Sáng kiến kinh nghiệm Hỗ trợ học sinh miền núi học lập trình C++ bằng điện thoại

1. Thuận lợi

- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng trong dạy

và học. Ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT đã trở thành xu thế tất yếu trong

quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy và học. Giáo viên học sinh có thể sử dụng máy

tính, ipad, điện thoại thông minh, để hỗ trợ khai thác phục vụ việc dạy và học.

- Lập trình trên điện thoại là một hình thức rất hiệu quả, hình thức này có

thể giúp học sinh học mọi lúc, mọi nơi. Người học có thể tận dụng chiếc điện

thoại để hỗ trợ trong việc học: tìm kiếm thông tin, nâng cao khả năng lập trình,

- Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thì học sinh không khó để tìm

được cho mình một ứng dụng học lập trình C++ trên điện thoại. Có thể kể đến như:

Mobile C, Learn C++, CppDroid,

- Hệ thống và nền tảng tương tác trực tuyến hoàn toàn miễn phí cho phép

người dùng học tập, thực hành và đánh giá các kỹ năng lập trình ngay lập tức. Nó9

trở thành nguồn tài nguyên vô tận để học sinh có thể trau dồi kỹ năng code. Có

nhiều trang web dạy học lập trình online, rèn luyện kĩ năng lập trình mà học sinh

có thể học được trên điện thoại, học sinh được trực tiếp test code của mình, đánh

giá mức độ bài làm của mình như thế nào.

- Với bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, cộng với điều kiện đi học

xa nhà nên hầu hết học sinh đều được bố mẹ trang bị cho chiếc điện thoại để dễ

dàng trong việc liên lạc, hỗ trợ học tập. Qua khảo sát thì 99% học sinh sử dụng

điện thoại thông minh. Đây là điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể sử dụng điện

thoại thay thế máy tính hỗ trợ trong việc học lập trình.

- Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT

và trường phổ thông có nhiều cấp học, thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

năm 2011. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/11/2020 cho phép học sinh mang điện

thoại đến trường phục vụ việc học tập.

2. Khó khăn

- Đặc thù của môn Tin học là liên quan đến máy tính. Sau mỗi bài học các

em cần được thực hành để hiểu rõ kiến thức và nâng cao kĩ năng. Đặc biệt đối với

môn tin thì “Học đi đôi với hành” là cực kì cần thiết và quan trọng. Có học lí

thuyết nhiều đến đâu, giỏi đến đâu nhưng không có máy tính để thực hành thì việc

học chưa thực sự đạt hiệu quả.

- Thực tế ở những trường vùng khó khăn như trường THPT Tương Dương 1

việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Một điều dễ nhận thấy là

các em ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính và tin học, nguyên nhân chính là điều

kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ, vì thế lĩnh vực công

nghệ thông tin vẫn còn khá mới với các em.

- Đặc biệt với chương trình tin học 11 thì việc rèn luyện kĩ năng lập trình là

hết sức quan trọng và cần thiết. Đa số ở mỗi gia đình học sinh chưa có máy tính

phục vụ học lập trình nên khả năng nhớ, khả năng vận dụng kiến thức vào bài học

của học sinh bị hạn chế.

- Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học lập trình nên

chưa có sự say mê, hứng thú trong việc học.

- Trang thiết bị máy tính phục vụ cho việc dạy, học lập trình ở trường chưa

thể đáp ứng đủ nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh.

- Việc học lập trình tương đối khô khan, giáo viên khó thiết kế bài giảng gây

hứng thú cho học sinh.

pdf28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hỗ trợ học sinh miền núi học lập trình C++ bằng điện thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Xây dựng được động cơ học tập cho bản thân 
 - Hiểu được giá trị của sự thành công 
2. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng học lập trình C++ trên điện thoại 
2.1. Thực trạng: 
Ở trường THPT Tương Dương 1 học sinh chủ yếu là con em vùng sâu, vùng 
xa điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Khi học sinh tiếp cận với ngôn ngữ lập 
trình các em không có máy tính hỗ trợ học tập nên rất khó khăn trong việc tiếp cận 
bài học. 
15 
Đa số học sinh đi học xa nhà, các em được bố mẹ trang bị điện thoại để tiện 
liên lạc (khoảng 99% học sinh có điện thoại thông minh). Hầu hết các em chưa biết 
tận dụng điện thoại phục vụ cho việc học mà chủ yếu chỉ chơi game, xem phim, 
lướt web, 
2.2. Giải pháp: 
Không phải chỉ có máy tính mà giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông 
minh là có thể học lập trình. 
Giáo viên mong muốn định hướng cho học sinh đang mải mê với những chiếc 
Smartphone một hướng tiếp cận mới với ngôn ngữ lập trình khi không có máy tính 
hỗ trợ. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng khuyến khích "Đừng chỉ chơi game trên 
điện thoại, hãy học lập trình ở đó", sử dụng các thiết bị công nghệ không chỉ để 
xem phim, chơi game mà biến nó trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình học 
tập. 
Có rất nhiều ứng dụng học C++ trên điện thoại thông minh như: Mobile C, 
CppDroid - C/C++ IDE, Learn C++, 
Trong các ứng dụng đó thì Mobile C là một ứng dụng thân thiện, dễ sử dụng, 
chạy mượt trên điện thoại, có thể cài đặt được cả trên hệ điều hành Android và 
iOS. 
* Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Mobile C trên điện thoại Android: 
Bước 1: Tìm đến biểu tượng CH Play 
trên điện thoại. 
Bước 3: Chọn cài đặt để tiến hành cài 
đặt ứng dụng. 
Bước 2: Chạm tay vào chữ Google Play 
và gõ tên Mobile C để tiến hành tìm 
kiếm ứng dụng. 
16 
* Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Mobile C: 
1. Khởi động ứng dụng Mobile C 
2. Giao diện ứng dụng 
3. Tạo một file mới: Gõ tên vào ô New 
file name và đuôi của file C++ là .cpp 
4. Màn hình soạn thảo 
5. Khả năng phát hiện lỗi 
Phát hiện lỗi trực tiếp khi viết code 
Phát hiện lỗi khi chạy chương trình 
Tạo file Tạo thư mục 
17 
6. Chạy chương trình, xem kết quả 
 2.3. Hiệu quả: 
- Ứng dụng có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, gần với giao diện trên máy 
tính, cài đặt được trên cả hệ điều hành Android và iOS 
- Có thông báo lỗi rõ ràng khi viết code 
- Mở ra cho học sinh một hướng tiếp cận mới với ngôn ngữ lập trình. 
- Học sinh có phương tiện để phục vụ học tập 
- Học sinh có thể học lập trình mọi lúc mọi nơi 
- Học sinh biết cách tìm hiểu, khai thác các ứng dụng khác 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành trên điện thoại 
18 
3. Rèn luyện kĩ năng lập trình 
3.1. Thực trạng: Theo khung chương trình môn học thì thời lượng để học sinh 
thực hành nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng còn chưa nhiều. Đặc biệt ở 
chương I và II, đây là hai chương tạo tiền đề cho học sinh học các nội dung tiếp 
theo, là sự khởi đầu để học sinh biết về ngôn ngữ lập trình, cách sử dụng ngôn ngữ 
lập trình, cách tạo một chương trình, cách chạy chương trình, test thử chương 
trình,... Nhưng trong thời lượng môn học chỉ có hai bài tập và thực hành, với thời 
