Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần giáo dục tình cảm học sinh qua giảng dạy ca dao trong chương trình Ngữ văn 7
Thực trạng trong việc dạy và học văn học dân gian ở lớp 7
2.1.1. Về phía người dạy
Một bộ phận giáo viên hiện nay vẫn dạy ca dao với tiềm thức là văn học viết, không đặt nó vào vốn văn học dân gian trữ tình truyền thống để khai thác, tiếp cận.
Mỗi bài ca dao thường có nội dung và nghệ thuật lại đặt trong một chùm ca dao được khai thác trong một tiết học, bởi vậy giáo viên thường bị thiếu thời gian để khai thác sâu sắc các bài ca dao.
Phổ biến nhất là cách “diễn nôm ca dao”. Với cách này, người dạy nói lại nội dung trực tiếp của ca dao. Bằng cách giảng này thường không đem lại hào hứng học tập cho học sinh vì nội dung giảng không có gì mới mẻ.
Có người lại phức tạp hóa sự giản dị của ca dao, lôi cuốn học sinh bằng những lời lẽ bóng bẩy, những thuật ngữ chuyên môn khiến học sinh không có những cảm xúc thực sự cần thiết, xa rời trọng tâm.
Có người lấy ca dao làm điểm xuất phát để từ đó liên hệ, liên tưởng dẫn dắt học sinh sang những câu thơ trong tác phẩm văn học theo sở trường, cảm hứng tự do của mỗi giáo viên. Cách này lôi cuốn cả thầy và trò, có lúc quên cả giờ giấc nhưng đích cuối cùng học sinh không cảm nhận được cái hay của bài ca dao.
Tôi thiết nghĩ phần nhiều giáo viên chú trọng đến khai thác nội dung, nghệ thuật của bài ca dao mà quên mất việc giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, tình anh em, lòng tự hào về quê hương đất nước, để từ đó giúp học sinh biết liên hệ và có những rung cảm thực sự khi đến với ca dao.
2.1.2. Về phía người học
Khi tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh chúng tôi thấy đa số học sinh chưa yêu thích môn văn, hiểu tác phẩm văn học không sâu sắc.
Tâm hồn khô khan, thờ ơ lạnh nhạt với mọi người xung quanh, các em ít quan tâm đến người khác, kể cả người thân.
Các em không muốn hòa mình vào thiên nhiên, khép mình trước xu thế hòa nhập, không ham thích khám phá, tìm hiểu danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của quê hương, đất nước.
Kỹ năng diễn đạt còn vụng, chưa thuộc nhiều ca dao.
Điều kiện học tập còn nhiều hạn chế do hoàn cảnh gia đình còn vất vả, khó khăn.
Dẫu biết rằng “có bột mới gột nên hồ” nên ngay từ khi nhận lớp tôi đã phân loại đối tượng học sinh.
tình cảm được biểu hiện đều gắn liền với những cảnh ngộ sống, đều do hoàn cảnh, những cảnh ngộ đời sống đó tạo ra, gợi lên. Vì vậy khi giảng dạy phần này với từng bài ca dao cụ thể, tôi đã cố gắng gợi ra đưa các em vào từng hoàn cảnh, từng lời ca của mỗi bài. Qua mỗi bài tôi đã phát huy ưu thế của ca dao bằng cách tạo tâm thế cho giờ học qua giọng đọc diễn cảm, có thể hát dân ca để mở rộng thêm vốn hiểu biết của học sinh. 2.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi Đặc trưng trong phân môn Văn là đi từ văn đến ý, từ phân tích đến giảng bình. Giáo viên phải xác định được hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại. Như chúng ta đã biết phần lời của những câu hát dân gian thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người, thường đan xen ở các cách thể hiện: phú, tỉ hoặc hứng. Nó sống được đến ngày nay là nhờ dân ca. Nhưng khi đưa vào nhà trường đã được văn bản hoá và vì vậy nó cũng được nghiên cứu như một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng trong quá trình dạy học nó cũng cần được làm sống dậy môi trường dân gian ở dạng tinh, đơn giản, đủ để kích thích cảm thụ. Vì ca dao thuộc thể loại trữ tình dân gian cho nên trong quá trình phân tích giáo viên cần tăng cường câu hỏi cảm xúc, hình dung tưởng tượng và các câu hỏi về chi tiết nghệ thuật. Tạo điều kiện cho các em chóng thuộc và tiếp nhận những cách thể hiện độc đáo của ca dao. Ca dao thường nghiêng về vẻ đẹp trang trọng trong đời thường con người. Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật cần cố gắng huy động với một khối lượng đáng kể. Hệ thống câu hỏi cảm xúc là hệ thống câu hỏi tìm ra phản ứng trực giác của người đọc bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu. Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mĩ. Trả lời hệ thống câu hỏi này, người đọc xác định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện ấn tượng ban đầu của mình trước hình thức nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tác phẩm. Ngay trong hệ thống nhỏ thứ nhất của loại câu hỏi cảm xúc đó cũng luôn xét đến sự chi phối của thể loại và lứa tuổi để có những câu hỏi vừa sức và không bị "nhàm sáo", luôn luôn bám sát văn bản. và rõ ràng, để có được câu hỏi thoả mãn yêu cầu đó người dạy cũng như người đọc không thể hời hợt với tác phẩm ngay từ phút đầu. Ví dụ: Hỏi: Kết cấu câu tám "Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu" có gì đáng chú ý? Trả lời: Có kết cấu "Bao nhiêu bấy nhiêu" là cách nói tăng cấp thường gặp trong ca dao. Hỏi: Qua nhạc điệu, vần điệu của bài ca "Công cha như núi ngất trời" đã để lại cho em cảm giác gì? Trả lời: Bài ca mang âm điệu ngọt ngào, du dương làm cho em cảm thấy lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu lắng. Hỏi: Hình thức thể loại của bài ca "Ở đâu năm cửa nàng ơi" có gì đặc biệt? Trả lời: Đây là thể loại đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình giao duyên cổ truyền Việt Nam. Hỏi: Các điệp ngữ, đảo ngữ : Đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông gợi cho người đọc, người nghe cảm giác và ấn tượng gì? Trả lời: Gợi cho chúng ta như đang đứng trước một cánh đồng rộng, nhìn hút tầm mắt, từ bên nào nhìn ra đều thấy sự rộng lớn của cánh đồng lúa đang thì con gái. Những hình tượng có nội dung phong phú, có màu sắc xúc cảm là chỗ dựa tốt để nắm vững bài học Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, khéo léo dùng các biện pháp và phương pháp kích thích học sinh tạo nên các hình ảnh của những cái chưa bao giờ thấy "tránh chủ quan và bịa đặt". Hệ thống câu hỏi tích hợp, rèn luyện kỹ năng sống Tình cảm gia đình là một tình cảm thân quen thể hiện thường xuyên trong quan hệ của học sinh với cha mẹ, ông bà, anh em, cô chú, Các em thường xuyên sống trong tình cảm đó, thấm thía hạnh phúc của tình cảm gia đình. Vì vậy liên hệ với các quan hệ tốt hay chưa tốt của học sinh với gia đình là điều cần thiết. Cũng có thể bằng cách để cho học sinh kể về gia đình mình, tình cảm của mình đối với gia đình mình. Hoặc từ thực tế các lỗi của học sinh đối với gia đình như không vâng lời cha mẹ, không kính trọng ông bà, anh em không thương yêu nhau. Ví dụ, khi dạy bài “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Hỏi: Câu nào trong bài ca dao nói lên lời khuyên tha thiết? Trả lời: Hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình thiết tha. Hai tiếng “con ơi” làm cho lời ru trở nên ngọt ngào, thấm thía. Sử dụng từ Hán Việt “Cù lao chín chữ” để nói công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo con cái vất vả khó nhọc nhiều bề. Do đó các em phải “ghi lòng” tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ, sống có hiếu làm tròn bổn phận đạo làm con Hỏi: Trong cuộc sống gia đình có bao giờ em lỡ lời với cha mẹ, làm trái với lời khuyên của bài ca dao không? Trả lời: Học sinh kể một sự việc đã phạm lỗi với cha mẹ. Qua câu chuyện của học sinh kể, giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống, phải biết quan tâm giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm, rửa bát, Chính những việc làm đó, góp phần giữ trọn đạo làm con Ví dụ khác, khi dạy bài “Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”. Hỏi: So sánh tình cảm anh em với tay chân khẳng định được điều gì? Trả lời: Con người hoàn chỉnh không thể thiếu tay hoặc chân. Cũng như anh em ruột thịt, phải biết yêu thương, gắn bó, đùm bọc, nhường nhịn nhau. Đó là tình cảm huyết thống gia đình. Hỏi: Qua câu ca dao giúp em có cách cư xử đối với anh chị em của mình như thế nào? Trả lời: Học sinh tự nói lên suy nghĩ của mình như hòa thuận, đoàn kết, thương yêu, chia sẻ, Biết liên hệ với cuộc sống, chúng ta sẽ giúp học sinh tiếp cận được tác phẩm dễ dàng hơn, đồng thời các em sẽ được hiểu về những trạng thái tình cảm khác nhau. Trên cơ sở đó học sinh được bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp có tính nhân văn cao như lòng yêu thương con người, biết quan tâm người khác, lòng vị tha và tinh thần đoàn kết. Chương trình giảng dạy ca dao lớp 7 không chỉ giáo dục tình cảm gia đình mà còn chú trọng giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Ví dụ, khi dạy bài ca dao - Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét về cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những lời đối đáp, lời mời, lời nhắn gửi là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước Việt Nam. Khi dạy bài này, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh và bản đồ để giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh đất nước. Từ đó giáo dục thái độ trân trọng giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc đồng thời tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh. Đền Sòng Cầu Thê Húc Ta xét thêm ví dụ: Khi dạy bài dân ca về quê hương đất nước, con người (tiết 10) Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai .... Hai câu thơ đầu học sinh dễ dàng nhận vẻ đẹp rộng lớn bao la, các cánh đồng lúa, đó là vẻ đẹp “Cò bay mỏi cánh sao không thấy bờ” nhưng câu lục bát cuối. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Học sinh chưa hiểu được, vì một lẽ đơn giản: Xã hội ta ngày nay có sự bình đẳng, tự do hôn nhân, không còn cảnh ép duyên như xưa nữa, hơn nữa các em mới là học sinh lớp 7, tuổi còn nhỏ làm sao hiểu được"Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là nói về tương lai- tương lai cuộc đời, tình yêu và hôn nhân. Vì vậy khi giảng bài này tôi đã giới thiệu cho học sinh thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội cũ " Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" Nhiều cô gái đến ngày cưới mới biết mặt chồng. Chính vì thế đứng trước cảnh đồng lúa đang làm đòng, rộng mênh mông, đẹp vẻ đẹp của ấm no, cô gái chạnh lòng nghĩ về số phận, tương lai của mình. Thân em như chẽn lúa đòng đòng và hướng về tương lai. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai . Tương lai được diễn tả bằng cụm từ: " Nắng hồng ban mai" một tương lai đẹp, một tình yêu đẹp, hạnh phúc lứa đôi đang chờ đón. Đó là cái nhìn lạc quan của nhân dân ta nói chung và người phụ nữ trong xã hội xưa nói riêng. Hỏi: Qua bài ca dao em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Hãy liên hệ với phụ nữ trong xã hội ngày nay? Trả lời: Biết cảm thương sâu sắc cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Liên hệ với người phụ nữ ngày nay 2.2.3. Luyện tập để giáo dục tình cảm gia đình tình yêu quê hương đất nước Luyện tập là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn. Khi tìm hiểu tác phẩm văn học thì phần luyện tập không có nghĩa là làm bài tập mà đây là phần giúp học sinh nắm bắt tác phẩm sâu hơn cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thông qua phần luyện tập: Đọc, hát, ca dao dân ca, học sinh có thể rung cảm trước những hình ảnh đẹp, những câu ca dao hay, từ đó bày tỏ được những ý kiến đánh giá của mình về tác phẩm một cách đầy đủ, chính xác hơn. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đôi khi giáo viên chúng ta hay bỏ qua phần này vì cho rằng phần này không quan trọng hoặc lướt qua do thiếu thời gian. Những quan niệm đó hết sức sai lầm cần phải phê phán. Bởi thực tế giảng dạy đã cho ta thấy rất rõ không có bộ môn khoa học nào là không có phần luyện tập, thực hành. Chỉ thông qua thực hành luyện tập, học sinh mới nắm bắt bài học sâu sắc hơn. Với bộ môn Ngữ văn, phần dạy ca dao dân ca thì khâu luyện tập lại càng quan trọng. Nếu chỉ đơn thuần dạy cho các em hiểu nội dung và nghệ thuật của bài ca dao thì dễ rơi vào tình trạng nhàm chán, bởi những bài ca dao có cùng chung chủ điểm thường giống nhau về nội dung và nghệ thuật có những nét khái quát tương tự như nhau. Nhưng cũng vẫn là những bài ca dao đó, khi các em đựơc cất lên bằng những làn điệu dân ca các miền khác nhau, thì nó trở nên gần gũi, quen thuộc, dễ nhớ, dễ thuộc biết bao. Âm thanh của lời ca kết hợp với nền nhạc dân gian đã giúp các em cảm thụ tác phẩm dân gian nhanh hơn, dễ dàng hơn trong học tập. Đồng thời thông qua đó giáo viên đã rèn cho học sinh mạnh dạn hơn trong học tập, giao tiếp, giúp các em bộc lộ những khả năng khác của bản thân như năng khiếu văn nghệ, năng khiếu thuyết trình ... Thông qua luyện tập, học sinh rèn luyện được kỹ năng cảm thụ văn bản, kỹ năng luyện viết đoạn văn, bộc lộ tình cảm một cách chân thành, mộc mạc về gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Ví dụ, khi học xong phần ca dao về quê hương đất nước con người học sinh luyện tập 3-5 phút theo yêu cầu viết một đoạn văn biểu cảm về quê hương mình. Các em phải biết chọn nét đẹp về cảnh vật và con người để lại trong lòng ấn tượng sâu sắc. 2.2.4. Giáo dục tình cảm học sinh qua hoạt động ngoại khóa Ngoại khoá là một trong những khâu thực hành khá quan trọng, bởi thông qua những buổi ngoại khoá, giáo viên giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, diễn xuất văn nghệ, giúp các em mạnh dạn hơn trong quá trình học tập. Hơn thế nữa thông qua buổi ngoại khoá học sinh thêm yêu hơn bộ môn Ngữ văn - vốn là bộ môn mà các em thường ngại học bởi cho rằng nó trừu tượng dài dòng ... Thực tế những buổi ngoại khoá văn học do tổ Văn đảm nhiệm trong nhiều năm qua đã giúp tôi nhận thấy ngoại khoá văn học thực sự là một việc làm cần thiết. Những giọt nước mắt đồng cảm với số phận của các nhân vật trong hoạt cảnh, những tiếng cười sảng khoái trước những điệu nhảy vui nhộn và cả những tiếng vỗ tay theo nhịp múa rộn ràng của các bạn trên sân trường, đã gieo vào lòng mỗi em học sinh những ấn tượng khó phai. Không phải ngẫu nhiên mà sau những buổi ngoại khoá, không khí học tập của các em học sinh trong trường lại nhộn nhịp hẳn lên. Để tiến hành một buổi ngoại khoá văn học đạt hiệu quả tốt. Người giáo viên phải tung ra những yêu cầu cụ thể cho học sinh. Bản thân giáo viên phải là người hướng dẫn, đạo diễn giúp các em hát, múa theo đúng làn điệu dân ca các miền. Đặc biệt khâu lựa chọn trang phục cũng hết sức quan trọng bởi nó giúp các em hiểu thêm về phong tục tập quán của mỗi miền và cả giúp các em tự tin hơn, biểu diễn trên sân khấu góp phần đáng kể vào thành công của buổi ngoại khóa. Qua các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, qua cuộc thi “Em yêu tiếng hát dân ca” là cơ hội rất tốt để giáo dục tình cảm học sinh qua điệu hò, tiếng hát lời ca, đặc biệt thêm yêu điệu hò khoan Lệ Thủy. Từ đó các em càng thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước của mình. 2.2.5. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy ca dao Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định huống không “dạy chay, dạy suông” làm cho người học phát huy được tính tích cực trong học tập. Vì vậy việc giáo dục tình cảm cho học sinh qua giảng dạy ca dao có liên quan gì đến đồ dùng trực quan? Ông cha ta có câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” nghĩa là giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học nhằm minh họa cho nội dung bài giảng như tranh ảnh, bản đồ, băng hình, đĩa hát, Thông qua đồ dùng trực quan học sinh tiếp thu được tri thức, thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống, tạo hứng thú, gây xúc cảm, biết yêu thương, phân biệt phải trái Ví dụ, khi dạy văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình” trong quá trình khai thác tôi đưa các bức tranh vào bài giảng. Biết chăm sóc người thân khi đau ốm Chị ngã em nâng Qua hình ảnh giáo dục kỹ năng sống, biết thương yêu giúp đỡ người khác, phát huy truyền thống đạo lí của người Việt Nam “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hoặc cho các em xem băng hình câu chuyện “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ” của một em bé với mong ước mẹ của mình nhanh khỏi bệnh và sống lâu. 2.2.6. Sưu tầm, sáng tác ca dao theo chủ đề tương tự Học văn, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản, một trong những nội dung khá quan trọng là bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, có những rung cảm thẩm mỹ. Góp phần khám phá “cái chất” còn ẩn dấu, tìm cái riêng, cái độc đáo, sáng tạo của học sinh. Để nâng cao năng lực cảm thụ ca dao cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi đã lồng ghép các câu ca dao có nội dung tương tự để khắc sâu kiến thức. Ví dụ, khi dạy bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm những bài, những câu ca dao có nội dung tương tự, như: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con. Hoặc Ơn cha nặng lắm ai ơi! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. Trong phần hướng dẫn về nhà, tôi luôn yêu cầu học sinh sưu tầm vào sổ tay văn học các câu ca dao có nội dung tương tự theo từng chủ đề khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các làn điệu dân ca của quê hương, tôi đã đưa hò khoan Lệ Thủy vào phần liên hệ thực tế. Học sinh dễ cảm thụ hơn, từ đó phát hiện năng khiếu mới giới thiệu vào câu lạc bộ hò khoan Lệ Thủy của nhà trường. Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng đã hướng cho học sinh tập sáng tác ca dao theo chủ đề, tập làm quen cách làm thơ lục bát và ôn luyện các thể thơ được học từ lớp 6. Giúp học sinh bộc lộ tình cảm hết sức tự nhiên, tinh tế về quê hương, gia đình. Học sinh sẽ có “sản phẩm tinh thần đầu tay” nhớ mãi. Trên cơ sở đó bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp, đậm tính nhân văn về tình yêu thương, lòng nhân ái, tự hào về quê hương đất nước và con người Việt Nam. Để kiểm nghiệm hiệu quả các giải pháp trên sau khi học phần ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người, tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Các em làm bài khá tốt, số lượng học sinh khá giỏi tăng. Sau đây là bảng đối chứng về kết quả học tập của các em: Học sinh yêu thích môn học Yêu thích: 45% Bình thường: 49,7% Không thích: 5,3% b. Kết quả khảo sát chất lượng phần ca dao: TT Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 7A 38 07 18,4 16 42,1 11 28,9 04 10,5 2 7B 39 08 20,5 16 41,0 13 33,3 02 5,1 Tổng 77 15 19,5 32 41,6 24 31,2 06 7,8 Qua nhiều năm dạy môn Ngữ văn lớp 7 tôi đã có thêm những kinh nghiệm mới để hướng dẫn các em học sinh nắm được khái niệm, đặc điểm của ca dao - dân ca. Giáo viên từng bước giúp các em có kĩ năng và chủ động trong việc thưởng thức tác phẩm văn chương thuộc thể loại trữ tình dân gian. Nhiều em đã thực sự yêu thích môn Ngữ văn, có em đã sưu tầm được khá nhiều bài ca dao theo chủ đề và chép vào sổ tay văn học. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài Trong cuộc sống có vô vàn điều ta phải phám phá, tìm hiểu. Cũng như trong ca dao vốn từ thật phong phú mà tế nhị, sâu sắc. Hơn ai hết, người giáo viên đứng lớp phải biết chắt lọc, tìm tòi, khám phá, phải trải qua một quá trình chọn, mài dũa “người thợ kim hoàn” ấy mới tìm được “những viên ngọc” sáng ngời. Từ đó ta càng hiểu sâu sắc của nhà thơ Maiacopxki: Phải tốn phí ngàn câu quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi. “Một chữ” ấy đem soi vào phần ca dao, theo tôi người giáo viên thành công nhất chính là bồi đắp được tình cảm nhân văn cao đẹp trong tâm hồn mỗi học sinh chúng ta. Đúng như lời dạy của Bác Hồ “Người giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người. Ca dao đã đánh thức trong tâm hồn các em những tình cảm chân thành, biết ước mơ cao đẹp, sống nhân hậu, có tình người, đặc biệt qua thực tế cuộc sống các biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, chăm ngoan học giỏi, sống có trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác. Ca dao đã gieo vào lòng học sinh tình yêu quê hương đất nước, từ những điều giản dị của cuộc sống xung quanh như xóm làng, cây đa, giếng nước, mái đình. Chính những bài ca dao này phần nào đã minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp nhận và thực hành kiểu văn bản này để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Giảng dạy ca dao - dân ca là một hoạt động hội tụ được nhiều kĩ năng và tri thức, trong đó hạt nhân là kiến thức và kĩ năng xử lí những văn bản ca dao - dân ca (một thể loại trữ tình dân gian) cụ thể với một kĩ năng tổ chức dạy học - kĩ năng sư phạm trước một đối tượng là học sinh THCS. Tùy theo những bài ca dao - dân ca với đặc trưng thể loại và đề tài của nó (bởi vì văn bản chỉ tồn tại trong thể loại), mà người giáo viên tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm, chỉ ra phương pháp phát hiện, sưu tập, lựa chọn, phân tích, sử dụng sáng tạo như tư liệu nguồn để có thể khám phá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách. Sự tích hợp này sẽ vừa mang bản sắc cá nhân, vừa có sắc thái cộng đồng - một điểm có thể trở nên rất mạnh, tuỳ thuộc vào tài năng, đức độ của người giáo viên và môi trường sư phạm. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất Để giảng dạy ca dao có hiệu quả, giáo viên phải thực sự yêu nghề bài giảng mới có hồn, mới truyền tải hết cái hay cái đẹp của ca dao, của cuộc sống đến với học sinh. Khi giảng dạy văn học dân gian cần xác định đúng đặc trưng thể loại, ý nghĩa của lời ca. Người dạy cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, xác định được trọng tâm bài giảng. Tùy từng nội dung mà giáo viên vận dụng phương pháp một cách linh hoạt đồng thời rèn cho các em kỹ năng nghe, đọc, viết thành thạo; tích lũy vốn ca dao thường xuyên, với nội dung phong phú, đa dạng. Cần chú trọng giáo dục tư tưởng tình cảm, hình thành nhân cách của người học sinh trong thời đại mới. Tóm lại, với nhận thức của mình trong một thời gian ngắn, tôi đã nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ vừa đúc rút kinh nghiệm qua quá trình dạy học của mình. Có lẽ, những quan điểm dạy học dẫ nêu ra chưa hẳn là giải pháp tối ưu trong dạy học ca dao dân ca. Kính mong hội đồng khoa học góp ý, giúp đỡ để đề tài này trở thành cẩm nang dạy học sâu rộng đến mọi người, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vừa thực hiện tốt mục tiêu đào tạo con người “vừa hồng vừa chuyên”. Xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của HĐKH nhà trường Hưng Thủy, ngày tháng 01 năm 2014 CHỦ TỊCH Người viết Phan Thị Dự
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_giao_duc_tinh_cam_hoc_sinh_qu.doc