Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy phần Địa lí Việt Nam ở trường THCS

Trước đây hầu như giáo viên chỉ sử dụng một số bản đồ trong SGK hoặc không sử dụng bản đồ nào. Việc sử dụng mỗi bản đồ trong SGK giúp HS khai thác kiến thức của nội dung bài học nhưng chưa đủ để thấy được các mối quan hệ địa lí vì vậy khó hình thành những hiểu biết địa lí tổng hợp và các mối quan hệ địa lí cần thiết.

 Sự trang bị Atlát ở trường THCS còn nhiều hạn chế nên học sinh không có Atlát để học. Bởi mỗi lớp nhà trường không thể trang bị hàng mấy chục cuốn Atlát cho HS. Còn học sinh từ trước đến giờ không mấy quan tâm đến việc sử dụng Atlát nên không đầu tư.

 Nhiều giáo viên chưa có kỹ năng phân tích Atlát nên không sử dụng và không hướng dẫn được học sinh sử dụng.

 Học sinh có thói quen chỉ sử dụng các lược đồ trong sách giáo khoa, nhưng như vậy vẫn chưa đủ để khai thác kiến thức tổng thể, chưa đủ để thấy hết được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

 Khuynh hướng cứ theo sách giáo khoa mà dạy, học sinh cứ thế mà học thuộc lòng. Phương pháp truyền đạt kiến thức hoặc thuyết giảng hoặc phát vấn.

 Ngoài ra trong ba loại kênh truyền đạt trong giờ dạy và học địa lí đó đây liều lượng sử dụng có khác nhau, song kênh chữ và kênh tiếng thường trội hơn kênh hình.

 Xuất phát từ vai trò của sử dụng Atlát trong khai thác thức kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam và tình hình thực tế trong dạy và học qua sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác các kiến thức địa lí của Việt Nam của chương trình địa lí ở cấp THCS. Với khả năng còn hạn chế tôi xin được đưa ra một số bước trong việc sử dụng Atlát trong dạy học địa lí Việt Nam ở THCS.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy phần Địa lí Việt Nam ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhân tố ảnh hưởng.
 + Các loại đất chính (phân bố, tỉ lệ, đặc tính, giá trị kinh tế...)
 - Hiện trạng sử dụng đất và phương hướng sử dụng hợp lí đất đai.
(8). Tài nguyên sinh vật.
 - Đặc điểm chung: Chứng minh sự đa dạng
 - Cụ thể:
 + Thực vật: tính phong phú đa dạng về thành phân loài, hệ sinh thái, độ che phủ rừng...
 + Động vật: Các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn quốc gia.
 - Mức độ khai thác và bảo vệ.
(9). Các miền tự nhiên
 - Vị trí địa lí.
 - Các đặc điểm tự nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, khoáng sản, sinh vật, sông ngòi.
 - Các vấn đề khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên.
(10).Dân cư và dân tộc:
- Biến động dân số: số dân, tốc độ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm.
- Kết cấu dân số : kết cấu theo độ tuổi và theo giới tính.
- Dân tộc: 54 thành phần dân tộc và sự phân bố theo nữ hệ vfa nhóm ngô ngữ.
- Phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư theo lãnh thổ.
- Lao động và sử dụng lao động: hiện trạng tập trung lao động theo các ngành kinh tế, theo các thành phần kinh tế, ...
(11).Quần cư:
- Các loại hình quần cư chính: đô thị, nông thôn
- Từng loại hình: đặc điểm cư trú, hoạt động kinh tế chính của dân cư.
(12). Đô thị:
- Quy mô dân số
- Phân cấp đô thị
- Chức năng đô thị
- Phân bố theo lãnh thổ
(13). Công nghiệp
- Vai trò và điều kiện phát triển 
- Tình hình phát triên
- Cơ cấu ngành công nghiệp: theo ngành- đặc biệt là ngành công nghiệp trọng điểm, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
- Các phân ngành: nêu tình hình phát triển và sự phân bố.
- Phân bố các ngành công nghiệp: các trung tâmcông nghiệp (phân theo giá trị sản xuất, cơ cấu ngành của từng trung tâm) và các điểm công nghiệp.
(14). Nông nghiệp.
