Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các dạng toán về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật
Trong những năm gần đây công tác giáo dục luôn luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mà đặc trưng của giáo dục là “Trồng người”. Con người đó phải là những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Là những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Hơn nữa, Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiêu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học góp phần rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Trên cơ sở đó cung cấp những tri thức khoa học về tự nhiên và xã hội để phát triển năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán chiếm một vị trí quan trọng vì: Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu về một số mặt thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp rất cần thiết để học tốt các môn khác. Môn Toán có khả năng để phát huy tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết Góp phần giáo dục ý chí tốt đẹp như: cần cù, kiên trì, ý thức vượt khó. Nhằm đào tạo học sinh thành những con người có nhân cách phát triển toàn diện.
ất cần thiết để học tốt các môn khác. Môn Toán có khả năng để phát huy tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết Góp phần giáo dục ý chí tốt đẹp như: cần cù, kiên trì, ý thức vượt khó. Nhằm đào tạo học sinh thành những con người có nhân cách phát triển toàn diện. Xuất phát từ những vấn đề trên và trên cơ sở thực tế của trường Tiểu Học Phú Lai, qua thực tế giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy các em thường gặp một số khó khăn trong tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật và dễ nhầm lãn khi tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật ở nhiều dạng bài tập khác nhau. Do vậy tôi đã nghiên cứu, áp dụng sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các dạng toán về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật ”. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học Việc đưa Toán vào nhà trường và coi nó như một môn học quan trọng góp phần giáo dục học sinh thành những con người mới phát triển toàn diện như mục tiêu giáo dục quy định. Với tư cách là một môn học chính trong nhà trường Toán học có thể cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới. Do vậy trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh cần nắm vững kiến thức Toán học và phương pháp nhận thức đưa đến tri thức đó để có kỹ năng lĩnh hội các tri thức khoa học khác trong cuộc sống. Đối với học sinh Tểu học lần đầu tiên đến trường với hoạt động học là chủ đạo thì việc dạy Toán cho học sinh ngay từ những năm học đầu tiên là vô cùng cần thiết. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn nội dung, phương pháp sao cho phù hợp vớ lứa tuổi của học sinh. Nội dung chương trình Toán ở Tều học hiện nay gồm khá đầy đủ kiến thức về: Số học, hình học, đại lượng, giải toán. Về phương pháp giảng day theo tinh thần đổi mới khi day Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học Toán ở lớp 3 nói riêng là tạo ra các tình huống để học sinh tự mình khám phá những mối quan hệ, liên hệ giữa các yếu tố có tính chất khoa học. Học sinh bằng các hoạt động của mình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự chiếm lĩnh tri thức cho mình. * Việc dạy và học Hình học ở Tiểu học: Sự phát triển của hình học đã trải qua nhiều thời kỳ từ chỗ còn mang tính trực giác kinh nghiệm chưa có lập luận chặt chẽ đến việc nghiên cứu các không gian Toán học và các mô hình không gian đó. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học thì các kiến thức về hình học mang ý nghĩa thực của nó mới được coi là bước chuẩn bị cho việc học Hình học. Do vậy ở Tiểu học ki học Hình học vẫn dựa trên cơ sở trực giác, chưa đòi hỏi phải lập luận chặt chẽ. Như vậy việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hình dạng, vị trí, kích thước của các vật trong không gian, đồng thời chuẩn bị cho việc học Hnh học ở các lớp trên. Chính vì đó mà nội dung chương trình hình hoc ở Tiểu học bao gòm giới thiệu một số hình học đơn giản là: Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc Một số hình như: Tam giác, tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật Các hoạt động hình học củ yếu là vẽ hình, nhận dạng, cắt ghép. Bước đầu làm quen với Toán chu vi, diện tích , thể tích. Mặc dù vẫn khẳng định và chuẩn bị cho việc học hình học một cách có hệ thống nhưng việc dạy hình học ở Tiểu học vẫn thể hiện được hai phương diện của vệc dạy hình học như sau: Phương diện 1: Quan sát và hành động trên các đồ vật, thu thập các thông tin có liên quan nhằm hình thành một số kỹ năng thao tác các đối tượng hình: Vẽ hình, cắt ghép, đo đạc, biến hình. Phương diện 2: Bước đầu trừu tượng hóa dẫn đến mô hình Toán học đồng thời làm quen với ngôn ngữ hình học. Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo và các định hướng đổi mới phương pháp đổi mới dạy học ở Tiểu học, có nhiều giải pháp để triển khai một cách có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học. Một số giải pháp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cụ thể là: Dạy cá nhân, dạy học theo nhóm, trò chơi học tập Dù ở hình thức nào thì giáo viên vẫn là người đóng vai trò chỉ đạo, điểu kiển tổ, nhóm cho các hoạt động. Còn dưới sự dẫn dắt của giáo viên học sinh sẽ tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức mới theo khả năng của mình, từ đó phát triển tư duy sáng tạo năng lực kiểm tra và đánh giá. *Tóm lại: Những biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao phương pháp dạy hình học ở lớp 3 sẽ có tác dụng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Những thuận lợi, khó khăn: 2.1.1. Thuận lợi: - Học sinh trong lớp phần đông các em có ý thức học tập. - Nhà trường tạo điều kiện về tài liệu tham khảo sách hướng dẫn, SGK và các thiết bị dạy học. Đặc biệt có sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và của đồng nghiệp. 2.1.2. Những khó khăn: Giáo viên cảm thấy vất vả khi dạy mảng kiến thức này. Học sinh hay nhầm lẫn sang cách tính chu vi, diện tích và ngượi lại của một số hình khi mở rộng Học sinh hay nhầm lẫn tên đơn vị do diện tích với tên đơn vị đo chu vi. 2.2. Những cơ sở để nảy sinh sáng kiến: Tìm hiểu nội dung chương trình SGK Toán 3 và một số phương pháp Toán thường được sử dụng ở Tiểu học. SGK Toán 3 gồm những nội dung chủ yếu: + Số học. + Đại lượng và đo đại lượng. + Yếu tố hình học. + Yếu tố thống kê. + Giải toán. Từ thực trạng của việc dạy và học môn Toán trong nhà trường Tiểu học cũng như để phù hợp với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Toán nảy sinh, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sư phạm, giáo dục. Định hướng đổi mới của dạy học Toán cũng thống nhất với định hướng đổi mới nói chung nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, đổi mới dạy học Toán cần thể hiện các đặc trưng của dạy học tích cực, bao gồm: - Dạy thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác. - Phát triển năng lực tự đánh giá. Để hoàn thành mục đích dạy học Toán thì các phương pháp và kỹ thuật dạy Toán có vai trò rất quan trọng, phương pháp dạy học được hiểu là cách thức hoạt động và giao lưu cần thiết của vai trò nhằm đạt được các mục đích dạy học. Như vậy, hoạt động của thầy cô có tác dụng định hướng cho hoạt động của trò nên trong cả quá trình dạy mỗi hoạt động của trò nên trong cả quá trình dạy mỗi hoạt động cần phải gắn với những mục đích nhất định. 2.3. Thực trạng việc tiếp thu hình học của học sinh tiểu học: Trong quá trình học tập, học sinh chưa phân biệt các khái niệm về đường thẳng, chu vi, diện tích khác nhau nư thế nào. - Biểu tượng về diện tích đối với học sinh Tiểu học là khái niệm vừa trừu tượng vừa khó hiểu đối với học sinh, chính vì vậy mà khi dạy về các tiết học này giáo viên khó diễn tả trên một số hình vẽ gợi ý của sách giáo khoa do đó học sinh khó hình dung được khái niệm này sau khi giáo viên nêu nội dung. 2.4. Kết quả khảo sát đầu năm: Lớp TS học sinh Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém 3A 23 0 3 5 10 5 3B 22 0 2 3 15 2 3. Các biện pháp cụ thể Trước những thuận lợi, khó khăn chủ quan, khách quan và thực trạng của việc tiếp thu kiến thức hình học trong chương trình Bậc Tiểu học nói chung của học sinh trưởng Tiểu học phú Lai nói riêng. Tôi đã tiến hành khảo sát, lập kết hoạch thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn qua các giả pháp cụ thể sau: 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: 3.1.1. Nghiên cứu lý luận: Tôi đã đọc các tài liệu liên quan đến sáng kiến và bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với minh họa để rút ra vấn đề chung về lý luận, tính chất. Đây là định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1.2. Nghiên cứu cấu trúc: Trong chương trình Toán bậc Tiểu học, học sinh sẽ được làm quen với một số khái niệm hình học cụ thể về: 3.1.3. Điều tra, khảo sát thực tiễn: 3.2. Phương pháp điều tra: Là phương pháp nhằm khảo sát các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực và ở một hay nhiều thời điểm. Điều tra giáo dục nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Thông qua việc trao đổi, bàn bạc với giáo viên, học sinh, phụ huynh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu thông tin, tình hình thực tiễn có liên quan đến nội dung đề tài cần nghiên cứu. 3.3. Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và cách nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Nó là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và được tiến hành một cách có hệ thống. Quan sát để thu thập thông tin cho ta các tài liệu và thực tiễn để có khả năng khái quát rút ra các quy luật nhằm tổ chức giáo dục cho trẻ cách nắm bắt về bài toán có yếu tố hình học được tốt hơn. Thông qua các giờ dạy trên lớp, các tiết dự giờ của đồng nghiệp có thể quan sát được trực tiếp tình hình học tập của học sinh qua tiết học toán. Nắm được khả năng tiếp thu bài và vệc nắm bắt kiến thức của học sinh qua bài giảng. Đồng thời tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm hay của giáo viên và phát hiện ra những hạn chế của giáo giáo viên. 3.4. Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà koa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. - Thực hành kiểm tra để chứng minh tính chân thực của giả thiết vừa nêu để thực nghiệm . Thông qua các tiết dạy để chứng minh cho các biện pháp đề xuất là đúng đắn trong việc dạy học toán các yếu tố hình hình ở lớp 3. 3.5. Phương pháp đàm thoại: Để trao đổi với đồng nghiệp dạy lớp 3 về khó khăn thuận lợi trong soạn giảng và cách sử dụng các phương pháp mới hiện nay. MỘT SỐ DẠNG BÀI ĐIỂN HÌNH 1 . Yêu cầu: Học sinh làm quen với khái niệm, chu vi, diện tích có biểu thức về tính chu vi, diện tích, đặc biệt là phân biệt được và không được nhầm lẫn về cách tính chu vi với diện tích các hình và ngược lại. Nắm được quy tắc tínhchu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Có kỹ năng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông theo kích thước cho trước. Rèn kỹ năng tính toán cẩn thận, không nhầm lẫn phương pháp tính, không nhầm đơn vị tính 2. Các phương pháp dạy học, mạch kiến thức hình thành khái niệm và xây dựng công thức tính chu vi, diện tích các hình ở lớp 3. 2.1. Chu vi: 2.1.1. Nhắc lại kiến thức tính chu vi của tam giác, tứ giác: (Lớp 2) * Ví dụ 1: Tính chu vi tam giác: + Chu vi tam giác ABC là: 6 + 7 + 8 = 21 (cm) Đáp số: 21 cm * Ví dụ 2: Tính chu vi tứ giác Chu vi tứ giác ABCD là: 3 + 4 + 5 + 6 = 18 (cm) Đáp số: 18 cm 2.1.2. Hình thành biểu tượng về phương pháp tính chu vi: -. Hình vuông: Kiến thức khai thác: + Chu vi tam giác, tứ giác + Khái niệm hình vuông + Học sinh quan sát hình Rút ra công thức tính chu vi hình vuông: + Độ dài một cạnh x 4 + Hoặc: Tổng độ dài 4 cạnh Áp dụng với hình trên ta có: Chu vi hình vuông ABCD là: 3x4 = 12 (cm) Đáp số: 12cm -. Hình chữ nhật Kiến thức khai thác: + Chu vi tam giác, tứ giác, hình vuông + Khái niệm hình chữ nhật. + Học sinh quan sát hình chữ nhật Rút ra công thức tính chu vi hình chữ nhật: (Chiều dài + Chiều rộng) x 2 + Hoặc: Tổng độ dài 4 cạnh Áp dụng với hình trên ta có: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (3 + 7) x 2 = 20 (cm) Đáp số: 20cm - Tính chu vi của hình ghép bởi các hình vuông: Bài toán: Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tìm chu vi hình ghép bởi 5 viên gạch như thế. (Hình bên) + Dựa vào kiến thức tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật. + Đếm số cạnh bao quanh của hình ? (10 cạnh) Bài giải: Chu vi của hình là: 10 x 20 = 200 (cm) Đáp số: 200 cm 2.Diện tích: 2.1. Hình thành biểu tượng về diện tích của một hình. * Ví dụ 1: So sánh diện tích hai hình khác nhau: - Giáo viên đưa ra hình tròn và hình chữ nhật. - Giáo viên đặt hình chữ nhật lên hình tròn. (Hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn) - Học sinh quan sát thấy được hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn. - Giáo viên kết luận: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. * Ví dụ 2: - Giáo viên đưa ra hình A và hình B. - Học sinh nhận biết hình A có 4 ô vuông như nhau. - Hình B cũng có 4 ô vuông như thế. - Giáo viên kết luận: Diện tích hình A bằng diện tích hình B. * Ví dụ 3: Giáo viên đưa ra hình C. - Học sinh nhận biết hình C gồm 10 ô vuông như nhau. + Dùng kéo cắt hình C thành 2 hình D và hình E. + Học sinh nhận biết diện tích hình D bằng 5 ô vuông và diện tích hình E bằng 5 ô vuông như thế. Giáo viên kết luận + Diện tích hình D bằng diện tích của hình E. + Diện tích hình C bằng tổng diện tích hình D và hình E 2.3. Xây dựng quy tắc diện tích hình chữ nhật ở lớp 3 Ví dụ 1: - Giáo viên đưa ra hình chữ nhật ABCD . - Có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3cm. - Dựa vào hình vẽ hướng dẫn học sinh theo các bước: + Tính số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD: 4 x 3=12 (ô vuông) Nhận biết diện tích mỗi ô vuông trong hình chữ nhật ABCD là 1cm2.. + Tính diện tích hình chữ nhật ABCD. 4 x 3=12 (cm2) + Học sinh nhận biết được biết 4 cm là số đo chiều dài, 3 cm là số đo chiều rộng và 12 cm2 là diện tích hình chữ nhật. Từ đó học sinh rút ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng một đơn vị đo). 2.4. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình vuông. - Tương tự như xây dựng quy tắc tính hình chữ nhật - Giáo viên đưa ra hình vuông ABCD có cạnh 3 cm. Dựa vào hình vẽ hướng dẫn học sinh theo các bước. + Tính số ô vuông trong hình vuông ABCD 3 x 3 = 9 (ô vuông) + Nhận biết diện tích mỗi ô vuông trong hình vuông ABCD là 1 cm2 + Tính diện tích hình vuông ABCD 3 x 3 = 9 (cm2) - Học sinh nhận biết 3 cm là cạnh của hình vuông 9cm2 là diện tích hình vuông ABCD từ đó học sinh rút ra quy tắc tính diện tích hình vuông: “Lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó”. 2.5. Các dạng toán cơ bản về chu vi, diện tích. Dạng 1: Hai hình có chu vi và diện tích bằng nhau: Ví dụ 1: Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tìm chu vi, diện tích hình a, hình b được ghép bởi 5 viên gạch như thế. (Hình dưới) * Nhận xét: Dễ thấy Chu vi, diện tích hai hình a và b là bằng nhau (Hai hình giống nhau) + Chu vi hình a, hình b bằng: 10 x 20 = 200 cm + Diện tích hình a và hình b bằng: 20 x 20 x 5 = 2000 cm2 Giáo viên có thể kết luận: “Hai hình giống nhau thì chu vi và diện tích bằng nhau” * Lưu ý: Hai hình có chu vi, diện tích bằng nhau nhưng chưa chắc đã là hai hình giống nhau. Ví dụ: Hình a, hình b đều được ghép bởi bốn viên gạch hình vuông có cạnh bằng 20cm. Tính chu vi, diện tích hình a, hình b. Bài giải Chu vi hình a, hình b đều bằng: 20 x 10 = 200 cm Diện tích hình a hình b đều bằng: 20 x 20 x 4 = 1600 cm2 Dạng 2: Hai hình có chu vi bằng nhau và diện tích khác nhau: Ví dụ : Tính chu vi, diện tích của hình a, hình b được ghép bởi các viên gạch hình vuông có chiều dài một cạnh là: 10 cm. (Hình dưới) Bài giải: + Chu vi hình a bằng: 10 x 10 = 100 cm + Diện tích hình a bằng: 10 x 10 x 3 = 300cm2 + Chu vi hình b bằng: 10 x 10 = 100 cm + Diện tích hình b bằng: 10 x 10 x 4 = 400 cm2 *Giáo viên: Chốt lại dạng toán, chú ý nhấn mạnh để học sinh không nhầm lẫn khi so sánh về chu vi, diện tích các hình. Dạng 3: Hai hình có diện tích bằng nhau, chu vi khác nhau: Ví dụ : Tính chu vi, diện tích của hình a, hình b được ghép bởi các viên gạch hình vuông có chiều dài một cạnh bằng 10 cm (Hình dưới) Bài giải: + Diện tích hình a là: 10 x10 x 4 = 400 (cm2) + Diện tích hình b là: 10 x 10 x 4 = 400 (cm2) + Chu vi hình a là: 8 x 10 = 80 (cm) + Chu vi hình b là: 10 x 10 = 100 (cm) * Kết luận chung: Thông qua các mạch kiến thức đã trình bày trên mà bản thân tôi đã rút ra từ quá trình thực tế giảng dạy tại lớp 3A trường Tiểu học Phú lai – Yên Thủy – Hòa Bình. Tôi nhận thấy các em học sinh thường hay gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện giải toán có liên quan đến tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật hoặc gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tính diện tích và chu vi hình vuông, hình chữ nhật. Với các hình sắp xếp khác nhau các em thường kết luận không chính xác về chu vi, diện tích của chúng (Bởi các em thường so sánh trực quan). Do vậy tôi đã áp dụng các cách tiến hành như trên đối với các em thì những sai lầm thường mắc đã được khắc phục. Học sinh tính chu vi, diện tích không bằng cảm quan mà dựa vào quy tắc và kết cấu của hình. 3. Kết quả: Căn cứ vào tiến trình giờ dạy. Qua việc đổi mới phương pháp dạy học tôi thấy chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh đã hiểu bài, hầu hết học sinh thuộc bài toán một cách đầy đủ, sâu sắc, lớp học sôi nổi, kết quả kiểm tra cao, học sinh tin tưởng vào khả năng học tập của mình. Phát huy tính chủ động tự phát hiện và giải quyết các vần đề của bài học. Tôi đã áp dụng sáng kiến trên thực tế vào giảng dạy lớp 3A trường Tiểu học Phú Lai, nơi tôi đang công tác trong năm học 2011 – 2012. Kết quả thực hiện sáng kiến: (Kết quả cuối năm học 2011 – 2012) Lớp TS học sinh Xếp loại học lực Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém 3A 23 5 10 7 1 0 3B 22 0 8 12 2 0 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT Giáo viên phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đổi mới phương pháp học mới nói chung và dạy học Toán ở tiểu học nói riêng. Giáo viên phải nắm vững chương trình Toán tiểu học. Khi dạy hình thành khái niệm và xây dựng công thức tính diện tích các hình cho học sinh. Giáo viên phải nắm được mối quan hệ trong mạch kiến thức này. Từ biểu tượng về diện tích một hình giáo viên giúp học sinh hình thành xây dựng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông Giáo viên cần phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài dạy, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp để lựa chọn, vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học phù hợp với mỗi bài trong mạch kiến thức. Coi trọng việc thực hành của học sinh giúp các em áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế chẳng hạn tự đo và tính chu vi, diện tích mảnh vườn, cái sân, nền nhà, viên gạch Trên đây là những giải pháp, kết quả trong vận dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tại lớp 3A trường Tiểu Học Phú Lai trong năm học 2011 - 2012. Tôi xin Hội đồng khoa học giáo dục cấp trên xem xét, bổ sung góp ý kiến vào sáng kiến để tôi thực hiện tốt hơn trong việc giảng dạy đạt kết quả cao hơn. Học sinh ham học và thực hành kỹ năng, kỹ xảo người giáo viên cũng phải lựa chọn phương pháp hấp dẫn thuật ngữ Toán học phải ngắn gọn, dễ hiểu, sau mỗi tiêt học giáo viên cần rút sáng kiến, những hạn chế còn tồn tại để tìm ra nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục cho những tiết dạy sau. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở trường Tiều học cũng như công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy rằng việc nâng cao biện pháp dạy các bài toán về chu vi, diện t ích hình vuông của lớp 3 như trình bày ở trên là vô cùng cần thiết. Trong năm học 2011 – 2012 này với sự giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là tập thể lớp 3A trường Tiểu học Phú Lai. Tôi viết sáng kiến này cũng không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến tham gia đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc giảng dạy ở những năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Lai, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Người viết sáng kiến Trần Thị Phương Đan MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1 Phần thứ hai: Nội dung 2 1. Cơ sở khoa học 2 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Biện pháp cụ thể 6 Một số dạng toán điển hình 9 1. Yêu cầu 9 2. Các phương pháp dạy học mạch kiến thức hình thành khái niệm và xây dựng công thức tính chu vi, diện tích các hình ở lớp 3 2 3. Kết quả 16 Phần thứ ba: Kết luận cung và đề xuất 17
File đính kèm:
- sang kien 3 chuan.doc