Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy tinh thần và động lực cho học sinh với bộ môn Tiếng Anh

1. Tình hình nghiên cứu và tổ chức “Các buổi hoạt động ngoại khóa” trên thế giới

 Hàng năm, trong hơn 30,000 đơn học sinh nộp vào mỗi trường ĐH hàng đầu như Harvard, Stanford, Yale, UCLA, gần như một nửa số đó đã đạt các điểm số TOEFL, SAT, và các điểm trung bình học tập ấn tượng. Vậy ban tuyển sinh làm cách nào để chọn ra những học sinh xứng đáng nhất?

 Sau khi xét điểm số, ban tuyển sinh sẽ đọc các bài luận, phỏng vấn, và bảng hoạt động ngoại khoá của học sinh. Với một trong hai bài luận bắt buộc, học sinh phải viết về ý nghĩa và độ ảnh hưởng với tính cách và ước mơ của bản thân. Nếu như các yếu tố về điểm số có thể dự đoán được do mỗi trường đểu công bố các mức điểm trung bình của sinh viên nhập học, các bài luận và hoạt động ngoại khóa này được xem là “khó” đoán nhất. Nhưng để thực sự tạo sức nặng cho các hoạt động này trong các bài luận và các cuộc phỏng vấn, các yếu tố sau cần đạt được:

- Nhiệt huyết và niềm say mê của học sinh

- Sự trưởng thành, phát triển tính cách của học sinh qua mỗi chặng đường thử thách của hoạt động

- Tố chất lãnh đạo, năng động, dũng cảm để phát huy ý tưởng của bản thân và làm việc nhóm

- Tính lâu dài, sự cam kết bền bỉ của học sinh trong việc ngày càng phát triển và đóng góp cho mỗi hoạt động

 Nói về giáo dục toàn diện, Rabowle (1494-1533) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ Ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.”

Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng đã nói: “ Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta Nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy tinh thần và động lực cho học sinh với bộ môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện những kỹ năng lãnh đạo, bao gồm kỹ năng xác định tầm nhìn và mục tiêu, động viên nhóm, lên kế hoạch dự án, và có ý chí kiên nhẫn vượt qua thử thách.  Quan trọng hơn, các buổi chia sẻ của các anh chị về cách theo đuổi, sáng tạo các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh sau chương trình định hình sẽ bắt đầu hoạt động của bản thân từ đâu. 
 Do đó, tuy phụ huynh hoặc học sinh có thể tìm được các hoạt động ngoại khoá, nếu không đáp ứng được các yếu tố trên, học sinh sẽ khó trở nên “đặc biệt” đối với khả năng của mình.
 Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông trong những năm gần đây, nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khoá, còn hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của học sinh
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 Ngoại ngữ là một trong những kĩ năng thuộc về ngôn ngữ trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kĩ năng học tiếng việt khi còn là một đứa trẻ, vì ngôn bản được tiếp thu qua nghe là lời nói. Học từ những bài trong sách giáo khoa cả một năm học sẽ làm cho học sinh nhàm chán vá áp lực. Khi dạy các nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự của nội dung chương trình giãng dạy, sắp xếp có trật tự như quy định của bộ giáo dục; việc dạy và học giữa giáo viên và học sinh hay lặp đi lặp lại xuyên suốt cả một năm học. Để tạo ra một không khí mới, một không gian mới, thì chúng ta phải thay đổi không gian và thời gian cho các em, để các em có cơ hội thoải mái tư tưởng, thoát ra khỏi áp lực học hành. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tạo ra một số tiết học ngoại khóa trong một học kỳ. Tiết học ngoại khóa do giáo viên chủ động về thời gian, không gian cho học sinh, tùy vào địa điểm thuận lợi của trường học. Hơn nữa khi tham gia ngoại khóa sẽ giúp các em năng nổ hơn, dạn dĩ hơn. Chỉ cần thực hiện 2-3 lần trong một học kỳ cũng đã giúp các em có hứng thú trong việc học tiếng anh, tạo cho các em có cơ hội áp dụng những gì mà mình có được khi học trên lớp. Do đó, khi dạy học ngoại ngữ, ngoài những thủ thuật chung áp dụng cho các kĩ năng tiếp thụ, GV còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động ngoại khóa của học sinh. 
 Để có một buổi hoạt động ngoại khóa chất lượng, giáo viên cần thực hiện các thủ thuật cơ bản trong việc dạy như sau:
1. Xác định rõ cho học sinh hiểu về học ngoại khóa môn Tiếng Anh .
 Tại sao học Tiếng Anh lại là một việc khó khăn?
 Khi học sinh học thì được giáo viên truyền đạt kiến thức, các em đã quen với việc chỉ cần học ngữ pháp làm bài tập. Ngoài ra thầy cô cũng đề cao việc thể hiện ngôn ngữ qua các bài tập, cho nên hình thành thói quen khó có thể thay đổi trong việc học ngôn ngữ. Do đó việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn. Khi học, học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau:
 - Không kiểm soát được khối lượng ngôn ngữ của bản thân.
 - Đề cao kỹ năng đọc viết để tham gia các kỳ thi.
 - Bài học có nhiều từ mới, lười học bài.
 - không chú tâm phát âm, ngữ điệu, giọng điệu.
 - Hoc sinh không nghe và nói thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết.
 Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi học ngoại ngữ, để một tiết học tiếng anh bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Đó là điều mà rất nhiều giáo viên đang trăn trở?
 Học sinh có cảm thấy bối rối khi phải nói Tiếng Anh hay không? có ngại vì phát âm dở? hay còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp khi nói chăng?
Các em gặp khó khăn khi cố gắng hiểu người bản ngữ nói chuyện? hay có cảm thấy thất bại vì bạn không hiểu được ngôn ngữ của những nhân vật trong phim một cách dễ dàng?
 Có phải học sinh của chúng ta sẽ không bao giờ học Tiếng Anh tốt? các em có buồn vì học tiếng anh trong nhiều năm mà vẫn không thể nói Tiếng Anh dễ dàng?
 Để cải thiện được tình hình và trả lời được những thắc mắc trên thù đó chính là nhiệm vụ của giáo viên chúng ta.
 Các trường THPT đều muốn tạo dựng một môi trường đa dạng và phong phú, họ cũng coi trọng việc học ngoài lớp (từ môi trường và cộng đồng xung quanh) như việc học trong lớp. Vì vậy, họ cần các học sinh với những sở thích và hoạt động ngoại khóa khác nhau để đóng góp cho hàng trăm câu lạc bộ và chương trình ở trường. Mặt khác, chính những học sinh toàn diện này sẽ tận dụng tốt nhất các cơ hội ở trường đại học để trưởng thành không chỉ về học tập mà còn về xã hội, văn hóa và nhân cách.
 Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/ trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện, Tổ chứcHoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho bạn, giúp bạn trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn. Sinh hoạt ngoại khóa của bộ môn tiếng anh không đơn giản, giáo viên phải chuẩn bị nhiều dụng cụ trực quan, nhằm giúp kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh đối với bộ môn này 
2. Các biện pháp tạo ra một buổi hoạt động ngoại khóa tiếng anh có hiệu quả:
	- Cho học sinh tự chọn chủ đề hay nội dung được giáo viên giới hạn sẵn. Điều này tạo sự chú ý cho học sinh vào chủ đề và gây hứng thú cho học sinh đối với bài học
 - Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến trong buổi sinh hoạt: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung của chủ đề, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp thảo luận.
	- Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết: tuy nhiên là không cần giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Nếu học sinh không hiểu nghĩa của từ, tôi sẽ giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc cho ví dụ.
	- Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và vai trò cụ thể của từng buối sinh hoạt ngoại khóa.
	- Khi tiến hành các hoạt động, việc dùng giáo cụ trực quan, tranh, hình ảnh minh hoạ, phim, nhạc hoặc đóng vai các nhân vật của một câu chuyên. kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung thảo luận. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh.
	- Tiến hành theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi sinh hoạt ngoại khóa. Chia quá trình thành từng bước: ví dụ xem đoạn video clip tùy chủ đề thì tôi phân ra ba phần
+ Thảo luận ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán.
+ Xem chi tiết đoạn phim đó.
+ Thảo luận làm theo yêu cầu của tôi về đoạn clip vừa xém.
 - Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết quả, thảo luận sau khi trả lời.
 - Đảm bảo chất lượng buổi sinh hoạt.
 + Băng đài, máy chiếu hình ảnh có chất lượng tốt
 + Giáo viên hoạt động với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác, hướng dẫn rõ ràng chi tiết.
3. Các dạng của hoạt động ngoại khóa.
 Nếu bạn biết kiểm soát thời gian và có phương pháp học tập đúng đắn, bạn sẽ có thời gian cho những ngoại khóa(extra-curricular) rất hấp dẫn. Việc tham gia các hoạt động này sẽ giúp cho bạn khám phá bản thân, phát hiện ra những phẩm chất khác ngoài tư chất thông minh trong học tập. Vì thế, nếu bạn chưa từng tham gia, bây giờ là lúc để thả mình (throw yourself out there) và khám phá bản thân mình. Cho dù không phục vụ mục đích du học thì những hoạt động này cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống.
Nghe hấp dẫn phải không? Sau đây là một số những gợi ý về các phong trào, hoạt động ngoại khoá mà bạn có thể tham gia.
Dạng 1:
Hoạt động trò chơi: Bạn có thể tham gia vào một trò chơi an toàn giao thông, một đội tiến hành thực hiện theo sự chỉ dẫn của đội kia ( bằng Tiếng Anh)  Không nhất thiết là phải có một thành tích hay bằng khen. Vì vậy bạn có thể sắp xếp thời gian luyện tập không quá căng thẳng phù hợp với lịch học tập của mình.
Dạng 2:
Hoạt động văn nghệ: Bạn có tài ca hát, chơi nhạc cụ hoặc nhảy break dance, nhảy cổ điển và đã tham gia biểu diễn trước trường hoặc trong các buổi dạ hội Hoạt động văn nghệ thường rất phong phú và không đòi hỏi bạn phải có tài năng phi thường. Ví dụ như việc tham gia hát trong các chương trình văn nghệ không yêu cầu bạn phải có giọng ca vàng của ca sĩ, chỉ cần bạn có tự tin để lên sân khấu. Hoặc những bài biểu diễn nhảy break không nhất thiết phải ở mức độ chuyên nghiệp, hãy cùng bạn bè của mình luyện tập để biểu diễn hoặc chỉ để tập cho biết.
Dạng 3:
Hoạt động tổ chức – Leadership: Bạn làm lớp trưởng, lớp phó, bí thư đoàn trường, bí thư lớp.Đó là những danh hiệu cá nhân có sức thuyết phục cho khả năng lãnh đạo của bạn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có một “danh hiệu” để bạn có thể là một người năng động, một nhà lãnh đạo. Bạn có thể tham gia công tác đoàn trường, tổ chức các buổi dạ hội, các chương trình giao lưu giữa lớp, khối trước trường, Những công việc tổ chức này tập cho bạn cách làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm và khả năng làm việc theo nhóm. Vì thế, đừng chỉ là những người tham gia cuộc vui, hãy là những người tạo nên cuộc vui
Dạng 4:
Tài năng: Bạn giỏi thiết kế, bạn học vẽ từ nhỏ, bạn học thanh nhạc, bạn chơi nhạc cụ (guitar, piano, violin) rất giỏi, Những tài năng đặc biệt này phân biệt bạn với những “applicant” khác. Với những tài năng này, bạn sẽ rất dễ dàng “đóng góp cho campus” của trường học trong tương lai
4. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế buổi hoạt động ngoại khóa.
Yêu cầu phù hợp với chương trình sách giáo khoa.
Yêu cầu phù hợp với đối tượng.
Yêu cầu tiện lợi, hữu dụng.
Yêu cầu về ngôn ngữ.
III. GIẢI PHÁP, THỰC NGHIỆM 
 Để hoạt động ngoại khóa mang tính lôi cuốn hấp dẫn, thì tôi đã chuẩn bị cho mình nhiều hình thức khác nhau để thay đổi nội dung hoạt động. Chẳng hạn như: Xem một đoạn phim, nghe nhạc, xem một chương trình thi tài năng trên truyền hình của Hoa Kỳ, hoặc cho đóng kịch các nhân vật trong câu chuyện mà các em tự chọn Sau đây tôi xin trình bày một thể loại là xem các chương trình thi tài năng ở Anh
1. Mở Đầu 
	a) Giới thiệu từ vựng mới
 Như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trước khi học. Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ thông qua hình ảnh của video. Chỉ có những từ khó học sinh không hiểu được nội dung của bài nghe mới cần được thảo luận trước
 b) Chuẩn bị cho học sinh xem, nghĩ về điều sắp xem, sắp xếp, dự đoán. Hoàn thành các dạng bài tập trước khi xem đoạn phim ngắn, hay một chương trình bằng tiếng anh. Tuy nhiên đây là một tiết hoạt động ngoại khóa, chúng ta không nên áp dụng các dạng bài tập như trong sách giáo khoa nhiều vì đó sẽ là lý do gây sự nhàm chán cho học sinh. 
2. Quá trình xem 
 Học sinh tập trung xem chi tiết để hoàn thành yêu cầu... Mở đoạn phim 2 - 3 lần, yêu cầu học sinh xem chi tiết, làm các dạng bài tập theo yêu cầu do giáo viên thiết kế như:
Các dạng bài tập đó là:
 + Chọn câu đúng, sai (Defining T – F)
 Giáo viên cho 3 đến 5 câu đúng sai vào một mẩu giấy nhỏ phát cho từng nhóm đã quy định về ý chính của đoạn phim đó.
 + Trả lời câu hỏi (Answer the comprehension question)
 Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của đoạn phim để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe. Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi nghe lần một, yêu cầu học sinh trả lời.
 + Điền từ vào thông tin còn trống (Filling in the gap, chart)
Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập phát cho học sinh theo nhóm, để học sinh lấy được thông tin chính trong quá trình xem video
 + Tìm lỗi sai của thông tin (Lediberate mistake)
3. Sau khi xem phim 
 Giáo viên có thể chọn nhiều hình thức khác nhau cho các em luyện tập: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề tương tự cho học sinh liên hệ bản thân, có thể tổ chức một cuộc thi tài năng trong lớp để thực hành lại các ngôn ngữ mà các em có được từ video đã xemHoạt động có thể là:
	a) Recall the story: Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản.
	b) Write it up: Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được, xem được bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong ngữ cảnh đó
	c) Roll- story: Học sinh đóng vai nhân vật trong đoạn phim vừa xem.
	d) Disscussion: Thảo luận vấn đề trong bài theo cặp - nhóm.
 Trên đây là một số thủ thuật ngoại khóa để rèn luyện, nâng cao ý thức học Tiếng Anh cho học sinh. Việc thiết kế các hoạt động ngoại khóa để làm nền tảng và củng cố cho học sinh có hiệu quả. Nếu chúng ta thực hiện tốt các phương pháp, thủ thuật thì sẽ dần dần khắc phục việc dạy học, gây hứng thú cho học sinh đối với môn ngoại ngữ. 
Tiết dạy minh họa
(các giai đoạn của một buổi hoạt động ngoại khóa)
3.1. Mục đích (Aim): 
- Luyện kỹ năng nghe hiểu lấy thông tin chính
- Luyện kỹ năng sống
- Luyện kỹ năng ứng dụng thực tế
- Học sinh xem một đoạn băng về cuộc thi tài năng và hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. 
3.2. Các bước tiến hành (Stage of teaching)
1) Trước khi xem đoạn phim
- Giáo viên giới thiệu chủ đề: Chúng ta sẽ xem một đoạn video về các cuộc thi tài năng ở nước Anh. Trên cơ sở đó giáo viên cho học sinh đoán nghĩa một số từ quan trọng. 
- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi đoán trước khi xem đoạn phim:
 Giáo viên đặt một vài câu hỏi thảo luận bằng Tiếng Anh hay tiếng Việt tùy theo mức độ câu hỏi và mức độ học lực của học sinh để giúp học sinh có một số vốn từ trong khi xem đoạn clip đó. Chẳng hạn như: Đây là một cuộc thi tài năng, vậy theo các em họ sẽ thi về tài năng gì “What talent will everyone compete? " Có bao nhiêu giám khảo? “How many are there the judges?”, Cuộc thi sẽ bao gồm những ai? ( Who will take part in the competition? )Nếu các em không có từ vựng thì giáo viên sẽ cung cấp trong các câu hỏi và trả lời.
 Hình 1: minh họa trong đoạn clip số 1
 + GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, đoán câu trả lời.
 + GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
2) Trong quá trình xem
Lần 1 : Học sinh xem phim, kiểm tra lại phần dự đoán 
 Hỏi học sinh: Em có thể cho biết tên thể loại của cuộc thi? “Can you name kind of competition?" 
GV yêu cầu học sinh xem đoạn clip và chú ý cách thí sinh dự thi giao tiếp với ban giám khảo. Đây là một chức năng thu thập và xác nhận thông tin (information-led funtion).
Nhóm thu thập và xác nhận thông tin ( information-led function)
Do you like this programe?
What do you feel like in this talent’s competiton?
Thu thập thông tin (asking for information/garthering information): Để hỏi thông tin chưa biết chúng ta dùng các loại câu hỏi nhằm thu thập các thông tin khác nhau vì thế cách trả lời khác nhau
Yes, I like it very much
Everyone can take part in this programe. 
Xác nhận thông tin ( checking information)
Các hành động lời nói phổ biến trong quan hệ xã giao bao gồm: chào hỏi và giới thiệu (Greeting and introducing), ra về và chào tạm biệt (Leaving and saying goodbye), khen ngợi và chúc mừng (complimenting and congratulating), cảm ơn (thanking), xin lỗi (apologizing), và bày tỏ sự cảm thông (expressing sympathy)
 Đoạn hội thoại trong clip số 1
 The Judge: Hello.
 Boy: Hello.
 The Judge: Welcome to Britain’s got talent. What’s your name?
 Boy: Robin
 The Judge: Robin, how old are you?
 Boy: seven
 The Judge: And, do you go here to get competiton?
 Boy: Yes
 The Judge: Oh, good
 Boy: Louis, My aunt is looking for a boyfriend
GV yêu cầu học sinh luyện tập trao đổi thông tin với bạn.
Ví dụ: What does Robin say about his Aunt?
 He wants to look for a boyfriend for his aunt.
GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi xem phim.
 Hình 2: hình minh họa trong đoạn clip1
(Có lưu trong đĩa CD, mẫu đoạn video sưu tầm làm tài liệu dạy các buổi ngoại khóa)
Lần 2: GV yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin cho trước trong bảng và sau đó nghe băng để điền các thông tin còn thiếu (nghe 2 lần)
+ GV yêu cầu HS so sánh đáp án với bạn.
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả.
Lần 3 : GV yêu cầu học sinh xem lại, kiểm tra đáp án.
Sau khi xem giáo viên phát cho các nhóm một số câu hỏi, tự nghiên cứu và trả lời. Sau đó trình bày trước lớp
3) Sau khi xem 
 Cho HS tóm tắt lại các nội dung mà các em thu thập được trong quá trình thực hành các bài tập trước.
 Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm để tóm tắt lại nội dung bài.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Qua một thời gian tiến hành các tiết ngoại khóa theo phương pháp đã trình bày ở trên, tôi thấy có những ưu điểm sau :
 - Học sinh có điều kiện thực hành theo cặp " pairwork' và theo nhóm " groupwork".
 -Với việc xem bằng hình ảnh âm thanh một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin chính của bài đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như: Nghe lướt, khả năng suy luận và đoán nghĩa của từ, ứng dụng thực tế trong giao tiếp, học xong dùng ngay được.
- Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau.
- GV có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh lười học tiếng anh.
- Học sinh được rèn luyện cả 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Kỹ năng đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiện qua việc viết và trình bày kết quả các bài tập. 
 -Với việc dạy một tiết ngoại khóa theo phương pháp trên, kết quả trong các tiết học chính của học sinh cũng có tiến triển rõ rệt. Thấy rõ sự sôi nỗi đối với bộ môn này.
Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 3 bài kiểm tra 
Lần KT
Phương án
Số bài
Yếu, kém(%)
Trung bình(%)
khá(%)
Giỏi(%)
1
TN
50
12,5
57,5
25
5
ĐC
50
20
60
20
0
2
TN
50
7,5
37,5
40
15
ĐC
50
25
40
30
5
 3
 TN
 50
5,2
 25,8
 50
 19
 ĐC
 50
22
 68
 15
 5
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mặc dù có nhiều cố gắng đọc sách, tìm tòi , chia sẻ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm từ việc giảng dạy thực tế để đúc rút ra một số phương pháp dạy kĩ năng nói Tiếng Anh ở cấp THPT hiệu quả, nhưng tôi nhận thấy rằng một số vấn đề nêu trong đề tài còn chưa sâu, ví dụ minh hoạ còn chưa nhiều. Tuy nhiên vấn đề đưa ra trong đề tài này là rất phổ thông và sát thực, gây niềm đam mê lớn cho học sinh về môn Tiếng Anh. Có thể nói đây là một tài liệu bổ ích đối với mỗi thầy cô giáo, giúp quí thầy cô (đặc biệt đối với những thầy cô giáo mới vào ngành) thêm phong phú về phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh trong tiết dạy nói hơn. 
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên
- Tiếp tục tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Luôn học hỏi kinh nghiệm từ các bậc thầy cũng như chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Không ngừng tự học tập, bồi dưỡng thường xuyên qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau như qua Internet, E- book.
- Tích cực đầu tư thiết kế các bài giảng công phu đem lại kết quả cao cho người học
Đối với nhà trường
- Đầu tư phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ.
- Đăng kí mua đĩa CD của bộ giáo dục mỗi năm một lần để đạt chất lượng đĩa tốt, chuẩn. (Vì đặc thù của đĩa CD dễ bị xước, không thể dụng 1 đĩa cho nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy)
- Khuyến khích giáo viên giảng dạy viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các buổi hội thảo chuyên môn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với ngành giáo dục
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề theo cụm, tỉnh để mở rộng cơ hội chia sẻ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cho toàn thể giáo viên Tiếng Anh hoặc đại diện của mỗi trường tham dự, sau đó về triển khai áp dụng trong tổ.
- Xây dựng cổng thông tin về nguồn tài liệu giảng dạy như: Các bài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải, có tính khả dụng cao cần được triển khai áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh..
 - Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fowler, F. G. , Fowler, H. W., & Thompson, D. F. (2000). Listening. The Oxford 
Pocket Dictionary of Current English. Retrieved January 4, 2009 from 
 .htm
2. Sách giáo viên Tiếng Anh 10, 11,12
3. Adrian Doff, Teach English – Cambridge University Press in asociation with The British Council 
4. Dwaft Version- English Language Teacher Training Project

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_ngoai_khoa_de_thuc_day_tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan