Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong

Cơ sở lý luận

CNTT luôn được đề cao trong công cuộc đổi mới giáo dục. Môn Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào chương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học 2006 - 2007. Việc triển khai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc.

Trong Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 do Quốc hội ban hành ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Quốc hội đã xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông.

Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 11/6/2011 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một đề án tổng thể đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2001; trong đó bao gồm cả vấn đề cải tiến tổ chức giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ thông; những định hướng về việc thiết kế mục tiêu, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức và kế hoạch dạy học cho trường trung học phổ thông kỹ thuật.

Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. Theo Chương trình này, môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Cũng theo chương trình này, môn Tin học được đưa vào dạy bắt buộc ở cấp Trung học phổ thông và tự chọn ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.

Theo Công văn 4323/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015 - 2016 đưa ra nhiệm vụ cụ thể về môn Tin học như sau: “Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh cách hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.”

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, tổ chức họp trực tuyến; Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning; Hướng đến mô hình trực tuyến, phần mềm nguồn mở, học liệu mở cho giáo dục; Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử; Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT

Như vậy, có thể thấy CNTT đang không ngừng phát triển. Việc ứng dụng CNTT vào giáo dục không chỉ giúp giáo viên đổi mới được các phương pháp, hình thức dạy học mà còn giúp học sinh có thể vừa học vừa chơi vừa thực hành, dần hình thành niềm đam mê cho các em để định hướng về sau.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn phim kết hợp với phần mềm quản lý học sinh để hướng dẫn học sinh
Trước đây, tôi thường hướng dẫn trực tiếp cho học sinh theo nhóm hoặc sử dụng bài giảng điện tử và dạy qua phần mềm quản lý học sinh. Kết quả tôi thấy học sinh thụ động, đặc biệt không nhớ rõ lý thuyết nếu giáo viên yêu cầu nhắc lại. Vì vậy, tôi đã sử dụng bài giảng điện tử, các đoạn phim (video) kết hợp với phần mềm quản lý học sinh trong quá trình giảng dạy để học sinh có thể trực tiếp nghe, trực tiếp quan sát, giúp học sinh nhớ lâu hơn và chuyển sang thực hành dễ dàng hơn. Giáo viên cũng sẽ không phải làm việc nhiều, chỉ cần quan sát, hướng dẫn cho những học sinh còn lúng túng khi thực hành.
Ví dụ, khi dạy bài “Tẩy, xóa hình (Tiết 1)”, để hướng dẫn học sinh tôi sử dụng các video hướng dẫn các bước thực hiện Tẩy một vùng trên hình, phần chú ý và các bước sử dụng công cụ Chọn (Có bài giảng và video đi kèm).
Đối với học sinh lớp 3, các em mới bắt đầu tiếp xúc với phần mềm, khi làm video hướng dẫn cần thực hiện chậm, nói rõ cách sử dụng công cụ cho các em hiểu, có thể nói thêm cách vẽ hình ảnh đó để các em có thể định hình được thao tác của mình trước khi thực hành. 
* Tổ chức thảo luận theo nhóm
Trước khi thực hành, học sinh cần phải nhớ được lý thuyết để đưa ra được những việc cần phải làm trước khi thực hiện. Để vẽ được một bức tranh hoàn thiện cần sử dụng nhiều thao tác và công cụ vẽ khác nhau. Vì thế, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc nhóm để tìm ra hình vẽ đó đã được sử dụng những công cụ nào, những chế độ nào để xử lí. Từ đó giúp học sinh thấy được sự linh hoạt khi kết hợp các công cụ của phần mềm. 
Ví dụ: Để học sinh nhớ và hiểu rõ hơn cách lật và quay hình vẽ (Bài Trau chuốt hình vẽ - SGK Tin học quyển 3). Học sinh sẽ thảo luận theo nhóm đôi với chủ đề: Em hãy quay và lật hình vẽ nhân vật hoạt hình Pikachu theo hình dưới đây: 
Khi ứng dụng phương pháp này, tôi thấy học sinh tích cực chủ động hơn, các em đã biết trao đổi với nhau để tìm ra câu trả lời và cách làm đúng, tự tin báo cáo kết quả trước lớp hoặc với giáo viên. Giáo viên chỉ cần quan sát, hướng dẫn thêm và không cần giải thích nhiều với học sinh.
* Củng cố lại kiến thức cũ và mới
Lý thuyết các bài thường liên quan đến nhau vì thế khi củng cố lại kiến thức, giáo viên cần xen kẽ cả kiến thức cũ và mới cho học sinh. Để củng cố lại kiến thức cho học sinh cuối bài, nên sử dụng hình thức trò chơi. Có nhiều trò chơi như: tổ chức thi Đố vui để học, thi Rung chuông vàng, trò chơi Trúc xanh, trò chơi Ai nhanh hơn Giáo viên Tin học có lợi thế nhiều về công nghệ thông tin nên khi thiết kế các trò chơi trên một số phần mềm ứng dụng sẽ dễ dàng hơn. Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn và bám sát trọng tâm bài dạy đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy, tránh những câu hỏi lan man, tùy tiện hoặc quá giản đơn.
Ví dụ: Em cần thực hiện theo các bước nào để vẽ được hình vẽ dưới đây? Em sử dụng những công cụ nào để vẽ được hình vẽ sau? Để vẽ được hình vẽ này em cần sử dụng công cụ nào?...
* Hướng dẫn học sinh những thao tác và các lệnh hỗ trợ khác
Qua quá trình dạy và quan sát, tôi thấy học sinh thường làm mất hộp công cụ, hộp màu, muốn phóng to trang vẽ, lưu sản phẩm của mình vào máy tính, lấy những hình vẽ khác ra so sánh Đa số các em thường không biết tự thực hiện và đều nhờ sự hỗ trợ từ giáo viên. Tôi thường chỉ hướng dẫn cho những học sinh nào có yêu cầu, điều này khiến tôi và học sinh thường mất nhiều thời gian, giảm đi hứng thú học tập của các em. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh các thao tác cơ bản và một số lệnh hỗ trợ trong quá trình giảng dạy để học sinh có thể tự chủ động trong quá trình học và thực hành của mình.
Theo mục tiêu chương trình, ở đối tượng học sinh lớp 3, không yêu cầu phải hướng dẫn thêm các kĩ năng ngoài sách giáo khoa. Nhưng để học sinh có thể thao tác tốt và làm nền cho những tiết học tiếp theo thì tôi nghĩ việc hướng dẫn thêm cho học sinh các thao tác là điều cần thiết. Việc này không mất nhiều thời gian, không đòi hỏi cao ở các em. Các em không cần thiết biết lưu sản phẩm vào máy tính nhưng các em cần biết cách mở một trang vẽ mới; cách lấy lại hộp công cụ, hộp màu; cách mở một tệp có sẵn trong máy tính để thuận tiện cho quá trình học và thực hành của các em. 
* Lưu các tệp hình vẽ mẫu trong một thư mục riêng
Để tiện cho việc hướng dẫn của giáo viên và thực hành của học sinh, giáo viên nên sắp xếp các tệp hình vẽ mẫu có sẵn trong một thư mục riêng, có tên thống nhất giữa các máy. Trước mỗi tiết học, giáo viên cần kiểm tra để đảm bảo rằng các tệp cho trước ở dạng chưa xử lí, chưa bị thay thế.
b. Đối với bài dạy thực hành
* Tôi thường tổ chức công việc thực hành trên lớp theo các mức sau: 
Mức 1: Đề nghị học sinh thực hành tại chỗ dưới sự giám sát trực tiếp của giáo viên để kiểm tra kỹ năng và sự hiểu bài của học sinh.
Sau khi học xong phần lý thuyết về các bước thực hiện, tôi thường yêu cầu học sinh thực hành trực tiếp, làm mẫu và nói về các bước thực hiện đó cho cả lớp cùng quan sát, đánh giá. Tôi thường chọn bất kì học sinh trong lớp lên thực hiện, làm như vậy các em sẽ có suy nghĩ giáo viên có thể gọi mình bất cứ lúc nào nên sẽ có ý thức tự giác học và tập trung hơn.
Mức 2: Học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa và giáo viên kiểm tra kết quả ngay trên máy của học sinh. 
Đây là việc làm thường xuyên của tất cả các giáo viên dạy Tin học, đặc biệt là giáo viên dạy tiểu học. Bởi, để kiểm tra được kỹ năng của học sinh thì giáo viên cần phải đi đến từng học sinh. Đối tượng học sinh tiểu học đôi lúc chưa thể tự giác học theo yêu cầu của giáo viên, các em có thể không tự giác thực hành hoặc tự ý vẽ hình khác thay vì thực hành cùng bài mẫu của cả lớp. Khi giáo viên kiểm tra kết quả ngay trên máy tính của học sinh, sẽ phát hiện được những em có năng khiếu hoặc những em chưa thực sự hiểu bài, chưa thực hiện được các thao tác để có thể hướng dẫn lại kịp thời cho các em kiến thức của tiết học hôm đó.
Đối với học sinh lớp 3, các em mới được sử dụng phần mềm Paint lần đầu, kĩ năng thao tác với chuột máy tính chưa nhanh và chưa được chính xác lắm nên yêu cầu cao nhất đối với các em là vẽ được các bài vẽ có trong sách giáo khoa (nhưng không phải là tất cả vì có nhiều em còn hạn chế về kĩ năng). Giáo viên nên thường xuyên kiểm tra tại máy các em thực hành để nắm bắt kịp thời những học sinh còn yếu về kĩ năng, thao tác nào để kịp thời xử lí.
Mức 3: Ra các đề bài (tùy vào đối tượng học sinh) để học sinh làm và thực thi ngay trên máy tính. Có thể tiến hành theo từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm. Giáo viên tiến hành kiểm tra tại chỗ trên máy tính. 
Yêu cầu đầu tiên là học sinh khi thực hành là phải làm được các bài tập có trong sách giáo khoa. Khi thực hành các bài tập trong sách giáo khoa thì học sinh có thể thực hành theo từng cá nhân (nếu 2 học sinh/ máy thì chia thời gian thực hành để các em có cơ hội tự thực hành riêng). Đối với loại bài tập lớn, có thể cho học sinh chia nhóm từ 2 - 3 em/ nhóm, khi thực hiện các bài tập lớn đòi hỏi các em phải linh hoạt khi sử dụng các thao tác, các công cụ vẽ. Ngoài ra, ý tưởng khi thực hiện cũng chiếm một phần khá quan trọng. Sau khi thực hiện xong, giáo viên cần tiến hành kiểm tra, nhận xét bài vẽ của nhóm tại chỗ. Có thể giới thiệu bài vẽ của cá nhân, nhóm cho cả lớp cùng xem để khích lệ tinh thần học tập của các em. Ở mức này, tôi thường áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 4, các em cũng đã học được rất nhiều công cụ và có thể áp dụng linh hoạt để tạo ra những bài vẽ đẹp. Ngoài ra, tôi muốn học sinh có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, nâng cao tính sáng tạo của các em khi thực hành.
Mức 4: Ra một đề tài, yêu cầu học sinh làm theo nhóm. 
Giáo viên không quan tâm đến quá trình và cách tiến hành, chỉ quan tâm đến kết quả công việc của học sinh. Bài thực hành được làm tại lớp sau khi các em thực hiện xong các yêu cầu của giáo viên, kéo dài trong suốt thời gian học sinh học về phần mềm Paint. Để thực hiện được mức này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các thao tác như lưu hình vẽ vào tệp của nhóm, mở hình vẽ có sẵn trong tệp,  Tôi chỉ áp dụng mức này với đối tượng học sinh lớp 5, các em đã có ý thức tự giác học tập, làm việc nhóm rất cao nên khi sử dụng mức này đã giúp các em tự tin, biết cách làm việc khoa học hơn để phục vụ cho những cấp học sau.
* Tổ chức các buổi thi vẽ tranh theo chủ đề trong các tiết thực hành
Ngoài cách tổ chức thực hành theo các mức, đôi khi giáo viên cần tổ chức các buổi thi vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh để tạo được sự hứng thú và phát huy được tính sáng tạo cho học sinh. Qua đó giáo viên có thể tận dụng những cuộc thi này để giới thiệu cho học sinh về các di tích lịch sử của quê hương, đất nước; các tranh vẽ của các bạn học sinh ở các nơi khác; giáo dục kĩ năng sống cho các em qua các chủ đề đã được chọn sẵn...
Nên tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn ở trên mạng Internet như các video, hình ảnh giới thiệu về di tích lịch sử, về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các dòng sông, con đường làng, về những tấm gương sáng, về tình người, về những hành động đẹp trong cuộc sống, các tệ nạn xã hội... Chỉ cần khoảng 5 phút để giới thiệu cho học sinh các chủ đề. Từ đó, học sinh sẽ tự do vẽ theo khả năng của mình. Có thể cho học sinh vẽ cá nhân nếu học sinh đó có khả năng, nếu những em nào chưa thực sự tự tin về khả năng của mình thì nên tổ chức cho các em thi theo nhóm để các em có thể hỗ trợ nhau trong quá trình vẽ về ý tưởng cũng như kĩ năng thành thạo và sử dụng linh hoạt các công cụ vẽ. 
Đối với học sinh lớp 3, các em mới lần đầu tương tác với phần mềm Paint và được học các công cụ đơn giản như tô màu; vẽ đoạn thẳng; tẩy, xóa hình; di chuyển hình; vẽ đường cong; sao chép màu từ màu có sẵn nên việc ứng dụng vẽ theo chủ đề chưa thể áp dụng được nhiều. Không nên yêu cầu các em phải vẽ được các chủ đề mà phải sử dụng những công cụ mà các em chưa học, có thể sử dụng các chủ đề vẽ thành phố, đàn cá, lá cây, xe ô tô... để các em rèn luyện thêm kĩ năng của mình và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Nếu học sinh biết sử dụng các công cụ chưa được học, cần khuyến khích các em sử dụng và có những yêu cầu khác đối với các em.
Đối với học sinh lớp 4, các em được học thêm nhiều các công cụ vẽ khác nên các chủ đề vẽ sẽ đa dạng và phong phú hơn. Ở khung chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu cho học sinh tùy chọn chủ điểm vẽ. Tôi thấy điểm này rất hay, sẽ khơi dậy được sự sáng tạo và tính thẩm mỹ của học sinh. 
Đối với học sinh lớp 5, kiến thức và kĩ năng sử dụng phần mềm của các em được hoàn thiện rất nhiều. Vì thế, khi đưa các chủ đề cho các em, giáo viên có thể sử dụng nhiều chủ đề để cho các em có thể thỏa sức sáng tạo.
Qua việc tổ chức các buổi thi vẽ tôi thấy học sinh đã bước đầu nhận thức được sự khác biệt giữa công việc vẽ tranh theo cách truyền thống với công việc vẽ tranh trên máy tính. Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, các em đã chuẩn bị được nhiều kiến thức để có thể tiếp cận thêm với các phần mềm đồ họa khác.
Giải pháp 4: Một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng và giảng dạy
Qua quá trình công tác, tôi thường sử dụng các phần mềm sau để hỗ trợ việc giảng dạy của mình. Đây là các phần mềm hay, đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên không chuyên công nghệ thông tin vẫn có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này. (Có file cài đặt của các phần mềm đính kèm).
- Phần mềm CamStudio:
Phần mềm Camstudio để làm các đoạn phim hướng dẫn. Đây là chương trình miễn phí cho phép ghi lại toàn bộ hoạt động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành một đoạn phim. Bên cạnh đó, phần mềm có thể ghi âm chèn vào đoạn phim được ghi. Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm Audacity: 
Phần mềm Audacity thay thế cho việc ghi âm bằng điện thoại, máy ghi âm như một số trường vẫn sử dụng. Phần mềm giúp ghi âm, thu âm, cắt nhạc, chỉnh sửa âm thanh miễn phí. Khi sử dụng với máy tính xách tay (laptop) không cần hỗ trợ thêm công cụ dùng để ghi âm mà chỉ cần ghi âm trực tiếp bằng loa có sẵn trong máy tính. Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm LectureMAKER
Phần mềm LectureMAKER là phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning dễ sử dụng với giao diện thân thiện và mang nhiều nét tương đồng của chương trình làm slide MS PowerPoint. LectureMAKER sở hữu nhiều tính năng soạn giáo án điện tử mạnh mẽ như cho phép chèn nhiều định dạng file từ PowerPoint, Flash, PDF, nhúng trang web, video, ảnh..., hỗ trợ xuất nội dung ra nhiều định dạng như exe, web, SCORM... và đặc biệt có khả năng tương tác cao.
Nhiều giáo viên khi cài đặt xong phần mềm, chưa bẻ khóa phần mềm thì khi xuất ra nhiều định dạng sẽ bị lỗi. Vì vậy, để sử dụng được hết các tính năng của phần mềm nên bẻ khóa phần mềm sau khi cài đặt. 
Cách bẻ khóa phần mềm như sau:
Sau khi cài đặt xong phần mềm, nên đóng tất cả phần mềm lại.
Copy file LM Patcher.exe vào thư mục LectureMAKER2 theo đường dẫn sau: C/ Program Files/ DaulsSoft/ LectureMAKER2
Chạy file LM Patcher.exe, đợi khoảng 30 giây nhấn Done.
- Phần mềm quản lý học sinh NetOpSchool 6.0
NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Tải phần mềm tại 
3.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện được các giải pháp, biện pháp trên cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ của phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh (máy tính, máy chiếu), có đầy đủ sách giáo khoa cho các em học sinh khi đến lớp. 
Bên cạnh đó, giáo viên Tin học phải có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề; Luôn tìm tòi, học hỏi những phương pháp dạy khác nhau để đưa vào các tiết học nhằm giúp học sinh có hứng thú trong tiết học hơn.
Học sinh phải có thái độ nghiêm túc, hào hứng và biết tự học, tự tìm hiểu.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Mỗi biện pháp, giải pháp được thực hiện với hình thức khác nhau nhưng có tác động đến cùng một đối tượng là học sinh. Chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động, bổ sung cho nhau không tách rời, biện pháp này làm cơ sở cho biện pháp khác để thực hiện. 
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học
Tổng số học sinh lớp 3A, 4A, 5A là 90 em.
+ Khả năng ghi nhớ lý thuyết
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Đánh giá học sinh
Các bước thực hiện 
Các bước thực hiện 
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Nắm vững
50
55,6%
65
72,2%
Nắm chưa vững
40
44,4%
25
27,8%
Chưa nắm được
0
0%
0
0%
+ Kĩ năng thực hành (Kĩ năng sử dụng chuột, hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa)
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Đánh giá học sinh
Thao tác trên phần mềm
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Tốt
55
61,1%
70
77,8%
Khá
30
33,3%
17
18,9%
Trung bình
5
5,6%
3
3,3%
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
Khi áp dụng đề tài này vào trường đã đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Giáo viên và học sinh trong trường có niềm say mê, sáng tạo, tích cực hơn trong giảng dạy và học tập; hiệu quả trong công tác giảng dạy, học tập đạt kết quả cao hơn. Chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt.
Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng tiết học giúp các em thay đổi không khí, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt được hiệu quả tốt hơn. 
Học sinh biết tự xử lí những vấn đề nhỏ trong quá trình sử dụng phần mềm. Việc nắm được kiến thức lí thuyết và thực hành trên phần mềm Paint của các em học sinh có cải thiện rõ rệt. Các em đã biết sử dụng thành thạo phần mềm. Sử dụng được tất cả các công cụ có trong phần mềm. Nhiều em đã biết linh hoạt khi sử dụng các công cụ của phần mềm để tạo ra những bài vẽ đẹp, sáng tạo qua các cuộc thi nhỏ được tổ chức trong tiết học.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác giảng dạy và học tập môn Tin học của học sinh trường Tiểu học Tây Phong đã cho thấy: Việc đưa môn Tin học vào giảng dạy trong trường Tiểu học là rất cần thiết. Để học sinh học tốt môn Tin học thì điều đầu tiên là phải có cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh được học và thực hành trực tiếp trên máy vi tính giúp học sinh học tốt và có kĩ năng sử dụng máy tính thành thạo hơn. Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn tìm tòi, tổ chức các hình thức dạy học tạo sự hứng thú tiếp thu bài cho học sinh; thực sự say sưa với chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực đào sâu nghiên cứu học hỏi ở đồng nghiệp để có kinh nghiệm dạy hiệu quả hơn nữa
Khi áp dụng các giải pháp trên, những học sinh được học môn Tin học của trường đã biết sử dụng phần mềm Paint. Hẩu hết các em đã sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm để vẽ được các hình vẽ theo yêu cầu trong sách giáo khoa. Các em đã biết tự xử lí khi gặp các vấn đề về thao tác trên phần mềm mà không cần nhờ sự trợ giúp của giáo viên. Nhiều em có thể linh hoạt sử dụng các công cụ vẽ hợp lí, kết hợp với năng khiếu thẩm mỹ của mình để vẽ được những bức tranh đẹp, sáng tạo đầy màu sắc.
2. Kiến nghị
Để giúp giáo viên dạy và học sinh học tốt chương Em tập vẽ trong chương trình Tin học Tiểu học có hiệu quả tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
a) Đối với Nhà trường:
Cần đầu tư thêm một số cơ sở vật chất như: loa, tai nghe, để giúp học sinh được trải nghiệm và học tốt hơn đối với những chủ đề: Sử dụng phần mềm học tập, Sử dụng phần mềm âm nhạc, Sử dụng phần mềm trò chơi
Tổ chức câu lạc bộ Tin học trong trường, tạo điều kiện tổ chức các cuộc thi về Tin học để học sinh có điều kiện được tiếp xúc với CNTT nhiều hơn nữa.
b) Đối với Tổ chuyên biệt:
Nên có các buổi chuyên đề, thao giảng về các tiết dạy trong chương trình Tin học tiểu học cho giáo viên để có thể học hỏi, đúc rút được những kinh nghiệm về phương pháp dạy, cách soạn bài hiệu quả
Số lượng giáo viên Tin học nhiều nên có thể cùng nhau thực hiện soạn bộ bài giảng điện tử theo sách giáo khoa để hỗ trợ việc giảng dạy của giáo viên và tăng thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên. Nên áp dụng đối với bộ sách mới Luyện tập Tin học sẽ được triển khai dạy toàn huyện vào năm học tới.
c) Đối với Giáo viên:
Các giải pháp đưa ra đang áp dụng cho bộ sách cũ Cùng học Tin học, quyển 1, 2, 3 có thể áp dụng vào thực hiện cho việc dạy học bằng phần mềm đồ họa Paint của bộ sách mới Luyện tập Tin học của tác giả Nguyễn Minh Thiên Hoàng.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, kính mong sự đóng góp ý kiến của Ban lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp để bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Băng Adrênh, ngày 19 tháng 2 năm 2016.
	Người viết
	Dương Thị Hải Yến
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản chỉ đạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 do Quốc hội ban hành ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 11/6/2011 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội.
- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông.
- Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015 - 2016.
- Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016.
2. Sách Cùng học Tin học quyển 1, 2, 3 – Nguyễn Xuân Huy – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3. Một số tài liệu sáng kiến kinh nghiệm Tin học Tiểu học.
4. Website: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_hoc_va_thuc_hanh_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan