình Định, Ninh Thuận trước tiên
Rồi đến Quảng Ngãi cũng liền đấu tranh
Bến Tre ngút khí hờn căm
Từ đây cả nước quyết tâm diệt thù.
(“Tưng bừng Đồng khởi” – Vu Trầm)
Chỉ cần dẫn trích đoạn thơ trên, học sinh đã có thể nhận định, nắm vững được toàn bộ nội dung bài học, kiến thức cơ bản của sự kiện lịch sử này một cách dễ dàng, chủ động nhất mà không cảm thấy nặng nề. Bên cạnh đó chúng ta cũng nhanh chóng kết thúc mục này để chuyển sang mục tiếp theo mà không sợ mất thời gian.
- Ví dụ 3: Dạy bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1985). Trước khi đi vào bài học này, giáo viên dẫn dắt vào bài bằng mấy vần thơ để giúp học sinh cảm nhận ban đầu những thành quả khái quát nhất trong quá trình kiến thiết đất nước ta.
Mười năm xây dựng nước nhà
Với hai kế hoạch rạch ròi năm năm
Bảo vệ biên giới Tây-Nam
Giữ gìn Bắc quốc khỏi xâm lược hèn
Thành quả có, lẫn khó khăn
Toàn dân với Đảng quyết tâm một lòng 
 	(“Bài ca xây dựng” – Vu Trầm)
Chỉ bằng khổ thơ trên thôi, sẽ góp phần rất lớn trong việc thôi thúc học sinh sôi nổi tìm hiểu vào bài. Và cũng qua khổ thơ trên, học sinh đã bước đầu ghi nhớ kiến thức cơ bản nhất là trong quá trình 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa đó. Nhà nước ta đã có hai kế hoạch 5 năm với nhiều thành tựu, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đương đầu với hai cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam và biên giới phía Bắc. Chắc chắn một điều các em sẽ ghi nhớ kiến thức một cách sâu kĩ hơn.
Nếu các em biết vận dụng thơ kết hợp với đọc sách giáo khoa thì tin chắc rằng các em sẽ nhớ bài học được rất sâu và kĩ.
Về khả năng áp dụng:
Trong hai năm học qua, từ khi tôi vận dụng thơ vào trong tiết dạy của mình thì kết quả học tập của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt. Điểm kiểm tra thường xuyên và học kì của các em được nâng lên một cách đáng kể như sau:
Năm học 
Khối 
SL
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017-2018
9
187
40
21.39
55
29.41
86
45.99
6
3.3
2018-2019
9
181
50
27.62
61
33.7
67
37.02
3
1.66
Đối với học kì I năm học 2019-2020, tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến này ở 2 lớp mà tôi trực thiếp giảng dạy là lớp 9A và 9C, thì kết quả xếp loại trung bình môn lịch sử có sự khác biệt rất rõ so với 2 lớp 9B, 9D được giáo viên khác giảng dạy và không áp dụng sáng kiến này như sau:
LỚP
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
40
22
55
11
27.5
7
17.5
0
0
9B
39
15
38.46
12
30.77
10
25.64
2
5.13
9C
39
22
56.41
12
30.77
5
12.82
0
0
9D
39
17
43.59
10
25.64
10
25.64
2
5.13
Qua thực tế đối chiếu và so sánh trong quá trình thực hiện đề tài này so với cách dạy truyền thống trước đây, bản thân tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép thơ trong bài giảng lịch sử của mình đem lại một kết quả vô cùng khả quan. Các em hứng thú hơn trong học tập, luôn chào đón với một tinh thần cao nhất khi đến tiết học lịch sử. Làm cho các em nhớ lâu, nhớ kĩ kiến thức hơn, không còn tình trạng ngủ gật trong lớp, cũng không có hiện tượng viện lý do để né tránh việc học môn lịch sử.
Với đề tài sáng kiến này sẽ đem đến cho quý thầy cô một số tư liệu về thơ có tính lịch sử; giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập và qua đó các em trở nên yêu thích môn lịch sử, lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên, muốn áp dụng thơ trong việc giảng dạy lịch sử của mình, giáo viên cần phải biết chọn lọc, hiểu sâu kĩ với những tư liệu mình đã lựa chọn. Những tư liệu này phải có giá trị lịch sử và giá trị văn học cao, mục đích là bổ trợ cao nhất cho quá trình khắc sâu kiến thức lịch sử cho các em. Những câu thơ này phải là một tư liệu sinh động về hình ảnh, sự kiện, nhân vật, hoặc những cái điển hình, ý nghĩa của lịch sử sâu, sát với chương trình mà các em đang học. Đồng thời trong quá trình lồng ghép thơ vào giảng dạy giáo viên phải đảm bảo tính vừa sức, tính bổ trợ của thơ ca nhằm làm cho tiết dạy sinh động, hấp dẫn, luôn cuốn cho học sinh. Không được lồng ghép quá tải, gây nặng nề hoặc gây tác dụng ngược trở lại là nhàm chán, hay vô tình biến tiết dạy lịch sử thành một tiết thuyết giảng về thơ ca sẽ dẫn đến đi trượt mục tiêu cần đạt tới của việc giảng dạy là truyền thụ kiến thức lịch sử cho học sinh.
Trong quá trình tích hợp, lồng ghép, minh họa vào bài giảng lịch sử, người giáo viên cũng cần có chất giọng truyền cảm, lôi cuốn, nhẹ nhàng để chuyển tải hết chất xúc tác, tạo rung động đến học sinh. Nếu chúng ta đọc câu thơ một cách khô cứng hoặc không có cảm xúc, đọc qua loa sẽ làm cho học sinh thêm phần chán nản, không hiểu được dụng ý của người dạy.
Bên cạnh đó, giáo viên phải chú ý đến tính thích hợp, logic, đưa những câu thơ cần đưa, đưa những câu thơ có liên quan. Và không phải lúc nào, bài dạy nào cũng nhất thiết lồng ghép thơ vào sẽ tạo ra sự xáo mòn ở bài giảng của mình.
Qua thực tế đối chiếu và so sánh trong quá trình thực hiện đề tài này so với cách dạy truyền thống trước đây, bản thân tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép thơ trong bài giảng lịch sử của mình đem lại một kết quả vô cùng khả quan. Các em hứng thú hơn trong học tập, luôn chào đón với một tinh thần cao nhất khi đến tiết học lịch sử. Làm cho các em nhớ lâu, nhớ kĩ kiến thức hơn, không còn tình trạng ngủ gật trong lớp, cũng không có hiện tượng viện lý do để né tránh việc học môn lịch sử.
Thực ra để học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử tốt, tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên dạy lịch sử cần có một cuốn sổ tay thơ tự sưu tầm có tính lịch sử hoặc nếu giáo viên nào có khẳ năng sáng tác thơ thì trong quá trình soạn giảng lịch sử cần thiết tự sáng tác cho mình những câu thơ đặc trưng, phù hợp nhất có thể để luôn làm phong phú bài giảng của mình trong từng năm giảng dạy nhằm tránh làm cũ, lặp đi lặp lại nhiều lần tư liệu thơ mà mình đã sưu tầm trước đó . Bên cạnh đó, người giáo viên dạy lịch sử nên đề xuất với nhà trường tổ chức những sân chơi khác ngoài tiết dạy như “Theo dòng lịch sử”, “Bàn tròn lịch sử”, “Nhà sử học tương lai”, ngoại khóa “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Có như thế sẽ tạo ra một môi trường học tập lịch sử phong phú, kích thích niềm đam mê lịch sử cho các em hơn.
Hội đồng trường THCS Tân Nghĩa và trường THCS Tân Hà nơi tôi áp dụng thử và triển khai đại trà đã kết luận: Lợi ích của việc lồng ghép thơ trong giảng dạy Lịch sử đã góp phần thay đổi cách nhìn một cách thiện cảm hơn của học sinh và phụ huynh đối với bộ môn Lịch sử. Môn Lịch sử đã không bị coi là một môn phụ, học sinh đã chủ động học tập mà không cần phải gò ép các em. Học sinh đã tích cực, hứng thú, say mê tìm hiểu kiến thức hơn. Chất lượng và chỉ tiêu bộ môn Lịch sử tăng lên đáng kể. Đây là một kết quả đáng khích lệ. Điều đó cho thấy hiệu quả rất cao khi áp dụng sáng kiến này.
Khi thực hiện sáng kiến này, bản thân tôi đã vinh dự được Đài PTTH Bình Thuận về thực hiện phóng sự với quá trình vận dụng thơ vào dạy học. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu trường THCS Tân Nghĩa nơi tôi áp dụng đại trà năm học 2018-2019, cùng với Phòng Giáo dục huyện Hàm Tân và đơn vị trường THCS Tân Hà nơi tôi áp dụng thử năm học 2017-2018 cũng đánh giá rất cao hiệu quả của sáng kiến này. Riêng trường THCS Tân Nghĩa trong nhiều năm liền kể từ khi Bình Thuận tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử vẫn chưa có học sinh giỏi thì đến năm học 2018-2019 khi tôi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy và trực tiếp bồi dưỡng 2 em, trong đó đã có 1 học sinh đạt giải ba cấp tỉnh. Về phía Phòng Giáo dục huyện thì tổ chức Hội nghị chuyên đề môn Lịch sử và mời tôi thể hiện sáng kiến này. Đối với Trường THCS Tân Hà thì gởi thư mời giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm dạy học môn lịch sử cho các đồng nghiệp học tập. Ở trường THCS Tân Nghĩa thì tổ chức chuyên đề tổ, vận dụng vào giảng dạy trong toàn tổ
Hình ảnh Đài PTTH Bình Thuận về làm phóng sự cá nhân tôi
Em Huỳnh Phạm Quốc Thái, học sinh đạt giải ba HSG môn Lịch sử cấp tỉnh năm học 2018-2019
Thông báo triệu tập Hội nghị chuyên đề môn Lịch sử của Phòng Giáo dục Hàm Tân
Thực hiện chuyên đề tổ ở trường THCS Tân Nghĩa
Trường THCS Tân Hà mời giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
Ngoài ra, tôi còn mạnh dạn chia sẻ lên các trang mạng xã hội như Thư viện giáo án Violet, google drive, trực tiếp gởi mail cho các cá nhân đồng nghiệp quen biết để lấy ý kiến từ đồng nghiệp cũng như để cho đồng nghiệp trong cả nước nếu thấy phù hợp thì áp dụng theo. Qua đó, tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Trong đó, đa phần là khen hay và rất nhiều cá nhân đã tải về, áp dụng theo. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cũng như danh sách minh chứng những hoạt động nêu trên của tôi.
Các lượt chia sẻ, tải về, bình luận trên các trang mạng xã hội
Còn đây là sơ lược danh sách một số cá nhân đồng nghiệp và các tổ chức đã chia sẻ và áp dụng sáng kiến của tôi:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi làm việc (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc áp dụng
1
Võ Duy Thạch Thảo
Trường THCS Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
2
Nguyệt Nguyệt
Trường THCS Tam Dương, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
3
Trần Anh Huy
Trường THCS Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Phó Hiệu trưởng
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
4
Vũ Thị Hoa
Trường THCS 3/2, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
5
Lê Hoàng
Trường THPT Đông Sơn I, tỉnh Thanh Hóa
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
6
Nguyễn Chí Công
Trường TH Hùng Vương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Giáo viên
Cao đẳng tiểu học
Chia sẻ vấp dụng theo
7
Đỗ Thị Kiều
Trường THCS Phan Bội Châu, quận Tân Phú, TP. HCM
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
8
Trịnh Thị Mỹ Thuận
Trường THCS Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
9
Lý Thanh Sang
Trường THCS Vĩnh Mỹ, An Giang
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
10
Lê Hà Linh
Trường THCS Nguyễn Văn Luông, quận 6, TP. HCM
Giáo viên
Đại học sư phạm Lịch sử
Chia sẻ và áp dụng theo
Số TT
Tổ chức
Địa chỉ
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Trường THCS Tân Hà
Xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Lên kế hoạch tổ chức áp dụng thử; Mời giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm dạy học Lịch sử bằng việc lồng ghép thơ cho đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm.
2
Trường THCS Tân Nghĩa
Thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Tổ chức triển khai áp dụng trong toàn đơn vị, tổ chức chuyên đề tổ. Tổ chức đánh giá hiệu quả. Hỗ trợ kinh phí và thời gian cho tác giả hoàn thiện sáng kiến.
3
https://vndoc.com/...lich-su-9-cho-hoc-sinh-bang-viec-long-ghep-tho-trong-day-hoc/download
4
5
https://khosach.net/...lich-su-9-cho-hoc-sinh-bang-viec-long-gh233p-tho-trong-day-hoc.html
6
https://123doc.net/...lich-su-lop-9-cho-hoc-sinh-bang-viec-long-ghep-tho-trong-day-hoc.htm
7
https://giaoan.violet.vn/...9-cho-hoc-sinh-bang-viec-long-ghep-tho-trong-day-hoc-126176..
8
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
Bình Thuận, ngày 02 tháng 6 năm 2020
TÁC GIẢ
Phạm Văn Trang

File đính kèm:

  • doclich su 9 Ban mo ta sang kien_12843097.doc
Sáng Kiến Liên Quan