Sáng kiến kinh nghiệm Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành trong dạy học Vật lý 10 THPT

Môn vật lí trong trư¬ờng phổ thông là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và ph¬ương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học vật lí, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của vật lí. Nguyên nhân có liên quan tới một số giải pháp cũ sau đây:

Thứ nhất, do chương trình hiện nay vẫn còn quá nặng về mặt kiến thức. Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên cố gắng để chuyển tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế hoặc mở rộng, thực hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức cho các em là rất hạn chế. Hơn nữa do cơ sở vật chất dành cho phòng học bộ môn vật lý ở nhiều trường còn hạn chế nên thực hiện các thí nghiệm cho học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các em cũng có ít điều kiện tiếp xúc với thí nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học.

Thứ hai, do đội ngũ các thày cô giáo. Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên chư¬a quan tâm đúng mức đối t¬ượng giáo dục: Ch¬ưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tư¬ợng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà ng¬ười giáo viên đã trở thành ng¬ười cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên dạy “chay” nhiều, mô tả hiện tượng vật lý bằng các thuật ngữ khoa học trừu tượng và khó hiểu với học sinh. Giáo viên dạy vật lý mà xa rời kiến thức thực tế trong khi đó vật lý lại là môn học gắn liền với thực nghiệm và thực tế . Một số giáo viên bước chân vào lớp cầm viên phấn viết ngay đề bài và cứ thế “độc diễn” tới cuối giờ học, không quan tâm tới phải đặt vấn đề vào bài và gắn các ứng dụng thực tế vào bài học cho sinh động và tăng hứng thú, hấp dẫn học sinh.Nhiều giáo viên sợ mất thời gian, ngại phải chuẩn bị, mà khi thiết bị thí nghiệm trong phòng học bộ môn có mà không dùng cho bài giảng làm cho các em học sinh không hiểu rõ được hiện tượng thực tế, không quan sát được hiện tượng, không được trực tiếp tiến hành thí nghiệm nên học sinh kém hứng thú, ghi nhớ bài học máy móc, nhanh quên kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất yếu kém. Bên cạnh đó, một số giáo viên vật lý còn day vật lý như dạy môn toán vậy, tức là chỉ quan tâm tới công thức và cho học sinh áp dụng công thức tính ra đáp số trong khi đó phần lớn các bài tập vật lý phải phân tích rõ, hiểu đúng hiện tượng, đổi đúng đơn vị sau cùng mới chọn công thức để tính toán và cuối cùng biện luận kết quả. Các bài giảng vật lý có thể tự tạo thí nghiệm hoặc có thí nghiệm sẵn có trong phòng thí nghiệm, rồi gắn với hiện tượng thực tế để giảng dạy khoa học và hứng thú nhưng thực tế số đông các giáo viên vật lý lại không chịu tìm tòi, đào sâu hoặc ngại mất thời gian công sức nên chỉ dạy “chay”, truyền đạt kiến thức một cách đơn điệu tẻ nhạt.

Thứ ba là do cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh lại ra theo một lối mòn đã rất cũ là hỏi lí thuyết học thuộc từ sách giáo khoa, bài tập dùng để kiểm tra đánh giá phần lớn chỉ áp dụng công thức để tính toán đơn thuần, đề kiểm tra chưa gắn liền kiến thức với thực tiễn và thí nghiệm thực hành điều đó cũng làm cho các em học sinh cũng học theo xu hướng ra đề của giáo viên.Các đề thi bán kỳ, thi học kỳ, thi thử THPT Quốc gia, thi THPT Quốc gia còn rất ít vận dụng kiến thức thực tế và thí nghiệm thực hành làm giáo viên dạy và học sinh học theo xu hướng ra đề thi .

 

doc34 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành trong dạy học Vật lý 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước rồi đường bỏ sau?
	Giải thích: Nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh nên dễ hòa tan hơn. Nếu bỏ đá vào trước, nhiệt độ của nước hạ thấp làm quá trình hòa tan của đường diễn ra chậm hơn.
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần cấu tạo chất.
Câu 2: Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?
	Giải thích: Hai tấm kính đặt úp lên nhau có lực liên kết giữa các phân tử mạnh hơn do chúng có bề mặt nhẵn, các phân tử ở hai tấm kính ở rất gần nhau đến mức nó có thể hút nhau. Điều này không xảy ra với hai tấm gỗ.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để dạy phần lực tương tác phân tử.
Câu 3: Khi muốn nối hai thanh thép với nhau, người thợ rèn thường làm như sau: Nung cho hai thanh thép đến khoảng 900oC sau đó đặt thanh nọ gối lên thanh kia rồi lấy búa đập mạnh. Hãy giải thích cách làm trên?
	Giải thích: Làm như vậy các phân tử hai thanh thép xen vào nhau làm xuất hiện lực liên kết phân tử giúp chúng dính lại nhau.
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng để củng cố cho phần lực tương tác phân tử
QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT (Tiết 48 VL10CB)
Câu hỏi: Tại sao khi ta dùng phễu rót chất lỏng vào chai, lúc đầu thấy dễ vào nhưng càng về sau càng khó khăn nếu như ta không nâng phễu lên?
	Giải thích: Cuống phễu ép sát cổ chai, chất lỏng đổ vào phễu liên tục vô tình trở thành cái nút nhốt chặt không khí trong chai. Khi chất lỏng chảy vào chai, không khí bị dần chiếm chỗ, thể tích khí giảm làm áp suất trong luôn bằng áp suất khí quyển, nước sẽ chảy vào chai khó hơn.
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho việc đặt vấn đề vào bài mới.
QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH (Tiết 49 VL10CB)
Câu 1: Tại sao lốp ôtô thường nổ khi xe đang chạy, mà ít nổ khi xe đang nằm trong gara ?
	Giải thích: Khi lốp xe đang chạy trên đường, do ma sát với đường và thời tiết nóng, nhiệt độ ở các lốp xe tăng, kéo theo áp suất khí trong ruột xe cũng tăng theo. Nếu áp suất này tăng đến mức nào đó và có thể gây nổ lốp xe. Khi xe để trong gara, nhiệt độ bình thường, lốp xe khó bị nổ hơn.
	Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng câu hỏi sau khi học xong phần định luật Sác-lơ và lưu ý học sinh hiện tượng nổ lốp không chỉ xảy ra với ôtô mà cả với xe máy và xe đạp khi đang chạy trên đường.
Câu 2: Tại sao ngồi gần những chiếc bếp than đang cháy, ta thường nghe những tiếng lách tách cùng với những tia lửa bắn ra ?
Giải thích: Khi đun, nhiệt độ tăng không khí trong các thớ của than nở ra làm nứt các cục than tạo ra tiếng lách tách, các hạt than bị bắn ra từ sự nứt của than.
	Áp dụng: Đây là hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy hàng ngày, nhưng ít ai trong chúng ta giải thích được. Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần tổng kết bài.
NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG (Tiết 54 VL10CB)
Câu 1: Khi đang đóng đinh vào gỗ, mũ đinh có nóng lên nhưng rất ít. Khi đinh đã đóng chắc vào gỗ rồi ( không lún thêm được nữa ), chỉ cần đóng thêm vào vài nhát búa là mũ đinh đã nóng lên rất nhiều. Hãy giải thích?
	Giải thích: Khi đang đóng đinh, công thực hiện chuyển thành động năng cho đinh và nội năng cho búa và đinh. Nhưng khi đinh đã được đóng chặt vào gỗ, công thực hiện chỉ chuyển thành nội năng, do đó đinh nóng lên nhanh hơn. 
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng để củng cố về phần các cách biến đổi nội năng.
Câu 2: Tại sao các vật nóng khi bỏ vào nước sẽ nguội nhanh hơn khi bỏ ngoài không khí?
	Giải thích: Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của không khí, nên trong cùng một khoảng thời gian nước thu nhiệt nhiều hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần truyền nhiệt để làm rõ quá trình truyền nhiệt.
CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (Tiết 55,56 VL10CB)
Câu 1: Tại sao khi dùng bơm tay để bơm xe đạp, thân chiếc bơm lại bị nóng lên và nó nóng lên càng nhanh khi lốp xe đã gần căng hơi?
Giải thích: Công đã biến thành nội năng làm nóng thân bơm. Khi lốp xe đã căng, phần lớn công biến thành nội năng nên thân bơm sẽ nóng lên nhanh chóng.
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần nguyên lí I NĐLH để học sinh thấy được ứng dụng của nó.
Câu 2: Tại sao buồng đốt của một nồi hơi trong động cơ nhiệt lại không nóng chảy, mặc dù trong buồng đốt có lúc nhiên liệu cháy ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ nóng chảy của kim loại dùng để chế tạo nó ?
Giải thích: Các thành bên ngoài của buồng đốt được làm lạnh bằng nước, nên nhiệt độ của chúng không cao hơn nhiệt độ trong nồi hơi nhiều lắm.
Áp dụng: Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biết về hoạt động của động cơ nhiệt và thông qua đó giáo viên phân tích cho học sinh vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng động cơ nhiệt.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN (Tiết 59 VL10CB)
Câu 1: Không nên ăn thức ăn đang quá nóng hoặc quá lạnh. Lời khuyên này xuất phát từ cơ sở vật lí nào?
	Giải thích: Men răng giãn nở không đều khi nóng hoặc lạnh đột ngột, khi đó men răng sẽ bị rạn nứt.
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học. Thông qua câu hỏi cung cấp cho học sinh biết tác hại của việc ăn và uống đồ quá lạnh và quá nóng.
Câu 2: Tại sao khi làm đường ray xe lửa, làm cầu, người ta thường để giữa hai thanh ray hoặc hai nhịp cầu một khoảng cách nhỏ. Khoảng cách ấy có lợi gì?
	Giải thích: Khoảng cách ấy làm cho hai thanh ray hay hai nhịp cầu không đội lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 3: Tại sao cốc thủy tinh dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng nếu đổ nước sôi vào cốc ?
	Giải thích: Khi đổ nước sôi vào cốc, do tính dẫn nhiệt kém của thủy tinh, lớp bên trong giãn nở nhiều hơn lớp bên ngoài, lớp ngoài trở thành “vật cản trở”của lớp trong, kết quả là tạo ra một lực lớn, chính lực này làm nứt cốc.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng sau khi học xong phần sự nở vì nhiệt.
Câu 4: Tại sao khi nóng hay lạnh bêtông vẫn luôn bám chặt vào cốt thép bên trong?
	Giải thích: Vì bê tông và cốt thép có độ dãn nở vì nhiệt như nhau.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố bài học để nói lên ý nghĩa của hệ số nở khối của các vật liệu.
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (Tiết 60,61 VL10CB)
Câu 1: Người ta thường dùng một loại dầu bóng đặc biệt đánh bóng sườn xe máy, xe ôtô. Ngoài việc làm cho nước sơn của sườn xe bóng dẹp, nó còn có tác dụng nào khác không ?
	Giải thích: Làm nước mưa không dính ướt sườn xe lâu bị gỉ sét.
	Áp dụng: Sử dụng củng cố thêm về phần ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Câu 2: Trong nông nghiệp, nông dân thường dùng thuật ngữ “tưới khô” để nói đến công việc thường xuyên xới đất giữa những hàng cây mới trồng, làm mất lớp đất cứng trên mặt đi. “Tưới khô” có tác dụng gì? 
	Giải thích: Đất chưa cày xới có nhiều lỗ nhỏ ( như ống mao dẫn) làm cho nước ở dưới bị “hút lên” và bay hơi và đất sẽ bị khô đi. Việc cày xới làm mất các “ống mao dẫn” này đi, giữ nước lại trong đất để nuôi cây.
Áp dụng: Đây là hiện tượng gắn liền với người nông dân, giáo viên có thể dùng câu hỏi này vào phần hiện tượng mao dẫn để học sinh biết thêm về hiện tượng mà các em bắt gặp trong thực tế cuộc sống.
Câu 3: Vào những đêm nhiều sương, buổi sáng sớm khi quan sát các lá cây ( như lá sen ), thấy có những giọt sương đọng lại có dạng hình cầu, còn có lá không có hiện tượng này mà trên nó có một lớp nước mỏng. Hãy giải thích?
	Giải thích: Nước không làm dính ướt một số loại lá cây ( như lá sen chẳng hạn) khi đó nước đọng lại có dạng hình cầu. Các loại lá mà nước không làm dính ướt sẽ làm “ướt” theo ý nghĩa thông thường của nó, tức là làm trên mặt lá có một lớp nước mỏng.
	 Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để dạy phần sự dính ướt và không dính ướt.
Câu 4: Vì sao người thợ nề chỉ quét nước vôi lên tường khi tường đã rất khô ?
	Giải thích: Tường khô để lại nhiều ống mao dẫn dễ hút nước vôi vào.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để nói thêm về ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT + SỰ HÓA HƠI VÀ NGƯNG TỤ (tiết 63,64 VL10CB)
Câu 1: Tại sao khi phơi những tấm ván vừa mới xẻ từ thân cây ra, tấm ván thường bị cong vênh?
	Giải thích: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, nước trong gỗ sẽ bốc hơi nhanh và khô đi nhanh chóng. Mặt còn lại sẽ khô chậm hơn, vì vậy mặt tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân làm cho tấm ván bị cong đi.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng đặt vấn đề cho phần sự bay hơi.
Câu 2: Vào mùa đông giá rét, ta có thể nhìn thấy cả hơi thở của mình. Tại sao vậy?
	Giải thích: Hơi thở của chúng ta có mang hơi nước, khi hơi bị lạnh dưới điểm sương chúng sẽ ngưng tụ lại ta có thể nhìn thấy được.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố thêm phần sự ngưng tụ.
ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ + SỰ HÓA HƠI VÀ NGƯNG TỤ (Tiết 65 VL10CB)
Câu 1: Buổi sáng sớm ta thường thấy nhiều sương, nhưng những ngày trời nóng nực thì buổi sáng hôm sau sẽ có nhiều sương hơn. Vì sao vậy? Những đêm trời đầy mây, sáng hôm sau có nhiều sương không? Tại sao?
	Giải thích: Trong những ngày nóng hơi nước bay lên từ mặt sông, hồ, nhiều hơn, độ ẩm tuyệt đối tăng lên.
	Sương được tạo thành khi mặt đất bị lạnh đi do sự bức xạ nhiệt. Nếu không có mây thì sự bức xạ nhiệt dễ dàng và sương sẽ có nhiều. Còn nếu có nhiều mây thì chúng sẽ ngăn cản bức xạ nhiệt của mặt đất nên việc tạo thành sương sẽ khó thực hiện.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố bài học
Câu 2: Về mùa thu, sau khi mặt trời mọc, sương mù vẫn còn phủ trên mặt sông khá lâu. Vì sao vậy?
	Giải thích: Vì độ ẩm tuyệt đối trên mặt sông bao giờ cũng lớn hơn độ ẩm tuyệt đối trên mặt đất.
	Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần ảnh ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Câu 3: Tại sao về mùa đông, trong những căn phòng có nhiều người những tấm kính cửa sổ thường mờ đi và đọng những giọt nước trên đó ? 
	Giải thích: Nhiều người ở trong phòng, không khí trong phòng có nhiều hơi nước, độ ẩm cao. Nếu hơi nước đến gần bão hòa thì chỉ cần nhiệt độ của cửa kính hạ xuống một chút cũng sẽ làm cho hơi nước ngưng tụ lại, đây là nguyên nhân làm cho kính mờ đi và có thể đọng những giọt nước trên đó.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi để củng cố cho phần điểm sương.
Câu 4: Lấy một lon nước ngọt từ trong tủ lạnh ra một phòng ấm hơn, thấy những giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon, để một lúc những giọt lấm tấm này biến mất. Hãy giải thích?
	Giải thích: Hơi nước có sẵn trong không khí, gặp thành lon nước đang lạnh, chúng sẽ trở thành hơi bão hòa và ngưng tụ thành những giọt sương. Khi nước trong lon đã hết lạnh, các giọt sương này lại bay hơi. 
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 5: Vào mùa hè trời nóng nực, sống ở nơi khô ráo và những nơi có nhiều đầm lầy, nơi nào dễ chịu hơn?
	Giải thích: Sống ở nơi khô dáo dễ chịu hơn. Vì ở nơi nhiều đầm lầy, hơi nước bốc lên làm cho độ ẩm tương đối lớn, mồ hôi bay hơi chậm và cơ thể người sẽ bị nóng lên quá mức, gây cảm giác nóng nực một cách khó chịu.
	Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố cho phần độ ẩm để học sinh thấy được vai trò của độ ẩm.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
Với các câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành được áp dụng hoc sinh học tập hứng thú tiến bộ, hiệu quả học tập rõ rệt. Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã đề cập đến một số câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày và một số thí nghiệm thực hành. Mặc dù trong sáng kiến này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan nhưng cũng có được hệ thống các câu hỏi gắn với thực tế giúp ích cho giáo viên tham khảo soạn giảng và học sinh tham khảo để luyện tập, thay bởi học sinh phải mua một số sách tham khảo hoặc tốn nhiều thời gian tìm tòi mới có được số lượng câu hỏi như thế. Như vậy với số lượng câu hỏi đưa ra có thể giúp ích cho giáo viên tham khảo đồng thời tiết kiệm được thời gian và kinh tế.
2. Hiệu quả xã hội
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy “Vận dụng câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành trong dạy học vật lí 10 - THPT” kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học vật lí hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi lại đến hỏi tôi, đồng thời học sinh còn được các phẩm chất và năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định: Thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều nên cần phụ thuộc vào người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt. 
Nếu chúng ta tiến hành đồng loạt và vận dụng cho tất cả các lớp học sinh thì hiệu quả sẽ rất tốt: Khắc phục được các tồn tại trong dạy học vật lý, nâng cao hiệu quả trong giờ học vật lý.Học sinh sẽ học tập môn vật lý hứng thú hơn, môn vật lý gắn liền với thực tế học sinh sẽ thấy vật lý hữu ích hơn với cuộc sống, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh giúp học sinh phát triển toàn diện, các em học sinh sẽ tự tin khi bước chân ra khỏi trường THPT, đồng thời các em cũng nhìn nhận được các sở trường về kỹ năng và năng lực của mình để tự chọn đúng ngành nghề hợp với khả năng, sở thích, năng lực của mình. Xã hội sẽ tiếp nhận được những con người phát triển toàn diện, những con người có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm , có tinh trách nhiệm với công việc.
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
5.1. Điều kiện để áp dụng sáng kiến
- Các câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành trong sáng kiến này được áp dụng cho chương trình vật lý lớp 10 . 
- Đối với giáo viên vật lý: 
Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo, “trăn trở” các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với kiến thức của bài học và phù hợp với đối tượng học sinh giảng dạy và với điều kiện hiện tại của trường mình
Đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật lí.
Nếu có thể giáo viên tự thiết kế thí nghiệm để dạy học hoặc giao việc cho các em học sinh ở nhà tìm hiểu rồi mang sản phẩm đến lớp báo cáo, thuyết trình.
Giáo viên cũng phải nỗ lực ra đề kiểm tra đánh giá theo định hướng gắn kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống để học sinh nắm bắt tinh thần để thay đổi dần cách học vật lý, các em sẽ khám phá thấy môn vật lý không còn khô khan khó hiểu mà sẽ rất hứng thú và chiếm lĩnh kiến thức chủ động tích cực hơn.
- Đối với nhà trường: 
+ Cần tăng cường thiết bị thí nghiệm cho môn vật lý
+ Cần trang bị thêm các sách tài liệu vật lý viết theo hướng đổi mới gắn với thực tiễn và thí nghiệm thực hành cho thư viện để giáo viên và học sinh tham khảo.
	 + Tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: 
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để giáo viên có điều kiện trao đổi và học tập chuyên môn - nghiệp vụ.
5.2. Khả năng áp dụng sáng kiến
Vận dụng câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành tại trường THPT Kim sơn A của tôi đã làm học sinh hào húng, phấn khởi, chú ý vào bài học, học sinh tự mình được trải nghiệm sẽ tăng hiệu quả học tập. Sau đây là một số hình ảnh hoạt động dạy học của tôi theo định hướng đôi mới phương pháp giảng dạy tại trường THPT Kim Sơn A:
Học sinh đang báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình
Học sinh hứng thú với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
Học sinh đang tiến hành thí nghiệm lấy lửa ra từ bao diêm
Học sinh đang tiến hành thí nghiệm thực hành đo lực ma sát trượt
Học sinh đang trực tiếp làm thí nghiệm thực hành
Học sinh đang tiến hành thí nghiệm thực hành đo lực ma sát trượt
Học sinh đang thực hiện thí nghiệm thực hành
HS đang báo cáo kết quả làm việc của nhóm
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành so với lớp áp dụng thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
	Qua khảo sát số liệu cụ thể khi thống kê kết quả thi học kỳ I các lớp giảng dạy tại trường THPT Kim Sơn A năm học 2014-2015 giảng dạy ở trường, tôi đã có bảng số liệu sau:
Lớp
Mức độ
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
10B4
Thường xuyên áp dụng
06/40 (15,0%)
30/40 (75,0%)
3/40 (7,5%)
01/40 (2,5%)
10B11
Có áp dụng
1/37 (2,7%)
26/37 (70,3%)
7/37 (18,9%)
3/37 (8,1%)
10B8
Ít áp dụng
0 (0%)
15/35 (42,9%)
12/35 (34,3%)
08/35 (22,9%)
 	Gần đây trong đề thi THPT QG đã xuất hiện vài câu hỏi gắn liền với kiến thức thực tế và thí nghiệm thực hành, tôi cũng tích cực đổi mới PPGD, tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh, tích cực tìm tòi và áp dụng vào ôn luyện thi THPT QG . Qua khảo sát số liệu cụ thể khi thống kê kết quả thi THPT QG các lớp giảng dạy tại trường THPT Kim Sơn A năm học 2014-2015 với hai lớp 12B4 và 12B5 trình độ tương đương nhau, tôi đã có bảng số liệu sau:
Lớp
Mức độ
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
12B4
Thường xuyên áp dụng
03/42 (7.1%)
25/42 (59,5%)
10/42 (23,8%)
04/42 (9,5%)
12B5
Có áp dụng
1/40(2,5%)
15/40 (37,5%)
15/40 (37,5%)
9/40 (22,5%)
 Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật lí.
	Với các em học sinh được học theo phương pháp giảng dạy mới gắn với ứng dụng thực tế và thí nghiệm thực hành rất hứng thú, yêu thích bộ môn, các em nhận thấy giờ học vật lý rất hấp dẫn, các em được hấp dẫn giờ học ngay từ khi giáo viên đặt vấn đề vào bài, các em sẽ thấy thú vị, thấy kiến thức của mình còn chưa đủ, thấy mâu thuẫn với kiến thức hiện có và muốn khám phá, tìm hiểu. Dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn, cố vấn của giáo viên kết hợp với được trải nghiệm bằng các thí nghiệm thực hành, báo cáo và phản biện kết quả các em sẽ phát triển và hoàn thiện các năng lực và các kỹ năng, các em sẽ trở thành những con người tự tin, bản lĩnh, phát triển toàn diện giúp ích cho xã hội. 
Giáo viên cũng phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá sao cho đề vật lý phải có gắn với ứng dụng thực tế và thí nghiệm thực hành, có thể không cần quá nhiều chỉ cần lồng ghép một, hai câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành vào đề kiểm tra thì học sinh sẽ thay đổi phương pháp học cho phù hợp với xu hướng ra đề của giáo viên và thay đổi cách nhận thức, thấy rõ vai trò của vật lý với cuộc sống
 Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã đề cập đến một số câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày và một số thí nghiệm thực hành. Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy học vật lí, làm cho các giờ học vật lý hấp dẫn hơn. Mặc dù trong sáng kiến này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan nhưng cũng có được hệ thống các câu hỏi gắn với thực tế giúp ích cho giáo viên tham khảo soạn giảng và học sinh tham khảo để luyện tập.
	Với thực trạng học vật lí và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học vật lí trong thời kỳ mới và đào tạo các em học sinh phát triển toàn diện. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Kim sơn, ngày 07 tháng 5 năm 2016
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Nghĩa

File đính kèm:

  • doc3. KSA Hap dan gio day Vat ly voi cau hoi thuc te va thi nghiem thuc hanh day hoc Vat ly 10 THPT.doc
Sáng Kiến Liên Quan