Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí (Phần Điện học và Quang học)

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :

 Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan, thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.

 Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể hoá nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.

 Đối với môn vật lí ở trường phổ thông, bài tập vật lí đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí là một hoạt động dạy học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lí trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lí sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lí, những hiện tượng vật lí. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân tích, tổng hợp khái quát hoá.để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận. Nên bài tập vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí (Phần Điện học và Quang học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết :
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
R1=15W, 
R2=10W.
UMN=12V
R1//R2
a, Tính RMN?
b, A1=?,A2=? và A=?
-GV: Mạch điện đã cho có bao nhiêu điện trở ? Chúng mắc như thế nào?
-GV: Bài toán cần tìm những yếu tố nào?
-GV: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc // như thế nào?
- GV: Muốn tìm dòng điện qua A1, A2 ta cần biết dữ kiện nào?
- GV : Hiệu điện thế U1,U2 đã biết chưa?
- GV: Hãy áp dụng để tìm I1,I2,I
-HS: R1//R2
-HS: RMN=? A1=?,A2=? và A=?
-HS: hay 
RMN ==(W)
- HS : U hai đầu R1 và R2
- HS: vì R1//R2 =>
UMN = U1 = U2=12V
- HS: I1==(A)
I2==(A)
I==(A)
Ví dụ 6: Cho mạch điện như hình vẽ 2. Trong
đó R1=5W. Khi đóng khoá K vôn kế chỉ 6V,
Ampe kế chỉ 0,5A.
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
Hình 2
b, Tính điện trở R2?
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
R1=5W
UV=6V
IA=0,5A
R1nt R2
a,RAB?
b,R2=?
-GV: Mạch điện trên cho chúng ta biết những gì?
- GV: Ta có thể tính điện trở toàn mạch AB như thế nào?
- GV: Ta có thể tính điện trở R2 như thế nào ?
- HS: R1=5W, UV=6V,IA=0,5A,R1nt R2
- HS: áp dụng định luật ôm: I=
=> RAB==(W)
- HS: Vận dụng công thức tính điện trở tương đương của mạch nối tiếp ta có:
Rtđ = R1+R2 => R2 = Rtđ - R1
R2 = 12 – 5 = 7 W
3.2.2/ Bài tập tổng hợp :
 Là những bài tập phức tạp mà muốn giải được chúng ta phải vận dụng nhiều khái niệm, nhiều định luật hoặc qui tắc, công thức nằm ở nhiều bài nhiều mục. Loại bài tập này có mục đích chủ yếu là ôn tập tài liệu giáo khoa, đào sâu mở rộng kiến thức giúp các em học sinh thấy được mối quan hệ giữa những phần khác nhau. Bài tập dạng này giáo viên cần hướng dẫn cặn kẽ để giúp các đối tượng học sinh trong lớp có thể nắm bắt kịp thời.
Ví dụ 7: Cho một mạch điện như hình vẽ 3:
R3=10W, R1=20W, ampe kế A1 chỉ 1,5A
Ampe kế A2 chỉ 1A. Các dây nối và ampe kế 
có điện trở không đáng kể. Tính:
a. Điện trở R2 và điện trở tương đương 
Hình 3
toàn mạch?
b. Hiệu điện thế của mạch AB?
* Đối với loại bài nàycó thể đưa ra một số câu hỏi để gợi ý giúp các em nhận rõ các yếu tố cần tìm, tư duy logic để tìm ra lời giải nhanh chóng chính xác.
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
R3=10W,R1=20W,
I1=1,5A I2=1,0A
(R1//R2) nt R3
a. R2=? RAB=?
b. UAB =?
- GV: Mạch điện có bao nhiêu điện trở và mắc như thế nào?
- GV: Những yếu tố nào đã biết?
- GV: Cần tìm những yếu tố nào?
- GV: Em có nhận xét gì về U1 và U2?
- GV: Ta có thể tính U1 được không?
- GV: Vậy ta có thể tính điện trở R2 bằng cách nào?
- GV: Muốn tính điện trở tương đương trên mạch AB ta tính như thế nào?
- GV: Tính điện trở đoạn MN bằng cách nào?
- GV: Từ đó hãy tính điện trở toàn mạch AB?
- GV: Muốn tính hiệu điện thế toàn mạch AB ta cần biết thêm yếu tố nào?
- GV: Cường độ dòng điện toàn mạch đã biết chưa?
- GV : Vậy hiệu điện thế mạch AB là bao nhiêu? 
-HS: Có 3 điện trở và đây là dạng mạch hỗn hợp
 (R1//R2) nt R3
- HS: R1,R3,I1,I2
- HS: R2=? RAB=? UAB=?
- HS: Vì R1//R2 nên U1=U2
- HS: Được: U1=I1.R1=1,5.20=30(V)
U2=U1=30V
-HS: R2= W
- HS: RAB=RMN+R3
- HS:
RMN=W
RMN=12W
- HS: 
RAB = RMN+R3=12+10=22W
- HS: Cần biết thêm cường độ dòng điện toàn mạch.
- HS: Đã biết vì: I=I1+I2=1,5+1=2,5A
-HS: 
UAB =IAB.RAB =2,5.22=55V
Ví dụ 8: Một dây xoắn của bếp điện dài 8m, tiết diện 0,1mm2 và điện trở suất là r=1,1.10-6Wm. Hãy tính.
a, Điện trở của dây xoắn?
b, Nhiệt lượng toả ra trong 5 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V?
c, Trong thời gian 5 phút bếp này có thể đua sôi bao nhiêu lít nước từ 270C, biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kgK. Sự mất mát nhiệt ra môi trường coi như không đáng kể?
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
l= 8m
r=1,1.10-6Wm
S=0,1mm2=0,1.10-6m
U=220V
t = 5 phút =300s
t1=270C
t2=1000C
c=4200J/kgk
a, Rd=?
b, Q1=?
c, V=?
- GV : Bài toán cho biết những dữ kiện nào?
- GV: Cần phải tìm những dữ kiện nào?
-GV: Tính điện trở của dây xoắn bằng cách nào?
-GV: Nhiệt lượng toả ra trên đoạn dây khi mắc vào U=220V ở thời gian 5 phút bằng bao nhiêu?
-GV: Với nhiệt lượng Q1 như trên thì có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ 270C?
- HS: l,S, r,U,t,t1=270C, c=4200J/kg.K
- HS: Rd=?, Q1=?, V=?
-HS: Rd=r=
-HS: Q1==165000(J)
-HS: Q = mc(t2-t1) 
=>m=
=> m=
0,5 kg tương đương 0,5 lít
=> V=0,5 (lít)
3.3 Dạng bài tập đồ thị:
 Đó là những bài tập mà trong dữ kiện đã cho của đề bài và trong tiến trình giải có sử dụng về đồ thị. Loại bài tập này có tác dụng trước hết giúp học sinh nắm được phương pháp quan trọng biểu diễn mối quan hệ giữa số và các đại lượng vật lí, tạo điều kiện làm sáng tỏ một cách sâu sắc bản chất vật lí.
 Trong chương I vật lí 9 bài tập đồ thị tuy không nhiều nhưng hướng dẫn loại bài tập này giúp học sinh nắm được phương pháp đồ thị trong việc xác định số liệu để trả lời các câu hỏi.
Ví dụ 9: Trên hình 4 vẽ đồ thị kiểu biểu diễn
sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu 
điện thế của hai dây dẫn khác nhau.
a, Từ đồ thị hãy xác định giá trị cường độ dòng 
điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế 
Hình 4
đặt giừa hai đầu dây dẫn là 3V.
b, Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Nhỏ nhất?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Quan sát đồ thị chỉ ra trên đồ thị có mấy đường biểu diễn điện trở?
-GV: Xác định cường độ dòng điện chạy qua 
mỗi điện trở khi hiệu điện thế hai đầu dây là 3V
-GV: Điện trở nào có giá trị lớn nhất? Nhỏ nhất?
-HS: 3 đường: R1,R2,R3
-HS: Từ trục hành biểu diễn hiệu điện thế U tại vị trí 3V ta gióng đường thẳng song song với trục tung biểu diễn I ta có:
I1=5mA; I2=2mA; I3=1mA
-HS: R1=
 R2=
 R3=
3.4 Dạng bài tập thí nghiệm:
 Là dạng bài tập mà trong khi giải phải tiến hành thí nghiệm, những quan sát hoặc kiểm chứng cho lời giải lý thuyết hoặc tìm số liệu, dữ kiện dùng cho việc giải bài tập. Thí nghiệm có thể do giáo viên làm biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện làm. Các thí nghiệm có thể mang tính chất nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu một khía cạnh mới của kiến thức đã học hoặc nghiệm lại các vấn đề đã được rút ra từ lý thuyết.
Hình 5
Ví dụ 10: Để xây dựng công thức tính công suất điện giáo viên có thể tiến hành thí nghiệm, học sinh quan sát và rút ra công thức.
- GV: mắc sơ đồ mạch điện như hình 5.
- HS: nên làm các đồ dùng trong sơ đồ.
- GV: Vônkế đo hiệu điện thế ở đâu?
- GV: Số chỉ của Ampekế cho ta biết điều gì?
+ Sau đó giáo viên làm thí nghiệm với hai bóng
đèn 6V-5W và 6V-3W.
Lần 1: Làm với bóng đèn 6V-5W, đóng khoá K đèn sáng, điều chỉnh biến trở để Vôn kế có chỉ số 6V, đọc kết quả của Ampe kế.
Lần 2: Làm với bóng đèn 6V-3W tiến hành tương tự đọc số chỉ của Ampe kế.
Ta có kết quả trong bảng sau:
 Số liệu
Lần thí nghiệm
Số ghi trên bóng đèn
Cường độ dòng điện đo được (A)
Công suất (W)
Hiệu điện thế (V)
Lần 1
5
6
0,82
Lần 2
3
6
0,51
- HS: tính tích U.I đối với mỗi bóng đèn sau đó so sánh tích này với công suất định mức ghi trên bóng đèn.
- GV: hướng dẫn học sinh bỏ qua sai số do phép đo để rút ra công thức : P = U.I
*. Giải pháp cho chương 3: Quang học
3.1. Giáo viên cho HS đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần cho đến khi nắm được. Sau đó hướng dẫn HS phân tích đề:
Hỏi: * Bài toán cho biết gì ?
	* Cần tìm gì ? Yêu cầu gì ?
	* Vẽ hình như thế nào ? Ghi tóm tắt.
	* Vài học sinh đọc lại đề ( Dựa vào tóm tắt để đọc ).
Ví dụ 1: Một người dùng một kính lúp có số bội giác 3 X để quan sát một vật nhỏ AB được đặt vuông góc với trục chính của kính và cách kính 10cm.
a) Tính tiêu cự của kính? Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính?
b) Dựng ảnh của vật AB qua kính (không cần đúng tỉ lệ), ảnh là ảnh thật hay ảo ?
c) Ảnh lớn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ? 
Giáo viên cho HS đọc vài lần. Hỏi: 
	* Bài toán cho biết gì?
	- Kính gì? Kính lúp là loại thấu kínhgì? Số bội giác G ?
	- Vật AB được đặt như thế nào với trục chính của thấu kính ? Cách kính bao nhiêu ?
	- Vật AB dược đặt ở vị trí nào so với tiêu cự ?
	* Bài toán cần tìm gì ? Yêu cầu gì ?
	- Tìm tiêu cự ? Để tính tiêu cự của kính lúp cần sử dụng công thức nào ?
	- Để nhìn rõ ảnh qua kính lúp vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
	- Dựng ảnh của vật AB qua kính ta phải sử dụng các tia sáng đặt biệt nào?
	- Xác định ảnh thật hay ảo ?
- So sánh ảnh và vật ?
	* Một HS lên bảng ghi tóm tắt sau đó vẽ hình. (cả lớp cùng làm )
Cho biết
Kính lúp
G = 3 X
OA = 10cm
a) G = ?Vật đặt khoảng nào?	
b) Dựng ảnh của AB. Ảnh gì?
c) 	
* Cho 2 học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề. ( có như vậy HS mới hiểu sâu đề ).
* Để giải đúng bài toán cần chú ý cho HS đổi về cùng một đơn vị hoặc đơn vị của số bội giác phải được tính bằng cm.
	3.2 .a) Để hs dựng ảnh, hoặc xác định vị trí của vật chính xác qua kính, mắt hay máy ảnh GV phải luôn kiểm tra, khắc sâu HS: 
	* Các sơ đồ ký hiệu quen thuộc như:
- Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì: 	;	 
- Vật đặt vuông góc với trục chính:	 hoặc 	
F
•
•
F'
O
- Trục chính, tiêu điểm F và F', quang tâm O:	
- Phim ở máy ảnh hoăc màng lưới ở mắt:
Màng lưới
- Ảnh thật:	hoặc 	 ;	- Ảnh ảo: hoặc	
* Các Định luật, qui tắc. qui ước, hệ quả như: 
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng
- Đường thẳng nối tâm mặt cầu và vuông góc với mặt cầu gọi là trục chính.
- O gọi là quang tâm của thấu kính
- F và F' đối xứng nhau qua O, gọi là các tiêu điểm.
- Đường truyền các tia sáng đặt biệt như:
Thấu kính hội tụ:
	+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F.
	+ Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
	+ Tia tới đi qua quang tâm O, truyền thẳng.
	+ Tia tới bất kỳ cho tia ló đi qua tiêu điểm phụ ứng với trục phụ song song 
với tia tới.
•
F'
F
•
O
Thấu kính phân kì:
	+ Tia tới song song với trục chính, cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F'.
	+ Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
	+ Tia tới đi qua quang tâm O, cho tia ló truyền thẳng.
F’
O
•
F'
•
F'
O
•
F
•
	+ Tia tới bất kỳ, cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm phụ, ứng với
 trục phụ song song với tia tới.
- Máy ảnh:
	+ Vật kính máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
	+ Ảnh của vật phải ở ngay vị trí của phim cho nên muốn vẽ ảnh phải xác 
định vị trí đặt phim.
	B
P
O
A
Q
- Mắt, mắt cận và mắt lão:
 + Thể thuỷ tinh ở mắt là một thấu kính hội tụ -Màng lưới như phim ở máy ảnh.
 + Điểm cực viễn: điểm xa mắt nhất mà ta có thẻ nhìn rõ được khi không điều tiết.
 + Điểm cực cận: điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được 
	Kính cận là thấu kính phân kì. 
•
F,
CV
A
B
Kinh cận	
Mắt	
+ Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão
 là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
•
F
CC
A
B
Kinh lão	
Mắt	
•
- Kính lúp:
	+ Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
	+ Để dựng ảnh, hoặc xác định vị trí một vật qua kính lúp cần phải đặt vật 
trong khoảng tiêu cự của kính. Ảnh qua kính lúp phải là ảnh ảo lớn hơn vật
•
F
A
B
O
* Ở ví dụ 1:
-Dựng ảnh của vật AB qua kính lúp:
+ Ta phải đặt vật AB trong khoảng tiêu cự
của kính lúp	
+ Dùng hai tia đặt biệt để vẽ ảnh A'B'
b) Để trả lời phần câu hỏi định tính học sinh cần thu thập thông tin có liên
 quan đến nội dung, yêu cầu bài toán từ đó vận dụng để trả lời.
Ở ví dụ 1
- Câu a) Vật đặt trong khoảng nào? Câu b) Ảnh gì?
+ Ở đây vật kính là một kính lúp cho nên vật phải đặt trong khoảng tiêu cự mới nhìn rõ được vật. Ảnh của vật qua thấu kính sẽ là ảnh ảo và lớn hơn vật.
* Các thông tin:
- Thấu kính hội tụ:
	+ Vật đặt ngoài tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
	+ Vật đặt rất xa thấu kính cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
	+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều với vật
- Thấu kính phân kỳ:
	+ Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo,cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoản tiêu cự của thấu kính.
	+ Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
- Máy ảnh:
	+ Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
- Mắt cận:
	+ Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.
	+ Mắt cận phải đeo kính phân kì.
- Mắt lão:
	+ Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần.
	+ Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
- Kính lúp:
	+ Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh
 ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
3.3. Nắm chắc các công thức Vật lí, các hệ thức của tam giác đồng dạng, dùng
 các phép toán để biến đổi các hệ thức, biểu thức : 
* Công thức tính số bội giác:
	G = 
- Trở lại ví dụ 1 :	G = = 
* Hệ thức tam giác đồng dạng, và các phép toán biến đổi:	
ž
ž
A
B'
B
A/'','''''''
F
F'
O
Ta trở lại câu c) ví dụ1:
c) 
* OA'B' Đồng dạng vớiOAB , nên ta có :
	 (1)	
	* F'A'B' đồng dạng với F'OI, nên ta có:
	 (2) 
Từ (1) và (2) ta có:
	(cm) (3) 	
Thay (3) vào (1) ta có :
* Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật	
* Chú ý phần này là phần cốt lõi để giải được một bài toán quang hình học, nên đối với một số HS yếu toán hình học thì GV thường xuyên nhắc nhở về nhà rèn luyện thêm phần này :
- Một số HS mặc dù đã nêu được các tam giác đồng dạng , nêu được một số hệ thức nhưng không thể biến đổi suy ra các đại lượng cần tìm
- Trường hợp trên GV phải nắm cụ thể tùng HS. Sau đó giao nhiệm vụ cho một số em khá trong tổ, nhóm giảng giải, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
3.4. Hướng dẫn HS phân tích đề bài toán quang hình học một cách lôgic, có hệ thống:
	Ví dụ 2: Đặt vật AB cao 12cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính 24cm thì thu được một ảnh thật cao 4cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và tính tiêu cự của thấu kính.
* Hướng dẫn HS phân tích bài toán, sau đó tổng hợp lại rồi giải:
F’
A
B
O
•
•
F'
A'
B'
I
	- Để hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu bài toán phải cho HS đọc kỷ đề, ghi tóm tắt sau đó vẽ hình.
Cho biết:
TKHT
AB = 12cm; OA = 24cm	
A'B' = 4cm (ảnh thật)
OA' = ? OF = OF' = ?
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
* Muốn tính OA' ta cần xét các yếu tố nào?	
	(OAB ~ OA'B') OA' =......
* Muốn tính OF' = f ta phải xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau? 	
	(OIF' ~ A'B'F')
* OI như thế nào với AB; F'A' = ?
- Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại: 
	Tìm OA' F'A' OI OF' ;
Giải:
	* Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ là:
	OAB ~ OA'B' suy ra 
	* Tiêu cự của thấu kính:
	OIF' ~ A'B'F' Do OI = AB nên:
	ĐS:	OA = 8cm
	OF = 6cm
4. Kết quả đạt được:
 Thông qua tiến hành nghiên cứu trên lớp 9 với đề tài phân loại và hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí 9 chương I: Điện học, tôi đã thu được một số kết quả đó là học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách làm các bài tập vận dụng trong sách bài tập.
 Để chứng minh tôi xin đưa ra một số kết quả sau: 
Kết quả khảo sát phần điện học 9 năm 2013 - 2014:
Lớp
Sỉ số
Điểm trên 5
Điểm 9-10
Điểm dưới 5
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
Tổng
85
30
35,3%
4
4,7%
55
64,7%
- Sau khi tiến hành nghiên cưú trên lớp 9 để đối chứng, khi kiểm tra kết thúc chương I tôi đã thu được kết quả sau:
Lớp
Sỉ số
Điểm trên 5
Điểm 9-10
Điểm dưới 5
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
91
23
18
78,3%
3
13%
5
21,7%
92
36
27
75%
7
19,4%
9
25%
93
33
26
78,8%
5
15,2%
7
21,2%
Tổng
92
71
77,2%
15
16,3%
21
22,8%
Kết quả khối 9: Điểm trên 5: Tăng 41,9%
 Điểm dưới 5: giảm 41,9%; Điểm 9 - 10 tăng: 11,6%
Sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả HS giải bài tập Vật lí về "Quang hình học Vật lí 9" khả quan hơn. Đa số các HS yếu đã biết vẽ hình, trả lời được một số câu hỏi định tính
Tất cả các HS đã chủ động khi giải loại toán này, tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn khi giải một bài toán quang hình học lớp 9. 
Qua kết quả trên đây, hy vọng lên cấp III các em sẽ có một số kỹ năng cơ bản để giải loại toán quang hình học này
*Kết quả đợt khảo sát cuối năm 2013 - 2014:
Lớp
Sỉ số
Điểm trên 5
Điểm 9-10
Điểm dưới 5
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
K9
85
32
37,6%
6
7,1%
53
62,4%
*Kết quả đợt khảo sát cuối năm 2014 - 2015:
Lớp
Sỉ số
Điểm trên 5
Điểm 9-10
Điểm dưới 5
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
91
23
17
73,9%
3
13%
6
26,1%
92
36
27
75%
7
19,4%
9
25%
93
33
25
75,8%
6
18,2%
8
24,2%
K9
92
69
75%
16
17,4%
23
25%
	Kết quả khối 9: Điểm trên 5: Tăng 37,4%
 Điểm dưới 5: giảm 37,4%; Điểm 9 - 10 tăng: 10,3%
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp
Để kích thích tư duy, hứng thú học tập của học sinh. Trong năm học 2014 – 2015 tôi đã vận dụng sáng kiến này vào việc dạy học Vật lí đối với đối tượng học sinh lớp 9 của trường THCS Hưng Điền B. Tuy kết quả đạt được chưa thật cao, song cũng giúp đại đa số học sinh yêu thích môn Vật lí, biết giải được bài tập quang hình học của môn Vật lí 9.
 Trong quá trình ngiên cứu và áp dụng sáng kiến “Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lí 9 (Phần Điện học và Quang học)” tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Yêu cầu HS đọc đề từ 3 – 5 lần.
- Nhắc lại kiến thức liên quan đến bài tập.
- Yêu cầu HS dựng ảnh và xác định vị trí ảnh theo các bước (Quang học)
 Tóm tắt kĩ đề bài viết được các công thức tính toán ( Điện hoc)
- Để trả lời phần câu hỏi định tính học sinh cần thu thập thông tin có liên quan đến nội dung, yêu cầu bài toán từ đó vận dụng để trả lời.
- Nắm chắc các công thức vật lí, các hệ thức của tam giác đồng dạng, dùng các phép toán để biến đổi các hệ thức, biểu thức.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài toán một cách lôgic, có hệ thống.
- Giáo viên thường xuyên động viên khi HS có kết quả tốt, giúp đỡ những HS chưa làm tốt. 
2. Phạm vi áp dụng
- Phương pháp giải bài tập Vật lí 9 có thể giúp HS giải các bài toán liên quan đến Điện học và Quang học cơ bản và nâng cao, TKHT và TKPK cũng như kính lúp và máy ảnh.
- Nội dung đề tài được áp dụng ở học kì I và III chương trình Vật lí 9 và có thể áp dụng trong bất kì trường THCS nào có lớp 9.
3. Những kiến nghị đề xuất
- Cần mở các lớp tập huấn cho các giáo viên dạy Vật lí 9 về chuyên môn để giúp cho họ có điều kiện giảng dạy tốt hơn.
- Thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về phương pháp giảng dạy môn Vật lí để các giáo viên được giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đồ dùng dạy học cần trang bị tốt hơn, chính xác hơn.
- Thường xuyên bổ sung tài liệu liên quan đến vật lí, đặc biệt là Vật lí 9.
- Cần phải có phòng học bộ môn để các giờ học được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
 Trên đây là một số những kinh nghiệm đã được vận dụng trong của tôi. Tuy chỉ là ý kiến của riêng mình song tôi cũng mạnh dạn trình bày để các đồng chí tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiện không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp để sáng kiến trên được hoàn thiện và đạt được hiệu quả hơn trong những năm học tới.
Tôi xin chân thành cám ơn 
 Hưng Điền B, ngày 01 tháng 10 năm 2015
	NGƯỜI THỰC HIỆN
Võ Văn Lực 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Vũ Quang, “Sách giáo khoa Vật lí 9”, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
- Vũ Quang, “Sách giáo viên Vật lí 9”, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
- Đoàn Duy Hinh, “Sách bài tập Vật lí 9”, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
- SKKN của GV Lương Văn Thành trường THCS Hương Phong Hương Trà – Thừa Thiên Huế 
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lí.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
- Nguyễn Thanh Hải, “Giải bài tập Vật lí 9”, nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
- Tham khảo tài liệu Internet
MỤC LỤC
1. Các từ - cụm từ viết tắt ........................................................................Trang 1
2. Lời nói đầu 	Trang 2
3. Lý do chọn đề tài	Trang 2
4. Mục đích nghiên cứu	Trang 4
5. Lịch sử đề tài	Trang 5
6. Phạm vi đề tài	Trang 6
7. Nội dung và giải pháp 	Trang 7
8. Thực trạng	Trang 7
9. Những nội dung cần giải quyết 	.Trang 10
10. Giải pháp 	Trang 10
11. Kết quả 	Trang 28
12. Kết luận	Trang 30
13. Tài liệu tham khảo	Trang 32
14. Mục lục	Trang 33

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_tap_vat_li.doc
Sáng Kiến Liên Quan