Sáng kiến kinh nghiệm Kế hoạch xây dựng thư viện trường Tiểu học đạt tiên tiến

Khó khăn:

 Trường tiểu học Sơn Thủy được thành lập rất sớm từ những năm 1949- 1950 là một trường tương đối lớn của huyện Lệ Thủy và có bề dày thành tích trong hoạt động dạy và học. Nhưng thư viện trường học trong những năm qua chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho người dạy và người học. CSVC không đồng bộ ít được đầu tư, sách thiết bị bên trong, số lượng chủng loại còn nghèo nàn, chủ yếu là sách giáo khoa học sinh . Sách tham khảo ít, sách nâng cao không có hoặc có thì không đáng kể và cũ.

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn đề ra thì trường tiểu học Sơn Thủy cần phải làm và đầu tư rất nhiều tiền và của để bổ sung vào các tiêu chuẩn.

Thuận lợi:

 Xã hội ngày càng phát triển, thông tin cập nhật hẵng ngày, văn hóa khoa học đổi mới từng giờ, do đó đòi hỏi con người cần phải đổi mới, cần phải tiếp cận nhanh chống mới bắt nhịp với phong trào chung của xã hội. Nên sách báo, thư viện là một nhu cầu cần tnhiết cho mỗi một con người, đặc biệt là người là người làm công tác giáo dục.

- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thư viện trường học cần hình thành thói quen cho mọi ngưòi có nhu cầu đọc và mượn sách. Thư viện phải được xây dựng, đầu tư phát triển để tạo môi trường cho mọi người tự học, học liên tục, học suốt đời. Xây dựng thư viện trở thành trung tâm văn hóa, là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phưng pháp dạy học góp phần quan trọng " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài " trước mắt lâu dài cho quê hương đát nước.

 Năm học 2008-2009 trường Tiểu học Sơn Thủy được Phòng Giáo dục- Đào tạo Lệ Thủy giao nhiệm vụ xây dựng thư viện đạt tiên tiến. Sau đây một số Giải pháp và Kế hoạch xây dựng thư viện của nhà trường xin giới thiệu.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kế hoạch xây dựng thư viện trường Tiểu học đạt tiên tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiệu.
III. Giải pháp xây dựng thư viện trường tiểu học Sơn Thủy đạt tiên tiến.
- Căn cứ vào các CV- QĐ hướng dẫn xây dựng thư viện tiên tiến...( đã nêu trên )
- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường học năm học 2008-2009 trường tiểu học Sơn Thủy xây dựng Kế hoach thư viện tiên tiến như sạu. ( Có VB kèm theo )
- Ban giám hiệu nhà trường cử người trực tiếp chỉ đaọ hoạt động của thư viện để xây dựng thư viện sớm đạt thư viện tiên tiến như đề án đã duyệt.
- Đồng chí cán bộ thư viện thiết bị căn cứ vào các công văn hướng dẫn để tham mưu cho nhà trường lên kế hoach mua sắm, hình thành các loại hồ sơ theo đúng quy định. Hồ sơ phải đầy đủ, đẹp, rõ ràng, số liệu chính xác, không được tẩy xóa.
- Ban chỉ đạo tiến hành rà soát tình hình thực tế hiện có trong thư viện: Về CSVC- TB và các loại hồ sơ, sách báo tạp chí....để có kế hoạch dự trù mua sắm, đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở vật chất.
- Tổ chức phân công việc cụ thể cho từng thành viên trong ban và lên lịch đọc sách báo cho cán bộ giáo viên và học sinh thường xuyên theo tuần, tháng . Lưu ý quan tâm học sinh khu vực Mỹ Đức.( KV xa...)
Giải pháp 1. Kế hoạch mua săm xây dựng CSVC đây là công việc quan trọng và nặng nề nhất và mất nhiều thời gian và tiền bạc.
- Mua sắm bổ sung thêm : 600 cuốn sách các loại ...để đạt chỉ tiêu về số lượng tăng trưởng sau năm năm đạt 50% theo quy định. Trong đó mua sách gì mỗi loại bao nhiêu cuốn giao trách nhiệm cho CBTV tham mưu. Về kinh phí nhà trường có kế hoạch cụ thể để làm việc với phụ huynh và UBDN xã. ( Kế hoạch này có bảng kê chi tiết cụ thể mang tính thuyết phục cao và tính khả thi tối đa.)
- Mua sắm mới 10 bộ bàn ghế theo quy cách, 50 ghế tựa rời đủ cho học sinh ngồi đọc sách. Tu sửa lại phòng đọc sách, quét vôi màu, tu sửa điện quạt đóng trần nhà sạch đẹp. Mua sắm tủ đựng sách nhiều ngăn có kính dễ quan sát và dễ sử dụng. Lắp đặt các biểu mẫu trang trí theo yêu cầu của thư viện tiên tiến.
- Mua sắm mới Ti vi- máy vi tính, nối mạng In te net, cán bộ thư viện phái biết sử dụng và cập nhật thông tin, khai thác mạng để tạo điều kiện cho học sinh học, đọc và quan sát- Kế hoạch mua sắm phải được cụ thể hóa với thời gian cụ thể khả thi cao .Vì công tác này nó quyết định đạt hay không đạt chuẩn thư viện tiên tiến.
Giải pháp 2. Huy động nguuồn kinh phí
- Trích 25% kinh phí hoạt động để mua sắm, xây dựng bổ sung thêm các thứ cần thiết.
- Tham mưu với địa phương để trích kinh phí xây dựng học sinh đóng góp để mua sắm mới như bàn ghế, tủ...
- Vận động các nhà haỏ tâm các doanh nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ .( CTy COSEVCO )
- Ngoài việc huy động kinh phí, nhà trường còn tổ chức quyên góp sách để làm giàu thêm kho sách cho thư viện: mục đích "góp một cuốn để được đọc nhiều cuốn".
 Tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng.
Giải pháp 3. Chỉ đạo thực hiện
- Cán bộ thư viện có kế hoạch cụ thể để học sinh đọc sách báo. Kế hoạch công khai, khoa học tạo điều kiện để học sinh đọc có hiệu quả và tác dụng thiết thực và thu hút lòng say mê đọc sách.( Theo dõi thi đua khen chê kịp thời )
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên đọc sách báo vào chiều thứ hai hàng tuần và đọc tin, tập san mới...
- Cán bộ thư viện sắp xếp kho sách tủ sách khoa học đẹp dễ nhìn dễ lấy. Cán bộ thư viện phái suy nghĩ viết các thư mục, giới thiệu sách chuyện hấp dẫn thu hút người đọc, người nghe.( mỗi tháng ít nhất 1 đến hai lần trước học sinh toàn trường )
Giải pháp 4. Tổ chức thực hiện 
1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thư viện tiên tiến gồm có.
Ông : Võ Đức Kế HT trưởng ban 
Ông : Đỗ Văn Mỹ PHT- PT công tác TV-TB - Phó TB
Bà : Ngô Thị Sen TPT Đội - Thư ký
Bà : Nguyễn Thị Thu Hiền Kế Toán - Ban viên
Bà: Phạm Thị Bồn Cán bộ thư viện - Ban viên
( Ban chỉ đạo có kế hoạch hoạt động và phân công cụ thể công việc cho các thành viên- có văn bản kèm theo.)
2. Thành lập tổ cộng tác viên. ( Theo QĐ của HT ngày 06 tháng 9 năm 2008)
Ông: Đỗ Văn Mỹ PHT - Tổ trưởng
Bà: Ngô Thị Sen TPTĐ - Tổ phó- kiêm thư ký
Bà: Dương Thị Việt Hà TT chuyên môn - Ban viên
Bà : Phạm Thị Quế TT chuyên môn - Ban viên
Bà : Phạm Thị Bồn CBTV - Ban viên
( Tổ cộng tác viên- Cán bộ thư viện lên kế hoạch hoạt động, mua sắm, xây dựng theo chuẩn thư viên tiên tiến tham mưu cho Hiệu trưởng duyệt- kèm theo VB )
Giải pháp 5. Công tác kiểm tra, đánh giá
 - Ban Giám hiệu nhà trường cử người phụ trách thường xuyên đôn đốc kiểm tra, có kế hoạch tham mưu cho Hiệu trưởng để có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm mục đích xây dựng thành công thư viện tiên tíên và đem lại hiệu quả cao trong quá trình Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
- Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên theo tuần, kỳ, tháng và năm học. Kiểm tra cần phải biết chỉ ra những tồn tại cần khắc phục bổ sung kịp thời. Kiểm tra để biết bổ sung cho thư viện cũng như các nguồn tài liệu cần và đủ. Kiểm tra phát hiện những thiếu sót cần phải biết khắc phục sữa chữa ngay nhằm giúp cho thư viện hoạt động ngày càng có hiệu quả phục vụ tốt cho phong trào dạy và học.
- Kiểm tra cần có hồ sơ theo dõi, biết được sự tiến bộ và hiệu quả của thư viện trong quá trình dạy học. 
IV. Kết quả đạt được. 
 - Với một số việc làm ở trên, cùng với kế hoạch cụ thể, biện pháp mang tính khả thi cao nên hai năm học liên tục bản thân tôi đã xây dựng thành công :Thư viện TiênTiến . Năm học 2007-2008 xây dựng thư viện trường TH Lệ Ninh đạt thư viện Tiên tiến.
- Năm học2008- 2009 xây dựng thư viện trườngTH Sơn Thủy đạt thư viện Tiên tiến.
V. Bài học kinh nghiệm. 
1. Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng củng cố phát triển thư viện trường học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển thư viện trường học đáp ứng nhu cầudạyvà học. 
 Người cán bộ quản lý phải nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của thư viện trường học đóng góp rất quan trọng để nhà trường nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ sớm trở thành những người có ích cho xã hội. ( Nhất là thư viện tiên tiến thì phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy học.)
2. Thư viện trường học là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp cho thầy, trò các nhà trường không chỉ dạy tốt- học tốt mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách nền tảng văn hóa cá nhân, nên cần phải quan tâm đúng mức.
 Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, truyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
3. Xây dựng vốn sách, báo là nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện, vì kho sách là cơ sở vật chất bảo đảm mọi hoạt động nghiệp vụ của thư viện. Các phương pháp xây dựng vốn sách, báo phải có cơ sở khoa học để đảm bảo cho thư viện trường học thực hiện tốt nhiệm vụ. Thư viện cần bảo đảm thỏa mãn được yêu cầu về sách, báo cho giảng dạy và học tập, phù hợp nội dung chương trình và trình độ của giáo viên, học sinh, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục toàn diện trong nhà trường. Với phương châm vận động học sinh " góp một cuốn, được đọc nhiều cuốn". Trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, với mục tiêu chống đọc, chống chép trong dạy và học, thư viện nhà trường là biện pháp hữu hiệu góp phần đắc lực cho công cuộc đổi mới này.
 Kế hoạch xây dựng vốn sách phải phù hợp với số kinh phí được dự trù, thỏa mãn yêu cầu của người học, người dạy, phù hợp với yêu cầu của xây dựng trường đạt chuẩn thư viện tiên tiến.( Kế hoạch này phải được thực hiện thường xuyên không dồn ép...) Vì vậy muốn hoàn thành kế hoạch người quản lý phải nắm vững nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả giáo dục cao.
4. Ngoài ra biết vận động các lực lượng xã hội quyên góp sách cho thư viện nhà trường: Đây là một trong những nguồnkinh phí quan trọng giúp cho việc xây dựng sách thư viện nhà trường. Việc vận động quyên góp sách thuộc phạm vi công tác tư tưởng, công tác vận động quần chúng. Phải làm cho mọi ngưòi thấy rõ ý nghĩa, mục đích của việc vận động để họ tự giác, phấn khởi đóng góp sách, báo xây dựng thư viện nhà trường với khẩu hiệu "Vì sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ kết hợp Nhà nước và Nhân dân cùng chăm sóc giáo dục con em chúng ta." ( Xã hội hóa giáo dục )
5. Tổ chức sắp xếp công tác trong thư viện nhằm hợp lý hóa các khâu kỹ thuật, phục vụ người đọc. Nhằm đạt tới sự hoàn hảo trong hoạt động của thư viện, thực hiện, có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
 Người cán bộ thư viện trường học cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải nắm vững đặc điểm sinh hoạt và tâm lý đọc sách của giáo viên, học sinh, vận dụng sáng tạo những nguyên tắc và phương pháp công tác với người đọc trong hoàn cảnh thực tế của nhà trường.
- Người cán bộ thư viện phải có đủ khả năng trình độ đế giới thiệu thư mục, giới thiêụ sách, báo cho giáo viên và học sinh. Đây là việc làm thường xuyên, khoa học và hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học, nhất là trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.
- Người cán bộ thư viện trường học có nhiệm vụ to lớn là góp phần cùng giáo viên, học sinh toàn trường nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện. Người cán bộ thư viện cần có tư tưởng tiên tiến, hết lòng vì học sinh thân yêu, luôn luôn suy nghĩ và hành động phục vụ con em nhân dân theo mục đích, phương châm, đường lối giáo dục của Đảng. Người cán bộ thư viện có lòng nhiệt tình yêu nghề tha thiết, có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức trong sạch và toàn tâm, toàn ý với công việc của mình.
( Tuy vậy hiện nay nhiều trường còn có cán bộ thư viện kiêm nhiệm, làm việc trái nghề, các cấp còn xem nhẹ hoạt động thư viện trường học.) Sau đây xin giới thiệu tâm tư của người làm công tác thư viện trường học.
NGHỀ THƯ VIỆN "...Thương các em cuốn sách chung nhau,
Thầy giáo băn khoăn đi tìm tư liệu.
Kho sách còn nghèo, loại gì cũng thiếu.
Dạy học sao đây, đòi hỏi còn nhiều.
...Đọc đi em ! Những cuốn sách trên tay
Lúa xanh mượt cánh có bay lả
Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ
Cũng bắt đầu từ trang sách em ơi.
Giáo khoa tham khảo đọc thêm
Và sách nghiệp vụ giáo viên rõ ràng.
Muốn thành thầy giỏi, trò ngoan
Sách là bạn quý dịu dàng đáng yêu."
 Được bố trí làm công tác thư viện, sáng đến trường mở cửa phòng, kê lại bàn ghế, sắp xếp giá sách cho ngay ngắn trước khi đón bạn đọc đầu tiên, tiếp tục đón từ tay bạn đọc những chiếc thẻ nhỏ sau khi họ tìm thấy được cho mình quyển sách ưng ý. Ngày tháng trôi dần bản thân người cán bộ thư viện lại thêm yêu công việc của mình, yêu từng giá sách, từng chiếc bàn hiền lành, nhất là được biết thêm nhiều gương mặt mới thân thiện đến từ các lớp. Thư viện trường học cần phải quan tâm đầu tiên là phục vụ thầy cô giáo và học sinh thân yêu. Bởi giáo viên là cội rẽ, thầy cô chính là nguồn nước trong tưới cho tâm hồn các em những trái lành, vì vậy thầy cô phải là người đọc sách trước tiên để có thể lên lớp giảng dạy những điều hay, điều đúng, từ đó hướng các em đến thư viện khám phá, tìm hiểu thêm. Thông qua đọc sách giúp cho các em tìm hiểu những sách lịch sử, những truyện thiếu nhi đậm chất văn học, có ý nghĩa giáo dục cao để các em ngày một phát triển và hình thành một nhân cách đúng đắn. Cán bộ thư viện được sống trong thế giới, ngày ngày gần gủi với kho tàng tri thức của nhân loại, bản thân cán bộ thư viện cũng thấy mình ngày càng lớn hơn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ, nhận thức sâu sắc hơn về giá trị công việc của mình đang làm. Muốn làm tốt công việc thì người cán bộ thư viện phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ chẳng khác gì người thầy cô giáo đứng trên bục giảng. Tất cả, tất cả cùng nhau làm tốt công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ : "Tất cả vì học sinh thân yêu"
 ( PGD - ĐT Lệ Thủy kiểm tra thư viện đạt chuẩn tiên tiến sáng 18/5 năm 2009)
VI. KẾT LUẬN
1. Sau nhiều năm thực hiện với nhiều trường khác nhau, bản thân tối đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng thư viện trường tiểu học đạt tiên tiến. Muốn đạt được kết quả thì Ban giám hiệu nhà trường cần phải quan tâm và đầu tư thích đáng, biết phát huy nội lực, vận dụng cộng đồng xã hội cùng quan tâm và chăm lo cho thế hệ trẻ tường lai làm chủ quê hương đất nước. ( Xã hội hóa thư viện)
 Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông, bằng phương tiện sách báo, đang góp phần " làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành." Góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh."
 Hôm nay đứng trước những nhiệm vụ to lớn của công cuộc đổi mới giáo dục, để nâng cao chất lượng toàn diện, các cán bộ thư viện trường học, ngoài nhiệm vụ mở rộng kiến thức nói chung, cần phải nắm vững kỹ thuật, nhiệm vụ thư viện mới có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao cho cán bộ giáo viên và học sinh.
 Thư viện trường học hoạt động tốt có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường là trung tâm văn hóa của Đảng, có nhiệm vụ : " làm tốt chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ tương lai."
 Sách tham khảo, sách đọc thêm là loại sách góp phần củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, có tác dụng bức thiết học sinh lòng say mê học tập yêu khoa học, có ý thức vươn lên, tiến tới sáng tạo trong học tập và lao động.
 Sách tham khảo đọc thêm rất phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình ,gồm sách của nhiều nhà xuất bản khác nhau, 
 Hoạt động chủ yếu của giáo viên, học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy tác dụng của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức thư viện trong nhà trường nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh, là yếu tố khách quan không thể thiếu được.Tổ chức thư việnvà hoàn thiện các hoạt động của nó phục vụ dạy và học, đó cũng là ...đặc trưng của nhà trường tiên tiến, trường đạt chuẩn quốc gia.
 Đối với nhà trường, thư viện chẵng những là cơ sở vật chất, trọng yếu, nó còn đảm bảo số lượng chất lượng sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo."mà còn là trung tâm văn học khoa học".Thư viện góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao giảng dạy cho giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tổ chức vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới. Thư viện giúp cho các em phương pháp học tập, phong cách làm việc tốt đạt hiệu quả cao mang lại lợi ít thiết thực cho cá nhân và cả cộng đồng.
2. Công việc tiếp nối: Sau khi xây dựng thành công thư viện đạt tiên tiến, người cán bộ quản lý cần phải suy nghĩ và có Kế hoạch bổ sung ngay những khiếm khuyết mà thư viện còn mắc phải.
Cần phải phát huy cao độ vai trò và tác dụng của thư viện vào công tác dạy và học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tao. 
 Năm học 2008-2009 Trường tiểu học Sơn Thủy xây dựng thành công thư viện tiên tiến góp phần quan trọng để cán bộ giáo viên - học sinh nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Thư viện cũng góp phần quan trọng để các thầy cô giáo tăng thêm kiến thức, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao.( học sinh giỏi lớp 5 )
 Hội đồng khoa học trường Sơn Thủy, ngày 10 tháng 5 năm 2009.
 Người viết
 Võ Đức Kế
Phụ lục kèm theo ( Kết quả đạt được)
1. Tăng trưởng SGK, Nghiệp vụ, tham khảo, Thiếu nhi
2. Việc khai thác sử dụng ( Đọc, học, dạy...)
3. Tổng số GV, HS đọc ( có bảng theo dõi )
TỔNG KẾT SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LIÊN TRƯỜNG CỤM 7
Năm học 2008-2009
( Võ Đức Kế - HT trường TH Sơn Thủy - cụm trưởng cụm 7 )
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2008-2009, căn cứ vào Công văn số 28/ GDTH ngày 16/ 9/ 2008 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo cụm. Căn cứ vào tình hình hoat động thực tế.
 Cụm 7 xin báo cáo trao đổi một số việc làm và kết quả đạt được trong năm học vừa qua, góp phần "năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho quê hương đất nước trước mắt và lâu dài.
 Cụm 7 có 3 trườngTH thuộc 3 xã và thị trấn, địa bàn công tác vừa rộng vừa xa, học sinh đi lại học tập gặp nhiều khó khăn. Cụm 7 có tất cả 53 lớp với 1607 học sinh, trong đó 45 học sinh ở địa bàn vùng cao ( sát với xã Ngân Thủy ) chiếm tỷ lệ gần 3,0%.
 Đội ngũ CBGV có 81đ/c, trong đó 100% đạt chuẩn và có trên 80% có trình độ đào tạo trên chuẩn( CĐSP- ĐHSP ). Với trình độ đào tạo chính quy bài bản cùng với sự nhiệt tình năng động sáng tạo của CBGV cho nên năm học 2008- 2009 cụm 7 đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận trên mọi lĩnh vực.
 Cụm 7 xác định việc bồi dưỡng và rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là việc làm thường xuyên của mỗi một CBGV đang công tác. Năm học 2008- 2009 bằng nhiều biện pháp và hình thức tổ chức sinh hoạt cụm 7 đã mang lại cho CBGVcủa ba trường những kết quả nhất định.
 Sinh hoạt chuyên môn lần đầu vào tháng 11/2008 cụm chủ động mời cán bộ của trung tâm Tin học về giảng dạy cho CBGV về việc tiếp cận và sử dụng CNTT, biết sử dụng máy chiếu đa năng vào quá trình dạy học.
 (CBGV tham gia Tổng kết sinh hoạt chuyên môn liên trường sáng 21/5/2009)
 Với biện pháp hữu hiệu ấy sớm giúp cho CBGV của ba trường cụm7 tiếp cận sử dụng ngay CNTT vào quá trình dạy học ( soạn bài- trình chiếu...)
 Ngoài ra cụm còn mạnh dạn đột phá tổ chức báo cáo ba chuyên đề trong các buổi sinh hoạt.
 + Chuyên đề: Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực .
 + Chuyên đề: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4,5 phụ đạo học sinh yếu.
 + Chuyên đề: Tổ chức thi VCĐ cấp cụm nhằm năng cao phong trào xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
 Nhờ những việc làm thiết thực ở trên năm học 2008- 2009 cụm 7 mang lại hiệu quả công tác cao.
 Đó là hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ, chất lượng dạy và học các trường trong cụm tỷ lệ khá giỏi tăng cao, học sinh yếu kém được hạn chế rõ rệt.
 Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của ba trường được năng lên mạnh mẽ. Kỳ thi học sinh giỏi Toán- Tiếng Việt 5, cụm 7 đã giành được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
- Trường TH Sơn Thủy dự thi 9 em đạt 7 giải ( 3 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải KK.)
- Truờng TH Hoa Thủy dự thi 13 em đạt 7 giải ( 1 Nhất, 1 Nhì, 2 giải Ba, 3 KK ) 
- Trường TH Lệ Ninh dự thi 5 em đạt 3 giải ( 1 giải Nhất, 1giải Ba, 1 giải KK).
Trong đó có 5 em vào đội tuyển của Huyện dự thi Tỉnh đạt 2 giải KK. Học sinh giỏi giải Toán trên mạng toàn huyện có 14 em thì cụm 7 có 2 em và kết quả đạt một giải KK.
 Học sinh giỏi là nhờ đội ngũ thầy cô dạy giỏi, kỳ thi thẩm định giáo viên dạy giỏi vừa qua cụm 7 dự thi 14 đ/c, qua 5 vòng sát hạch cụm7 có 100% giáo viên đạt GVDG cấp Huyện trong đó có ba giáo viên được chọn dự thi GVDG Tỉnh, đ/c Dương Thị Việt Hà tiểu học Sơn Thủy có hai tiết dạy đạt kết quả cao và được công nhận đặc cách GVDG Tỉnh lần đầu.
Ngoài học sinh giỏi văn hóa, học sinh năng khiếu như cờ vua, điền kinh, học sinh cụm 7 đạt nhiều giải cao ở huyện và tỉnh. ( Huy chương Bạc môn ném bóng Nam)
 Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cụm cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các truờng, nên đợt chuyển giao chất lượng học sinh lớp 5 toàn cụm có 380 em dự thi thì có 380 em đạt kết quả lần đầu trong đó tỷ lệ khá giỏi cao hơn so năm trước.
(CBGV tham gia Tổng kết sinh hoạt chuyên môn liên trường sáng 21/5/2009)
 Sinh hoạt chuyên môn liên trường là việc làm hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả cao, góp phần năng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo thế hệ trẻ ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học.
 Qua mỗi tiết dạy học, ưu điểm được phát huy tồn tại cần được khắc phục khi về trường công tác giảng dạy chất lượng sẽ tốt hơn. Thông qua các đợt thao giảng, báo cáo chuyên đề cụm đã tạo ra được không khí học tập sâu rộng trong đội ngũ. ( từ khâu soạn bài, thể hiện, chuẩn bị đồ dùng dạy học đến sử dụng CNTT...)
 Sinh hoạt chuyên môn cụm là cơ hội tạo điều kiện để cho cán bộ giáo viên thử sức mình, đặc biệt là giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường. Sinh hoạt chuyên môn cụm mang lại hiệu quả thiết thực cao chúng ta cần trân trọng và phát huy.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ke_hoach_xay_dung_thu_vien_truong_tieu.doc
Sáng Kiến Liên Quan