Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết báo cáo địa lí ở trường Trung học Phổ thông

Thực trạng hoạt động viết báo cáo địa lí ở trường THPT

2.1. Thực trạng

2.1.1. Về phía giáo viên

Qua điều tra thực tiễn về phía giáo viên, cho thấy đa số đều nhận định việc

rèn luyện kỹ năng viết báo cáo là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc rèn

luyện kỹ năng địa lí. Tuy nhiên, mức độ rèn luyện các kỹ năng này còn chưa nhiều

và gặp nhiều khó khăn trong khi tiến hành. Các giáo viên tuy có chú ý rèn luyện

kỹ năng viết báo cáo cho học sinh nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn,

học sinh làm theo. Phương pháp để rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết báo

cáo nhìn chung còn lúng túng về các bước thực hiện, hoặc tiến trình rèn luyện các

kỹ năng chưa lôgic nên học sinh rất khó nắm bắt. Giáo viên thường làm mẫu cho

học sinh, ngay cả trong các bài thực hành. Đa số các giáo viên chưa tiến hành rèn

luyện kỹ năng viết báo cáo bằng cách đặt câu hỏi, ra bài tập, bài thực hành về các

kĩ năng thu thập, xử lý, tổng hợp và trình bày thông tin. Nói cách khác, giáo viên

mới chỉ hình thành ở học sinh một số kỹ năng viết báo cáo chứ chưa thực sự rèn

luyện kỹ năng này cho học sinh trong quá trình dạy học. Điều này sẽ hạn chế việc

rèn luyện kỹ năng địa lí cho học sinh, đặc biệt với yêu cầu giáo dục ngày nay là

chú trọng nhiều hơn về kỹ năng bên cạnh kiến thức được cung cấp, hướng dẫn

học sinh tự học.

2.1.2. Về phía học sinh

Theo kết quả điều tra, khảo sát, có hơn 80% số học sinh chưa biết được báo

cáo địa lí là gì, quy trình thực hiện, cách viết một báo cáo địa lí. Ở trường THPT,---7---

việc rèn luyện kĩ năng chủ yếu tập trung vào khai thác atlat Địa lí, vẽ biểu đồ,

phân tích và nhận xét bảng số liệu. Việc thực hiện hoạt động viết báo cáo địa lí

chưa thường xuyên, chưa đồng đều. Ngoài ra, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của

việc thực hiện viết báo cáo địa lí còn thấp.

