Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yếu kém học được Đại số 9

 Tỷ lệ học sinh yếu kém của các trường còn rất cao, trong đó bộ môn Toán luôn có tỷ lệ học sinh yếu kém cao hơn các môn học khác. Việc học tập môn Toán cũng có quyết định nhiều đến việc học tập của mọi sinh trong trường. Thực tế cho thấy học sinh học giỏi Toán thì phần nhiều rất ham học các môn khác và học lực thường khá giỏi ; Ngược lại học sinh yếu Toán thì thường tỏ ra lười biếng học tập các môn khác, kết quả học tập thường ở dạng trung bình hoặc yếu kém và cũng có nhiều nguy cơ bỏ học. Với học sinh yếu kém ta không thể trong thời gian ngắn mà yêu cầu các em học tốt được bộ môn mà chỉ yêu cầu các em học được kiến thức của bộ môn là một điều mà mọi giáo viên đều mong muốn. Vì vậy, việc có phương pháp đúng đắn để giúp các em học sinh yếu kém có thể học được từ đó nâng cao chất lượng bộ môn Toán có quyết định nhiều đến việc nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh và chất lượng giáo dục chung trong trường

 Tuy nhiên, nhiều giáo viên dạy toán thường gặp nhiều khó khăn khi dạy đối tượng học sinh yếu kém ; Phương pháp giảng dạy hạn chế, kết quả giảng dạy chưa theo ý muốn, chưa đáp ứng được theo yêu cầu chung của bộ môn và của trường.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yếu kém học được Đại số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số : (do thường trực HĐ ghi ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 1. Tên sáng kiến : “Giúp học sinh yếu kém học được Đại số 9”.
 Tác giả : Lê Quang Lộc – Giáo viên trường THCS Ba Mỹ - Huyện Ba Tri.
 2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến : Chất lượng chuyên môn giáo dục.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến :
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
 Tỷ lệ học sinh yếu kém của các trường còn rất cao, trong đó bộ môn Toán luôn có tỷ lệ học sinh yếu kém cao hơn các môn học khác. Việc học tập môn Toán cũng có quyết định nhiều đến việc học tập của mọi sinh trong trường. Thực tế cho thấy học sinh học giỏi Toán thì phần nhiều rất ham học các môn khác và học lực thường khá giỏi ; Ngược lại học sinh yếu Toán thì thường tỏ ra lười biếng học tập các môn khác, kết quả học tập thường ở dạng trung bình hoặc yếu kém và cũng có nhiều nguy cơ bỏ học. Với học sinh yếu kém ta không thể trong thời gian ngắn mà yêu cầu các em học tốt được bộ môn mà chỉ yêu cầu các em học được kiến thức của bộ môn là một điều mà mọi giáo viên đều mong muốn. Vì vậy, việc có phương pháp đúng đắn để giúp các em học sinh yếu kém có thể học được từ đó nâng cao chất lượng bộ môn Toán có quyết định nhiều đến việc nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh và chất lượng giáo dục chung trong trường
 Tuy nhiên, nhiều giáo viên dạy toán thường gặp nhiều khó khăn khi dạy đối tượng học sinh yếu kém ; Phương pháp giảng dạy hạn chế, kết quả giảng dạy chưa theo ý muốn, chưa đáp ứng được theo yêu cầu chung của bộ môn và của trường.
 Mục đích của sáng kiến : Nhằm giúp cho giáo viên có phương pháp đúng để giúp học sinh yếu kém môn Toán học được kiến thức của bộ môn.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến :
 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm là giáo viên có thể giúp học sinh yếu kém học được bộ môn Toán thông qua các hoạt động rất bình thường, rất gần gũi đối với học sinh.
 3.2.1. Nhắc lại một số kiến thức đơn giản có liên quan để vận dụng vào bài học có hiệu quả.
 Với các em học sinh yếu, ta không thể đòi hỏi các em phải nhớ thật nhiều kiến thức cùng một lúc mà nên tập cho các em làm quen, nhắc lại thường xuyên các kiến thức rất đơn giản, ai cũng có thể nhớ mà lại thường sử dụng cho bài học để tập dần việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ có liên quan, giúp các em nhận ra rằng những vấn đề tưởng như khó khăn phức tạp nhưng thật ra là rất đơn giản mà khả năng ai cũng có thể làm được.
 Ví dụ : Trong chương trình Đại số lớp 9 : Phần đông tâm lý học sinh nhất là học sinh yếu khi học về Căn bậc hai thường rất sợ vì cho đó là nội dung khó học nên không tập trung, không tích cực suy nghĩ và phân tích các dạng bài tập. Để khắc phục tình trạng nầy, khi dạy học sinh yếu kém tôi thường cho các em nhắc lại thường xuyên các kiến thức đơn giản mà vận dụng tốt vào bài học như :
 - Bình phương của một số được tính thế nào ? Trả lời nhanh bình phương của các số từ 2 đến 20. Hoặc : 25, 36, 81, 169  là bình phương của các số nào.
 - Tập cho các em biết phân tích nhanh một số thành tích các thừa số trong đó có một thừa số dạng bình phương như : 12 = 22.3 ; 20 = 22.5 ; 28 = 22.7 ; 18 = 32.2 ; 45 = 32.5 ; 50 = 52.2  Hoặc cho các số : 2. 8 ; 2.18 ; 2.32 ; 12. 3 ; 20. 5  là bình phương của những số nào. 
 Các kiến thức trên tuy rất đơn giản nhưng nhắc lại thường giúp các em có thể vận dụng được nhanh vào các bài tập cơ bản về căn bậc hai.
 Khi dạy các nội dung khác thì cũng cho các em nhắc lại những nội dung có liên quan tương tự. 
 3.2.2. Kiến thức truyền thụ cho học sinh yếu, giáo viên cần phân thành từng dạng, mỗi dạng cần có các bước thực hiện cụ thể, rõ ràng để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng.
 Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn toán ở trường THCS là hoạt động giải toán nhưng học sinh yếu toán đều gặp khó khăn trong hoạt động nầy. Lý do là các em bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên tiếp thu kiến thức rất chậm, khi vận dụng vào bài thì các em không biết bắt đầu từ đâu, sử dụng kiến thức nào đã học, sử dụng như thế nào và thực hiện theo con đường nào. 
 Sách giáo khoa thường chỉ trình bài chung, hạn chế các bước thực hiện nên học sinh trung bình hay yếu kém không thể tự học theo sách được.
 Vì vậy khi dạy học sinh yếu kém, tôi nghiên cứu soạn kỷ lại từng bước thực hiện của từng dạng toán cơ bản trong chương trình, giúp các em tiếp cận được từng dạng toán và từng bước giải để các em có thể vận dụng dễ dàng hơn trong hoạt động giải toán.
 Một số ví dụ khi dạy Đại số 9 :
 Ví dụ 1 : Khi dạy dạng bài tập về Hằng đẳng thức có thể cho các em thực hiện theo từng bước như sau :
 Bước 1 : Viết biểu thức trong dấu căn thành dạng lũy thừa bậc hai.
 Bước 2 : Bỏ dấu căn bậc hai và dấu lũy thừa bậc hai và thay bằng dấu giá trị tuyệt đối.
 Bước 3 : Xác định giá trị của biểu thức trong giá trị tuyệt đối là dương hay âm để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
 Bước 4 : Bỏ dấu giá trị tuyệt đối. Nếu giá trị biểu thức trong trị tuyệt đối dương thì trị tuyệt đối của nó là chính nó ; nếu âm thì đặt thêm dấu trừ phía trước. 
 Ví dụ 2 : Khi dạy dạng bài tập Tìm điều kiện để căn thức bậc hai xác định có thể thực hiện các bước như sau :
 Bước 1 : Xác định biểu thức trong dấu căn là biểu thức nào.
 Bước 2 : Cho biểu thức trong dấu căn 0.
 Bước 3 : Tìm giá trị thích hợp của biến và kết luận.
 Ví dụ 3 : Khi xác định phương trình đường thẳng qua hai điểm A và B có tọa độ cho trước :
 Bước 1 : Lấy pt đường thẳng dạng tổng quát y = ax + b làm công thức.
 Bước 2 : Lần lượt thay tọa độ của A và B vào công thức để được 1 hệ hai phương trình bậc nhất có ẩn là a và b.
 Bước 3 : Giải hệ phương trình để tìm giá trị của a và b.
 Bước 4 : Thay a và b vào công thức để được phương trình cần xác định.
 Ví dụ 4 : Các bước giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm :
 Bước 1 : Xác định các hệ số a, b, c của phương trình.
 Bước 2 : Lập = b2 – 4ac ( hoặc = 2 – ac)
 Bước 3 : Xác định số nghiệm của phương trình từ giá trị của (hoặc )
 Bước 4 : Tính giá trị của các nghiệm bằng công thức nếu 0.
 Tương tự như vậy có các bước giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm thu gọn. 
 Ví dụ 5 : Các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax2 (P) :
 Bước 1 : Lập bảng giá trị của (P). Thông thường lấy 5 giá trị củ x và 5 giá trị tương ứng của y.
 Bước 2 : Biểu diễn các điểm có tọa độ (x ; y) tương ứng trên hệ trục tọa độ.
 Bước 3 : Dùng dụng cụ vẽ hình để vẽ (P).
 Ví dụ 6 : Phương pháp tìm tọa độ giao điểm của (P) : y = ax2 và (d) : y = bx + c :
 Bước 1 : Lập phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là phương trình dạng ax2 = bx + c. 
 Bước 2 : Giải phương trình để tìm giá trị của x.
 Bước 3 : Thay giá trị của x vào phương trình của (P) hoặc (d) để tìm giá trị tương ứng của y.
 Bước 4 : Kết luận. Mỗi tọa độ giao điểm là một cặp giá trị tương ứng (x ; y).
 Tất cả các dạng bài tập toán cơ bản trong chương trình tôi đều nghiên cứu phân chia từng bước thực hiện cho phù hợp để học sinh có thể dễ dàng thực hiện. Ở đây tôi chỉ nêu lên một vài bước giải của một vài dạng bài tập để làm ví dụ. 
 Khi vận dụng vào giải toán, tôi thường cho cho các em xác định dạng toán đang giải là toán gì, từng bước thực hiện như thế nào. Có thể nhắc lại các bước thực hiện nhiều lần để quen với cách làm, từ đó giúp cho các em hiểu được với từng dạng bài tập mình sẽ thực hiện từng bước giải thế nào và vận dụng được từng bước giải theo thứ tự và có hiệu quả.
 3.2.3. Luyện tập thường xuyên để các em biết cách trình bày từng dạng bài tập toán.
 Thực tế cho thấy phần nhiều học sinh học yếu toán khi học trên lớp các kiến thức của bài các em có thể tiếp thu được, thầy hỏi thì có thể trả lời được ngay bằng miệng nhưng khi trình bày lời giải của một bài toán thì không làm được gì cả. Điều nầy dẫn đến tình trạng các em rất lười khâu tự học, tự làm bài tập ở nhà và bài tập, bài kiểm tra viết của các em thường bị điểm thấp. Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng trình bày từng dạng toán cho từng học sinh bằng cách mỗi dạng bài tập tôi đều có cách trình bày riêng hoàn chỉnh làm mẫu để hướng dẫn các em, giúp các em có cơ sở và biết cách trình bài tương tự khi học. Một khi biết cách trình bày từng dạng toán thì các em không ngại học và bài làm có điểm số cao hơn.
 3.2.4. Cần có hệ thống bài tập tương tự và thay đổi dần, nâng dần các yêu cầu của bài tập lên để tập cho các em vận dụng kiến thức.
 Đối với học sinh yếu kém, trong mỗi dạng bài tập ngoài việc có một bài giải thật kỷ, đầy đủ các bước để làm mẫu thì sau khi thực hiện một bài tập mẫu, giáo viên cần đưa ra một số bài tập dạng tương tự để các em tự làm theo mẫu sau đó có một số thay đổi về yêu cầu để tập cho các em suy nghĩ và vận dụng một phần đã có trong bài cũ vào bài tập mới. Điều nầy giúp cho các em thấy rằng bản thân mình có thể làm được một số yêu cầu của bài, cũng cố cho các em lòng tự tin vào khả năng của mình từ đó các em tích cực suy nghĩ để giải quyết những yêu cầu mới còn lại trong bài. 
 Khi thực hiện bài tập mới, giáo viên cần cho các em nhận xét : bài mới có những gì tương tự với bài đã thực hiện ? Những yêu cầu nào mới trong bài ? Có thể biến đổi thế nào để đưa bài mới về tương tự bài đã làm ? Có thể sử dụng kiến thức nào, phương pháp nào để thực hiện yêu cầu mới đó ? 
 Kịp thời có câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em phát hiện đưa những yêu cầu mới về cái tương tự mà mình đã đã học, đã làm được.
 Tỉ lệ các yêu cầu tương tự trong bài tập mới để các em có thể tự làm bài được từ 20 đến 30 rồi nâng dần đến 50 hay 70%. Những yêu cầu mới có thể thay đổi dần từ ít đến nhiều, từ thấp đến nâng dần lên cao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức cần dạy cho học sinh.
 Ví dụ : Khi giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm đầu tiên nên chọn các phương trình đơn giản, có hoặc là những số có dạng bình phương như 1, 4, 9, 16  cho các em dễ tìm và dễ thay vào công thức để tìm nghiệm, sau đó thay đổi dần những giá trị khó hơn không có dạng bình phương để các em làm quen dần và không thấy khó khăn khi thực hiện. 
 3.2.5. Cho các em tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn để khắc sâu kiến thức đã học.
 Thông thường khi dạy học sinh yếu kém môn Toán, từng dạng bài tập tôi đều cho học sinh trình bày lại bài làm của mình trên bảng. Sau khi trình bày xong, cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình từ cách trình bày, kiến thức sử dụng  xem đã hoàn chỉnh hay chưa ; cho học sinh khác nhận xét bài làm của bạn chỗ nào đúng, chỗ nào chưa đúng, cần bổ sung thế nào để bài làm được hoàn chỉnh. Nếu học sinh không phát hiện được hết những chỗ sai giáo viên có thể nói : Bài nầy còn 1 hoặc 2 chỗ sai hoặc chưa đúng, chưa hoàn chỉnh để học sinh cùng phát hiện ; khi phát hiện thì gợi ý để các em nêu cách sửa lại chỗ chưa đúng cho đúng, sau đó chốt lại thật kỷ để các em nhớ và vận dụng trong các bài sau.
 Việc cho các em học sinh yếu tự kiểm ra, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn nhằm giúp cho các em tự phát hiện ra cái sai của mình để khăc phục, thấy cái sai của bạn để tránh khi làm bài, nó cũng giúp cho các em khắc sâu kiến thức đã học và cảm thấy tự tin, hứng thú hơn trong học toán. Việc làm trên cũng giúp các em thấy tự tin hơn, tích cực hơn tham gia hoạt động khi học và cảm thấy việc học tập toán không phải là điều quá khó đối với bản thân của mình, mình có thể làm tốt hơn, học giỏi hơn rất nhiều nếu có cố gắng. Không nên có những lời chê bai đối với các em vì như thế dễ làm cho các em nãn chí và không cố gắng trong học tập.
 3.2.6. Giúp các em tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập bằng những lời khen, lời động viên đúng lúc.
 Khi dạy đối tượng học sinh yếu kém, giáo viên cần quan tâm nhiều đến việc tổ chức cho các em hoạt động. Tâm lý của các em trong độ tuổi học sinh thường rất hiếu động nhưng do mặc cảm là mình học yếu và do không tiếp thu được kiến thức nên thường rất thụ động. Giáo viên cần có những câu hỏi nhỏ, những yêu cầu đơn giản mà khả năng các em có thể trả lời được để dẫn dắt các em vào các câu hỏi, các yêu cầu lớn hơn. Thông thường khi dạy, tôi thường chia các em thành từng đội, từng nhóm và tổ chức các hình thức thi đua trong từng hoạt động để tập cho các em mạnh dạn trong việc nêu lên ý kiến của mình trước tập thể, rèn cho các em tính tự tin và chủ động trong học tập.
 Khi làm một dạng bài tập nào đó, tôi thường cho từng em nêu cách làm, kết quả làm bài của mình, nếu đúng thì có lời khen để động viên, nếu sai thì tôi đặt câu hỏi dẫn dắt để các em tự nhận thấy cái sai của mình, tại sao mình sai, mình có thể làm đúng được hay không, làm bằng cách nào  Từ đó cho các em tự sữa chữa để được bài làm đúng. 
 3.2.7. Dùng những những việc làm, những hình ảnh thực tế để lồng ghép vào bài học, giúp các em có thể tính toán nhanh và dễ nhớ kiến thức toán học.
 Khi cho các em thực hiện các phép tính về toán học, các bài toán, giáo viên có thể thay đổi nội dung đề bài lồng ghép với các việc làm thực tế mà các em thường làm hàng ngày để các em dễ hiểu nội dung bài, dễ suy nghĩ và dễ dàng làm được bài, từ đó giúp các em vận dụng và nhớ kiến thức dễ hơn.
 Khi giảng dạy giáo viên có thể dùng các hình ảnh so sánh như :
 Số dương là số tiền ta đang có, số âm là tiền ta đã chi tiêu ; cộng cho số dương là tiền ta có thêm, cộng cho số âm là ta đã chi tiêu đi.
 Ví dụ : 2000 +(-1000) có thể xem như các em đang có 2000 đồng, em mua tập hết 1000 đồng thì dư hay thiếu ? số tiền còn lại là bao nhiêu ? các em dễ dàng biết được số tiền còn lại là 1000 đồng. 
 Hoặc : Khi tính - 11 - 9 : em đã mua tập hết 11 đồng, em lại mua thêm sách 9 đồng nửa thì em đã mua tổng cộng bao nhiêu ? kết quả - 20. 
 3.2.8. Tập cho các em biết tận dụng sự hỗ trợ của máy tính cầm tay để học toán.
 Học sinh yếu kém thường tính toán chậm, học bài lý thuyết thì lâu nhớ nhưng thực hành trên máy tính thì đa số các em đều thực hiện rất nhanh. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên luyện tập cho các em biết giải phương trình và hệ phương trình bằng máy tính. Tập cho các em có thói quen sử dụng máy tính trong một số công việc như : 
 - Kiểm tra kết quả khi thực hiện các phép biến đổi đơn giản, các phép tính về căn bậc hai.
 - Kiểm tra kết quả giải phương trình và hệ phương trình theo yêu cầu.
 - Vận dụng và giải được các phương trình và hệ phương trình khi giải toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình.
 Ngoài ra còn sử dụng vào các phần học khác có liên quan trong chương trình.
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp :
 Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng cho việc giảng dạy Đại số 9, đối tượng là học sinh bậc THCS trong tất cả các trường. Tuy nhiên giải pháp của sáng kiến có thể vận dụng cho việc giảng dạy học sinh trung bình, khá giỏi hay yếu kém toán các khối học khác.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp :
 Qua một thời gian thực hiện theo các kinh nghiệm trên, chất lượng học sinh học tập bộ môn toán của tôi phụ trách có nâng lên rõ rệt. Phần đông các em học sinh yếu đều tiếp thu được kiến thức, vận dụng lý thuyết giải được các dạng toán cơ bản trong chương trình, không còn e ngại khi học toán mà phần nào ham thích học toán. 
 Học sinh yếu không còn nhút nhác như trước mà đã mạnh dạn phát biểu, biết nêu những thắc mắc của mình khi chưa hiểu, từ đó chất lượng học tập của các em ngày càng được nâng lên, các em tỏ ra tự tin khi làm bài tập. Nhiều học sinh yếu kém toán đã có học lực trung bình, khá và trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của huyện tỉ lệ đạt của các em rất cao.
 Một số kết quả cụ thể trong các năm học liền kề : 
Năm học
Khảo sát đầu năm
Cuối học kỳ I
Cuối năm
Yếu
Kém
Yếu
Kém
Yếu
Kém
2010 - 2011
28,1%
9,5%
15,7%
1,4%
8,1
0%
2011 - 2012
25,7%
10,2%
11,8%
3,4%
6.3%
0%
2012 - 2013
21,5%
12,3%
10,7%
1,5%
4,7%
0%
 - Sáng kiến cũng đã triển khai cho một số đồng nghiệp trong trường sử dụng, được đồng nghiệp đánh giá cao ; được Ban giám hiệu trường đánh giá là đã triển khai vận dụng có hiệu quả tốt tại cơ sở.
 3.5. Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu :
Số
TT
Họ và tên
Năm
 sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ
chuyên môn
Nội dung
công việc
hỗ trợ
01
Huỳnh Văn Bừa
1963
THCS Ba Mỹ
Giáo viên
ĐHSP
Dạy học theo
các giải pháp
 trong sáng kiến
02
Hồ Văn Thịnh
1977
THCS Ba Mỹ
Giáo viên
ĐHSP
Dạy học theo
các giải pháp
 trong sáng kiến
 3.6. Những thông tin cần được bảo mật : không
 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
 + Về phía nhà trường :
 - Cần quan tâm thường xuyên, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để phụ đạo học sinh yếu kém. 
 - Phân công giáo viên có tâm huyết với nghề, có lòng thương yêu học sinh làm công tác phụ đạo.
 + Về phia giáo viên :
 - Phải đầu tư nhiều về chuyên môn, chịu khó xây dựng các bước giải các dạng toán cho phù hợp, dễ hiểu, dễ vận dụng đối với học sinh
 - Phải thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh để có phương pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp. 
 - Giáo viên phải thể hiện được lòng thương yêu học sinh, phải gần gũi với các em, xác định từng em yếu kém là do nguyên nhân nào đồng thời nắm bắt được những khó khăn các em gặp phải để hỗ trợ kịp thời, tạo cho các em thấy được mình luôn luôn được thầy cô quan tâm giúp đở.
 - Phải hết sức thông cảm với các em, không nên có những lời lẽ chê bai khi các em làm chưa được vì như thế dễ làm cho các em thấy mặc cảm, chán nãn, không còn ham thich học tập.
 - Cần có những lời khuyên động viên, những lời khen và biểu dương kịp thời đối với các em khi các em làm tốt một nội dung nào đó dù là rất nhỏ để các em phấn khởi và cảm thấy tự tin, ham học hơn. 
 3.8. Tài liệu kèm theo : Không 

File đính kèm:

  • docBan mo ta sang kien cua Thay Loc truong thcs ba my - Ba Tri.doc
Sáng Kiến Liên Quan