- Vai trò và điều kiện phát triển
- Tình hình phát triển
- Phân bố
- Các vùng nông nghiệp 
(15).Ngành trồng trọt.
- Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu của ngành nông nghiệp.
- Sự phát tiển và phân bố của các loại cây trồng chính: trình bày rõ tỉ tọng của nó trong tổng diện tích gieo trồng, tốc độ tăng trưởng, sản lượng, năng suất, địa bản tập trung.
 - Các vùng chuyên canh: đối với mỗi vùng cần thể hiện rõ vị trí địa lí, quy mô, cây trồng và vật nuôi chính
(16).Ngành chăn nuôi
- Vai trò và điều kiện phát triển
- Tình hình phát triển
- Phân bố ngành chăn nuôi
- Các loại vật nuôi
17.Ngành thuỷ sản.
- Vai trò, điều kiện phát triển
- Các ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: tình hình phát tiển và phân bố.
(18).Lâm nghiệp.
- Vai trò và điều kiện phát triển
- Tỉ lệ độ che phủ rừng
- Khai thác lâm sản
- Bảo vệ và trồng mới
(19).Du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: di sản thiên nhiên thế giới, các bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia, cảnh quan đẹp (hang động, khí hậu tốt) nguồn nước khoáng, nước nóng.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian (trang phục truyền thống, ẩm thực,) 
- Tình hình phát triển: sơ lược lượt khách trong và ngoài nước hàng năm, doanh thu.
- Các trung tâm du lịch lớn và điều kiện để phát triển.
(20).Giao thông vận tải
- Vai trò, điều kiện phát triển
- Các loại hình vận tải
- Các tuyến đường giao thông chính: đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông,đường biển.
- Các đầu mỗi giao thông, các cảng biển, các sân bay, chức năng và vai trò của chúng.
(21).Các vùng kinh tế
-Vị tríđịa lí
-Quy mô: lãnh thổ, dân số
-Nguồn lực phát triển: tài nguyên thiên nhiên, dân cư lao dộng, cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển và thị trường tiêu thụ.
-Các ngành kinh tế chính của vùng.
-Hướng chuyên môn hoá và các sản phẩm hàng hoá chính.
 	 Trên đây là một số gợi ý chỉ là cơ sở để học sinh và giáo viên có thể tìm hiểu các kiến thức địa lí để tránh sự thiếu sót thông qua Atlát. Trong khi làm bài tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi, HS cần phải lựa chọn những kiến thức thích hợp trong Atlát trên nền kiến thức đã có để trả lời. Làm việc với Atlát cũng cần phải chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, bảng số liệu. Đây được coi là các thành phần hỗ trợ hoặc bổ sung những nội dung mà cả bản đồ trong Atlát không thể trình bày rõ được.
 5. Một số ví dụ về khai thác Atlát địa lí Việt nam về tự nhiên việt nam phục vụ cho chương trình địa 8
 Câu 1. Hãy nêu sự phân bố các mỏ dầu, mỏ khí của nước ta. Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với sự phân bố các bồn trầm tích trong giai đoạn Kainôzô?
 Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 6- Atlát Việt Nam
 - Sự phân bố các mỏ dầu và mỏ khí ở nước ta:
 + Các mỏ dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía nam với các mỏ lớn:
 Rạng Đông, Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Đại Hùng...
 + Các mỏ khí đốt có cả ở trên đất liền (mỏ Tiền Hải) và ngoài khơi (Lan Đỏ, Lan Tây).
 + Các mỏ dầu khí và khí đốt phân bố trong các bồn trầm tích Kainôzô. Như vậy chúng được hình thành muộn hơn so với các mỏ than đá.
 Câu 2. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định trên bản đồ hướng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở nước ta .
 Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 7- Atlát Việt Nam
 -Hướng gió thịnh hành ở nước ta vào mùa đông là hướng đông bắc.
 -Hướng gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ ở nước ta phức tạp hơn:
 + Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Tây Bắc Bắc Bộ : gió tây nam, tây tây nam.
 + Đông Bắc Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng: gió đông nam, nam đông nam .
Câu 3. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta ?
 Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 4, 5, 7, 9, 10 - Atlát Việt Nam
 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta :
 (1) Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ.
 - Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc nên nhận được bắc xạ của Mặt Trời lớn, mọi địa phương trong cả nước trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 - Do lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến từ bắc vào nam nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.
 (2) Địa hình.
 - Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi nên khí hậu chịu sự chi phối của địa hình.
 + Tạo nên vành đai khí hậu phân hoá theo độ cao.
 Từ 0- 600m: vành đai khí hậu nhiệt đới.
 Trên 600m-700m: vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi.
 Trên 2400-2600m: vành đai khí hậu núi cao.
 + Khí hậu còn phân hoá theo hương sườn: đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít.
 (3) Hoạt động của gió mùa. 
 - Có 2 loại gió mùa hoạt động luân phiên nhau trên lãnh thổ nước ta.
 +Gió mùa đông:
 Gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 16 trở ra phía Bắc.
 Gió Tín phong đông nam 
 + Gió mùa ha:
 Gió mùa tây nam
 Gió mùa đông nam.
 - Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên tính phân mùa của khí hậu.
 Câu 4. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: 
 Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
 Giải thích tại sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
 Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 4, 21, 24. - Atlát Việt Nam
 1. Đặc điểm hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
 *Sông Hồng : 
 Đặc điểm: 
 - Chiều dài. 1126km. Chiều dài trên lãnh thỗ Việt Nam: 556km
 - Diện tích lưu vực : 143 700 km2. Diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam: 72 700 km2
 - Tổng lượng nước : 120 ( tỉ m3/ năm)
 + Tổng lượng nước mùa cạn: 25 %
 + Tổng lượng nước mùa lũ: 75%
 - Mùa lũ: tháng 6-10
 - Các phụ lưu ở Việt Nam: Sông Đà, sông Lô.
 - Các cửa sông chính: Ba Lạt, Trà Lí, Đáy.
 * Sông Mê Công 
 Đặc điểm
 - Chiều dài. 4300 km. Chiều dài trên lãnh thỗ Việt Nam: 230 km
 - Diện tích lưu vực : 795 000 km2 . Diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam: 
71 000 km2
 - Tổng lượng nước : 507 ( tỉ m3/ năm)
 + Tổng lượng nước mùa cạn: 20 %
 + Tổng lượng nước mùa lũ: 80%
 - Mùa lũ: tháng 7-11
 - Các phụ lưu ở Việt Nam: Tiền Giang. Hậu Giang
 - Các cửa sông chính: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai,Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc,Tranh Đề.
 2. Giải thích:
 * Chế độ nước sông phụ thuộc vào nhiều nhân tố : lưu vực, địa hình, chế độ mưa, lớp phủ thực vật...
 * Chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng:
 - Đối với sông Mê Công:
 + Diện tích lưu vực sông Mê Công tuy lớn hơn nhưng chỉ có 155 diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng lượng dòng chảy ở VN chỉ chiếm 11,5%.
 + Lưu vực : có dạng hình lồng chim, diện tích lớn,độ dốc đồng bằng nhỏ. Lũ lên chậm và xuống chậm,
 + Khi sông đổ ra biển lại chia làm 9 cửa khiến cho nước lũ thoát nhanh.
 + Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ nhanh.
 - Đối với sông Hồng.
 + Diện tích lưu vực tuy nhỏ hơn sông Mê Công nhưng phần lớn lưu vực chảy trên lãnh thổ Việt Nam. 
 + Tổng lượng dòng chảy của sông Hồng trên lãnh thổ nước ta chỉ có 24 % ,trong khí sông Đà là 47%.
 + Lưu vực có dạng hình nan quạt,khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp của dòng chính với các phụ lưu, gây lũ lớn,có khả năng vỡ đê.
 + Hình thái lưu vực dốc nhiều ở thượng nguồn và trung lưu, dốc ít ở hạ lưu, lũ lên nhanh và xuống chậm. 
 + Khi đổ ra biển chỉ có 3 cửa nên khả năng thoát lũ chậm hơn so với sông Mê Công.
Câu 5. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích đặc điểm tài nguyên đất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 9, 10 và 16 - Atlát Việt Nam
 Tài nguyên đất ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau. Bao gồm các loại đất sau.
 - Đất feralit 
 + Đất feralit nâu đỏ trên đá badan: tập trung ở các cao nguyên Tây Nguyên khoảng 1,3 triệu ha và vùng Đông Nam Bộ, đất này được hình thành trên cơ sở phong hoá đá badan có tầng dày, tơi xốp khá màu mỡ.
 +Đất feralit trên các loại đá khác chiếm diện tích khá lớn, phân bố rộng ãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và vùng Đông Nam Bộ.
 + Ngoài ra ở các vùng núi có độ cao trên 500m – 600m đến 1600-1700m có đât mùn màu vàng đỏ trên trên núi, độ cao trên 1600-1700m có đất mùn núi cao,diện tích không lớn.
 - Đất xám:
 + Đất xám bạc màu trên đá axit tập trung ở Tây nguyên và rải rác ven biển ở các đồng bằng Nam Trung Bộ.
 + Đất xám bạc màu trên phù sa cổ tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ trên 90 nghìn ha, ngoài ra còn có ở duyên hải miền Trung.
 - Đất phù sa.
 + Đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung ven sông Tiền và sông Hậu, đây là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nặng, từ đất thịt đến sét, phần lớn diện tích được phù sa sông Cửu Long bồi đắp hàng năm.
 + Đất phù sa ở đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, có nguồn gốc từ sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua nghèo mùn và dinh dưỡng.
 - Đất phèn và đất mặn chiếm hơn 2/3 diện tích của đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có ở các vùng cửa sông ven biển của duyên hải Nam Trung Bộ, đất phèn có đặc tính chua, đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều.
 - Đất cát biển: Phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ , đất nghèo mùn và chất dinh dưỡng.
6. Một số ví dụ về khai thác Atlát địa lí Việt nam về dân cư và kinh tế-xã hội việt nam phục vụ cho chương trình địa 9
Câu 1. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: 
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đồng đều
Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 11- Atlát Việt Nam
*. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều
 a) Phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng, ven biển với miền núi và cao nguyên.
- Đồng bằng ven biển dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao:
 + ĐB Sông Hồng phần lớn có mật độ cao từ 501 đến 2000 người /Km2.
 + Dải đất phù sa ngọtcuat ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật đô từ 501-1000 người /Km2.
- Miền núi và cao nguyên dân cư thươ thớt, mật độ dân số thấp:
 + Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ chủ yếu dưới 50 người và từ 50 đến 100.
B) Phân bố không đồng đếu giữa các đồng bằng
- ĐB Sông Hồng lag vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn lãnh thổ có mật dộ 501-2000 người /Km2
- Dải đồng bằng Duyên hải miền trung có mật độ phổ biến từ 101-2000 và từ 201-500 người /Km2
-ĐB Sông Cửu Long phần lớn có mật độ dân số từ 101-200 và 201-500 người /Km2
c) Ngay trong nội bộ các vùng dân cư phân bố cũng không đồng đều
- ĐB Sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam mật dộ cao trên 2000 . Rìa phía Bắc, đông bắc và phía tây nam đồng bằng mật độ từ 201-500 người /Km2
- ĐB Sông Cửu Long vùng ven sông Tiền, mật độ 501-1000, phía tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 -100 người /Km2.
 Câu 2.Dựa vào Atlat Địa lớ Việt Nam và kiến thức đó học, hóy trỡnh bày sự phõn hoỏ lónh thổ cụng nghịệp ở vựng Đồng bằng Sụng Hồng và vựng phụ cận ?
Sự phõn hoỏ lónh thổ cụng nghiệp ở vựng đồng bằng sụng Hồng và vựng phụ cận
- Mức độ tập trung cụng nghiệp : vào loại cao nhất cả nước
- Từ Hà Nội cụng nghiệp toả đi theo nhiều hướng với cỏc ngành chuyờn mụn hoỏ khỏc nhau.
+ Hướng đụng: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phũng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khớ, chế biến thực phẩm, khai thỏc than, vật liệu xõy dựng)
+Hướng bắc: Hà Nội-Thỏi Nguyờn (luyện kim đen) 
+Hướng tõy bắc: Hà Nội- Phỳ Yờn-Việt Trỡ (hoỏ chất, giấy, Xenlulụ)
+Hướng tõy nam: Hà Nội-Hà Đụng-Hoà Bỡnh (Thuỷ điện)
+Hướng nam, đụng nam: Hà Nội-Hưng Yờn-Nam Định-Ninh Bỡnh-Thanh Hoỏ (cơ khớ, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xõy dựng)
Câu 3. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy 
 - Trình bày đặc điểm ngành trồng lúa và chăn nuôi của -ĐB Sông Cửu Long
 - Giải thích vì sao lại có những đặc điểm đó.
Yêu cầu phân tích: Sử dụng Atlát trang 14- Atlát Việt Nam
1. Đặc điểm ngành trồng lúa và chăn nuôi của -ĐB Sông Cửu Long
 a. Ngành trồng lúa
- Là vùng trọng điểm lúa số 1 của cả nước.
- Tỉ lệ diện tích trồng lúa trên 90% so với diện tích cây lương thực
- Là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất so với các vùng khác.
- Có nhiều tỉnh trọng điểm lúa(có diện tích và sản lượng lúa trên 1 triệu tấn): Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ,...
* Giải thích:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
 + Diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước;
 + Đất phù sa được sông Tiền, sông Hậu bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nhất là dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.
 + Khí hậu cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của cây lúa.
 + Nguồn nước dồi dào do có hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc, thuận lợi cho công tác thuỷ lợi.
- Điều kiện kinh tế- xã hội
 + Dân đông, kinh nghiệm trồng lúa trên nhiều dạng đại hình và đất trồng, nông dân năng động, thích ững nhanh với nền kinh tế thị trường.
 + Vùng trọng điểm lúa số 1 của cả nước nên được chú trọng đầu tư(thuỷ lợi, phân bón, giống, cơ sở hạ tầng...)
b)Ngành chăn nuôi
- Chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm (dẫn chứng)
- Nhìn chung chăn nuôi phát triển không tương sứng với tiền năng.
*Giải thích.
- Chăn nuôi lợn và gia cầm (đặc biệt là vịt) chiếm ưu thế và nguồn thức ăn sãn có từ lương thực, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản.
- Chăn nuôi phát triển chưa tương sứng với tiềm năng vì hình thức chăn nuôi còn mang tính quảng canh, năng suất thấp, chưa chú trọng đầu tư cho chăn nuôi.
Câu 4.Dựa vào Atlat địa lớ Việt Nam và kiến thức đó học hóy
 	 a) Trỡnh bày tỡnh hỡnh phỏt triển và phõn bố ngành thuỷ sản của Đồng bằng sụng Cửu Long?
 	 b) Giải thớch tại sao Đồng bằng sụng Cửu Long lại là vựng cú ngành thuỷ sản phỏt triển nhất nước ta? 
Dựa vào Atlỏt trang 15
a) Tỡnh hỡnh phỏt triển và phõn bố ngành thuỷ sản của Đồng bằng sụng Cửu Long 
- Là vựng cú ngành thuỷ sản phỏt triển nhất nước ta, bởi vỡ cú sản lượng đỏnh bắt và nuụi trồng thuỷ sản lớn nhất so với cỏc vựng trong cả nước.
- Nhiều tỉnh cú sản lượng cỏ biển lớn 
+ Kiờn Giang: 239,2 nghỡn tấn.
+Cà Mau: 144 nghỡn tấn
+An Giang: 90 nghỡn tấn
+Vĩnh Long: 78 nghỡn tấn
+Trà Vinh , Bến Tre: 66 nghỡn tấn
-Nhiều tỉnh cú sản lượng thuỷ sản nuụi trồng lớn:
+An Giang: 80 nghỡn tấn.
+Cà Mau: 70 nghỡn tấn.
+Bến Tre: 50 nghỡn tấn.
b) Đồng bằng sụng Cửu Long là vựng cú ngành thuỷ sản phỏt triển nhất nước ta là do những nguyờn nhõn sau:
- Cú đường bờ biển dài, cú 3 mặt giỏp biển.
- Tập trung nhiều bói tụm, bói cỏ lớn, trữ lượng cỏ biển chiểm 1/2 cả nước.
- Cú ngư trường trọng điểm lớn nhất cả nước là ngư trường Cà Mau-Kiờn Giang, gần ngư trường Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Khớ hậu nhiệt đới núng quanh năm thuận lợi cho sự phỏt triển nhiều loài sinh vật biển , đặc biệt ớt ảnh hưởng của bóo nờn tàu thuyền đỏnh bắt cỏ cú thể hoạt động quanh năm.
- Hệ thống sụng ngũi, kờnh rạch chằng chịt, nhiều bói triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuụi trồng thuỷ sản.
- Dõn cư cú nhiều kinh nghiệm, cú truyền thống đỏnh bắt, nuụi trồng và chế biến thuỷ sản.
Câu 5. Dựa vào Atlat địa lớ Việt Nam và kiến thức đó học hóy
a) Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta
b) Những nhân tố ảnh hưuởng đến sự phát triển cây công nghiệp
Trả lời
(1)Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta
a)Diện tích (khai thác từ biểu đồ cột ở bản đồ cây công nghiệp)
diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000-2007 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2000
2005
2007
Cây công nghiệp hàng năm
778
861
846
Cây công nghiệp lâu năm
1451
1633
1821
Tổng số
2229
2494
2667
*Nhận xét:
- Tổng số diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.(Dẫn chứng)
 b) Cơ cấu
cơ cấu diện tích cây cây công nghiệp nước ta thời kì
 2000-2007 (Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2007
Cây công nghiệp hàng năm
34,9
34,5
31,7
Cây công nghiệp lâu năm
65,1
65,5
68,3
Tổng số
100
100
100
*Nhận xét:
Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần (dẫn chứng). Ngược lại, cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm (Dẫn chứng)
 *Giải thích
 -Do mở rộng nhanh chóng diện tích nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn(cà phê, cao su, hồ tiêu...)
 (2) Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây công nghiệpở nước ta
- ĐKTN thuận lợi: đất, khí hậu, ...
- ĐKKT_XH: 
 + Có nguồn lao động dồi dào
 + Việc đảm bảo lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn định
 + Nhà nước có các chính sách đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại...
+ Phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
C. Kết luận
Sau khi thực hiện giải pháp trên, chất lượng học tập môn Địa lí của HS có nhiều tiến bộ nhất là kĩ năng chỉ bản đồ và khai thác địa lí Việt Nam. HS hình thành và phát triển năng lực tư duy tổng hợp và được thể hiện qua kết quả trong bảng thống kờ sau:
 Kết quả 
 Lớp (sĩ số) 
Có kĩ năng chỉ bản đồ
Phát triển năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ
8A (26 HS)
22 (84,6 %)
20 (76,9%)
8B (25 HS)
22 (88,0%)
18 (72,0%)
8C (25 HS)
21 ( 84,0%)
16 (64,0%)
9A (34 HS)
29 (85,3%)
28 ( 82,4%)
9B (32 HS)
27 (87,5%)
24 (75%)
Trên đây là một số ví dụ trong phân tích Atlát địa lí Việt Nam phần tự nhiên và kinh tế- xã hội để đồng nghiệp tham khảo, từ đó có thể áp dụng vào các câu hỏi phân tích Atlát khác. 
iii. Điều kiện và khả năng áp dụng.
 Việc sử dụng tập Atlat Việt Nam là một thành quả lớn của bộ môn trong việc đổi mới về phương pháp dạy học Địa lý ở trường THCS vì qua đó giúp giáo viên giảng dạy được dễ dàng và sinh động hơn, đồng thời giúp học sinh học tập tốt hơn, thích thú hơn khi tự mình tìm ra những kiến thức của bài học mà không cần phải học một cách nhồi nhét, phải nhớ những số liệu rườm rà.
 1.Về điều kiện.
 Mỗi học sinh phải tự trang bị cho mình một quyển Atlat Địa Lí Việt Nam trị giá 27.000 VN đồng.
 2.Khả năng áp dụng.
 Khả năng áp dụng là rất cao tuy nhiên với điều kiện của học sinh ở trường học nông thôn cũng còn nhiều khó khăn về kinh tế.
 Nếu được kính mong cấp trên đầu tư Atlát Địa lý Việt Nam với số lượng lớn để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn, phục vụ việc học Địa lí dễ dàng và đạt kết quả cao hơn. 
 Khánh Hòa, Ngày 02 tháng 5 năm 2016
 Xác nhận của cơ quan, đơn vị . Tác giả sáng kiến
 Vũ Thị Bích Liên

File đính kèm:

  • docsang kien-Liên.doc
  • doc2015-2016 SKKN mau bia (1).doc
Sáng Kiến Liên Quan