lượng này rất khó để học sinh miền núi có thể tiếp cận và đạt mục tiêu bài học 
ngay khi học trên lớp. Thực tế cho thấy trong mỗi tiết thực hành giáo viên phải mất 
thời gian hướng dẫn học sinh các thao tác sử dụng phần mềm, cách gõ chương 
trình, test các bộ dữ liệu, Có nhiều học sinh thao tác chậm nên dù hết thời lượng 
bài học nhưng vẫn chưa hoàn thành nội dung yêu cầu. Điều này dẫn đến học sinh 
chưa kịp hiểu bài, chưa kịp hiểu ý nghĩa từng câu lệnh, chưa kịp xem kết quả 
chương trình ra sao, 
3.2. Giải pháp: Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân nhận thấy để viết được 
một chương trình học sinh cần phải nắm chắc và nhớ được kiến thức từ những bài 
học đầu tiên. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để sau mỗi tiết học môn Tin học 
trong nhà trường giáo viên phải giúp học sinh hệ thống được kiến thức một cách cô 
đọng nhất và được thực hành soạn thảo chương trình nhiều nhất có thể, từ đó mới 
tăng khả năng nhớ, khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt nâng cao được 
hiệu quả trong việc dạy và học, truyền được đầy đủ kiến thức, kĩ năng cho các em, 
tù đó các em có hứng thú, đam mê với môn học. 
Thực hành nội dung bài học ở nhà là một việc làm hết sức cần thiết và quan 
trọng. Việc này sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học trên lớp, hiểu rõ 
hoạt động của các câu lệnh, giúp người học nắm vững kiến thức trong mỗi bài, 
nâng cao khả năng lập trình, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người 
học. Ở một số nội dung như: chương trình đơn giản, các thủ tục chuẩn vào/ra đơn 
giản, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp, sau mỗi bài học học sinh cần thực hành để 
hiểu cú pháp, ý nghĩa câu lệnh, làm quen với chương trình. Nhưng hầu như học 
sinh không có máy tính để thực hành lại các nội dung đã học hoặc tìm hiểu trước 
chương trình ở nhà. 
 Sau khi học sinh đã cài đặt ứng dụng Mobile C trên điện thoại, tôi đã thực 
hiện vận dụng vào trong tiết học và sau khi học xong bài học như sau: 
* Cách thức thực hiện: 
- Ở tiết học lí thuyết hoặc bài tập trên lớp giáo viên thực hiện lồng ghép để 
học sinh hiểu cú pháp và ý nghĩa câu lệnh bằng cách chia nhóm cho học sinh viết 
code và thực hành ngay tại lớp học. Chia nhóm nhỏ theo bàn, mỗi nhóm sử dụng 
một điện thoại thực hiện bài tập. 
- Ở nhà: Giáo viên giao bài cho học sinh thực hiện, học sinh độc lập làm bài, 
rèn luyện kĩ năng, cá nhân hóa việc học. 
19 
* Hình thức đánh giá bài của học sinh: 
- Đánh giá qua hoạt động nhóm 
- Đánh giá mức độ tích cực, hiệu quả qua bài làm của học sinh ở nhà bằng 
cách: 
+ Học sinh chụp ảnh bài làm hoặc quay màn hình quá trình làm bài 
gửi giáo viên kiểm tra. 
+ Kiểm tra trong các tiết học tiếp theo. 
+ Kiểm tra bài làm lưu trong điện thoại hoặc trong vở bài tập (đối với 
học sinh không có điện thoại). 
 * Nội dung: 
Bài học Ở lớp Ở nhà 
Bài 3. Cấu trúc 
chương trình. 
- Gv hướng dẫn học sinh 
sử dụng phần mềm Mobile 
C soạn thảo, lưu trữ và 
chạy chương trình đưa ra 
màn hình câu “Xin chao!”. 
Lập trình đưa ra màn hình tên của 
mình. 
Bài 7. Các thủ 
tục chuẩn vào/ra 
đơn giản. 
Nhập vào 2 số a, b từ bàn 
phím. Tính tổng hai số đó. 
Bt1: Nhập vào 2 số a, b từ bàn 
phím. Tính tổng, hiệu, tích, 
thương của hai số đó. 
Bt2: Nhập vào 2 số a, b từ bàn 
phím. Tính s=(a+b)
2
+ b+c. 
Bài 9. Cấu trúc 
rẽ nhánh. 
Nhập vào số a từ bàn 
phím. Kiểm tra tính chẵn, 
lẻ của số đó. 
Bt1: Nhập vào 2 số a,b từ bàn 
phím. Kiểm tra xem tổng của 2 số 
là số chẵn hay số lẻ. 
Bt2: Hoàn thiện bài giải phương 
trình bậc 2 ở Bài tập thực hành 1. 
Bài 10. Cấu trúc 
lặp. 
Bt1: Tính tổng 
s=1+2+3++n (n nhập từ 
bàn phím). 
Bt2: Tính tổng 
s=1+2+3+ cho đến khi 
s>=100. 
Bt1: Tính tổng các số lẻ từ 1 đến n 
(n được nhập vào từ bàn phím). 
Bt2: Tính tổng 
s=1+1/2+1/3+1/n (n được nhập 
từ bàn phím). 
Bài 11. Kiểu 
mảng. 
Tìm phần tử lớn nhất của 
dãy số nguyên. 
Tìm phần tử nhỏ nhất của dãy số 
nguyên. 
Bài 12. Kiểu Viết chương trình nhập Viết chương trình nhập vào một 
20 
xâu. vào một xâu. In ra màn 
hình xâu vừa nhập. 
xâu. In ra màn hình số lượng kí tự 
có trong xâu. 
Bài 18. Ví dụ về 
cách viết và sử 
dụng chương 
trình con. 
Tìm giá trị nhỏ nhất của 3 
số a, b, c. 
Tìm giá trị lớn nhất của 3 số a, b, 
c. 
3.3. Hiệu quả: 
- Học sinh có phương tiện phục vụ học tập, hiểu rõ cú pháp, ý nghĩa câu 
lệnh, rèn luyện được các kĩ năng lập trình sau mỗi bài học. 
- Học sinh có thể thấy được kết quả bài làm của mình, biết được bài làm của 
mình đúng hay sai. 
- Vì bài làm của học sinh được lưu trên điện thoại nên học sinh có thể hỏi 
bài giáo viên mọi lúc, mọi nơi. 
- Học sinh thấy hứng thú hơn với môn học, có công cụ để khai thác, sáng 
tạo, khám phá tri thức, cá nhân hóa việc học. 
Một số bài làm của học sinh trên ứng dụng Mobile C 
21 
4. Hỗ trợ trong các tiết thực hành 
4.1. Thực trạng: 
- Trường THPT Tương Dương 1 có 2 phòng máy tính với số lượng khoảng 
14 máy/phòng. Một phòng hoạt động tương đối ổn định. Phòng còn lại số lượng 
máy cũ còn nhiều, cấu hình thấp, hoạt động không ổn định. Với số lượng máy tính 
như vậy thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. 
Vào các giờ học thực hành học sinh phải ngồi ghép 3-4 em/1 máy tính, máy tính 
hoạt động chập chờn lúc được lúc không, ảnh hưởng đến chất lượng các buổi học 
thực hành. 
- Số lượng phòng thực hành ít nên có sự trùng lặp về tiết thực hành giữa các 
giáo viên vì thế một số lớp không được trực tiếp đảm bảo về thời lượng thực hành 
mà chỉ được thực hành thông qua máy tính của giáo viên ngay tại lớp học. Chính 
vì thế nên học sinh không được tiếp xúc nhiều với máy tính, có nhiều bạn thao tác 
trên máy tính còn chưa thành thạo hoặc đang còn chậm. Vì vậy có nhiều học sinh 
không hoàn thành được một bài tập trong một tiết học thực hành. 
4.2. Giải pháp: 
Để học sinh có đủ phương tiện thực hành giáo viên đã bố trí như sau: 
+ Đối với những tiết thực hành tại phòng máy: Ưu tiên đầu tiên vẫn là thực 
hành trên máy tính nhiều nhất có thể, giáo viên bố trí cho những học sinh không có 
điện thoại vào máy tính trước (2 hs/1 máy tính). Những bạn còn lại không đủ máy 
tính để bố trí, giáo viên cho học sinh thực hành trên điện thoại (2 hs/1 điện thoại). 
Việc làm này được luân phiên trong các tiết thực hành để đảm bảo học sinh nào 
cũng được rèn luyện về kĩ năng lập trình. 
+ Đối với những tiết học thực hành mà không có đủ phòng để bố trí vì có sự 
trùng lặp: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tại phòng học bằng phần mềm 
Mobile C trên điện thoại (2 hs/1 điện thoại). 
Học sinh thực hành trên phần mềm Mobile C tại lớp học 
22 
4.3. Hiệu quả: 
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng lập trình 
- Hs có đủ phương tiện phục vụ học tập 
- Giải quyết tình trạng thiếu thiết bị ở trường học 
5. Học lập trình Online 
5.1. Thực trạng: 
Trước đây để chọn một học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi giáo viên 
phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm, bồi dưỡng. Giáo viên phải đi tìm kiếm từ 
các lớp, tập hợp học sinh ưu tú để tổ chức lớp bồi dưỡng. Hầu như khi giáo viên ra 
bài để học sinh ôn luyện ở nhà thì học sinh không có máy tính để thực hành mà chỉ 
chủ yếu làm trên giấy. Giáo viên phải rất vất vả khi hàng tuần vào những thời gian 
rảnh lên phòng thực hành để hướng dẫn cho học sinh làm bài, luyện code. 
Sau khi viết xong đoạn code, công việc test là điều không thể bỏ qua. Đặc 
biệt là đối với những học sinh tham dự đội tuyển học sinh giỏi thì việc test code lại 
càng quan trọng. Học sinh không thể thử hết các bộ test trên code của mình nên 
phải chờ đến sự hỗ trợ của giáo viên. Điều này làm cho việc kiểm thử code của học 
sinh bị gián đoạn, học sinh mất thời gian chờ đợi, 
5.2. Giải pháp: 
Tin học tưởng chừng như khô khan nhưng thực tế lại là một kho tàng tri thức 
sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp toàn cầu hóa, giúp học sinh thích 
ứng và hòa nhập vào xã hội hiện đại. 
Với mong muốn thắp lên ngọn lửa đam mê và khám phá tin học cho các em, 
đánh thức khả năng tự học của người học. Giờ đây người học không chỉ trông chờ 
vào kiến thức truyền thụ của giáo viên mà có thể tự mình khám phá, tìm hiểu các 
kiến thức, rèn luyện các kĩ năng thông qua các hình thức học online. 
Có rất nhiều hệ thống và nền tảng tương tác trực tuyến hoàn toàn miễn phí 
cho phép người dùng học tập, thực hành và đánh giá các kỹ năng lập trình ngay lập 
tức, là nguồn tài nguyên vô tận để học sinh có thể trau dồi kỹ năng code. 
Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể giúp học 
sinh tiếp cập với hình thức học tập này. 
Với hình thức học tập này học sinh có thể liên kết đến các trang: 
https://laptrinhphothong.vn 
https://www.codechef.com 
https://lequydon.ntucoder.net 
https://thptchuyen.ntucoder.net 
https://ntucoder.net 
23 
https://vn.spoj.com 
Một trong những trang web có giao diện thân thiện giúp người dùng run các 
file code online là trang https://laptrinhphothong.vn. Đây là trang web của thầy 
Trần Thanh Hiệp sở GD&ĐT Nghệ An và thầy Nguyễn Đức Toàn trường THPT 
chuyên Đại học Vinh, hỗ trợ các ngôn ngữ như: Pascal, C, C++, Python,... 
Ưu điểm của trang web: 
- Người học có thể dễ dàng đăng kí trở thành thành viên 
- Có hướng dẫn cụ thể cách nạp bài lên trang cho từng loại ngôn ngữ 
- Phần bài tập được bố trí theo trình tự các bài học trong chương trình tin học 
phổ thông được chia làm các mức độ từ dễ đến khó nên người học có thể dễ dàng 
lựa chọn phù hợp với năng lực: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. 
- Bảng chấm bài giúp người học dễ dàng theo dõi kết quả bài làm của mình, 
báo rõ ràng các lỗi mà bài làm gặp phải. 
- Có các kì thi test code diễn ra thường xuyên 
- Có bảng thông báo các coder tích cực để khuyến khích người học. 
- Các coder có thể trao đổi, tranh luận, tại chat box 
Giao diện trang https://laptrinhphothong.vn 
5.3. Hiệu quả: 
- Rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Chẳng gì bằng tự học, tự tìm 
hiểu, tự nghiên cứu và tự cải thiện bản thân mình. 
- Học sinh test trực tiếp bài làm của mình trên hệ thống. 
24 
- Ngay cả ở nhà học sinh cũng có thể trau dồi kĩ năng code, giáo viên có thể 
theo dõi tiến độ làm bài của học sinh, biết được em nào tích cực, em nào chưa tích 
cực,... 
- Hình thức học tập này hỗ trợ rất hiệu quả trong việc dạy và học của giáo 
viên và học sinh. Đặc biệt là trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Và đây cũng 
là một kênh thông tin giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đội tuyển tham gia dự kì thi 
học sinh giỏi. 
Bài làm của học sinh Lô Minh Đức lớp 11C trên trang https://laptrinhphothong.vn 
6. Phương án để quản lí việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ 
học: 
Trong quá trình dạy học, việc cho học sinh sử dụng điện thoại như một 
phương tiện phục vụ việc học là rất tốt nhưng cũng tồn tại một số vấn đề như: 
học sinh lén chơi game, lướt web, xem facebook, zalo, làm ảnh hưởng đến quá 
trình tiếp thu bài của học sinh. 
Để hiệu quả trong việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại phục vụ học 
tập. Giáo viên đưa ra một số phương án quản lí như sau: 
- Học sinh chỉ được phép sử dụng điện thoại khi có sự cho phép của giáo 
viên. 
25 
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ để dễ theo dõi, nhắc nhở và giám sát lẫn 
nhau. Nếu để bạn ngồi ngay cạnh vi phạm thì các học sinh xung quanh không ngăn 
chặn cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, chịu kỷ luật theo nhóm. 
- Yêu cầu học sinh tắt 3G, 4G, wifi, khi sử dụng ứng dụng Mobile C. 
- Giáo viên tích cực quan sát, hỗ trợ học sinh. 
- Có phiếu đánh giá để ghi nhận sự tích cực, hiệu quả của các nhóm, các 
thành viên trong nhóm. 
- Có sự ghi nhận sự tiến bộ về kĩ năng lập trình của học sinh. Ghi nhận về sự 
tích cực làm bài của học sinh ở trên lớp cũng như ở nhà. 
IV. Kết quả đạt được 
Các giải pháp trên đã được áp dụng cho các lớp 11A, 11B, 11C ở trường 
THPT Tương Dương 1. 
Kết quả đạt được như sau: 
1. Đối với học sinh 
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức, hiểu sâu bài học. 
- Giúp học sinh ghi nhớ tốt cú pháp, ý nghĩa câu lệnh. 
- Học sinh có thể học lập trình mọi lúc, mọi nơi. 
- Nâng cao kĩ năng lập trình. 
- Kích thích sự sáng tạo của học sinh. 
- Học sinh hứng thú hơn với môn học. 
- Ý thức sử dụng thiết bị di động của học sinh đã thay đổi, học sinh có ý 
thức hơn trong việc sử dụng điện thoại cho việc học. 
* Kết quả đối sánh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau: 
Lớp 
Kết quả bài kiểm tra giữa kì và cuối kì I 
Điểm>=8 7<=Điểm<8 5<=Điểm<7 Điểm<5 
Lớp thực nghiệm (11A, 11B, 11C) 
25% 40% 18% 7% 
Lớp đối chứng (11D, 11E, 11G) 
5% 30% 54% 11% 
2. Đối với giáo viên 
- Mang lại lợi ích thiết thực cho giáo viên trong quá trình dạy học lập trình. 
- Hỗ trợ tình trạng thiếu thiết bị phục vụ dạy học. 
- Phù hợp với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
26 
- Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá kết quả học tập 
với quá trình học tập. 
- Phù hợp với thời đại, với xu hướng học tập của tương lai và bối cảnh 
chuyển đổi số trong giáo dục. 
3. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến 
Để đánh giá khả năng mang lại lợi ích thiết thực của SKKN, tôi xin ý kiến 
đánh giá, nhận xét của 3 giáo viên Tin học, tổ Toán-Tin, trường THPT Tương 
Dương 1 theo các mức độ 1: Yếu, 2: Trung bình, 3: Khá, 4: Tốt, kết quả thu được 
như sau: 
Tiêu chí đánh giá 
Mức độ 
1 2 3 4 
Đánh giá về nội dung 
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học 3 
- Phù hợp với đối tượng HS 3 
- Phù hợp với việc dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực HS 
 2 1 
Đánh giá về hình thức 
- Tính khoa học 3 
- Nhất quán về cách trình bày 3 
Đánh giá về tính khả thi 
- Phù hợp với trình độ học tập của HS 3 
- Phù hợp với chương trình 2 1 
- Hỗ trợ phương tiện học lập trình cho học sinh 3 
Đánh giá về hiệu quả 
- HS hứng thú học tập hơn 3 
- Giúp HS có sự nhìn nhận mới về việc sử dụng 
thiết bị di động 
 1 2 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập trình 3 
- Góp phần giải quyết tình trạng thiếu thiết bị 
phục vụ học tập 
 3 
- Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá 1 2 
- Giúp học sinh tiếp cận với công nghệ số, ứng 
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong 
học và tự học. 
 3 
27 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Kết luận 
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng 
chiếm ưu thế thì việc sử dụng thiết bị dạy học ngày càng phải phát huy hết lợi ích 
của nó nhằm thúc đẩy quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Vì thế người dạy 
và người học phải biết cách khai thác các thế mạnh của công nghệ cho việc dạy và 
học. 
Trên đây là một số giải pháp của cá nhân khai thác thế mạnh của điện thoại 
thông minh trong dạy học lập trình môn Tin học 11 nhằm giải quyết tình trạng 
thiếu thiết bị trong dạy và học ở miền núi. Không những thế còn hình thành cho 
học sinh năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự 
học lập trình. Giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức bài học, nâng cao kĩ 
năng lập trình. Từ đó giúp học sinh có cái nhìn mới, hướng tiếp cận mới với ngôn 
ngữ lập trình, tạo niềm vui, niềm hứng thú với môn học. Vì vậy trong quá trình 
giảng dạy ở các tiết bài mới, tiết bài tập giáo viên nên đưa vào để tăng sự linh hoạt 
trong bài giảng và quan trọng nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức thông qua 
việc thực hành. 
Với giải pháp trên tôi đã áp dụng và thấy hiệu quả đối với một số lớp khối 
11. Vì vậy bản thân đề xuất phát triển phương pháp này trong toàn khối lớp 11 của 
trường và nhân rộng ra các trường bạn, nhất là những trường đang thiếu về cơ sở 
vật chất phục vụ dạy học lập trình. 
II. Kiến nghị 
- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học 
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp đáp ứng các hình 
thức dạy học tích cực. 
- Tăng cường đầu tư về thiết bị máy tính đáp ứng nhu cầu dạy học tin học ở 
các trường học. 
- Bồi dưỡng thêm các phương pháp cho giáo viên để phát huy khả năng tự 
học của học sinh. 
- Tăng cường đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng 
đánh giá kết quả học tập với quá trình học tập. 
Quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự 
đóng góp ý kiến và giúp đỡ của đồng nghiệp, cấp trên để giải pháp ngày càng hoàn 
thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Tin học 11; Sách giáo viên Tin học 11 - Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên). 
2. Tài liệu tập huấn C++ , Sở Giáo dục Nghệ An 
2. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên - Module 20 
THPT “Sử dụng các thiết bị dạy học ở trung học phổ thông” 
3. Sách dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn tin học của Hồ Cẩm Hà (Chủ 
biên), NXB Đại học sư phạm 
4. Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP 
Hồ Chí Minh 
5. Phương tiện dạy học, nhà xuất bản Giáo dục 
4. Một số tài liệu trên mạng internet. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ho_tro_hoc_sinh_mien_nui_hoc_lap_trinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan