Sáng kiến kinh nghiệm Học sinh làm quen - Học thực hành với Arduino trong dạy học STEM và thực hành Công Nghệ 12

Thực hành đóng vai trò quan trọng với mọi môn học và lĩnh vực trong cuộc

sống. Bởi nếu HS chỉ tiếp thu lý thuyết suông sẽ dễ dàng bị thụ động trong việc

học tập, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, điều đó dễ dẫn đến tình trạng học

vẹt, học tủ do không hoàn toàn hiểu được bản chất cốt lõi bên trong của những

kiến thức ấy. Mặt khác, việc chỉ “học” mà không “hành” cũng sẽ khiến HS khó

tiếp thu, nhanh nhàm chán và nhanh quên. Ngay cả khi HS có thể học tốt lý thuyết,

đạt kết quả trong các cuộc thi và có bằng cấp nhưng không ứng dụng được vào

thực tiễn, công việc thì kết quả giáo dục cũng chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt với

môn Công Nghệ là một môn học cực kì thú vị và thiết thực bởi nó liên quan đến rất

nhiều kiến thức gắn liền với đời sống hằng ngày trong thực tế. Việc tiếp cận với

môn học này ở trường phổ thông giúp HS có thể hình thành định hướng của bản

thân đối với chọn nghề nghiệp. Song đây cũng là môn học rất khó và trừu tượng.

Nếu GV chỉ dạy lý thuyết, HS sẽ rất khó hiểu, khó tiếp thu nội dung bài và cũng

sẽ có cảm giác bài học khô khan, không có ích Vì vậy các tiết học thực hành là

đặc biệt quan trọng với bộ môn này. Một số lợi ích của học thực hành:

- Thực hành giúp HS hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học, phát huy

được tính sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi.

- Thực hành rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết sách vở với thực tiễn.

- Thực hành có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện

chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của HS. Giúp HS hình thành những đức tính

của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng

Có thể nói, một trong những yêu cầu quan trọng của sự nghiệp đổi mới giáo

dục nói chung, đổi mới công tác dạy học bộ môn Công Nghệ nói riêng là tăng

cường thực hành cho HS, tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm thực tế.

pdf42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học sinh làm quen - Học thực hành với Arduino trong dạy học STEM và thực hành Công Nghệ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tiếp xúc thực tế, thực hành, thể hiện khả 
năng sáng tạo; Phần lớn chương trình học HS chỉ lắng nghe, ghi chép, đọc thuộc 
thụ động lĩnh hội tri thức. Ngoài ra, các hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, 
dạy học theo lớp và bằng phấn bảng, tranh ảnh là chủ yếu. Tâm lý suy nghĩ đây là 
một môn phụ ở cả người dạy và người học cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. 
Việc tạo động lực và hứng thú cho HS chưa được quan tâm một cách thích đáng. Nhìn 
chung, giờ học chưa hấp dẫn HS và chưa mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. 
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất, những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện 
hoạt động học tập tại trường. 
Trường đã xây dựng mới các phòng thực hành, trang bị một số phương tiện và 
thiết bị dạy học. Tuy nhiên cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học vẫn còn 
thiếu. Phòng thực hành Công Nghệ còn thiếu những phương tiện dạy học cần thiết như 
là máy chiếu cố định, mạng internet, bàn ghế chuẩn thực hành 
* Thuận lợi: HS nhìn chung các em hứng thú với tiết thực hành, thích được mày 
mò, tìm hiểu, lắp ráp, chế tạo sản phẩm. 
* Khó khăn: Bên cạnh thực trạng về tâm lý môn phụ và cơ sở vật chất phần nào 
ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức dạy học thì còn khó khăn như thời lượng cơ bản của 
môn Công Nghệ Khối 12,chỉ 1 tiết/ tuần nên HS ít có thời gian học ở lớp, việc tập trung 
các môn cần thi cũng giảm thời gian tìm hiểu kiến thức môn Công Nghệ ở nhà và ảnh 
hưởng đến hoạt động tổ chức dạy học thực hành hay gắn với thực tiễn. 
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề. 
25 
3.1. Sử dụng Arduino trong giáo dục STEM. 
Để HS có thể làm quen và làm việc với Arduino cũng như tạo tiền đề cho sở 
thích, đam mê sáng tạo với Arduino thì buổi dạy 2 tiết STEM đầu tiên tôi đã dành 
1 tiết giới thiệu những điều cơ bản về board này. 
Giáo án STEM được thực hiện với cả hai lớp 12C1 và 12C4. 
GIÁO ÁN (90 phút): 
CHỦ ĐỀ “ARUINO VỚI MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ” 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- HS biết được khái niệm về Arduino. 
- Hiểu được cấu tạo và cấu trúc lập trình cơ bản của Arduino. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành nối mạch 
điện tử, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp thông qua các nội dung thảo luận và 
lắp mạch tạo xung. 
3. Thái độ: 
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp. 
- Học sinh có hứng thú, có thể đam mê với Arduino. 
- Có ý thức thực hiện các quy định về an toàn thực hành. 
- Về nhà có tinh thần tìm hiểu, tự học tập thêm về Arduino. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của GV : 
- Chuẩn bị các hình ảnh, video liên quan để cho HS quan sát. 
- Nghiên cứu, tham khảo nội dung, chuẩn bị code, sơ đồ lắp ráp. 
- Soạn giáo án, các slide powerpoint để trình chiếu hình ảnh, máy chiếu, và 
thông báo kế hoạch tiến trình buổi học trước với HS để HS chuẩn bị. 
2. Chuẩn bị của HS: 
 - HS tìm hiểu trước về Arduino thông qua sách, mạng, thực tiễn. 
 - HS có thể mang theo điện thoại sử dụng để tìm hiểu những thắc mắc trong 
quá trình học tập tại lớp. 
III. CÁC KIẾN THỨC TÍCH HỢP: 
Tên sản phẩm: Mạch tạo xung dùng Arduino. 
* Công nghệ : 
26 
- Các kiến thức về mạch tạo xung đã học (Công Nghệ 12). 
- Các kiến thức mới về Arduino được cung cấp trong bài. 
* Kỹ thuật : 
- Kỹ năng thiết kế, đọc sơ đồ và lắp ráp mạch (Công Nghệ 8, Công nghệ 12). 
* Vật lý : 
- Kiến thức về xung, tần số xung, chu kì xung. 
- Cách xác định một dao động. 
- Công thức tính chu kì xung. 
* Toán học: 
- Phương pháp thống kê (Toán lớp 10). 
* Tin học : 
 Lập trình code theo ngôn ngữ C/C++. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
GV chia lớp thành 4 nhóm. 
Tiết 1: Làm quen với Arduino. 
Hoạt động 1 : Giới thiệu board Arduino. (5 phút) 
- GV dùng máy chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh ứng dụng thú vị và ý 
nghĩa của Arduino trong các dự án đơn giản và thực tế. 
- Phân tích vì sao Arduino được ưa thích, lựa chọn, sử dụng rộng rãi, phù hợp 
với mọi người và hầu như các dự án từ nhỏ đến lớn. 
27 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ bản về cấu tạo Arduino. (20 phút) 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
GV phát cho mỗi nhóm 1 board 
Arduino UNO R3. 
GV đóng vai trò nhận xét, đưa ra 
kết luận cho các câu trả lời, bổ sung 
nhưng vấn đề còn thiếu. 
Sau đó GV trình chiếu hình ảnh 
phân tích cấu tạo và các thông số cơ 
bản của Arduino UNO R3. 
- Mỗi nhóm quan sát cấu tạo của 
Arduino UNO R3, thảo luận. 
 - Tiếp theo mỗi nhóm sẽ đưa ra 
các câu hỏi, thắc mắc về những gì mình 
nhìn thấy trên Arduino (tên linh kiện 
tích hợp, các chân,....), các nhóm còn 
lại suy nghĩ, thảo luận, có thể tìm hiểu 
qua mạng điện thoại, để trả lời (tất cả 
các nhóm đều tham gia hỏi và trả lời, 
trừ những câu trùng lặp). 
28 
Vi điều khiển Atmega 328 (họ 8bit) 
Điện áp hoạt động 5V-DC 
Tấn số hoạt động 16 MHz 
Dòng tiêu thụ 30mA 
Điện áp vào giới hạn 6-20V – DC 
Số chân Digital I/O 14 chân (6 chân PWM) 
Số chân Analog 6 chân (độ phân giải 10 bit) 
Dòng điện tối đa ra (5V) 500mA 
Dòng điện tối đa ra (3.3V) 50mA 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu lập trình cơ bản. (15 phút) 
Giao diện chương trình code : 
29 
GV phân tích cấu trúc cơ bản của chương trình code thông qua ví dụ về đèn 
Led nhấp nháy. 
Nghĩa là : 
 - Hàm setup() chỉ chạy một lần để cài đặt chân 13 hoạt động ở chế độ xuất tín 
hiệu bằng lệnh pinMode(13, OUTPUT); 
 - Hàm loop() sẽ chạy lặp lại với 4 lệnh trong nó. 
 - digitalWrite(13, HIGH); làm chân 13 xuất tín hiệu ở mức cao – nghĩa là làm 
LED L sáng. 
 - delay(1000); “ngưng” chương trình 1000 mili giây. Trong khi “ngưng” như 
vậy thì trạng thái chân 13 vẫn ở mức cao – nghĩa là LED L vẫn còn sáng. 
 - digitalWrite(13, LOW); làm chân 13 từ mức cao ở trên thành mức thấp – 
nghĩa là làm LED L tắt. 
 - delay(1000); lại làm “ngưng” chương trình trong 1000 mili giây trước khi 
lặp lại câu lệnh đầu tiên trong hàm loop(). 
Để nạp code chỉ cần bấm vào mũi tên sang phải trên giao diện đó. 
Hoạt động 4 : Tổng kết (5 phút) 
- GV trực tiếp nạp code vào mạch cho HS quan sát đèn Led nháy theo chương 
trình trên. 
30 
- GV giới thiệu một số cách để HS tìm hiểu, học về Arduino (các trang nhóm 
facebook, tài liệu, trang internet...) 
Tiết 2: HS tập làm sản phẩm. 
 Hoạt động 1 : Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo). (3 phút) 
- Các chân số của Arduino cung cấp cho chúng ta 5V khi ở mức cao (led 
sáng), 0V khi ở mức thấp (led tắt) và ngõ ra xung là từ các chân số của Arduino 
gồm chân 5,6 (tần số 980HZ), các chân 3, 9, 10, 11(tần số 490HZ) có thể điều chế 
độ rộng xung bằng chương trình hoặc biến trở. Vì vậy hôm nay yêu cầu với mỗi 
nhóm là thiết kế, thay thế mạch tạo xung dùng Tranzitor các em đã được học và 
thực hành bằng mạch dùng Arduino. 
- Khi nạp code vào mạch, led sáng. 
- Thống kê được chu kì led sáng. 
Hoạt động 2 : Nghiên cứu kiến thức nền và thảo luận các giải pháp thiết kế. (8 
phút). 
- GV giao mỗi nhóm một hộp linh kiện đi kèm Arduino, trong đó có các linh 
kiện bán dẫn, biến trở... 
- HS tìm hiểu các linh kiện liên quan đến những ý tưởng của mình, có thể sử 
dụng điện thoại để tìm những thông tin liên quan. 
- Các nhóm quyết định chọn ra phương án thiết kế cho nhóm mình (sử dụng 
bao nhiêu led, dùng biến trở hay không, cách lắp dây...) 
Hoạt động 3: Trình bày phương án thiết kế. (8 phút) 
HS trình bày vào bản báo cáo ý tưởng, giải pháp thiết kế, nêu những linh kiện 
lựa chọn sử dụng, vẽ sơ đồ mạch thiết kế. 
Hoạt động 4: Tiến hành lắp ráp mạch. (10 phút) 
- Các nhóm tiến hành lắp ráp theo sơ đồ thiết kế thống nhất của nhóm. 
Hoạt động 5: (12 phút) 
* Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo (8 phút). 
Mỗi nhóm có 8 phút để chạy thử sản phẩm mạch của mình (nạp code sẵn do 
GV cung cấp) và tiến hành đếm, thống kê chu kì sáng của Led trên mạch, ghi vào 
mẫu báo cáo (phụ lục 01). 
* Điều chỉnh thiết kế (4 phút). 
Trường hợp mạch của nhóm không chạy được, nhóm cần điều chỉnh lại khâu 
lắp ráp mạch. 
V. ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT.(4 phút) 
31 
GV nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của mỗi nhóm, đồng thời ghi điểm 
vào bản báo cáo. 
3.2. Sử dụng Arduino trong bài thực hành. 
Một trong những mạch tôi lựa chọn đưa vào thực hành trong bài thực hành 
của Công Nghệ 12 là mạch đo điện dung của tụ điện, áp dụng vào bài 3 ‘‘Thực 
hành : Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm’’. 
Sở dĩ trong đề tài tôi chọn hai lớp 12C1 và 12C4 dạy STEM và thực nghiệm 
thực hành vì lực học hai lớp tương đương nhau, sĩ số cũng tương đương nhau. 
* Giaó án lớp đối chứng 12C4: 
Tiết 3 Bài 3 
THỰC HÀNH: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Nhận biết và phân loại đươc các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm ngoài 
thực tế. 
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng đúng Đồng hồ vạn năng và bảng quy ước màu sắc điện trở. 
- Đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 
3.Thái độ: 
Có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn, học tập nghiêm túc, 
tích cực. 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: 
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. 
- Sử dụng thiết bị, phương tiện: Các loại linh kiện điện tử thật gồm cả loại tốt 
và xấu. Đồng hồ vạn năng. 
2. HS: 
- Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. 
- Tìm hiểu các linh kiện, ngoài thực tế. 
III. Tiến trình thực hành: 
1. Ổn định lớp. (2 phút) 
2. Ôn lại kiến thức . (5 phút) 
- Hãy nêu thông số kỹ thuật của điện trở trong mạch điện. 
32 
- Hãy nêu thông số kỹ thuật của tụ điện trong mạch điện. 
- Hãy nêu thông số kỹ thuật của cuộn cảm trong mạch điện. 
3. Quy trình. (30 phút) 
Nội dung và quy trình thực hành: 
Chia lớp thành 4 nhóm. 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: (10 phút) Tìm hiểu cách đọc trị số qua vòng màu điện trở. 
Các vòng màu sơn trên điện trở tương ứng các chữ số sau: 
Đen Nâu Đỏ Cam Vàng 
Xanh 
lục 
Xanh 
Lam 
Tím Xám Trắng 
0 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 
Cách đọc: Điện trở thường có 4 vạch màu. 
Giá trị điện trở R= AB.10C  D % 
Màu thứ 4 chỉ màu sai số của điện trở. 
 A B C D 
 Màu sai số: 
Màu sắc 
Không ghi 
màu 
Ngân 
nhũ 
Kim 
nhũ 
Nâu Đỏ Xanh lục 
Sai số 20% 10% 5% 1% 2% 0.5% 
 Ví dụ một điện trở có các vòng màu : 
 A= Xanh lục; B = Cam; C = Đỏ; D = Kim nhũ 
Giá trị điện trở là: R= 53.102  5% = 5,3 K 
Hoạt động 2: (20 phút) Thực hành 
33 
 GV cho HS quan sát các linh 
kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS chọn ra: 
- Các linh kiện điện trở . 
- Các linh kiện cuộn cảm rồi xếp 
chúng theo từng loại. 
- Các linh kiện tụ điện rồi xếp 
chúng theo từng loại. 
Bước 1: Quan sát nhận biết các 
linh kiện. 
Bước 2: Mỗi nhóm chọn ra 5 
điện trở màu quan sát kỹ và đọc trị số 
của nó kiểm tra bằng đồng hồ vạn 
năng kết quả điền vào bảng 01 mẫu 
báo cáo. 
Bước 3: Mỗi nhóm chọn 3 cuộn 
cảm khác loại xác định tên các cuộn 
cảm kết quả điền vào bảng 02 mẫu báo 
cáo. 
 Bước 4: chọn ra 1 tụ điện có cực 
tính và 1 tụ điện không có cực tính và 
ghi các số liệu vào bảng 03 mẫu báo 
cáo. 
4. Đánh giá kết quả thực hành. (5 phút) 
 - HS hoàn thành theo mẫu báo cáo (Phụ lục 02) và tự đánh giá. 
 - GV đánh giá kết quả đồng thời chấm bài HS. 
5. Củng cố, bài tập về nhà. (3 phút) 
 - Giáo viên nhận xét quá trình thực hành, nhấn mạnh trọng tâm của bài. 
 - Yêu cầu HS về nhà xem trước bài 4 sgk 
* Giáo án lớp thực nghiệm 12C1: 
Tiết 3 Bài 3 
THỰC HÀNH: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM 
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Nhận biết và phân loại đươc các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm ngoài 
thực tế. 
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng thành thạo Đồng hồ vạn năng và bảng quy ước màu sắc điện trở. 
- Đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 
- Sử dụng được mạch đo điện dung tụ điện bằng Arduino. 
3. Thái độ: 
34 
Có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn, học tập nghiêm túc, 
tích cực. 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: 
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. 
- Sử dụng thiết bị, phương tiện của trường: Các loại linh kiện điện tử thật gồm 
cả loại tốt và xấu, đồng hồ vạn năng. 
- Mạch đo tụ điện bằng Arduino UNO R3. 
2. HS: 
- Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. 
- Tìm hiểu các linh kiện, ngoài thực tế. 
III. Tiến trình thực hành: 
1. Ổn định lớp. (2 phút) 
2. Ôn lại kiến thức. (5 phút) 
- Hãy nêu thông số kỹ thuật của điện trở trong mạch điện. 
- Hãy nêu thông số kỹ thuật của tụ điện trong mạch điện. 
- Hãy nêu thông số kỹ thuật của cuộn cảm trong mạch điện. 
3. Quy trình. (30 phút) 
Nội dung và quy trình thực hành: 
Chia lớp thành 4 nhóm. 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: (10 phút) Tìm hiểu cách đọc trị số qua vòng màu điện trở. 
Các vòng màu sơn trên điện trở tương ứng các chữ số sau: 
Đen Nâu Đỏ Cam Vàng 
Xanh 
lục 
Xanh 
Lam 
Tím Xám Trắng 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
Cách đọc: Điện trở thường có 4 vạch màu. 
Giá trị điện trở R= AB.10C  D % 
Màu thứ 4 chỉ màu sai số của điện trở. 
 A B C D 
35 
 Màu sai số: 
Màu sắc 
Không ghi 
màu 
Ngân 
nhũ 
Kim 
nhũ 
Nâu Đỏ Xanh lục 
Sai số 20% 10% 5% 1% 2% 0.5% 
 Ví dụ một điện trở có các vòng màu : 
 A= Xanh lục; B = Cam; C = Đỏ; D = Kim nhũ 
 Giá trị điện trở là: R= 53.102  5% = 5,3 K 
Hoạt động 2: (20 phút) Thực hành 
 GV cho HS quan sát các linh 
kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS chọn ra: 
- Các linh kiện điện trở . 
- Các linh kiện cuộn cảm rồi xếp 
chúng theo từng loại. 
- Các linh kiện tụ điện rồi xếp 
chúng theo từng loại. 
 GV hướng dẫn các nhóm sử 
dụng mạch đo tụ điện bằng Arduino. 
Bước 1: Quan sát nhận biết các 
linh kiện. 
Bước 2: Mỗi nhóm chọn ra 5 điện 
trở màu quan sát kỹ và đọc trị số của nó 
kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng kết 
quả điền vào bảng 01 mẫu báo cáo. 
Bước 3: Mỗi nhóm chọn 3 cuộn 
cảm khác loại xác định tên các cuộn 
cảm kết quả điền vào bảng 02 mẫu báo 
cáo. 
Bước 4: chọn ra 1 tụ điện có cực 
tính và 1 tụ điện không có cực tính và 
ghi các số liệu vào bảng 03 mẫu báo 
cáo. 
4. Đánh giá kết quả thực hành. (5 phút) 
 - HS hoàn thành theo mẫu báo cáo (phụ lục 03) và tự đánh giá. 
 - GV đánh giá kết quả đồng thời chấm bài HS. 
5. Củng cố, bài tập về nhà. (3 phút) 
 - Giáo viên nhận xét quá trình thực hành, nhấn mạnh trọng tâm của bài. 
 - Yêu cầu HS về nhà xem trước bài 4 sgk. 
4. Kết quả thực hiện đề tài. 
4.1. Kết quả so sánh điểm thực hành bài 3 ‘‘Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm’’ 
của 2 lớp. 
Sau bài thực hành của hai lớp, tôi đã tiến hành chấm điểm theo thang điểm 
trong bảng (phụ lục 04). 
36 
Kết quả xử lý điểm của lớp thực nghiệm 12C1 và lớp đối chứng 12C4 như 
sau : 
Lớp Sĩ số Điểm Điểm TB 
6 7 8 9 10 
12C1 37 0 0 19 9 9 8,7 
12C4 39 0 10 19 10 0 8,0 
 So sánh điểm TB của hai lớp có thể thấy kết quả TB tổng điểm thực hành của 
lớp 12C1 cao hơn lớp 12C4. Kết quả đó cũng phù hợp với quan sát, đánh giá của 
tôi về tinh thần thực hành, hứng thú của mỗi HS trong nhóm nói riêng và cả lớp 
nói chung. 
4.2. Một số hình ảnh tại lớp. 
HS BẮT ĐẦU TÌM HIỂU THIẾT KẾ MẠCH 
37 
HS TÍCH CỰC TÌM HIỂU THÔNG TIN QUA INTERNET 
CÁC NHÓM TẬP TRUNG LẮP MẠCH 
38 
CÁC EM CŨNG TRANH THỦ XEM NHỮNG LINH KIỆN ĐI KÈM 
 VÀ CÓ TINH THẦN HỖ TRỢ NHAU 
39 
4.2. Phiếu khảo sát trắc nghiệm ý kiến HS. 
MỘT TRONG NHỮNG KẾT QUẢ ĐO TỤ ĐIỆN 
SẢN PHẨM MẠCH TẠO XUNG 
40 
4.3. Khảo sát ý kiến HS : 
 Để thấy rõ hơn hiệu quả của phương pháp cho HS tiếp cận, làm quen và làm 
việc với Arduino, ngoài việc quan sát thái độ học tập, mức độ tập trung, hứng thú 
của các nhóm HS, lấy điểm đánh giá đối chiếu, tôi cũng tổng hợp lấy ý kiến qua 
phiếu khảo sát ý kiến của HS (phụ lục 05). 
 Phiếu được phát cho HS hai lớp tham gia học STEM, tổng sĩ số 76 HS. 
* Tổng hợp kết quả : 
STT Câu hỏi Kết quả trả lời 
1 Câu 1 
Có : 76/76 = 100% ; 
Không : 0/76 = 0% 
2 Câu 2 
Rất thích : 76/76 = 100% 
Không thích : 0/76 = 0% 
3 Câu 3 
Rất thích : 76/76 = 100% 
Không thích : 0/76 = 0% 
4 Câu 4 
Đã biết : 4/76 = 5,26% 
Chưa biết : 72/76 = 94,34% 
5 Câu 5 
Nhàm chán hơn : 0/76 = 0% 
Hào hứng hơn : 76/76 = 100% 
6 
Câu 6 
Rất cần thiết và hữu ích : 70/76 = 92,11% 
Tùy trường hợp : 6/76 = 7,89% 
7 Câu 7 
Có : 76/76 = 100% ; 
Không : 0/76 = 0% 
. Tôi nhận thấy rằng : 
- Các hoạt động học tập được HS thực hiện tích cực, chủ động, hào hứng. 
- Hoạt động theo nhóm, các em đã thảo luận tập trung và thực hiện nhiệm vụ 
một cách nghiêm túc. Không có hiện tượng sao nhãng, làm việc riêng như một số 
tiết học thông thường.. 
- Nhiều em thể hiện sự quan tâm tích cực bằng các câu hỏi thắc mắc và nhiệt 
tình trong quá trình thực hiện sản phẩm. 
41 
Đối với bài thực hành, nhìn chung dù sử dụng đồng hồ vạn năng hay mạch 
Arduino thì so sánh kết quả điểm bài thực hành giữa hai lớp cũng không quá chênh 
lệch, phần chênh lệch điểm nằm phần lớn ở điểm thái độ hứng thú, tinh thần làm 
việc nhóm Vì vậy vấn đề quan trọng ở đây là các em được làm quen, làm việc với 
mach sử dụng Arduino, và tinh thần thực hành của các em cũng hứng khởi và tập 
trung hơn so với thực hành đo bằng đồng hồ vạn năng. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
HS học với Arduino không chỉ thấy được ý nghĩa, niềm vui, hứng thú trong 
học tập, mà nó sẽ còn giúp HS tăng khả năng sáng tạo, học được một số kỹ năng 
khác hữu ích cho cuộc sống, và có thể tạo ra nhiều sản phẩm thú vị tùy khả năng 
của bản thân. 
Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS THPT nhiều mô hình sử dụng 
arduino đạt giải ví dụ như thùng rác thông minh, ngôi nhà thông minh... Trẻ em 
nhiều nơi đã được tiếp xúc, học lập trình và sáng tạo với Arduino. Đó là một trong 
những minh chứng rằng học Arduino không khó và nó thật sự cần thiết cho thời đại 
công nghệ hiện nay. Theo tìm hiểu, tôi được biết, một số tỉnh thành đã có những 
buổi tập huấn về Arduino cho GV. 
 Bản thân môn Công nghệ từ trước đến nay không có trong danh sách các kỳ 
thi quan trọng nên HS thường ít quan tâm, ít hứng thú. Để các em thay đổi cách 
nhìn, thái độ học tập cũng như phát huy vai trò của môn học thì GV tìm hiểu, đầu 
tư những phương pháp mới, phù hợp với HS ngày nay là điều cần thiết. Và sử 
dụng Arduino trong dạy học là một trong những phương pháp có triển vọng. HS có 
thể tự học qua điện thoại. Và đó cũng là tiền đề cho những năm học lên trung cấp 
nghề, cao đẳng, đại học sau này. 
2. Kiến nghị. 
Đề tài tôi thực hiện đang ở giai đoạn đầu, mới mang tính chất giới thiệu, cho 
HS tiếp xúc với Arduino, mới phần nào mang lại tinh thần học hỏi cho các em. Để 
có được hiệu quả thiết thực hơn, thấy rõ được những gì Arduino mang lại cho công 
tác dạy học thì phải trải qua cả quá trình và được thực nghiệm rộng rãi ở nhiều lớp, 
nhiều khối, trường học. Vì vậy, qua quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm này, để nâng cao chuyên môn cũng như chất lượng dạy học phù hợp với 
đổi mới, tôi xin mạnh dạn kiến nghị bản thân mình và các GV dạy Công Nghệ 
được tham gia những buổi tập huấn như trên. 
Trên đây là một số ý kiến của tôi trong đề tài “HS làm quen - học thực hành 
với Arduion trong dạy học STEM và thực hành Công Nghệ 12”. Tôi hi vọng, đề 
tài có thể góp phần nhỏ vào công tác đổi mới PPDH hiện nay. Chắc chắn trong quá 
trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, tôi rất mong muốn được 
sự góp ý của các cấp trên và đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 
42 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. Tư liệu dạy học điện tử môn Công nghệ, Nguyễn Trọng (chủ biên) – Nxb 
ĐHSP Hà Nội. 
 2. Phương pháp dạy học môn Công Nghệ Công Nghiệp, Nguyễn Văn Bính 
Nguyễn Sinh Thành - Nguyễn Văn Khôi. 
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Công Nghệ 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
4. Sách Vi điều khiển và ứng dụng Arduino dành cho người tự học - Phạm 
Quang Huy, Nguyễn Trọng Hiếu - Nhà xuất bản bách khoa Hà Nội. 
5. Sách Hướng dẫn sử dụng Arduino - Thạc sĩ Trương Đình Nhơn, kỹ sư 
Phạm Quang Huy - Nhà xuất bản thanh niên. 
6. Bài Tập Thực Hành Arduino – Lập Trình Điều Khiển Với Arduino – Nhà 
xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 
7. Trang cộng đồng Arduino Việt Nam -  
8. Các nhóm facebook dành cho người học về Arduino. 
9. Các trang youtube về Arduino trên internet. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hoc_sinh_lam_quen_hoc_thuc_hanh_voi_ar.pdf
Sáng Kiến Liên Quan