Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự củng cố và nâng cao kiến thức về ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Thực trạng của vấn đề:

Trong chương trình Số học lớp 6, nội dung kiến thức phần Ước và Bội, Số nguyên tố, phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ước chung và bội chung, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất gồm 13 tiết trong đó có 6 tiết lí thuyết và 7 tiết luyện tập. Và lượng bài tập là 46 bài, từ bài 111 đến bài 158.Với thời lượng ít, khối lượng kiến thức lại nhiều, để học sinh nắm chắc được lí thuyết và vận dụng giải quyết được lượng bài tập sách giáo khoa đã là khó,nói chi đến việc củng cố và nâng cao. Nên theo tôi, việc các em tự học, tự nghiên cứu để củng cố và nâng cao là điều tốt nhất. Song nếu để các em tự hệ thống, tự phân loại, tự nghiên cứu thì chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian, có khi hiệu quả lại không cao.

Với lí do đó, tôi tâm huyết với đề tài “ Giúp học sinh tự củng cố, nâng cao kiến thức về ƯCLN và BCNN”, nhằm giúp các em tự hệ thống và phân loại các bài tập củng cố và nâng cao về ƯCLN và BCNN. Qua đó, giúp các em xây dựng được phương pháp tự học những phần sau, đồng thời yêu thích bộ môn và thấy được vai trò tối quan trọng của Toán học trong thực tế cuộc sống.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự củng cố và nâng cao kiến thức về ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng.
* Hệ thống các bài toán liên quan giữa ƯCLN và BCNN.
- Bài giải mẫu để học sinh tự xây dựng phương pháp.
- Bài tập luyện kĩ năng.
4.3. Các bước tiến hành.
4.3.1. Bước 1: Kiểm tra, xác định đối tượng học sinh.
Đề kiểm tra trước khi áp dụng đề tài
Thời gian làm bài : 60 phút.
Đề bài và biểu điểm tổng quát.
Câu 1 (2,0 điểm) (Mỗi ý đúng được 1,0 điểm).
a) Tìm ƯCLN(128,576).
b) Tìm ƯCLN(142,710).
Câu 2 (2,0 điểm) (Mỗi ý đúng được 1,0 điểm).
a) Tìm BCNN(126, 234, 188).
b) Tìm BCNN(17, 87, 37).
Câu 3 (2,0 điểm).
Tìm hai số a và b biết a > b, a + b = 60 và ƯCLN(a,b) = 15.
Câu 4 (2,0 điểm).
Tìm hai số a và b biết rằng a > b, a.b = 567 và BCNN(a,b) = 36.
Câu 5 (2,0 điểm).
Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng 20, 25 hoặc 30 đều thừa 15 người. Nếu xếp 41 người một hàng thì vừa đủ. Hỏi đơn vị có bao nhiêu người, biết số người của đơn vị nhỏ hơn 1000 người.
Và tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh tham gia: 76.
- Số bài được điểm từ 8,0 đến 10 : 0 bài chiếm 0%.
- Số bài được điểm từ 6,5 đến dưới 8 : 6 bài chiếm 7,9%.
- Số bài được điểm từ 5,0 đến dưới 6,5 : 15 bài chiếm 19,7%.
- Số bài được điểm từ 3,5 đến dưới 5 : 37 bài chiếm 48,7%.
- Số bài được điểm từ 0 đến dưới 3,5 : 18 bài chiếm 23,7%.
Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra, tôi thấy:
- Có nhiều em chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản.
- Phần trình bày của các em hầu hết còn lủng củng, chưa chặt chẽ.
- Khả năng sáng tạo và linh hoạt còn thấp.
4.3.2. Bước 2: Biện pháp khắc phục tình trạng trên.
Giáo viên giao cho học sinh phần tài liệu này để học sinh tự học và nộp cho giáo viên phần bài làm của mình. Giáo viên chấm đánh giá kết quả và ý thức học tập của học sinh. 
4.3.2.1. HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP VỀ TÌM ƯCLN.
Bài 1: Tìm ƯCLN(56, 140).
Hướng dẫn:
- Phân tích 56 và 140 ra thừa số nguyên tố.
- Tìm thừa số nguyên tố chung.
- Tìm tích các thừa số nguyên tố đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó, chính là ƯCLN(56, 140).
Hãy trình bày lại lời giải của bài toán trên. Đáp số là 28.
Bài 2: Tìm ƯCLN(66, 140, 588).
Hướng dẫn:
- Phân tích 66, 140 và 588 ra thừa số nguyên tố.
- Tìm thừa số nguyên tố chung.
- Tìm tích các thừa số nguyên tố đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó, chính là ƯCLN(56, 140)!
Hãy trình bày lại lời giải của bài toán trên. Đáp số là 2.
Sau khi làm xong 2 bài toán trên, hãy phát biểu lại cách tìm ƯCLN của các số theo cách của em:
Quy tắc:
Vận dụng quy tắc này, hãy làm bài tập tương tự sau:
a) Tìm ƯCLN(42, 55, 91).
b) Tìm ƯCLN(630, 1155, 5985).
Bài 3: Nhân dịp đầu xuân lớp 6A tổ chức trồng cây theo lời Bác. Lớp trồng cây xung quanh vườn trường hình chữ nhật chiều dài là 300 mét, chiều rộng là 80 mét. Để cho đẹp mắt cần phải trồng mỗi góc vườn một cây, khoảng cách giữa các cây bằng nhau và lớn nhất. Vậy lớp 6A trồng được bao nhiêu cây và mỗi cây cách nhau bao nhiêu mét?
Hướng dẫn:
- Vì trồng 4 cây ở 4 góc vườn, khoảng cách giữa các cây phải bằng nhau và lớn nhất nên khỏang cách giữa hai cây chính là ƯCLN(300, 80).
- Tìm ƯCLN(300, 80).
- Tìm chu vi của vườn trường.
- Tính số cây lớp 6A trồng được (chính là thương của chu vi vườn và khoảng cách giữa hai cây).
Hãy trình bày lời giải chi tiết của bài toán trên. Đáp số là 20 mét và 38 cây.
Và hãy làm bài toán tương tự sau:
Phần thưởng cho học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 – 2013 của nhà trường gồm 315 cuốn vở, 45 cái bút chì và 225 cái thước. Hỏi có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu xuất thưởng như nhau, mỗi xuất thưởng gồm bao nhiêu cuốn vở, bao nhiêu bút chì và bao nhiêu cái thước.
* Ngoài cách tìm ƯCLN theo quy tắc trên, còn có một cách khác nữa, đó là bằng thuật toán Ơclít. Thuật toán đó như sau:
Cho hai số a và b là hai số tự nhiên (a > b).
- Nếu a = bk thì ƯCLN(a, b) = b.
- Nếu a không chia hết cho b thì:
+ Lấy a chia cho b được thương là q1 và dư r1: a = b.q1 + r1 (với r1 < b).
+ Lấy b chia cho r1 được thương là q2 và dư r2: b = r1.q2 + r2 (với r2 < r1).
+ Lấy r1 chia cho r2 được thương là q3 và dư r3: r1 = r2.q3 + r3 (với r3 < r2).
Cứ tiếp tục như thế đến khi được số dư bằng 0. Gọi rn là số dư cuối cùng khác 0. Thì ƯCLN(a, b) = rn
Vận dụng thuật toán Ơclít, Tìm ƯCLN ( 1575; 343 ).
Ta có: 1575 = 343 . 4 + 203 (dư 203 d > 0 )
 343 = 203 . 1 + 140 (dư 140 d > 0 )
203 = 140 . 63 . 2 + 14 (dư 14 d > 0 )
140 = 63 . 2 + 14 (dư 14 d > 0 )
63 = 14 . 4 + 7 (dư 7 d > 0 )
14 = 7 . 2 + 0 (chia hết c)
Ta thấy: 7 là số dư nhỏ nhất lớn hơn 0 trong dãy phép chia.
Vậy: ƯCLN ( 1575; 343 ) = 7.
Trong thực hành người ta đặt phép chia như sau:
 1575 343
 343	203 4
 203 140 1
 140 63 1
 63 14 2
 14 7 4
2
Þ ƯCLN ( 1575; 343 ) = 7.
Chú ý: Trường hợp tìm ƯCLN của ba số ta tìm ƯCLN của hai số rồi tìm ƯCLN của kết quả với số thứ 3.
Hãy vận dụng cách làm trên để làm bài toán tương tự sau:
a) Tìm ƯCLN(13240, 80138).
b) Tìm ƯCLN(240, 78138).
c) Tìm ƯCLN(1340, 308).
d) Tìm ƯCLN(22......2, 22..2).
 1991 chữ số 2 8 chữ số 2
4.3.2.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ TÌM BCNN
Bài 1: Tìm BCNN(8, 15, 18).
- Phân tích 8, 15, 18 ra thừa số nguyên tố.
- Tìm các thừa số nguyên tố chung và riêng.
- Tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó chính là BCNN(8, 15, 18).
Em hãy trình bày lời giải của bài toán này. Đáp số là 360.
Bài 2: Tìm BCNN(720, 1260, 2520).
- Phân tích 720, 1260, 2520 ra thừa số nguyên tố.
- Tìm các thừa số nguyên tố chung và riêng.
- Tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó chính là BCNN(720, 1260, 2520).
Em hãy trình bày lời giải của bài toán này. Đáp số là 5040.
 Hãy phát biểu quy tắc tìm BCNN theo cách của em!
Quy tắc:
Và hãy vận dụng quy tắc làm bài toán tương tự sau:
a) Tìm BCNN(78, 566, 1282).
b) Tìm BCNN(123, 6675, 4896).
c) Tìm BCNN(125, 2795, 12350).
Sau đây ta xét một số trường hợp đặc biệt giúp tìm BCNN nhanh hơn qua các bài toán sau:
Bài 3: Tìm BCNN(8, 21, 25).
Với bài toán này, chúng ta không nên sử dụng quy tắc trên và hãy chú ý điều đặc biệt sau:
Thấy: ƯCLN(8, 21) = 1
 ƯCLN(8, 25) = 1
 ƯCLN(25, 21) = 1
Nghĩa là các số cần tìm BCNN ở trên đôi một nguyên tố cùng nhau. Do vậy BCNN(8, 21, 25) = 8.21.25 = 4200.
Bài 4: Tìm BCNN(63, 126, 252).
Với bài toán này, chúng ta cũng không nên sử dụng quy tắc trên mà hãy chú ý điều đặc biệt nữa là: 252 chia hết cho 63; 252 chia hết cho 126.
Nên kết luận ngay BCNN(63, 126, 252) = 252.
Qua đó ta có kết luận sau:
- Nếu các số đã cho đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN là tích của các số đó.
- Nếu trong các số đã cho, số lớn nhất chia hết cho tất cả các số còn lại thì BCNN chính là số lớn nhất đó.
Và trước khi làm một bài toán tìm BCNN, em hãy chú ý xét xem có rơi vào một trong hai trường hợp đặc biệt ở trên không, nếu không thì mới áp dụng quy tắc để làm!
Vận dụng để làm các bài toán tương tự sau:
a) Tìm BCNN(27, 65, 97).
b) Tìm BCNN(11, 89, 17).
c) Tìm BCNN(15, 125, 375).
Bài 5: 
Công ty vận tải Hạ Long dùng 3 ca nô để chở hàng. Ca nô A cứ 7 ngày cập bến một lần, ca nô B cứ 6 ngày cập bến một lần, ca nô C cứ 8 ngày cập bến một lần. Ba ca nô xuất phát cùng một ngày thì cứ sau bao nhiêu ngày chúng lại cập bến cùng nhau.
Hướng dẫn:
- Ba ca nô cùng xuất phát và lại về cùng nhau nên số ngày để ba ca nô đó cập bến cùng nhau phải là BCNN của 6, 7 và 8.
- Tìm BCNN(6, 7, 8).
- Kết luận theo yêu cầu bài toán.
Em hãy trình bày lời giải của bài toán trên. Đáp số là 168 ngày.
Bài 6: 
Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng 20, 25 hoặc 30 người một hàng đều thừa 15 người. Nếu xếp 41 người một hàng thì vừa đủ. Hỏi đơn vị bộ đội có bao nhiêu người, biết số người của đơn vị bộ đội đó nhỏ hơn 1000 người.
Hướng dẫn:
- Do khi xếp hàng 20, 25 hoặc 30 người một hàng đều thừa 15 người nên số người của đơn vị bộ đội đó trừ đi 15 khi xếp 20, 25, 30 người một hàng sẽ vừa đủ. Nói cách khác, số người của đơn vị bộ đội đó trừ đi 15 sẽ là BC của 20, 25 và 30. Vậy số người của đơn vị đó là: BC(20, 25, 30) + 15 mà nhỏ hơn 1000 và chia hết cho 41. 
Hay số người của đon vị đó là BCNN(20, 25, 30).m + 15 < 1000 và chia hết cho 41. 
- Tìm BCNN(20, 25, 30).
- Lập bảng:
M
1
2
3
4
BCNN(20, 25, 30) .m
BCNN(20, 25, 30).m + 15
- Chọn kết quả thỏa mãn bài toán và trả lời.
Em hãy trình bày lời giải của bài toán trên. Đáp số là 615 người.
4.3.2.3. HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI ƯCLN VÀ BCNN
4.3.2.3.1. Trước hết, em hãy ôn lại một số kiến thức sau:
* ƯCLN(a, b) = d thì a = d.a’ và b = d.b’ trong đó ƯCLN(a’, b’) = 1.
* ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b
4.3.2.3.2. Hệ thống bài tập.
Dạng 1: Tìm hai số tự nhiên a, b khi biết ƯCLN(a, b) và a+b hoặc a – b.
Bài 1: Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a + b = 270 và ƯCLN(a, b) = 45.
Bài giải:
Do ƯCLN(a, b) = 45 nên a = 45.p và b = 45.q trong đó ƯCLN(p, q) = 1
Theo bài ra ta có: 
a + b = 270 nên 45.p + 45.q = 270 => 45(p+q) = 270 => p+ q = 6.
Do a > b nên p > q. Chọn hai số p, q nguyên tố cùng nhau và có tổng bằng 6. Hai số đó phải là 5 và 1. 
Vậy hai số cần tìm là a = 45.5 = 225 và b = 45.1 = 45.
Bài 2: Tìm 5 cặp số a và b (a > b) biết a – b = 15 và ƯCLN(a, b) = 5.
Bài giải
Do ƯCLN(a, b) = 5 nên a = 5p và b = 5q trong đó ƯCLN(p, q) = 1.
Theo bài ra ta có:
a – b = 15 nên 5p – 5q = 15 => 5(p - q) = 15 => p – q = 3 => p = q + 3.
Do a > b nên p > q. Chọn hai số nguyên tố cùng nhau và có hiệu bằng 3.
Ta có bảng sau:
q
1
2
4
5
7
p+ q+3
4
5
7
8
10
a = 5p
20
25
35
40
50
b = 5q
5
10
20
25
35
Và 5 cặp số cần tìm là:
a = 20; b = 5
a = 25; b = 10
a = 35; b = 20
a = 40; b = 25
a = 50; b = 35.
Vận dụng để làm các bài toán tương tự sau:
Bài 3: Tìm hai số a và b biết:
a) a + b = 196 và ƯCLN(a, b) = 28;
b) a + b = 792 và ƯCLN(a, b) = 72.
Bài 4: Tìm 3 cặp số a, b biết:
a) a – b = 9 và ƯCLN(a, b) = 3.
b) a – b = 15 và ƯCLN(a, b) = 15.
Dạng 2: 
Tìm 2 số tự nhiên a, b khi biết ƯCLN(a, b) và tích a.b hoặc thương a:b.
Bài 1: Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a.b = 300 và ƯCLN(a, b) = 5.
Bài giải
Do ƯCLN(a, b) = 5 nên a = 5.p và b = 5.q trong đó ƯCLN(p, q) = 1
Theo bài ra ta có: 
a.b = 300 nên 5.p + 5.q = 300 => 25p.q = 300 => p.q = 12.
Do a > b nên p > q. Chọn hai số p, q nguyên tố cùng nhau và có tích bằng 12. Ta lập bảng sau:
Q
1
3
P
12
4
a = 5p
60
20
b = 5q
5
15
Vậy cặp số cần tìm là a = 60 và b = 5; a = 20 và b = 15.
Bài 2: Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a:b = 3 và ƯCLN(a, b) = 4.
Bài giải
Do ƯCLN(a, b) = 4 nên a = 4.p và b = 4.q trong đó ƯCLN(p, q) = 1
Theo bài ra ta có: 
a:b = 3 nên 4.p : 4.q = 3 => p:q = 3 => p = 3q.
Do a > b nên p > q. Chọn hai số p, q nguyên tố cùng nhau và p = 3q. Biểu thức này chứng tỏ p chia hết cho q nên chỉ có duy nhất một trường hợp là q = 1 và p = 3 thỏa mãn.
Vậy hai số cần tìm là: a = 4.3 = 12 và b = 4.1 = 4.
Em hãy vận dụng để làm bài tập tương tự sau:
Bài 3:
a) Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a.b = 875 và ƯCLN(a, b) = 5.
b) Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a.b = 450 và ƯCLN(a, b) = 15.
c) Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a:b = 6 và ƯCLN(a, b) = 7.
d) Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a:b = 3 và ƯCLN(a, b) = 8.
Dạng 3: Tìm hai số tự nhiên a, b khi biết BCNN(a, b) và tích ab.
Bài toán:
Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a.b = 2700 và BCNN(a, b) = 900.
Bài giải
Từ ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b => ƯCLN(a, b) = ab : BCNN(a, b) 
Hay ƯCLN(a, b) = 2700 : 900 = 3 => a = 3.p và b = 3.q
trong đó ƯCLN(p, q) = 1.
Theo bài ra ta có: 
a.b = 2700 nên 3.p . 3.q = 2700 => p.q = 300.
Do a > b nên p > q. Chọn hai số p, q nguyên tố cùng nhau và p.q = 300.
Vì p > q nên ta chọn q rồi suy ra p. Ta có bảng sau:
q
1
3
4
12
p
300
100
75
25
a = 3p
900
300
225
75
b = 3q
3
9
12
36
Và ta chọn được các cặp số là:
a = 900 và b = 3
a= 300 và b = 9
a = 225 và b = 12
a = 75 và b = 36
Em hãy vận dụng để làm các bài toán tương tự sau:
Bài 1: Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a.b = 1620 và BCNN(a, b) = 90.
Bài 2: Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng a.b = 448 và BCNN(a, b) = 224.
Dạng 4: Tìm hai số tự nhiên a, b khi biết BCNN(a, b) và ƯCLN(a, b).
Bài toán: 
Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng ƯCLN(a, b) = 12 và BCNN(a, b) = 72.
Bài giải
Ta có a.b = ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = 12.72 = 864.
Mà ƯCLN(a, b) = 12 => a = 12.p và b = 12.q trong đó ƯCLN(p, q) = 1.
Theo bài ra ta có: 
a.b = 864 nên 12.p . 12.q = 864 => p.q = 6.
Do a > b nên p > q. Chọn hai số p, q nguyên tố cùng nhau và p.q = 6.
Vì p > q nên ta chọn q rồi suy ra p. Ta có bảng sau:
q
1
2
p
6
3
a = 12p
72
36
b = 12q
12
24
Và ta chọn được các cặp số là:
a = 72 và b = 12
a = 36 và b = 24.
Em hãy vận dụng để làm các bài toán tương tự sau:
Bài 1: 
Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng ƯCLN(a, b) = 6 và BCNN(a, b) = 36.
Bài 2:
Tìm hai số a và b (a > b) biết rằng ƯCLN(a, b) = 9 và BCNN(a, b) = 522.
Dạng 5: Hai số nguyên tố cùng nhau.
+. Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số có ƯCLN bằng 1.
Bài toán: Chứng minh rằng: 
a) Hai số tự nhiên liên tiếp (khác 0 ) là hai số nguyên tố cùng nhau.
b) Hai số lẻ liên tiếp là hai số nguyên tố cùng nhau.
Giải.
a) Gọi hai số tự nhiên liên tiếp là n, n + 1.
Ta có: ƯCLN ( n; n + 1 ) = d.
Þ ( n + 1 ) – n d Þ 1 d Þ d = 1.
Vậy: ( n; n + 1 ) = 1 Þ nguyên tố cùng nhau.
b ) Gọi hai số lẻ liên tiếp là: 2n + 1; 2n + 3.
 ƯCLN ( 2n + 1; 2n + 3 ) = d .
	( 2n + 3 ) – ( 2n + 1 ) d 
 Nhưng d là ước của số lẻ d ¹ 2.
 Vậy: d = 1Nguyên tố cùng nhau.
Em hãy vận dụng để làm các bài toán tương tự sau:
 Chứng minh: 2n + 1 và 3n + 1 ( n Î N ) là hai số nguyên tố cùng nhau.
Dạng 6: Tìm ƯCLN của các biểu thức.
Bài toán: Tìm ƯCLN ( n Î N ).
Giải.
Gọi d Î ƯC 
Þ 17
Ta có: 
( k Î N )
Nếu n ¹ 17k + 9 thì 2n – 1 17
Do đó: ƯCLN ( 2n – 1; 9n + 4 ) = 1
Em hãy vận dụng để làm các bài toán tương tự sau:
Tìm ƯCLN ( n Î N ).
Ngoài các bài tập thuộc các dạng trên trong quá trình học giáo viên đưa thêm vào các bài tập đố vui hoặc tổ chức các trò chơi để tạo tinh thần thoải mái và thi đua giữa các cá nhân, các nhóm. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trò chơi: “ Thi làm toán nhanh”
Giáo viên đưa hai bài tập:
- Tìm ƯCLN ( 36; 60; 72 )
- Tìm BCNN ( 24; 36; 72 )
Cử hai đội chơi: Mỗi đội gồm 5 em. Mỗi em lên bảng chỉ được viết 1 dòng rồi đưa phấn cho em thứ 2 làm tiếp, cứ như vậy cho đến khi làm ra kết quả cuối cùng.
*Lưu ý: Em sau có thể sửa sai cho em trước. Đội thắng cuộc là đội làm nhanh và đúng.
Cuối trò chơi giáo viên nhận xét từng đội và phát thưởng.
Kết quả chấm sau khi các em đã hoàn thành:
Tổng số học sinh tham gia: 76 em trong đó:
- Số bài được điểm từ 8,0 đến 10 : 8 bài chiếm 10,5%.
- Số bài được điểm từ 6,5 đến dưới 8 : 30 bài chiếm 39,5%.
- Số bài được điểm từ 5,0 đến dưới 6,5 : 32 bài chiếm 42,1%.
- Số bài được điểm dưới 5 : 6 bài chiếm 7,9%.
Và sau khi thu được kết quả này, để đánh giá kết quả sau khi áp dụng đề tài tôi thực hiện tiếp bước 3 như sau:
4.3.3. Bước 3: Kiểm tra để đánh giá kết quả sau khi áp dụng đề tài.
Đề kiểm tra sau khi áp dụng đề tài
 Thời gian làm bài: 60 phút.
Đề bài và biểu điểm tổng quát.
Câu 1 (1,5 điểm) (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
a) Tìm ƯCLN(228, 686);
b) Tìm ƯCLN(252,1512);
c) Tìm ƯCLN(37, 1512).
Câu 2 (2,0 điểm) (Mỗi ý đúng được 1,0 điểm).
a) Tìm BCNN(1226, 248, 688).
b) Tìm BCNN(23, 61, 41).
Câu 3 (2,0 điểm).
Tìm hai số a và b biết a > b, a + b = 102 và ƯCLN(a,b) = 17.
Câu 4 (2,0 điểm).
Tìm hai số a và b biết rằng a > b, a.b = 264 và BCNN(a,b) = 132.
Câu 5 (2,0 điểm).
Bạn Lan được phân công 5 ngày trực nhật một lần, Bách 10 ngày trực nhật một lần, Trang 8 ngày trực nhật một lần. Lần đầu 3 bạn trực nhật vào một ngày. Hỏi sau mấy ngày thì ba bạn lại trực nhật cùng nhau lần thứ hai?
5. Kết quả đạt được:
Tổng số học sinh tham gia: 76 em trong đó:
- Số bài được điểm từ 8,0 đến 10 : 10 bài chiếm 13,2%.
- Số bài được điểm từ 6,5 đến dưới 8 : 17 bài chiếm 22,4%.
- Số bài được điểm từ 5,0 đến dưới 6,5 : 30 bài chiếm 39,5%.
- Số bài được điểm từ 3,5 đến dưới 5 : 11 bài chiếm 14,5%.
- Số bài được điểm từ 0 đến dưới 3,5 : 8 bài chiếm 10,4%.
Đồng thời tôi nhận thấy các em hầu hết biết trình bày chặt chẽ, lập luận lôgic, hành văn hợp lí với những bài toán có lời giải, biết nhận dạng và vận dụng từng dạng bài tập có liên quan, nhiều em biết vận dụng kiến thức mới mà tôi cung cấp thêm thông qua bài tập. Đặc biệt đa số các em không còn thấy “ngại” và “sợ” các bài tập về ƯCLN và BCNN nữa. Ngược lại, các em rất hào hứng và tự tin với những bài toán có liên quan đến ƯCLN và BCNN.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
- Về nhân lực: Đối với giáo viên: Đội ngũ GV phải có tâm huyết với nghề, luôn có ý thức tìm tòi và có kinh nghiệm trong giảng dạy.
 Đối với học sinh: Học sinh phải nắm vững các kiến thức lý thuyết về ƯCLN, BCNN; phải có hứng thú trong học tập, luôn biết tìm tòi và đặc biệt phải có tính tự học, tự nghiên cứu khoa học.
-Về trang thiết bị (CSVC) : BGH nhà trường tạo điều kiện để GV có thể dạy đuổỉ từ khối lớp 6 đến lớp 9 đồng thời tạo điều kiện để HS có thể học 1 buổi / ngày.
 KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Trên đây là những kinh nghiệm đã tích lũy của tôi về việc “Giúp học sinh tự củng cố, nâng cao kiến thức về ƯCLN và BCNN” áp dụng với đối tượng học sinh lớp 6. Đề tài có phần kiến thức cơ bản, có phân dạng các bài tập với hướng dẫn cách làm (có đáp số) hoặc lời giải cụ thể và các bài tập tương tự. Mặc dù còn một số hạn chế, song kết quả của đề tài cũng rất đáng quan tâm.
Qua việc thực hiện nội dung sáng kiến “Giúp học sinh tự củng cố và nâng cao kiến thức về ƯCLN, BCNN”,tôi nhận thấy các em hầu hết biết trình bày chặt chẽ, lập luận lôgic, hành văn hợp lí với những bài toán có lời giải, biết nhận dạng và vận dụng từng dạng bài tập có liên quan, nhiều em biết vận dụng kiến thức mới mà tôi cung cấp thêm thông qua bài tập. Đặc biệt đa số các em không còn thấy “ngại” và “sợ” các bài tập về ƯCLN và BCNN nữa. Ngược lại, các em rất hào hứng và tự tin với những bài toán có liên quan đến ƯCLN và BCNN.
Với khả năng và thời gian còn hạn chế, hơn nữa mức độ tiếp thu của học sinh lớp 6 chưa cao nên khi viết đề tài này, tôi chưa hệ thống được những dạng toán khó hơn và hệ thống các bài tập luyện kĩ năng cũng chưa nhiều. Song với những kết quả đạt được ở trên, tôi tự rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần xác định đúng đối tượng học sinh về khả năng và mức độ hứng thú với phần kiến thức về ƯCLN và BCNN khi tiến hành điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài.
- Giáo viên cần lựa chọn, phân dạng bài tập cụ thể trong đó có ví dụ mẫu hoặc định hướng cách giải hoặc đáp số và hệ thống bài tập tương tự để học sinh luyện kĩ năng.
- Có sự đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm cụ thể cho học sinh sau mỗi khi kiểm tra.
2. Khuyến nghị:
Để đề tài ngày càng có hiệu quả tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Cần tăng cường thảo luận để rút kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện đề tài.
- Đối với nhà trường: Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đề tài; thường xuyên bổ sung các loại sách và tài liệu tham khảo và tạp chí phù hợp; hỗ trợ kinh phí chuẩn bị tài liệu cũng như sao in đề kiểm tra.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy của tôi, mặc dù đã rất cố gắng và luôn luôn nhận được sự khích lệ của nhà trường cũng như các đồng nghiệp, song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Vậy, tôi rất mong sự giúp đỡ, góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng của sáng kiến
2
3. Nội dung sáng kiến 
3
4. Khằng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
5
5. Đề xuất xuất kiến nghị thực hiện áp dụng sáng kiến 
6
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
7
2. Cơ sở lý luận
7
3. Thực trạng của vấn đề
8
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 
8
5. Kết quả đạt được:
23
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
23
KẾT LUẬN
1. Kết luận.
25
2. Khuyến nghị.
25

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tu_cung_co_va_nang_cao_k.doc
Sáng Kiến Liên Quan