Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi giải quyết bài toán phương trình, bất phương trình, hệ phương trình trong đề thi THPT quốc gia
(Bản scan)
Chúng ta đã biết có rất nhiều SKKN, đề tài, bài viết đề cập đến vấn đề sử dụng máy tính bỏ túi phục vụ cho việc giảng dạy môn toán. Tuy nhiên từ trước đến nay đa số các tài liệu ấy đều hướng dẫn để học sinh nắm vững các tính năng cơ bản như các phép toán, tính giá trị của hàm số, tính đạo hàm tại một điểm, thử lại kết quả của tích phân...Các kỳ thi học sinh giỏi máy tính Casio thì đề ra với các số liệu gần đúng và kết quả cũng là một số gần đúng. Trong khi đề thi THPT quốc gia môn toán thì kết quả của một bài toán phải là một số đúng chứ không phải là số gần đúng. SKKN nầy đưa ra giải pháp biến các kết quả gần đúng mà máy tính đưa ra thành các kết quả đúng. Hiện nay đề thi THPT quốc gia môn toán được ra theo hướng điểm được phân bố như sau: 6 điểm dành cho học sinh trung bình, 7 điểm dành cho học sinh khá và 8 đến 10 điểm dành cho học sinh giỏi. Ba câu khó trong đề thi các năm qua tập trung vào các vấn đề: Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình; phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Vậy muốn đạt được điểm cao thì học sinh phải vượt qua các câu hỏi này. Bài toán phương trình, bất phương trình, hệ phương trình là bài toán khó. Tôi đã làm thực nghiệm cho 2 nhóm học sinh một nhóm toàn học sinh khá và một nhóm gồm các học sinh trung bình giải các bài toán trong đề thi THPT quốc gia về phương trình, hệ phương trình. Nhóm khá tôi chỉ dạy các phương pháp truyền thống từ trước đến nay như đặt ẩn phụ, phân tích thành nhân tử, phương pháp hàm số...Trong khi nhóm trung bình ngoài các phương pháp truyền thông tôi còn truyền thụ cho các em các thủ thuật cao cấp về kỹ năng sử dụng máy tính Casio. Kết quả làm bài thử nghiệm chỉ có 40% học sinh khá đạt yêu cầu trong khi nhóm trung bình là 70% đạt yêu cầu. Điều đó cho thấy dù với đối tượng học sinh trung bình nhưng với phương pháp giảng dạy tốt của giáo viên thì kết quả sẽ được nâng cao. Thực tế hiện nay đa số GV dạy toán còn nghiên cứu rất ít về máy tính Casio và thường chỉ sử dụng các tính năng cơ bản chưa hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính Casio làm công cụ dự đoán và tư duy trong giải toán. SKKN nầy mong muốn được phổ biến rộng rãi đến các giáo viên dạy toán của tỉnh nhằm chia sẽ các kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu trong các năm qua.
File đính kèm:
- sk 2.pdf