Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết Este theo các mức độ nhận thức

Cơ sở thực tiễn

a. Vị trí và tầm quan trọng của chương este – lipit trong chương trình hoá học.

Sau khi học sinh tiếp cận các chương “Ancol – Phenol”, “Hợp chất cacbonyl” ở

lớp 11, thì chương “Este – Lipit” là sự nối tiếp chương trình hoá hữu cơ cho các6

em ở bậc THPT. Ngoài ra, chương này mở đầu cho lớp 12 nhưng cũng là chương

mang cả nội dung tổng hợp kiến thức cho phần ancol và axit cacboxylic của lớp

11. Các nội dung của chương mang ý nghĩa thực tiễn cao, gắn liền với đời sống.

Đây là chương có nhiều nội dung kiến thức đối với học sinh, kiến thức rộng và

khó.

b. Học sinh – chủ thể của hệ thống bài tập dưới sự đạo diễn của giáo viên.

Khi học xong bất cứ nội dung kiến thức nào thì học sinh đều được cung cấp

hệ thống bài tập để luyện tập lại. Bài tập thể hiện nội dung học tập, kiến thức cần

chiếm lĩnh. Bài tập là để dành cho học sinh, vì thế học sinh chính là chủ thể của

các bài tập đó. Tuy nhiên, đa số các bài tập là do giáo viên ra và yêu cầu học sinh

hoàn thành. Cách học của chúng ta từ bé đến lớn như thế, vô hình dung tạo thói

quen cho hầu hết các học sinh, đó là nếu thầy cô ra bài tập thì làm, không ra bài

tập thì coi như không có nhiệm vụ. Học sinh thiếu hẳn sự chủ động sáng tạo trong

quá trình học tập.

Trong nội dung đề tài này, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp để học sinh

cùng nhau tạo ra hệ thống bài tập, cùng nhau giải bài tập để hình thành kiến thức

và luyện tập kiến thức dưới sự định hướng của giáo viên.

c. Tự học, tự nghiên cứu đem lại niềm vui và sự phát triển tư duy một cách nhanh

nhất và bền vững nhất cho người học.

Như đã trình bày, tự học tự nghiên cứu là một phần của tự ý thức và con

đường hình thành động cơ bên trong mang tính bền vững. Học sinh đến trường

học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô, từ đó về nhà tự mày mò thêm để thu nạp

và hoàn thiện kiến thức. Trường học chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng, nếu

thực hiện tốt việc tự học, tự nghiên cứu thì học sinh sẽ nhanh chóng hình thành kĩ

năng, kĩ xảo, nâng cao kiến thức và tìm tòi ra các kiến thức mới.

pdf42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 12 tự xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết Este theo các mức độ nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 
(C17H35COO)3C3H5. 
(5) Triolein có nhiệt độ sôi cao hơn tristearin. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1. 
Câu 4. Cho các phát biểu sau 
(a). Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. 
(b). Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 
(c). Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc 
tác Ni. 
(d). Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. 
(e). Chất béo lỏng thường có chứa nhiều gốc axit béo không no. 
Số phát biểu đúng là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5. 
Câu 5. Cho các phát biểu sau 
(a) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước. 
(b) Dầu thực vật là chất béo có chứa nhiều gốc axit béo không no. 
 32 
(c) Dầu thực vật và dầu bôi trơn máy đều tan tốt khi đun nóng với dung dịch 
NaOH. 
(d) Benzyl axetat có mùi chuối chín nên được sử dụng trong công nghiệp thực 
phẩm. 
(e) Các este tan rất ít trong nước do chúng không tạo kiên kết hidro với nước. 
Số phát biểu đúng là 
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4. 
Đề bài mẫu từ câu 3.2. 
Câu 1. Este E mạch hở có CTPT là C5H8O2. Xà phòng hoá hoàn toàn E trong 
dung dịch NaOH được muối X và ancol Y. Axit hoá X được Z, trùng hợp Z thu 
được polime dùng để sản xuất thuỷ tinh hữu cơ. Công thức cấu tạo của E là 
A. CH3COOCH=CH-CH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3. 
C. CH3COOC(CH3)=CH2. D. HCOOCH=CH-C2H5. 
Câu 2. Este E chứa vòng benzen có CTPT C8H8O2. E tác dụng với dung dịch 
NaOH theo tỷ lệ mol 1:2 tạo ra hỗn hợp 2 muối đều không tham gia phản ứng 
tráng bạc. Công thức cấu tạo của E là 
A. HCOOCH2C6H5. B. C6H5COOCH3. 
C. CH3COOC6H5. D. C2H5COOC6H5. 
Câu 3. Este E mạch hở có CTPT là C5H8O2. Xà phòng hoá hoàn toàn X được 
muối X và andehit Y. Biết từ Y có thể điều chế ra Z bằng một phản ứng. Z là 
thành phần chủ yếu trong nước khử khuẩn khô để phòng chống dịch covid – 19. 
Công thức cấu tạo của E là 
A. CH3COOCH=CH-CH3. B. C2H5COOCH=CH2. 
C. CH2=CH-COOC2H5. C. CH3COOCH2-CH=CH2. 
Câu 4. Este E mạch hở có CTPT là C6H10O2. Xà phòng hoá hoàn toàn X bởi dung 
dịch NaOH được muối X và ancol no Y bậc 2. Công thức phân tử của X là 
A. C2H3O2Na. B. C3H5O2Na. C. C3H3O2Na. D. C4H7O2Na. 
Câu 5. Este E chứa vòng benzen có CTPT là C9H8O2. Thuỷ phân hoàn toàn E 
trong dung dịch NaOH dư thu được andehit X và muối Y (là muối của axit 
cacboxylic). Công thức phân tử của X là 
A. C8H8O. B. C8H8O2. C. C2H4O. D. C2H4O2. 
Đề bài tập từ mẫu câu 3.3 
Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng sau: X (C3H4O4) + 2NaOH Y + Z + H2O. 
Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện 
thường. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH2-COOH. 
B. X chứa hai nhóm –OH. 
C. Y có công thức phân tử là C2O4Na2. 
D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken. 
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng: 
Este X (C4HnO2) Y Z C2H3O2N 
Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là: 
0t¾¾®
oNaOH,t¾¾¾¾¾® 3 3o
AgNO /NH
t
¾¾¾¾¾¾® o
NaOH
t
+¾¾¾¾®
 33 
A. CH2=CHCOOCH3 B. CH3COOCH2CH3 
C. HCOOCH2CH2CH3 D. CH3COOCH=CH2. 
Câu 3. Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C7H6O. Chất X không 
phản ứng với Na, thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau: 
X Y 
#	%&'%((&,&*+(,	đặ/0⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯2 Este có mùi hoa nhài. Tên của X là 
A. Andehit benzoic. B. Phenyl etanal 
C. Axit benzoic. D. Benzyl axetat. 
Câu 4. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo 
đúng tỉ lệ mol): 
(a) X + 2NaOH ®X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4®X3 + Na2SO4 
(c) nX3 + nX4® nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3®X5 + 2H2O 
Phân tử khối của X5 là 
A. 174. B. 216. C. 202. D. 198. 
Câu 5. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện 
các phản ứng sau: 
(a) X + 2NaOH Y + Z +T (b) X + H2 E 
(c) E + 2NaOH 2Y + T (d) Y + HCl NaCl + F 
Chất F là 
A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2COOH. D. CH3CH2OH. 
Đề bài tập từ mẫu câu 3.4. 
Câu 1. Este X có công thức phân tử C5H8O4. Este Y có có công thức phân tử 
là C4H6O2 (X, Y chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng hỗn hợp chứa X và 
Y với dung dịch NaOH dư, thu được hai muối của hai axit cacboxylic đều no, 
có cùng số nguyên tử cacbon. Công thức cấu tạo của X, Y là 
A. CH3OOC-CH2-COOCH3 và CH3COOC2H3. 
B. CH3COO-CH2-COOCH3 và CH3COOC2H3 
C. C2H5OOC-COOCH3 và CH3COOC2H3. 
D. CH3COO-CH2-COOCH3 và C2H3COOCH3. 
Câu 2. Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử C4H6O4. X tác dụng 
với NaHCO3, giải phóng khí CO2. Y có phản ứng tráng gương. Khi cho X hoặc 
Y tác dụng với NaOH đun nóng, đều thu được một muối và một ancol. Công 
thức cấu tạo của X và Y tương ứng là 
A. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3. 
B. HOOC-COO-CH2-CH3 và H-COO-CH2-COO-CH3. 
C. CH3-COO-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3. 
D. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-CH2-OOC-H. 
Câu 3. Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử 
C8H14O4. X tan trong dung dịch NaOH đun nóng thu được một muối, hai ancol 
2
o
H
Ni, t
¾¾¾¾®
0t¾¾®
0Ni,t¾¾¾®
0t¾¾® ¾¾®
 34 
Y và Z, trong đó Z có số cacbon nhiều gấp đôi Y. Khi đun nóng với H2SO4 đặc, 
Y chỉ có thể tạo một olefin còn Z tạo ra 3 olefin. X có công thức cấu tạo là 
A. C2H5OOCCH2COOCH2CH2CH3. 
B. C2H5OOCCH2CH2COOC2H5. 
C. C2H5OOC−COOCH(CH3)CH2CH3. 
D. CH3OOCCH2CH2CH2COOC2H5. 
Câu 4. Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Thuỷ phân 
hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp hai ancol đơn 
chức có cùng số nguyên tử hiđro nhưng không phải đồng phân của nhau và 
muối cacboxylat Y hai chức. Công thức của muối là 
A. NaOOC-CH2-COONa. B. NaOOC-COONa. 
C. NaOOC-(CH2)2-COONa. D. NaOOC-CH=CH-COONa. 
Câu 5. Este X vừa tham gia được phản ứng tráng gương vừa tham gia được 
phản ứng trùng hợp. Chất hữu cơ Y khi thủy phân trong môi trường kiềm, thu 
được muối và ancol Z. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Công thức 
cấu tạo của X và Y lần lượt là 
A. CH2=CHCOO-CH3 và HCOO-CH2-CH2-CH2OH. 
B. CH2=CHCOO-CH3 và HCOO-CH2-CH(OH)-CH3. 
C. HCOO-CH2-CH3 và HCOO-CH2-CH2-CH2OH. 
D. HCOO-CH=CH2 và HCOO-CH2-CH(OH)-CH3. 
Đề bài tập từ mẫu câu 3.5 
Câu 1. Cho chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử là C4H6O4 tác dụng 
với dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và muối natri của axit 
cacboxylic Z. Biết rằng Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Phát biểu nào sau 
đây là đúng? 
A. Z cho được phản ứng tráng gương. 
B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo phức xanh lam. 
C. X là hợp chất hữu cơ đa chức. 
D. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1700C, thu được một anken duy nhất. 
Câu 2. Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Xà phòng hóa hoàn toàn 
X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với 
Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam và Z có khả năng tráng bạc. Phát biểu 
nào sau đây sai? 
A. nZ = 2nY. 
B. Đốt cháy 1 mol Z thu được 0,5 mol CO2. 
C. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
D. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. 
Câu 3. Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Thủy phân 
hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và hỗn hợp Z 
 35 
gồm hai muối. Axit hóa Z thu được hai chất hữu cơ E và F có cùng số nguyên 
tử cacbon. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. E và F là đồng phân cấu tạo của nhau. 
B. Y, E và F có cùng số nguyên tử hiđro. 
C. Y là ancol no, hai chức, mạch hở. 
D. E và F là hợp chất hữu cơ tạp chức. 
Câu 4. Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Thủy phân 
hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và hỗn hợp Z 
gồm hai muối. Axit hóa Z, thu được hai chất hữu cơ E và F có cùng số nguyên 
tử cacbon. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Nhiệt độ sôi của Y thấp hơn nhiệt độ sôi của etanol. 
B. Chất E và chất F là các hợp chất hữu cơ tạp chức. 
C. Y là ancol no, hai chức, mạch hở. 
D. Chất X có phản ứng tráng gương. 
Câu 5. Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng 
dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 
tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và 
CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai? 
A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. 
B. Y có mạch cacbon phân nhánh. 
C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
D. Z không làm mất màu dung dịch brom. 
Nhóm 4 
Câu 1. Hợp chất X mạch hở có CTPT CnHn+2On thỏa mãn sơ đồ sau: 
X + NaOH → Y + Z + T; 
Y + HCl → E + NaCl ; 
Z + HCl → F + NaCl. 
Biết E và F cùng số nguyên tử C ; ME < MF < MX < 170 ; 
Cho các phát biểu sau : 
(a) E và F là đồng đẳng của nhau; 
(b) T có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic. 
(c) F tác dụng với Na dư sinh ra số mol H2 bằng số mol F phản ứng. 
(d) X có tham gia phản ứng tráng bạc. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 
Hướng dẫn giải : 
MX = 29n + 2 n = 4 => X có CTPT C4H6O4. 
Từ sơ đồ phản ứng ta thấy Y và Z đều là các muối => X là HCOOCH2COOCH3. 
Các PTHH 
 36 
HCOOCH2COOCH3 + 2NaOH → HCOONa + HO-CH2COONa + CH3OH 
Y Z T 
HCOONa + HCl → HCOOH (E) + NaCl. 
HO-CH2COONa + HCl →HO-CH2-COOH (F) + NaCl. 
Từ các chất đã biết ta thấy các nhận định (c) và (d) là đúng => chọn A. 
Câu 2. Este E no, mạch hở có công thức phân tử CnH10On. Thủy phân hoàn toàn 
E trong NaOH thu được ancol X và hai muối Y, Z (MY < MZ) được tạo thành từ 
các axit cacboxylic tương ứng. Cho các phát biểu sau: 
(a) Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. 
(b) Từ etilen có thể tạo ra X bằng một phản ứng. 
(c) E, Y, Z đều có thể thực hiện phản ứng tráng bạc. 
(d) E có 2 công thức cấu tạo. 
(e) Đốt cháy hoàn toàn Z chỉ thu được Na2CO3 và CO2. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Hướng dẫn giải: 
E là este no mạch hở nên 39#3:;73 = 93 => n = 8 => E có CTPT C8H10O8 
Công thức cấu tạo: HCOOCH2CH2OOC-COOCH2CH2OOCH. 
X là HO-CH2-CH2-OH; Y là HCOONa, Z là NaOOC-COONa. 
Các phát biểu đúng là (b), (e) => chọn B. 
Câu 3. Este E no, mạch hở có công thức phân tử CnH10On. Thủy phân hoàn toàn 
E trong NaOH thu được ancol X và dung dịch chứa hai chất tan Y và Z (MY < 
MZ). Cho Z tác dụng với HCl loãng thu được hợp chất có công thức phân tử 
C2H4O3. Cho các phát biểu sau: 
(a) Số mol Y gấp hai lần số mol Z. 
(b) Trong Z có số nguyên tử oxi gấp hai lần số nguyên tử cacbon. 
(c) Dung dịch X hoàn tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. 
(d) Sản phẩm axit hóa của Y khi tráng bạc chỉ sinh các hợp chất vô cơ. 
(e) Trong công nghiệp X được dùng để điều chế axit axetic. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Hướng dẫn giải: 
E là este no mạch hở nên 39#3:;73 = 93 => n = 8 => E có CTPT C8H10O8 
Z tác dụng với HCl tạo ra HO-CH2COOH nên Z là HO-CH2COONa. 
CTCT của E là CH3OOC-CH2OOC-COOCH2COOCH3 
CH3OOC-CH2OOC-COOCH2COOCH3 + 4NaOH→ 2CH3OH (X) + 
2HO-CH2COONa (Y) + NaOOC-COONa (Z). 
 37 
Các phát biểu đúng: (a), (b), (e) => chọn đáp án C. 
Câu 4. Chất hữu cơ E (mạch hở) có công thức phân tử dạng C10HmO5. Thủy phân 
hoàn toàn E trong dung dịch NaOH được ba chất hữu cơ X, Y, Z (MY < MZ < 
MX). Chất X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng được chất hữu cơ T là nguyên 
liệu sản xuất tơ nilon-6,6. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y hoặc 1 mol Z đều cần dùng 
a mol oxi. 
Cho các phát biểu sau: 
(a) Chỉ có một cấu tạo duy nhất thỏa mãn tính chất của E. 
(b) Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. 
(c) Từ etilen có thể tạo thành Y hoặc Z bằng một phản ứng. 
(d) E, Z, T đều tác dụng với Na (dư) theo tỉ lệ mol 1 : 2. 
(e) Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2. 
(f) Lên men Y trong điều kiện thích hợp được axit axetic 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 4 C. 3 D. 5. 
Hướng dẫn giải: 
T là HOOC-(CH2)4-COOH nên X là NaOOC-(CH2)4-COONa. 
CTCT của E là HO-CH2-CH2OOC(CH2)4COOCH=CH2 
HO-CH2-CH2OOC(CH2)4COOCH=CH2 + 2NaOH → HO-CH2CH2OH (Z) + 
X + CH3CHO (Y). 
Các phát biểu đúng: (a), (b), (c) => Chọn C. 
Câu 5. Cho hai chất hữu cơ X và Y có công thức phân tử lần lượt là C8H8O4 và 
C8H6O5. Lấy cùng số mol của X tác dụng với Na và số mol Y tác dụng với 
NaHCO3 thì lượng khí thu được bằng nhau. Từ X và Y thực hiện các phản ứng 
theo các phương trình hóa học sau: 
X + 3NaOH X1 + X2 + 2H2O Y + 4NaOH X1 + X3 + 3H2O 
Biết rằng X1 là hợp chất có chứa vòng benzen và chứa các nguyên tố C, H, O, Na. 
X2, X3 có chứa Na. 
Cho các nhận định sau: 
(a) Phân tử khối của X1 là 117 gam/mol. 
(b) X2 là hợp chất hữu cơ tạp chức. 
(c) X3 có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro. 
(d) Ở điều kiện thường, X2 tồn tại ở dạng rắn. 
(e) Nung X3 với vôi tôi, xút thu được H2. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 
Hướng dẫn giải: 
X có 2 nhóm OH và Y có 1 nhóm COOH. 
X là HCOOCH2C6H3(OH)2 và Y là HCOOC6H3(OH)COOH 
0t¾¾®
0t¾¾®
 38 
Các PTHH 
HCOOCH2C6H3(OH)2 + 3NaOH HCOONa + HO-CH2C6H3(ONa)2 + 2H2O 
X X1 X2 
HCOOC6H3(OH)COOH+3NaOH HCOONa +(NaO)2C6H5COONa + 3H2O 
Y X1 X3. 
Có 2 phát biểu đúng là (b) và (d) => chọn A. 
Câu 6. Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng 
(theo đúng tỉ lệ mol): 
(a) X + 3NaOH Y + Z + T + H2O 
(b) 2Y + H2SO4 2E + Na2SO4 
(c) E + CuO axit oxalic + H2O + Cu 
(d) Y + NaOH P + Na2CO3 
Biết MY < MZ < MT < 120, Y và Z là muối của axit cacboxylic. Cho các phát biểu 
sau: 
(1) Chất X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn. 
(2) E là hợp chất tạp chức. 
(3) Trong không khí nếu lượng khí P nhiều hơn bình thường sẽ gây hiệu ứng nhà 
kính. 
(4) Chất Z tác dụng được với kim loại Na. 
(5) Dẫn khí CO2 vào dung dịch T sẽ thấy dung dịch bị vẫn đục. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Hướng dẫn giải: 
X có k = 6, dựa vào đồ thị thì khả năng X có 1 vòng benzen và 2 liên kết – COO 
Dựa vào giả thiết MY < MZ < MT < 120 
Vậy X là CH3COOCH2COOC6H5 
(a) CH3COOCH2COOC6H5 (X) + 3NaOH CH3COONa (Y) + 
HOCH2COONa (Z) + C6H5ONa (T) + H2O 
(b) 2HOCH2COONa (Z) + H2SO4 2HOCH2COOH (E) + Na2SO4 
(c) HOCH2COOH (E) + CuO (COOH)2 + H2O + Cu 
(d) CH3COONa (Y) + NaOH CH4 (P) + Na2CO3 
(1) Sai vì X chỉ có một công thức cấu tạo duy nhất 
(2) Đúng vì E vừa có nhóm – OH vừa có nhóm – COOH 
(3) Đúng vì CH4 gây ra hiệu ứng nhà kính 
(4) Đúng vì Z có một nguyên tử hiđro linh động 
(5) Đúng vì tạo ra C6H5OH 
=> Đáp án D 
Câu 7. Cho hai sơ đồ sau: 
0t¾¾®
0t¾¾®
0t¾¾®
¾¾®
0t¾¾®
0CaO, t¾¾¾®
0t¾¾®
0t¾¾®
0t¾¾®
0CaO, t¾¾¾®
 39 
CO + H2 X Y (C2H4O2) 
C2H4 Z T R (C4H6O3) U W (C6H10O4) 
Cho các phát biểu sau: 
(1) Nhiệt độ sôi của Y lớn hơn X. 
(2) Z và Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. 
(3) T và W đều là hợp chất đa chức. 
(4) 1 mol T hoặc 1 mol R tác dụng với AgNO3/NH3 đun nóng thì đều thu được 2 
mol Ag. 
(5) Thủy phân W trong môi trường kiềm thu được Y. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. 
Hướng dẫn giải: 
X là CH3OH; Y là CH3COOH vì CH3OH CH3COOH 
Z là C2H4(OH)2 ; T là HO- CH2 – CHO; R là CH3COOCH2CHO 
U là CH3COOCH2CH2OH; W là C2H4(OOCCH3)2 
Vậy các phát biểu (1), (2), (4) đúng => chọn (3). 
Câu 8. Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E mạch hở bằng dung dịch NaOH, thu 
được 4 sản phẩm hữu cơ X, Y, Z, T đều có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử 
(MX > MY > MZ > MT). Biết E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH tỉ lệ mol 1 : 
3, oxi hóa không hoàn toàn Z hoặc T (xúc tác thích hợp) đều có thể thu được axit 
axetic. Cho các phát biểu sau: 
(a) Tổng số nguyên tử trong một phân tử E bằng 24. 
(b) Đốt cháy hoàn toàn X chỉ thu được Na2CO3 và CO2. 
(c) Ở điều kiện thường Z là chất lỏng còn T là chất khí và đều tan rất tốt trong 
nước. 
(d) Trong Y có ba nguyên tử oxi. 
(e) Chất E có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn. 
(f) Có thể chuyển hóa qua lại giữa Z và T chỉ bằng một phản ứng hóa học. 
Số phát biểu đúng là 
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. 
Hướng dẫn giải: 
E là C T	là	CHGCHOZ	là	C3HBOHY	là	HO − CH3COONaX	là	NaOOC − COONa 
Vậy tất cả các ý đều đúng => chọn A. 
Câu 9. Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): 
(a) T + 4NaOH 2T1 + T2 + 2H2O 
xt¾¾® COxt
+¾¾¾®
4KMnO
pH 7=¾¾¾® o
CuO
t
¾¾¾® o
Y
xt,t
+
2
o
H
Ni,t
¾¾¾® o
Y
xt,t
+
CO
xt
+¾¾¾®
¾¾®
 40 
(b) 2T1 + H2SO4 (loãng) 2T3 + Na2SO4 
(c) T2 + H2SO4 (loãng) T4 + Na2SO4 
(d) T3 + 2AgNO3 + nNH3 + H2O T5 + 2Ag + 2NH4NO3 
Biết T là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4. Cho các phát biểu sau: 
(1) T2 có 5 công thức cấu tạo thỏa mãn. 
(2) T4 tác dụng vừa đủ với KOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2. 
(3) Giá trị của n là 3. 
(4) Trong phân tử T2, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử hiđro là 1. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Hướng dẫn giải 
T có 6 pi => T chứa este phenol 
T3 tráng bạc => T1 chứa HCOO- hoặc OHC- => T là (HCOO)2-C6H3-CH3 
T phản ứng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:4 tạo 2H2O 
(HCOO)2C6H3-CH3 + 4NaOH 2HCOONa + CH3-C6H3(ONa)2 + 2H2O 
T1 T2 
Các ý đúng là (b), (d) => chọn A. 
Câu 10. Hợp chất T có công thức C8H14O4. Từ T thực hiện các phản ứng (theo 
đúng tỉ lệ mol): 
T + NaOH T1 + T2 2T1 + H2SO4 T3 + Na2SO4 
T3 + C2H4(OH)2 T4 + H2O T2 + 3C15H31COOH T5 
+ 3H2O 
Biết T3 có đồng phân hình học, T2 mạch không phân nhánh và có 1 nhóm CH3. 
Cho các phát biểu sau: 
(a) Khối lượng mol của T5 là 806 gam/mol. 
(b) T4 tác dụng được với cả Na và dung dịch KOH. 
(c) Đốt hoàn toàn 1 mol T1 thu được 4 mol CO2. 
(d) Có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn với T. 
(e) T2 được sinh ra khi thủy phân triolein. 
(f) T3 có số nguyên tử H gấp 3 lần số nguyên tử O. 
Số phát biểu đúng là 
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
T có 2 liên kết pi, => T có 1 liên kết pi trong COO và một liên kết C=C, T có 2 
nhóm OH tự do. 
Từ phản ứng (4) => T2 là CH3-(CHOH)2-CH2OH; Bảo toàn nguyên tố C => T1 có 
4 nguyên tử cácbon. 
T3 có đồng phân hình học => T1 là CH3-CH=CH-COONa 
Vậy T là CH3-CH=CH-COOCH(CHOH)2-CH3 (3 đồng phân). 
¾¾®
¾¾®
¾¾®
¾¾®
ot¾¾® ¾¾®
o
2 4H SO Æ∆c,t¾¾¾¾¾®¬¾¾¾¾
o
2 4H SO Æ∆c,t¾¾¾¾¾®¬¾¾¾¾
 41 
Các phát biểu đúng (b), (f) => Chọn D. 
Với cách làm này, chúng tôi xây dựng được 215 bài tập (100 bài mức độ biết + 
80 bài mức độ hiểu + 25 bài vận dụng thấp và 10 bài vận dụng cao) về lí thuyết 
este. Lượng bài tập này góp phần hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức về este, lúc 
đó các bài tập tính toán thực sự không còn là vấn đề khó khăn nữa. 
Ngoài việc áp dụng cho các lớp 12 đã dạy, tôi còn thực hiện các giải pháp này cho 
các khối lớp khác ở các nội dung học tập tương ứng. Đây chính là điểm mà đề tài 
có thể mở rộng để hình thành hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự ôn tập kiến thức 
một cách hiệu quả. 
 42 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 
1. Tính mới 
Điểm mới của đề tài chính là sự kết hợp trí tuệ tập thể trên cơ sở phát triển 
năng lực của các nhân và đưa sản phẩm quay lại tiếp tục phát triển năng lực cho 
mỗi cá nhân trong tập thể. Đề tài tích hợp kiến thức môn Tin học để tiết kiệm thời 
gian cần thiết cho giáo viên, đưa giáo viên trở thành vị trí của người tổ chức hoạt 
động, học sinh là người thực hiện hoạt động của mình – chủ thể của các hoạt động. 
Qua sự tích hợp đó, học sinh hình thành được phong cách làm việc khoa học và 
chuyên nghiệp. Ngoài ra, đề tài còn phát triển kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh 
– một trong những kĩ năng cực kì cần thiết cho thời kì hội nhập thế giới. 
2. Tính khoa học 
Các giải pháp của đề tài đưa ra hợp lí và logic, phù hợp với từng đối tượng 
học sinh, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Đề tài giúp giáo viên chủ động 
kiến thức trong quá trình giảng dạy, đồng thời, học sinh chủ động tiếp thu kiến 
thức cần thiết trong quá trình học tập. Đề tài có thể mở rộng cho nhiều phần của 
môn Hoá học cũng như mở rộng cho nhiều môn học khác nhau. Đề tài này cũng 
góp phần khắc phục điểm yếu của học sinh khu vực nông thôn hiện nay, đó chính 
là tính năng động trong học tập. 
3. Tính hiệu quả 
Sau khi áp dụng đề tài này để xây dựng hệ thống kiến thức phần este – lipit, 
qua kết quả của bài kiểm tra, học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt so với lớp không 
thực hiện đề tài. Các học sinh hứng thú hơn, nghiêm túc hơn, đặc biệt đã lan toả 
được đến một số đồng nghiệp và được sự phản hồi tốt về cách làm cũng như bộ 
đề xây dựng được. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_tu_xay_dung.pdf
Sáng Kiến Liên Quan