pdf56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết báo cáo địa lí ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Thực hiện ngoài không gian lớp học) 
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã đề ra: 
+) Thu thập thông tin: HS có thể tìm kiếm thu thập thông tin, bản đồ, tranh 
ảnh, video clip qua sách, báo, Internet... 
+) Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong 
nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng tới làm rõ các vấn để 
đã đặt ra trong đề cương nghiên cứu. 
+) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị bài trình bày trước 
lớp. 
Viết báo cáo theo cấu trúc đề cương nghiên cứu, bổ sung bản đồ, biểu đồ, 
bảng biểu, tranh ảnh, video clip... để bản báo cáo phong phú, chất lượng, 
2.3. Giai đoạn 3 
Báo cáo, trình bày sản phẩm dự án và đánh giá 
- Hoạt động 1: Giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp 
+) Sản phẩm gồm có: Bản báo cáo kết quả nghiên cứu và bài thuyết trình của 
nhóm (có thể là bài trình chiếu PowerPoint, hoặc dưới dạng sơ đồ hoá, sơ đồ tư 
duy kết hợp với bản đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh minh hoạ). Khuyến khích 
HS trình bày vấn đề một cách sáng tạo. 
+) Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo sản phẩm về chủ đề của nhóm. 
---38--- 
+) Các nhóm cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng một bản báo 
cáo tổng hợp chuyên đề về sử dụng, bảo vệ TNTN và môi trường Việt Nam. 
Gợi ý sản phẩm đạt được của các nhóm như sau: 
Báo cáo của nhóm 1 
Nội dung Tài nguyên rừng 
Hiện trạng 
- Diện tích, độ che phủ rừng có nhiều biến động 
- Chất lượng rừng thấp (70% là rừng nghèo và mới phục hồi) 
- Bình quân DT rừng/người thấp: 0.14ha/người (TG: 1.6ha/người) 
Nguyên nhân 
- Do khai thác quá mức 
- Do chiến tranh 
- Do cháy rừng 
- Chủ trương, biện pháp khai thác chưa kịp thời và hữu hiệu. 
Hậu quả 
- Với MT: +) Tăng DT đất trống đồi trọc, lũ lụt, xói mòn đất,... 
 +) Mất cân bằng môi trường sinh thái 
 +) Tai biến thiên nhiên (lũ quét, sạt lở đất, khí hậu...) 
- Với KT-XH: Ảnh hưởng tới các ngành KT,... 
Biện pháp - Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc 
- Ban hành luật bảo vệ rừng đối với từng loại rừng (SGK) 
- Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân 
Nội dung Đa dạng sinh học 
1. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 
1. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 
---39--- 
Hiện trạng 
- Sinh vật tự nhiên cở lính đa dạng cao nhưng dang bị giảm sút. 
- Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. 
Nguyên nhân 
- Do mất rừng 
- Khai thác quá mức, kĩ thuật khai thác lạc hậu 
- Ô nhiễm môi trường 
- Ý thức con người chưa cao 
Hậu quả 
- Mất dần nguồn gen tự nhiên, nguồn gen quý hiếm 
- Mát cân bằng môi trường sinh thái. 
Biện pháp - Xây dựng vườn quốc gia và khu bảo tồn 
- Ban hành “Sách đỏ” Việt Nam 
- Dùng pháp luật để hạn chế vi phạm 
Báo cáo của nhóm 2 
Quan sát các hình ảnh dưới đây, kết hợp kiến thức SGK, hoàn thành nội dung 
sơ đồ sau: 
2. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 
TÀI NGUYÊN ĐẤT 
Hiện trạng 
Nguyên 
nhân 
Hậu 
quả 
Biện pháp 
Bảo vệ 
---40--- 
Bài thuyết trình của nhóm 3 thể hiện bằng sơ đồ tư duy: 
- Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm 
+ GV tổ chức cho HS các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về 
sản phẩm của dự án. 
+ GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội 
dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và việc trình bày kết 
quả nghiên cứu của nhóm trước lớp. 
Ví dụ: Xây dựng thang đánh giá kiểu rubric 
- Nước ta có 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất nông nghiệp (2005) 
- Bình quân đất nông nghiệp/người: 0,1ha (128 thế giới). 
- 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng, khả năng mở rộng thấp. 
- Diện tích đất suy thoái lớn. 
- Diện tích rừng suy giảm. 
- Chế độ canh tác chưa hợp lí. 
- Đất bị nhiễm phèn, mặn, ô nhiễm chất thải. 
- Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ quét, hạn 
hán. 
- 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng, khả năng mở rộng thấp. 
- Diện tích đất suy thoái lớn. 
Hậu quả 
- Diện tích đất đai bị suy thoái lớn 
- 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa. Ảnh hưởng đến 
sản xuất nông nghiệp 
---41--- 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN 
Mức 
độ 
Nội dung 
Cách làm 
 việc nhóm 
Hình thức 
sản phẩm 
Cách trình bày 
sản phẩm 
4 
Đầy đủ các nội dung 
chính, có bản đồ, 
biểu đồ, biểu bảng 
và cập nhật kiến 
thức, phù hợp với 
mục tiêu dự án. 
Làm việc khoa 
học, có sự phân 
công rõ ràng và 
sự tham gia nhiệt 
tình của tất cả 
thành viên trong 
nhóm. 
Hình thức độc 
đáo, bố cục hợp 
lí và khoa học, 
màu sắc hài hoà, 
sinh động. 
Ngôn ngữ lưu 
loát, thu hút người 
nghe trong suốt 
quá trình trình 
bày, trả lời phản 
biện tốt. 
3 Đầy đủ các nội dung 
chính, có bổ sung và 
cập nhật kiến thức, 
phù hợp với mục 
tiêu dự án. 
Làm Việc khoa 
học, có sự phân 
công rõ ràng và 
sự tham gia nhiệt 
tình của đa số các 
thành viên trong 
nhóm, còn lại 
tham gia thiếu 
tích cực. 
Hình thức thông 
dụng, bố cục 
hợp lí và khoa 
học, màu sắc hài 
hoà, sinh động. 
Ngôn ngữ lưu 
loát, nhưng chưa 
thu hút người 
nghe trong suốt 
thời gian trình 
bày, trả lời phản 
biện tốt. 
1 Đầy đủ các nội dung 
chính, bổ sung và 
cập nhật kiến thức 
mới còn ít. 
Có sự phân công 
rõ ràng nhưng chỉ 
một số thành viên 
tham gia tích cực. 
Hình thức thông 
dụng, bố cục 
tương đối hợp lí 
và khoa học, 
màu sắc hài hoà, 
sinh động. 
Ngôn ngữ lưu 
loát, nhưng chưa 
thu hút người 
nghe trong suốt 
thời gian trình 
bày, trả lời phản 
biện chưa hoàn 
toàn phù hợp. 
2 Đầy đủ nội dung 
chính, không có bổ 
sung và cập nhật 
kiến thức mới. 
Chỉ có một số 
thành viên thực 
hiện nhiệm vụ 
nhóm, các thành 
viên khác tham 
gia còn nhiều hạn 
chế. 
Hình thức thông 
dụng, bố cục 
chưa hợp lí và 
khoa học, màu 
sắc chưa hài 
hoà. 
Ngôn ngữ chưa 
lưu loát, chưa thu 
hút được người 
nghe, hầu như 
không trả lời được 
các câu hỏi phản 
biện. 
GV dùng sơ đồ để kết thúc bài: 
---42--- 
3. Hoạt động củng cố và đánh giá 
GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra những hiểu biết của HS về 
chủ đề theo bảng ma trận sau: 
Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt trong chủ đề 
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vạn đụng thấp 
1.Sử dụng và bảo vệ tài 
nguyên sinh vật. 
2. Sử dụng và bảo vệ tài 
nguyên đất. 
3. Sử dụng và bảo vệ tài 
nguyên khác 
4. Bảo vệ môi trường. 
5. Một số thiên tai chủ 
yếu và biện pháp phòng 
chống. 
Trình bày được 
hiện trạng sử dụng 
và suy giảm tài 
nguyên sinh vật, 
đất và cát loại tài 
nguyên khác (khí 
hậu, nước, khoáng 
sản). 
Phân tích được 
nguyên nhân 
và hậu quả của 
sự suy giảm 
TNTN và môi 
trường nước ta. 
- Đề xuất các 
biện pháp sử 
dụng hợp lí và 
bảo vệ TNTN, 
bảo vệ môi 
trường, phòng 
chống thiên tai. 
Bảng câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo năng lực của chuyên đề 
Các yêu cầu cần đạt 
của chuyên đề 
Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá 
1. Nhận biết: 
Trình bày được hiện trạng sử dụng và 
suy giảm tài nguyên sinh vật, đất và các 
loại tài nguyên khác (khí hậu, nước, 
khoáng sản, du lịch). 
- Trình bày tình trạng suy giảm tài nguyên 
rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước 
ta. 
- Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên 
đất. 
- Trình bày tình trạng sử dụng tài nguyên 
đất, nước, khoáng sản và tài nguyên du lịch 
ở nước ta. 
- Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, 
hạn hán, động đất ở nước ta. 
- Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến 
lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi 
trường, 
2. Thông hiểu: 
Phân tích được nguyên nhân và hậu quả 
- Phân tích nguyên nhân, hậu quả của sự 
suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta. 
---43--- 
của sự suy giảm TNTN và môi trường 
nước ta. 
- Trình bày các biện pháp bảo vệ tài 
nguyên rừng và bảo vệ đa dạng sinh học ở 
nước ta. 
- Giải thích tại sao tài nguyên đất của nước 
ta đang bị suy thoái. Nêu các biện pháp bảo 
vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. 
- Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các 
loại thiên tai (bão, 1ũ lụt, lũ quét, hạn hán)? 
- Tại sao môi trường nước, không khí ở 
nước ta dang bị ô nhiễm nghiêm trọng? 
- Biện pháp bảo vệ tàỉ nguyên nước, không 
khí, khoáng sản, tài nguyên du lịch ở nước 
ta. 
3. Vận dụng thấp: 
Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí và 
bảo vệ TNTN, bảo vệ môi trường, 
phòng chống thiên tai. 
- Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề sử dụng 
hợp lí và bảo vệ TNTN, bảo vệ môi 
trường? 
- Liên hệ với địa phương em về các thiên 
tai thường xảy ra và biện pháp phòng 
chống. 
4. Vận dụng cao: 
- Liên hệ thực tế về các biểu 1 hiện suy 
thoái TNTN và môi trường địa phương. 
 - Đề xuất với địa phương biện pháp sử 
dụng hợp lí và bảo vệ TNTN, môi 
trường. 
- Tại sao cán có những biện pháp khác 
nhau để bảo vệ tài nguyên đất giữa đồng 
bằng và miền núi? 
- Người dân ở địa phương em đã làm gì để 
cải tạo đất nông nghiệp? 
4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà 
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin định hướng sau, em hãy tìm hiểu về vấn đề 
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Vấn đề này có mối quan hệ như thế nào đến những 
nội dung chủ đề bài học? 
Nhiệm vụ 2: Hãy thiết kế một hình ảnh/biểu tượng kèm theo câu khẩu hiệu 
hành động (Slogan) để tuyền truyền vẽ bảo vệ môi trường. 
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
---44--- 
1. Mục đích 
Xem xét tính khả thi, hiệu quả sử dụng và điều kiện thực hiện,... của các 
phương pháp và giáo án được thiết kế để hướng dẫn học sinh thực hiện viết báo 
cáo địa lí. Thông qua thực nghiệm để đưa ra các kết luận và bước đầu đánh giá 
kết quả của việc áp dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng địa lí cho học sinh 
THPT. 
2. Nội dung 
Khảo sát, điều tra, thăm dò việc dạy học địa lí ở một số trường THPT để tìm 
hiểu về trình độ, tâm lí học sinh, thực trạng hình thành và rèn luyện kỹ năng viết 
báo cáo cho học sinh trong dạy học địa lí ở các trường THPT. Tiến hành vận dụng 
các phương pháp đã đề ra để hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết 
báo cáo trong dạy học địa lí. 
Bảng 4. Nội dung các bài thực nghiệm 
Lớp Bài Số 
lớp 
Tên bài dạy/ chủ đề, dự án 
10 38 6 Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và 
kênh đào Pa-na-ma 
12 14,15 06 Chủ đề. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Việt 
Nam 
3. Tổ chức thực nghiệm 
- Đối tượng thực nghiệm và phạm vi tiến hành thực nghiệm: 
+) Khối lớp: khối 10 (02 lớp), khối 12 (02 lớp). Chọn một lớp đối chứng và 
một lớp thực nghiệm có năng lực và trình độ tương đương nhau. 
+) Các trường thực nghiệm: trường THPT DTNT Nghệ An, trường THPT 
Hà Huy Tập, trường THPT Kì Sơn. 
- Phương pháp thực nghiệm: Cho học sinh thực hiện bài viết báo cáo trong 
thời gian thống nhất. Dự giờ, quan sát, phỏng vấn, phát phiếu thăm dò ý kiến giáo 
viên dạy thực nghiệm. Kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức, thông qua bài viết 
báo cáo của học sinh sau các giáo án tiến hành thực nghiệm trên lớp. Lớp đối 
chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) trong khi làm bài thực hành viết báo cáo 
điều kiện khách quan được giữ nguyên như: giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở 
vật chất của lớp học,... Tuy nhiên, lớp đối chứng làm bài theo cách thông thường 
trước đây các giáo viên thường tiến hành. Còn lớp thực nghiệm làm bài theo quy 
trình của đề tài đề xuất theo các bước đã đưa ra. Ngoài ra, trong năm học 2020 – 
---45--- 
2021, nhóm địa lí trường THPT DTNT Nghệ An còn tổ chức cho học sinh khối 
lớp 10 tham quan trải nghiệm và học tập thực tế tại công ty TH – Tru Milk, huyện 
Nghĩa Đàn. Sau chuyến tham quan học tập trải nghiệm, học sinh các lớp phải hoàn 
thành mỗi lớp hai sản phẩm: 01 báo cáo thu hoạch (làm trên giấy A4) và một báo 
cáo là phim Video nộp về Ban Tổ chức để tiến hành chấm, cho điểm. 
4. Kết quả 
4.1. Kết quả định tính 
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi thấy nhận thức về vai trò, tầm quan trọng 
của hoạt động viết báo cáo địa lí của giáo viên và học sinh đã được thay đổi rất 
tích cực so với trước đây. Học sinh đã tham gia ngày càng tích cực trong các dự 
án học tập và nghiên cứu khoa học. Năng lực nghiên cứu, thế giới quan khoa học 
của học sinh không ngừng được nâng lên, từ đó góp phần tạo ra động lực mới cho 
học sinh trong việc học tập môn Địa lí. 
- Ý kiến nhận xét của Ban giám Hiệu, đồng nghiệp và học sinh 
+) Đối với BGH ( trích lời: Thầy Phan Đình Trường – Phó Hiệu Trưởng, 
phụ trách chuyên môn): 
“ Nâng cao chất lượng dạy học bằng việc vận dụng các phương pháp và hình 
thức dạy học tích cực, đổi mới trong kiểm tra đánh giá là mục tiêu hàng đầu trong 
công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Đối với môn địa lí, trong vài năm 
trở lại đây đã có những chuyển biến về chất lượng đào tạo và đạt hiệu quả cao 
trong hoạt động giảng dạy. Các tiết dạy trên lớp đã có sự đầu tư công phu nhằm 
phát huy tích tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh hơn so với trước đây. Giáo 
viên bộ môn cũng đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác bồi dưỡng học 
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ôn thi THPT quốc gia. Đặc biệt là sự vận 
dụng đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với bộ môn. Trong 
quá trình thực hiện nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời 
gian, kinh phí để các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học được triển khai một 
cách hiệu quả.” 
+) Đối với đồng nghiệp (trích lời: Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền – giáo viên 
Địa lí): 
“Ở trường phổ thông, viết báo cáo địa lí vừa là hình thức dạy học, vừa là 
phương pháp và đồng thời là một dạng kĩ năng thực hành. Tuy nhiên dạng kĩ năng 
thực hành viết báo cáo lại chưa được giáo viên và học sinh ở các trường THPT 
đánh giá hết vai trò và tầm quan trọng, vì nhiều lí do khác nhau. Do vậy, với việc 
triển khai và thực hiện đề tài này, tôi thấy tác giả đã làm rõ hơn được rất nhiều 
vấn đề để về cơ sở lí luận cũng như thực tiễn. Từ đó đồng nghiệp trong tổ nhóm 
---46--- 
chuyên môn, học sinh đã học tập và vận dụng được nhiều kiến thức phục vụ cho 
việc dạy học dạng bài viết báo cáo”. 
- Đối với học sinh ( trích lời: Em Lô Thị La Vy – học sinh lớp 10C, trường 
THPT DTNT tỉnh năm học 2019 - 2020): 
“Đối với môn địa lí, các dạng bài tập kĩ năng rất đa dạng, nhưng trên thực tế 
chúng em chỉ thường xuyên được làm việc với các dạng bài liên quan đến atlat, 
vẽ biểu đồ, phân tích và nhận xét bảng số liệu. Dạng bài viết báo cáo địa lí tuy có 
gặp nhưng ít được rèn luyện nên rất yếu về kĩ năng và chưa thấy hết ý nghĩa và 
tác dụng của dạng bài này. Khi được thầy giáo nhiệt tình hướng dẫn kĩ năng viết 
báo cáo địa lí, chúng em đã biết được quy trình, cách thức thực hiện viết và trình 
bày một báo cáo địa lí rất thuần thục. Không những vậy, chúng em còn học được 
cách để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học”. 
4.2. Kết qủa định lượng 
Biểu đồ tổng hợp so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng 
tại các trường THPT tham gia thực nghiệm 
Qua thực nghiệm, kết quả cho thấy việc sử dụng các phương pháp rèn luyện 
kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành địa lí; dạy học theo 
chủ đề, dự án ở trường THPT đem lại hiệu quả tích cực, có tác dụng tốt trong việc 
nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí. Nhóm thực nghiệm có số bài đạt điểm 
trung bình trở xuống chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm lớp đối chứng, điểm trung bình 
54.2
45.4
0.4
33.3
49.4
17.3
0
10
20
30
40
50
60
Khá-giỏi Trung bình Yếu-kém
Tỉ lệ %
Loại
Thực nghiệm
Đối chứng
---47--- 
của tất cả các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung bình của các lớp đối chứng. 
Điều này chứng tỏ việc dạy học thực nghiệm bước đầu đạt được những kết quả 
khả quan trong việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lí cho học sinh. 
4.3. Kết luận chung 
Qua kết quả điều tra khảo sát, tiến hành thực nghiệm, 100% giáo viên tham 
gia thực nghiệm đều cho rằng việc sử dụng các phương pháp theo đề xuất để rèn 
luyện kỹ năng viết báo cáo địa lí cho học sinh THPT đem lại hiệu quả, có tác dụng 
tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng địa lí, hiệu quả dạy và học bộ môn được 
tăng lên so với các phương pháp thông thường trước đây đã từng sử dụng. 
5. Ý nghĩa 
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tôi thấy đề tài đã thực sự mang lại rất nhiều tác 
dụng hữu ích: 
- Đối với học sinh: góp phần hình thành và phát triển phương pháp tự học, 
bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực, rèn luyện và phát triển khả năng 
nghiên cứu khoa học. Từ đó học sinh biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 
để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.. 
- Đối với giáo viên: khắc phục những tồn tại trong dạy học dạng bài viết báo 
cáo địa lí hiện nay. Góp phần thực hiện chủ tốt các chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ 
đổi mới giáo dục hiện nay. 
6. Bài học kinh nghiệm 
Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động viết báo cáo 
địa lí trong môn học. Tăng cường rèn luyện kĩ năng viết báo cáo địa lí cho học 
sinh thông qua việc bồi dưỡng kiến thức lí thuyết và các hoạt động thực hành. 
Giáo dục học sinh cần biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết báo cáo địa lí 
vào các lĩnh vực khác trong đời sống. Động viên, khuyến khích học sinh thường 
xuyên tham gia dự thi các dự án khoa học – kĩ thuật, các hoạt động nghiên cứu 
khoa học, làm cộng tác viên gửi bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
---48--- 
1. Kết luận 
Báo cáo địa lí vừa là một hình thức tổ chức dạy học, vừa là dạng bài kĩ năng 
thực hành,... Các dạng bài báo cáo địa lí tương đối đa dạng, vì thế học sinh cần 
phải được tăng cường rèn luyện kĩ năng thường xuyên, đồng thời phải được tạo 
cơ hội để vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống, góp phần hình 
thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh, nhất là năng lực nghiên 
cứu khoa học. 
Đề tài đã được tôi dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, tìm 
hiểu, triển khai thực nghiệm trong quá trình dạy học, những không thể tránh khỏi 
những thiếu sót. Đặc biệt có nhiều vấn đề mà bản thân tôi chưa có điều kiện để đi 
sâu nghiên cứu. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ của các thầy 
cô giáo đồng nghiệp và học sinh để nội dung nghiên cứu ngày càng được hoàn 
thiện hơn. 
2. Kiến nghị 
Một là: các nhà trường cần triển khai một cách mạnh mẽ phong trào nghiên 
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trên tất cả các lĩnh vực. 
Hai là: tăng cường nguồn kinh phí (có xã hội hóa) để hoạt động tham quan, 
trải nghiệm học tập cho học sinh được thực hiện thường xuyên, liên tục, hiệu quả. 
Ba là: tích cực, thường xuyên đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá theo 
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
Bốn là: đầu tư, trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa 
học, trải nghiệm sáng tạo theo từng bộ môn. 
Năm là: nhà trường, giáo viên phụ trách cần chủ động liên hệ, phối hợp công 
tác với các trường Đại học trên địa bàn để được tư vấn và hỗ trợ học sinh trong 
quá trình nghiên cứu, thực hiện các dự án và đề tài khoa học. 
3. Hướng mở rộng của đề tài 
Tiếp tục triển khai và tăng cường hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí thông 
qua hình thức viết báo cáo. Đề tài có thể mở rộng và phát triển theo hướng: rèn 
luyện cho học sinh năng nghiên cứu khoa học, hoặc phương pháp dạy học Địa lí 
theo dự án,... 
PHỤ LỤC 
---49--- 
 (Một số hình ảnh học sinh lớp 10, trường THPT DTNT Nghệ An tham quan 
học tập thực tế tại trang trại bò sữa số 03 và khu trồng rau công nghệ cao của 
công ty TH – Nghĩa Đàn, tháng 01/2021) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng 
tích cực, NXB ĐHSP Hà Nội, 2003. 
---50--- 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá quá trình dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ 
sở môn Địa lí (lưu hành nội bộ). Hà Nội, 2014. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí (Dự 
thảo trên mạng ngày 19 tháng 01 năm 2018). 
4. Dự án Việt – Bỉ. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. NXB Đại 
học Sư phạm, 2009. 
5. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10, 11, 12 (cơ bản và nâng cao). NXB giáo dục Việt 
Nam 
6. Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (Đồng chủ biên). Dạy học phát triển năng lực 
môn Địa lí THPT. NXB Đại học Sư phạm, 2018. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_viet_bao_cao_dia_li.pdf
Sáng Kiến Liên Quan