Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn khi dạy một số bài Tùy bút, bút kí - Ngữ văn lớp 7

Giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học tích hợp kiến thức liên môn vào trong bài dạy của mình để nâng cao hơn nữa chất lượng bài học. Bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, việc dạy tích hợp kiến thức liên môn trong các văn bản tùy bút, bút kí gặp phải những khó khăn nhất định như sau:

* Về phía học sinh:

 Một số học sinh cảm thụ văn học còn yếu, chưa nắm chắc về kiến thức môn Ngữ Văn nên rất khó để nắm được các mối liên hệ hữu cơ về kiến thức các môn học liên quan như : Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục công dân.

Một số em chưa có ý thức tìm tòi, nghiên cứu các thông tin, kiến thức từ bộ môn khác liên quan đến bài học nên trong tiết học còn thụ động, không sáng tạo, linh hoạt.

Đa số các em chưa được đến các địa chỉ trong văn bản, chưa được nghe, được đọc nên kiến thức từ thực tế của các em còn hạn chế.

* Về phía giáo viên:

Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vẫn còn khá mới mẻ, nên giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ, chưa thực sự chủ động trước phương pháp mới.

 Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học liên quan khác nên mất nhiều thời gian hơn cho công tác soạn giảng.

 Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn hạn chế.

 Mặc dù vẫn gây khó khăn cho học sinh và giáo viên, nhưng tôi nhận thấy tính ưu việt, hiệu quả của giờ học tích hợp các kiến thức liên môn rất cao. Với những thành công đạt được ban đầu trong dạy học, tôi thấy việc tích hợp kiến thức liên môn khi dạy các văn bản tùy bút, bút kí là việc rất cần thiết.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn khi dạy một số bài Tùy bút, bút kí - Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2: Tùy bút Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng
	Đến với tùy bút Mùa xuân của tôi, chúng ta sẽ biết thêm về cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ của một người con xa quê. Thời tiết, khí hậu ở đây rất đặc trưng - có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh , đó là nét riêng độc đáo của khí hậu Bắc Bộ vào mùa xuân: cái rét vẫn còn vương lại nhưng hơi ấm đã về. Không khí xuân cũng rất rộn ràng với tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... Những chi tiết này cho hay, ở Bắc Bộ, mùa xuân là mùa lễ hội với những đám hát chèo, những câu hát giao duyên. Mùa xuân cũng là mùa đoàn tụ, ấm cúng trong bầu không khí gia đình với nhang trầm, đèn nến. Chính vì vậy, mùa xuân không chỉ là khúc ca của thiên nhiên mà còn là khúc hát của con người.
	Ví dụ 3: Tùy bút Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương
	Với tấm lòng chân thành và khả năng quan sát tinh tế, tác giả Minh Hương đã cho ta hiểu hơn về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố và phong cách con người Sài Gòn. Hiện tượng thời tiết ở đây có những nét rất riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột, nhanh nhóng của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Không khí, nhịp điệu sống ở những thời khắc khác nhau rất đa dạng: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn; phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm; cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch. Về đặc điểm dân cư, Sài Gòn là nơi tụ hội của người bốn phương nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn. Con người Sài Gòn chân thành bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị. 
	2.2.2. Tích hợp với môn Lịch sử
	Liên thông được các biến cố thăng trầm, dòng chảy lịch sử, các di sản, vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt và văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc chung và rất riêng.
	Ví dụ: Tùy bút Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương
	Khi dạy văn bản này, việc giáo viên tích hợp kiến thức lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Sài Gòn sẽ giúp học sinh có cơ hội tìm tòi và hiểu thêm lịch sử của một vùng đất. Năm 1697, chúa Nguyễn Phúc Chu thành lập phủ Gia Định. Thành Gia Định sau trở thành thành phố Sài Gòn, thủ phủ của xứ Nam Kì. Từ sau tháng 4 năm 1975, Sài Gòn mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. 
2.2.3. Tích hợp môn Âm nhạc: 
Tích hợp kiến thức Âm nhạc vào trong tiết học giúp học sinh hiểu rõ hơn thể loại âm nhạc truyền thống với những làn điệu, nhạc cụ dân tộc phong phú để bồi dưỡng học sinh thêm yêu thích làn điệu dân ca xứ Lệ và dân ca của các miền quê Việt Nam nói chung. 
Thông qua dạy học tích hợp phát huy năng khiếu ca hát, cảm thụ âm nhạc của học sinh.
Ví dụ: Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, bao gồm ca và đàn, được làm ra từ dòng nhạc dân gian bình dị và nhạc cung đình thanh cao. Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. 
2.2.4. Tích hợp môn Giáo dục công dân
Qua văn bản, giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; có ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể , giáo dục học sinh có tình cảm và trách nhiệm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ 1: Tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, giàu chất thơ, với tấm lòng trân trọng, nâng niu cái đẹp, Thạch Lam đã phát hiện ra giá trị văn hóa dân tộc qua thứ quà quê bình dị mà thanh cao ấy. Qua văn bản, giáo viên giáo dục học sinh thái độ trân trọng, yêu quý, nâng niu thứ sản vật cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống dân tộc: Cốm - một thứ quà của lúa non.
Ví dụ 2: Tùy bút Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
Trong nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hòa của đất trời, của lòng người, của sức sống và tình yêu. Qua bài tùy bút, giáo viên giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương cho các em học sinh.
Ví dụ 3: Bút kí Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh
Qua tìm hiểu ở nội dung bài học và được thưởng thức các trích đoạn ca Huế, các em sẽ cảm thấy thích thú và say mê trước dòng âm nhạc độc đáo này. Từ đó, giáo viên hướng cho học sinh biết yêu mến, nâng niu, giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca nói chung và Hò khoan Lệ Thủy nói riêng. 
2.2.5. Tích hợp môn Mỹ thuật
Tích hợp với môn Mỹ thuật, học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức về hội họa, in ấn, tranh ảnh, kiến trúc lăng tẩm, hoa văn khắc in, ...
Ví dụ: Các công trình kiến trúc, lăng tẩm, đền đài ở Huế, ý nghĩa hình ảnh con thuyền rồng trên sông Hương.
2.2.6. Tích hợp môn Tin học: 
Giáo viên biết vận dụng kiến thức, kĩ năng bộ môn Tin học vào truy cập, tìm và chọn lọc các tư liệu kênh chữ, kênh hình để vận dụng phục vụ cho bài học. 
Học sinh vận dụng kiến thức tin học để thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau sách báo, video, phóng sự ...từ mạng. Vận dụng kiến thức tạo lập trình chiếu Power point để thiết kế trình chiếu các tư liệu, hình ảnh thu thậpcho các phần thuyết trình nội dung bài học.
 * Sau đây là một ví dụ tiết dạy minh họa cho đề tài trên (bài Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Ánh Minh)
Tiết 114-115 : Ca HuÕ trªn s«ng H­¬ng
 Hà Ánh Minh
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Tích hợp kiến thức liên môn: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Tin học.
III - CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn giáo án. Chuẩn bị phần trình chiếu trên Power Point .
 Nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin về Huế xoay quanh nội dung bài học
 Tích hợp kiến thức các môn học liên quan
- HS : Sưu tầm tranh ảnh về Huế. Soạn bài theo hướng dẫn trong SGK. Tìm hiểu các kiến thức ở các bộ môn khác liên quan đến nội dung bài học.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tích hợp kiến thức Địa lý: 
Câu 1: Văn bản Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn viết về sự việc gì và xảy ra ở miền nào của nước ta?
Câu 2: Em có nhận xét gì về nhân vật quan phụ mẫu ở trong tác phẩm?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tích hợp kiến thức Địa lý
 Qua những áng văn chương, các em đã được thưởng thức biết bao nét đẹp của các vùng quê trên đất nước Việt Nam. ở miền Bắc, các em đã được biết đến mùa xuân dịu dàng của Hà Nội qua tuỳ bút “Mùa xuân của tôi”; ở miền Nam, các em đã được đến với Sài Gòn - một thành phố trẻ - qua bút ký “ Sài Gòn tôi yêu ”. Hôm nay, các em sẽ được đến với cố đô Huế - khúc ruột của miền Trung nối liền Quảng Trị với Đà Nẵng để thưởng thức một nét sinh hoạt đậm đà màu sắc văn hoá độc đáo qua bài tuỳ bút “Ca Huế trên sông Hương”. 
Giáo viên dẫn dắt HS tìm hiểu về xứ Huế.
- Trong lớp ta, bạn nào đã được đến Huế rồi thì hãy trình bày những hiểu biết của em về xứ Huế cho cả lớp nghe.
- 1 HS trả lời
- Thế còn những em khác chưa được đến Huế, hãy nêu những hiểu biết của em về Huế qua những tư liệu sưu tầm được, qua những bài học và qua phương tiện thông tin đại chúng?
- HS trình bày hiểu biết của mình.
- Sau khi HS trình bày, GV giới thiệu về Huế bằng cách cho các em xem bản đồ vị trí địa lý của Huế, một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hình ảnh thuyền rồng trên sông Hương... Trong quá trình giới thiệu, giáo viên tích hợp với kiến thức môn Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc, Tin học
+ Vị trí địa lý: Huế nằm trên dải đất miền Trung, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với tỉnh Đà Nẵng.
+ Về cảnh sắc thiên nhiên: Huế là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh: Sông Hương, núi Ngự...
 Sông Hương
+ Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân) từng là kinh đô của nhà Nguyễn.Huế nổi tiếng bởi các lăng tẩm và những cung điện cổ kính: Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định... 
 Đại nội
 Lăng Minh Mạng Lăng Khải Định
 + Về Âm nhạc: Huế là cái nôi của âm nhạc. Huế làm say đắm lòng người bởi Nhã nhạc cung đình Huế, hò Huế, ca Huế...
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
- Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Ca Huế trên sông Hương?
- HS yếu nêu
- GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
- GV đọc mẫu. Gọi 2,3 HS đọc tiếp.
- Giải thích các từ khó
- GV giới thiệu thêm cho HS về ca Huế.
- Văn bản được viết theo thể loại gì ?
- HS trả lời
- Em hiểu gì về thể loại tùy bút?
- HS khá giỏi trình bày hiểu biết
- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- HS trả lời
- Căn cứ vào đâu để em cho rằng đây là văn bản thuyết minh?
- HS: Vì bài văn chủ yếu giới thiệu cho người đọc về ca Huế.
- GV: Phương pháp thuyết minh chúng ta sẽ được học kĩ ở lớp 8
Hoạt động 2 : Phân tích văn bản
- Ngay ở những câu đầu tiên của bài tuỳ bút, tác giả đã khẳng định điều gì nổi bật ở xứ Huế ?
- HS yếu phát hiện
- Kể tên những làn điệu ca Huế với những đặc điểm nổi bật.
- HS trung bình liệt kê
- Ca Huế gắn liền với nhạc Huế. Hãy kể tên những nhạc cụ được sử dụng trong dàn nhạc ?
- HS yếu liệt kê
- Để giới thiệu về các làn điệu dân ca Huế và các nhạc cụ trong dàn nhạc tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời
- Em có nhớ hết tên của các làn điệu ca Huế và các nhạc cụ không ? Điều đó có ý nghĩa gì?
- HS tb trình bày ý kiến
- Theo em, con người xứ Huế khao khát, mong chờ hoài vọng về những điều gì ?
- HS khá giỏi trả lời
* GV bình: Phải chăng đó là những khao khát, mong chờ hoài vọng về tình yêu quê hương đất nước, tình người nồng hậu thuỷ chung, là những khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS lắng nghe
- GV tích hợp kiến thức môn Âm nhạc: Ngoài ca Huế, em còn biết thêm những làn điệu dân ca nào ở nước ta?
- HS trình bày hiểu biết 
- GV giới thiệu: Các làn điệu dân ca:
+ Hát xoan Phú Thọ
+ Quan Họ Bắc Ninh
+ Ví dặm Nghệ Tĩnh
+ Hò khoan Lệ Thủy
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ
+ Ca trù
- Giáo dục kĩ năng sống: Bác Hồ trước lúc đi xa đã căn dặn: Rằng muốn yêu Tổ quốc mình, phải biết yêu những khúc hát dân ca. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu, biết hát những câu hát dân ca, cũng chính là ta đã yêu quê hương, Tổ quốc, thực hiện được lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu..
- Ca Huế được hình thành như thế nào?
- HS trả lời
- GV tích hợp kiến thức Lịch sử:
- Từ cái gốc của nhã nhạc cung đình, theo nhu cầu xướng ca ngâm vịnh giải trí của giới quý tộc, các vương tôn quốc thích quan lại dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đã tổ chức các chương trình diễn xướng, đàn ca trong các dinh phủ. Vào khoảng thế kỷ 17, 18, hình thức diễn xướng đàn ca này, ban đầu chỉ với các bài bản được lấy từ tế nhạc cung đình như: ngũ đối thượng, ngũ đối hạ, 10 bản ngữ thập thủ liên hòan dần dần được sáng tác bổ sung thêm nhiều bài bản và hình thành nên một thể loại ca nhạc thính phòng, gọi là ca Huế.
- Ca Huế thường được diễn ra vào thời gian nào ? Không gian nào ?
- HS trả lời
GV bình: Sông Hương là một con sông đẹp và thơ mộng mà thiên nhiên ban tặng cho xứ Huế. Trên dòng sông Hương thơ mộng ấy, tác giả được nghe ca Huế trong một chiếc thuyền Rồng- một loại thuyền mà xưa kia chỉ dùng cho vua chúa. Tuy thuyền nhỏ nhưng vẫn đủ không gian của một sân khấu ca nhạc. Trong không gian ấy người lữ khách và người biểu diễn rất gần nhau... 
- GV tích hợp kiến thức Mỹ thuật:
Chiếu hình ảnh con thuyền rồng: Đây là hình ảnh thuyền rồng trên sông Hương. Thuyền rồng này xưa kia chỉ dành cho vua chúa đi dạo chơi. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng. Giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy. Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên. Thuyền rồng được chạm trổ với những hoa văn rất tinh xảo, với các nét vẽ, màu sắc rất hài hòa. Biểu diễn ca Huế trên thuyền rồng giữa dòng sông Hương vừa trang trọng, vừa nên thơ.
- Trong không gian ấy tác giả đã quan sát và miêu tả nghệ thuật biểu diễn của các ca công như thế nào?
 + Trang phục biểu diễn ?
 + Âm thanh?
 + Lời ca gợi lên điều gì ?
- Người lữ khách đã thưởng thức ca Huế với tâm trạng như thế nào ?
- HS khá giỏi trả lời
- Thưởng thức:
 + Với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu.
 + Trong tâm trạng chờ đợi đến rộn lòng -> khát khao cái đẹp.
- Vậy theo em, ca Huế là một sinh hoạt văn hoá như thế nào ?
- HS nhận xét
- GV bình: Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và phát triển.
Hoạt động 3 : Tổng kết
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của tuỳ bút “ Ca Huế trên sông Hương”?
- HS trả lời
- Qua bài văn này, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- HS nêu nội dung
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
- Học xong văn bản này, tình cảm nào với Huế được khơi dậy trong em?
- HS tự bộc lộ
Hoạt động 4: Luyện tập 
- Địa phương em đang sống có những làn điệu dân ca nào?
- HS trả lời.
- Đất nước ta còn có rất nhiều vùng dân ca nổi tiếng. Theo em, mỗi người cần phải những suy nghĩ và hành động nào để bảo tồn các giá trị văn hoá dân gian của dân tộc ?
- HS suy nghĩ, trả lời
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả: Hà ánh Minh
- Tác phẩm: In trên báo Người Hà Nội.
2. Đọc – Tìm hiểu từ khó
- Đọc
- Từ khó : Ca Huế, Hoài vọng, lữ khách...
3. Thể loại :
- Tùy bút
4. Phương thức biểu đạt: 
- Thuyết minh, kết hợp miêu tả, biểu cảm
II. Phân tích văn bản:
1. Huế - Cái nôi của dân ca
- Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò.
- Các điệu hò:
+ Chèo cạn, bài thai....buồn bã
+ Hò giã gạo, ru em...náo nức, nồng hậu tình người.
+ Hò lơ, xay lúa...gần gũi dân ca
+ Lí con sáo, lí hoài xuân,lí hoài nam : réo rắt, vui tươi
- Nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh...
-> Biện pháp nghệ thuật : Liệt kê
-> Các làn điệu ca Huế phong phú, đa dạng, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
2. Những đặc sắc của ca Huế 
* Nguồn gốc của Ca Huế
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Vì vậy, ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng uy nghi .
* Đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương:
- Thời gian biểu diễn: Ban đêm
- Không gian, địa điểm: Trong một chiếc thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng.
- Biểu diễn: Vô cùng điêu luyện.
+ Trang phục: Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dài, khăn đóng
 + Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu du dương trầm bổng, réo rắt. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn ngời.
 + Lời ca: Thong thả, trang trọng, trong sáng.
-> Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế, nghe ca Huế là một thú tao nhã.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
- Kết hợp phương thức thuyết minh với miêu tả, biểu cảm
- Từ ngữ, hình ảnh, lời văn trau chuốt, giàu chất thơ 
- Sử dụng phép liệt kê
2. Nội dung:
Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
IV. Luyện tập
- Hò khoan Lệ Thủy
- Chúng ta cần yêu quý, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những khúc dân ca.
4. Củng cố - Dặn dò:
* Củng cố:
- GV mở video cho HS nghe một làn điệu dân ca Huế trong làn điệu Hò giã gạo
- Nghe xong khúc ca này, em có cảm xúc như thế nào?
- HS tự bộc lộ
 * Dặn dò:
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ca Huế.
- Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu về nét đẹp trong văn hoá dân gian Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Liệt kê
-------------------
 2.3. Những kết quả bước đầu:
 * Về phía giáo viên: 
	 Giáo viên tự tin, thích ứng dụng việc tích hợp liên môn vào trong bài dạy. Bài dạy trở nên sinh động và thiết thực hơn, khiến cho hiệu quả giờ học được nâng cao.
	 Giáo viên đã phát huy tác dụng, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh.
 Giáo viên tích lũy thêm nhiều kiến thức hay, mới lạ, bổ ích từ bài dạy.
 * Về phía học sinh: 
 Học sinh thích học, thích khám phá, tìm tòi những kiến thức mới. Các em mạnh dạn trình bày những hiểu biết của mình, phát huy hết năng lực cũng như khả năng linh hoạt, xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức môn học khác xung quanh bài học.
 Học sinh say mê, hứng thú hơn trong giờ Ngữ Văn. Các em có nhận thức sâu sắc, đa dạng hơn về nội dung bài học
3. PHẦN KẾT LUẬN
Với ý nghĩa trong dạy học: Việc tích hợp các kiến thức liên môn: Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học khi dạy một số bài tùy bút, bút kí, chúng ta nhận thấy rằng giờ học Ngữ Văn trở nên sinh động và hấp dẫn vô cùng. Từ khâu chuẩn bị bài, kiểm tra bài cũ cho đến nội dung bài mới, giáo viên và học sinh rất hứng thú khi được nghiên cứu, tìm tòi, xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức môn học khác xoay quanh bài học. Thật thú vị khi các em học sinh được khám phá những tri thức khoa học ngay trong giờ học Văn. Những giá trị văn học được lồng ghép, đan xen, tích hợp một cách logic, bài bản, sinh động, hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh. Giờ học văn không đơn thuần là cung cấp kiến thức về những đặc điểm văn học, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản; kĩ năng hành văn hay chuẩn mực đạo đức mà còn có không gian và thời gian để các em lĩnh hội những điều kì thú của các kiến thức khoa học liên quan. Thông qua văn bản, học sinh hiểu biết, chiếm lĩnh kiến thức liên môn, bồi dưỡng học sinh thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa dân ca của đất nước mình.
Với ý nghĩa trong thực tiễn cuộc sống: Đối với người dạy để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức liên môn đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn nữa đối với các kiến thức của các bộ môn khác, từ đó dần hoàn thiện bản thân mình, tạo sự tin cậy cho người học, góp phần vào thành công của quá trình giáo dục.
 Đối tượng người học, các em học sinh sẽ biết vận dụng những kiến thức liên môn ấy để giải quyết những tình huống thực tiễn. Từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống. Tạo cho các em sự bản lĩnh, tự tin để mạnh mẽ đón nhận thử thách trong đời. 
 Đối với xã hội, việc dạy học tích hợp các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. Người học sẽ tiếp cận, đón nhận và giải quyết các vấn đề nảy sinh ấy với hiệu quả tốt nhất. 
* Qua bài viết tôi mong góp tiếng nói nhỏ của mình vào phong trào cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là xu hướng mới về dạy học tích hợp. Kính mong nhận được sự nhiệt thành góp ý của các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docHiệu_quả_của_việc_tích_hợp_kiến_thức_liên_môn_khi_dạy_một_số_bài_Tùy_bút,_bút_kí_-_Ngữ_văn_lớp_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan