Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế thực hành thí nghiệm Hóa học Lớp 11

* Cách tiến hành và gợi ý.

Quan sát bề ngoài các phân bón.

a) Thử tính tan của phân bón (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2. Cho vào 3 lọ 4 -5 ml nước, cho vào mỗi ống bằng hạt ngô mỗi loại phân bón, lắc quan sát. Sau đó san thành 3 ống nhỏ, mỗi ống 1 ml mỗi loại để làm các TN sau:

b) Cho vào mỗi ống 0,5 ml dd NaOH đun lên cả 3 ống và thử bằng giấy quỳ ướt, nếu quỳ chuyển màu xanh là (NH4)2SO4 .

 

doc31 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8939 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế thực hành thí nghiệm Hóa học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIALAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
BÁN CÔNG PHAN BỘI CHÂU
----
TỔ: HOÁ - SINH
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN:
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ 
THỰC HÀNH - THÍ NGHIỆM 
HOÁ HỌC LỚP 11 
(THEO CHƯƠNG TRÌNH THAY SÁCH) 
NGƯỜI THỰC HIỆN- GIÁO VIÊN: HOÀNG VĂN HOAN
THÁNG 3 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THỰC HÀNH 
 HOÁ HỌC LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
HỌC KỲ I
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
Bài học số: 6
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Tiết số: 9 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm1. Tính bazơ
a)
b)
1. Cách tiến hành:
+ Lấy ống nhỏ giọt hoặc đũa thuỷ tinh nhỏ một giọt dd HCl 0,1M lên mảnh giấy quì đặt trước trên tấm kính thuỷ tinh.
+ Làm các TN tiếp tương tự tiếp theo với các dd: 
CH3COOH 0,1M; 
NaOH 0,1M;
 NH3 0,1M;
2. Quan sát từng trường hợp với màu chuẩn của pH để xác định gần đúng giá trị pH dung dịch.
Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
1. Các thí nghiệm.
a) Nhỏ 2 ml dd Na2CO3 vào ống nghiệm đựng sẵn 2ml dd CaCl2. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
b) Hoà tan kết tủa trắng ở thí nghiệm a) bằng dd HCl. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
c) Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH loãng sau đó nhỏ vào vài giọt dung dịch phenolphtalein lắc nhẹ và nhỏ 
từ từ từng giọt dung dịch HCl vào cho đến khi dung dịch chuyển hết màu hồng.
2. Quan sát, nhận xét, giải thích các hiện tượng và viết các phương trình phản ứng(phân tử, ion thu gọn).
Chương 2: NITƠ - PHOTPHO
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
Bài học số: 14 
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOT PHO
Tiết số: 21
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Tính oxi hoá của axit nitric đặc và loãng
 Lưu ý: Cần nhắc nhở học sinh cẩn thận khi làm việc với HNO3 đặc , HNO3 loãng. Khí NO2 độc , cần cho học sinh làm với lượng nhỏ .
* Cách tiến hành.
a. Ống 1 nghiệm chứa 0,5 ml dd HNO3 đặc + một mảnh nhỏ Cu vào.
b. Ống 2 nghiệm chứa 0,5 ml dd HNO3 loãng + một mảnh nhỏ Cu vào, đun nhẹ. Nút các ống bằng bông tẩm dd 
NaOH. Ống 1 : HNO3đ + Cu
 Ống 2 : HNO3 loãng + Cu 
Thí nghiệm 2: Tính oxi hoá của muối nitrat nóng chảy.
* Cách tiến hành và gợi ý.
Một ống nghiệm khô chịu nhiệt trên giá sắt, trên chậu cát, cho một ít tinh thể KNO3 vào rồi dùng đèn cồn đốt mạnh ống nghiệm, khi có bọt khí, đốt mẩu than bén lửa đưa vào miệng ống nghiệm.
 2KNO3 2KNO2 + O2 C + O2 " CO2
Thí nghiệm 3: Phân biệt một số loại phân bón hoá học.
b) San thành 3 ống khác mỗi ống 1 ml mỗi dung dịch.
* Cách tiến hành và gợi ý.
Quan sát bề ngoài các phân bón.
a) Thử tính tan của phân bón (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2. Cho vào 3 lọ 4 -5 ml nước, cho vào mỗi ống bằng hạt ngô mỗi loại phân bón, lắc quan sát. Sau đó san thành 3 ống nhỏ, mỗi ống 1 ml mỗi loại để làm các TN sau:
b) Cho vào mỗi ống 0,5 ml dd NaOH đun lên cả 3 ống và thử bằng giấy quỳ ướt, nếu quỳ chuyển màu xanh là (NH4)2SO4 .
Oáng 3 : có mùi khai , quỳ tím 
chuyển sang màu xanh ® Chứng tỏ có NH4+
NH4+ + OH- NH3 + H2O
c)
c) Còn lại là KCl và Ca(H2PO4)2. thử 2 dd của hai loại phân bón này với dd AgNO3
Ống 1 : Ca(H2PO4)2 + 6AgNO3 ®
2Ag3PO4$ + Ca(NO3)2 + 4HNO3
Ống 2 : KCl + AgNO3 ® 
Chương 5: HIĐROCACBON NO
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
Bài học số: 28
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
Phân tích định tính nguyên tố. 
Điều chế và tính chất của metan
Tiết số: 41
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và hiđro.
Cách tiến hành:
Tìm C và H
Trộn đều 0,2 g saccarozơ với 1-2 g CuO sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm, cho tiếp 1 g CuO phủ hết bề mặt hỗn hợp trong ống nghiệm, lấy cục bông tẩm bột CuSO4 khan trắng để sát miệng ống nghiệm, dẫn khi thoát ra vào nước vôi trong, tiến hành lắp dụng cụ như hình vẽ: Đun ống nghiệm có chứa hỗn hợp rắn.
Quan sát cục bông và nước vôi trong.
 Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của metan.
Hỗn hợp CH3COONa và vôi tôi trộn nghiền với xút theo tỉ lệ 1: 2 về khối lượng, tiến hành lắp dụng như các hình vẽ.
- Đun nóng mạnh hỗn hợp bằng đèn cồn. 
- Thu lấy khí CH4 bằng cách đẩy nước.
Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn có gắn nút cao su, đốt khí thoát ra ở đầu ống thông vuốt nhọn.
Quan sát màu ngọn lửa.
- Dẫn khí metan qua dung dịch brom. 
Quan sát xem dung dịch brom có mất màu với metan hay không.
- Dẫn khí metan qua dung dịch thuốc tím. 
Quan sát xem dung dịch thuốc tím có mất màu với metan hay không.
Xem thêm:
Chương 6 : HIĐROCACBON KHÔNG NO
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Bài học số: 34
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN
Tiết số: 48
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm1: Điều chế và thử tính chất của etilen
Cách tiến hành: Lắp dụng cụ như hình vẽ:
 Hoá chất:
2ml C2H5OH + 4ml H2SO4 đặc lắc đều + vài viên đá bọt đun từ từ đến khi hỗn hợp chuyển màu đen đó là dấu hiệu sắp có khí etilen thoát ra. Bông tẩm NaOH đặc để hấp thụ khí CO2, SO2 do phản ứng phụ giứa H2SO4 với C2H5OH tạo ra. 
- Đốt khí thoát ra ở đầu ống thông vuốt nhọn.
- Dẫn khí đi qua dung dịch KMnO4. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch.
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen
Hoặc
Cách tiến hành: 
Nước khoảng 1ml.
CaC2 : mẩu nhỏ (hạt bắp)
Các dung dịch brom hoặc thuốc tím phải loãng.
- Đốt khí thoát ra ở đầu ống vuốt nhọn. Quan sát màu ngọn lửa.
Hoặc
- Dẫn khí qua dung dịch KMnO4.Quan sát hiện tượng.
- Dẫn khí qua dung dịch AgNO3 trong NH3.
Quan sát hiện tượng.
Xem thêm:
Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
Bài học số: 43
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL
Tiết số: 60
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với natri
- Cho mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chứa sẵn 2 ml etanol khan. 
Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái. Khi phản ứng kết thúc, đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt miệng ống nghiệm ra. Nhận xét và giải thích các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra.
Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với đồng (II) hiđroxit.
- Chuẩn bị hai ống nghiệm và tiến hành cho các dung dịch hoá chất vào hai ống được tiến hành thứ tự theo 
như hình vẽ. Lắc nhẹ cả hai ống sau cho vào xong.Quan sát hiện tượng trong hai ống nghiệm. Giải thích.
Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom
- Tiến hành theo như hình vẽ.
- Quan sát hiện tượng ống nghiệm. Giải thích.
Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, phenol, glixerol
- Hãy phân biệt từng chất trong mỗi ống nghiệm bằng phương pháp hoá học.
Chương 9: ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
Bài học số: 47
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
- Cặp một ống nghiệm sạch và tiến hành các bước theo như các hướng dẫn trên hình ve ( tuần tự theo chiều mũi tên)õ.
Quan sát sự thay đổi mầu ống 
nghiệm sau khi kết thúc phản ứng.
Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quì tím, natri cacbonat.
a)
Nhúng đầu đũa thuỷ tinh vào dung dịch axit axetic 10% sau đó chấm vào mẩu giấy quì tím.
Nhận xét sự thay đổi của mẩu giấy quì tím.
b) 
- Tiến hành theo hướng dẫn trên hình vẽ.
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THỰC HÀNH 
 HOÁ HỌC LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO 
HỌC KỲ I
Chương : SỰ ĐIỆN LI
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
Bài học số: 8
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH AXIT – BAZƠ.PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1:
b)
1. Cách tiến hành:
+ Lấy ống nhỏ giọt hoặc đũa thuỷ tinh nhỏ một giọt dd HCl 0,1M lên mảnh giấy quì đặt trước trên tấm kính thuỷ tinh.
+ Làm các TN tiếp tương tự với các dd: 
NH4Cl 0,1M; 
CH3COONa 0,1M;
 NaOH 0,1M;
2. Quan sát từng trường hợp với màu chuẩn của pH để xác định gần đúng giá trị pH dung dịch.
 Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Nhỏ dd HCl vào cho đến mất màu hồng
Thực hiện phản ứng trong ống nghiệm:
 ZnSO4 + 2NaOH vừa đủ " Zn(OH)2 $+ Na2SO4
 Lọc lấy kết tủa Zn(OH)2 vào ống nghiệm khác:
1. Các thí nghiệm.
a) Nhỏ 2 ml dd Na2CO3 vào ống nghiệm đựng sẵn 2ml dd CaCl2. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
b) Hoà tan kết tủa trắng ở thí nghiệm a) bằng dd HCl. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
c) Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH loãng sau đó nhỏ vào vài gọt dung dịch phenolphtalein lắc nhẹ và nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào cho đến khi dung dịch chuyển hết màu hồng.
d) Điều chế Zn(OH)2 bằng các dung dịch ZnSO4 và NaOH (vừa đủ). Lấy một ít kết tủa bỏ vào ống nghiệm. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào cho đến dư. Quan sát các hiện tượng xảy ra.
2. Quan sát, nhận xét, giải thích các hiện tượng và viết các phương trình phản ứng(phân tử, ion thu gọn).
Chương 2: NHÓM NITƠ
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
Bài học số: 18 
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. 
Phân biệt một số loại phân bón hoá học
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac
- Lấy dung dịch amoniac vào hai ống nghiệm nhỏ. Cho vài giọt phenolphtalein vào ống thứ nhất và 5 – 6 giọt muối nhốm clorua vào ống thứ hai.
- Nhận xét sự xuất hiện màu ở ống nghiệm thứ nhất và cho biết dung dịch amoniac có môi 
trường gì? Ở ống nghiệm thứ hai có hiện tượng gì? Viết phương trìng hoá học của phản ứng.
Thí nghiệm 2: Tính oxi hoá của axit nitric
1.
2.
* Cách tiến hành.
a. Ống 1 nghiệm chứa 0,5 ml dd HNO3 đặc + một mảnh nhỏ Cu vào. Quan sát màu khí tạo ra.
b. Ống 2 nghiệm chứa 0,5 ml dd HNO3 loãng + một mảnh nhỏ Cu vào, đun nhẹ. Nút các ống bằng bông tẩm dd NaOH. Quan sát màu khí tạo ra. Viết phương trình phản ứng hoá học cho cả hai trường hợp.
Ống 1 : HNO3đ + Cu "
Ống 2 : HNO3 loãng + Cu 
Lưu ý: Học sinh cẩn thận khi làm việc với HNO3 đặc , HNO3 loãng. Khí NO2, NO đều độc , nên các hoá chất chỉ làm với lượng nhỏ để hạn chế khí độc thoát ra nhiều .
Thí nghiệm 3: Tính oxi hoá của muối kali nitrat nóng chảy.
- Chuẩn bị trước một đoạn dây tháep nhỏ, cuốn lò xo có gắn một cục than nhỏ ( bằng hạt bắp làm mồi). Cho một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm trên giá sắt. Đốt nóng KNO3 đén khi nóng cháy và có hiện tượng sủi 
bọt.
- Đốt cục than ở lò xo thép đến khi bén lửa đỏ, rút ra và nhúng nhanh vào ống nghiệm có KNO3 đang nóng chảy và sủi bọt. Quan sát sự cháy tiếp tục của hòn than. Viết PTHH.
Thí nghiệm 4: Phân biệt một sô loại phân bón hoá học
San thành 3 ống khác mỗi ống 1 ml mỗi dung dịch.
a) Phân đạm amonisunfat
b) Phân kali clorua và supephotphat kép.
* Cách tiến hành và gợi ý.
- Quan sát bề ngoài các phân bón.
- Thử tính tan của phân bón (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2. Cho vào 3 lọ 4 -5 ml nước, cho vào mỗi ống bằng hạt ngô mỗi loại phân bón, lắc quan sát. 
Sau đó san thành 3 ống nhỏ, mỗi ống 1 ml mỗi loại để làm các TN sau:
a) Phân đạm amonisunfat
Cho vào mỗi ống 0,5 ml dd NaOH đun lên cả 3 ống và thử bằng giấy quỳ ướt, nếu quỳ chuyển màu xanh là (NH4)2SO4 
Oáng 3 : có mùi khai , quỳ tím chuyển sang màu xanh ® Chứng tỏ có NH4+
 NH4+ + OH- NH3 + H2O
b) Phân kali clorua và supephotphat kép.
Còn lại là KCl và Ca(H2PO4)2. thử 2 dd của hai loại phân bón 
này với dd AgNO3
Ống 1 : Ca(H2PO4)2 + 6AgNO3 ® 2Ag3PO4$ + Ca(NO3)2 + 4HNO3
Ố ng 2 : KCl + AgNO3 ®
Chương 5 : HIĐROCACBON
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
Bài học số: 38
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH.
 ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
Cách tiến hành:
Tìm C và H
Trộn đều 0,2 – 0,3 g saccarozơ với 1,0 g CuO sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô, cho tiếp 1 g CuO phủ hết bề mặt hỗn hợp trong ống nghiệm, lấy cục bông tẩm bột CuSO4 khan trắng để sát miệng ống 
nghiệm. Đậy ống bằng nút cao su có gắn ống dẫn khí thoát ra vào nước vôi trong, tiến hành lắp dụng cụ như hình vẽ: Đun nóng mạnh ống nghiệm có chứa hỗn hợp rắn. Chú để ống hơi nghiêng.
Quan sát cục bông và nước vôi trong.
Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ
- Lấy đoạn dây đồng nhỏ dài 20 cm, đường kính khoảng 0,5mm , cuốn hình lò xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1) . Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn nhuốm màu xanh lá mạ (2)ï.
- Nhúng nhanh phần lò xo vào ống nghiệm đựng chất hữu cơ (3), hoặc áp vào dép nhựa, lại đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu của ngọn lửa.
Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan
- Trộn và nghiền kĩ hỗn hợp gồm 1,0 g CH3COONa và 2g hỗn hợp vôi tôi xút ( CaO + NaOH), sau đó cho vào ống nghiệm và lắp dụng cụ như hình vẽ.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi đun hỗn hợp.
- Thu lấy khí metan bằng cách đẩy nước ( nếu cần).
a)
b)
c)
d)
- Đồng thời thực hiện các thao tác:
a) Đưa đầu ống ống dẫn khí sục vào dung dịch KMnO4 1%.
b) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào nước brom.
c) Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí.
d) Đưa một mẩu sứ trắng hoặc một vật bằng sứ trắng chạm vào ngọn lửa của metan.
Quan sát các hiện tượng đã xảy ra và giải thích. Viết các phương trình hoá học của phản ứng.
Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Bài học số: 45
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1:
Cách tiến hành: Lắp dụng cụ như hình vẽ:
 Hoá chất:
2ml C2H5OH + 4ml H2SO4 đặc lắc đều + vài viên đá bọt, lắc cho đèu. Sau đó đun từ từ đến khi hỗn hợp chuyển màu đen đó là dấu hiệu sắp có khí etilen thoát ra. Bông tẩm NaOH đặc để hấp thụ khí CO2, SO2 do phản ứng phụ giứa H2SO4 với C2H5OH tạo ra. 
- Đốt khí thoát ra ở đầu ống thông vuốt nhọn.
- Dẫn khí sinh ra vào dung dịch brom.
- Dẫn khí sinh ra vào dung dịch vào dung dịch thuốc tím.
 Quan sát sự thay đổi màu của các dung dịch và viết phương trình hoá học của các hiện tượng đã xảy ra.
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen.
a)
Hoặc
- Cho một vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào một ống nghiệm chứa sẵn 2ml H2O. Đậy nhanh ống bằng nút cao su có gắn ống thông. Dẫn khí đi vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
 - Quan sát.
b)
Hoặc 
- Dẫn khí đi vào dung dịch KMnO4.
c)
Hoặc
- Cho vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô bằng hạt ngô vào ống nghiệm chứa sữn 2ml nước. Đậy nhanh ống bằng nút cao su có gắng ống thông vuốt nhọn.
- Đốt khí sinh ra. Đưa mảnh sứ hoặc đồ vật bằng sứ trắng chạm vào ngọn lửa đang cháy.
- quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học.
Thí nghiệm 3: Phản ứng của tecpen với nước brom
a)
b)
a) Cho vài giọt dầu thông vào ống nghiệm chứa 2ml nước brom, lắc kĩ, để yên, quan sát giải thích hiện tượng.
b) Nghiền nát quả cà chua chín đỏ, lọc lấy phần nước trong. Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa 2ml nước cà chua.
- Quan sát sự đổi màu và giải thích.
Chương 7: 
HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
Bài học số: 50
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen
Lắc đều, để yên, quan sát.
- Lấy 3 ống nghiệm như nhau để trên giá gỗ, mỗi ống cho vào sẵn 2ml nước broáoau đó cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen, ống thứ hai 5 giọt dầu thông, ống thứ ba 5 giọt hexan.
- Lấy cặp gỗ cặp từng ống và lắc đều, sau đó cùng để yên trên giá gỗ.
- Quan sát từng ống, so sánh, giải thích
Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen
Sau đó đun sôi ống (2), quan sát màu của dung dịch.
3 ống nghiệm sạch đều để trên giá gỗ.
Cho vào ống (1) mẩu iot to bằng hạt tấm, ống (2) 2ml KMnO4, ống (3) 2ml dung dịch Br2.
Cho tiếp vào mỗi ống 0,5 ml toluen.
Lắc kĩ từng ống, để yên, quan sát.
Đun ống (2) trên ngọn lửat đèn cồn đến sôi, quan sát màu của dung dịch.
Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN. ANCOL - PHENOL
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
Bài học số: 57
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA MỘT VÀI DẪN XUẤT
HALOGEN, ACOL VÀ PHENOL
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Thuỷ phân dẫn xuất halogen.
- Lấy một ống nghiệm chứa sẵn dẫn xuất halogen, rồi thực hiện tuần tự các bước như hình vẽ trên. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của glixerol với đồng (II) hiđroxit
Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cả 2 ống.
- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 3 giọt dung dịch CuSO4 5% và 2 ml dung dịch NaOH 1)% lắc nhẹ.
- Nhỏ tiếp vào ống thứ nhất 5 giọt glixerol.
- Nhỏ vào ống thứ hai 5 giọt etanol rồi cùng lắc nhẹ cả 2 ống.
- Quan sát sự biến đổi màu của các dung dịch.
- Sau đó nhỏ từ từ dung dịch axit clo hiđric vào cả hai ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 3: Tác dụng của phênol với brom
Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch phenol.
- Quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng.
Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol.
- Hãy thảo luận, xác đinh thuốc thử tién hành nhận biết từng hoá chất trong từng ống nghiệm.
Chương 9 : ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
Bài học số: 63 
---11NC--- 
Tên bài thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
Chú ý: Phản ứng sẽ kém nhạy nếu bước (2) cho dư dung dịch NH3
- Lấy một ống nghiệm sạch, cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%. Các bước tiếp theo thực hiện tuần tự như hinh vẽ.
- Quan sát lớp bạc kim loại tách ra và bám vào thành ống nghiệm.
Thí nghiệm 2: Phản ứng đặc trưng của anđehit và axit cacboxylic
 + Có 3 lọ hoá chất không nhãn chứa riêng biệt các chất hữu cơ là: axit axetic, anđehitfomic và etanol. Phân biệt từng chất bằng phương pháp hoá học.

File đính kèm:

  • docSKKN_THIET_KE_THI_NGHIEM_HOA_11.doc
Sáng Kiến Liên Quan