Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tìm ước đầy đủ của một số

Thực trạng

- Năm học 2020 – 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp với 454 học sinh. Chia ra khối 6: 03 lớp với 140 h/s, khối 7: 03 lớp với 127 h/s, khối 8: 03 lớp với 109 h/s, khối 9: 02 lớp với 78 h/s.

- Thực hiện theo công văn số 714/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Sở GD-ĐT Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở. Trường chia khối 6 thành 03 lớp với các đối tượng học sinh như sau:

+ Lớp 6A1: Khá – giỏi với 48 h/s.

+ Lớp 6A2: Trung bình – khá với 47 h/s.

+ Lớp 6A3: Trung bình – yếu với 45 h/s.

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục, ban giám hiệu và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác dạy và học của thầy – trò trường THCS Phong Tân.

- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, có cố gắng nhiều trong học môn Toán.

- Nhiều gia đình học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình.

2. Khó khăn:

- Do phân hóa học sinh nên các em học sinh ở lớp 6A3 đều là học sinh trung bình – yếu nên ý thức học tập của các em chưa tốt, nền tảng kiến thức ở tiểu học chưa vững vàng (có em chưa thuộc bảng cửu chương, chưa thực hiện tốt phép chia hai số cho một số, ), nhiều em còn mê chơi, chưa chú ý đến việc học.

- Một số ít gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình, giao phó cho nhà trường (do đi làm xa, gửi con em cho ông bà chăm sóc).

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tìm ước đầy đủ của một số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
“Giúp học sinh tìm ước đầy đủ của một số”
 Trần Trường Hải Đăng
 Giáo viên trường THCS Phong Tân
I. Nhận thức 
	Qua nhiều năm giảng dạy môn Toán khối 6, tôi nhận thấy khi học bài “Ước và bội” nhiều học sinh còn khó khăn khi tìm ước đầy đủ của một số, nhất là các số lớn hơn 50. Học sinh sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm ước của các số đó theo cách hướng dẫn của sách giáo khoa, nhiều khi học sinh tìm còn thiếu ước. Ngoài ra nhiều em thực hiện phép chia còn yếu nên việc thực hiện phép chia các số từ 1 đến a mà số a là một số lớn hơn 50 thì học sinh rất ngại chia, khó tìm ước đầy đủ được. Do đó, để khắc phục tình trạng trên tôi xin đề xuất biện pháp “Giúp học sinh tìm ước đầy đủ của một số” để giúp học sinh học tập tốt hơn, có hứng thú học môn Toán hơn.
II. Thực trạng
- Năm học 2020 – 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp với 454 học sinh. Chia ra khối 6: 03 lớp với 140 h/s, khối 7: 03 lớp với 127 h/s, khối 8: 03 lớp với 109 h/s, khối 9: 02 lớp với 78 h/s.
- Thực hiện theo công văn số 714/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Sở GD-ĐT Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở. Trường chia khối 6 thành 03 lớp với các đối tượng học sinh như sau:
+ Lớp 6A1: Khá – giỏi với 48 h/s.
+ Lớp 6A2: Trung bình – khá với 47 h/s.
+ Lớp 6A3: Trung bình – yếu với 45 h/s.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục, ban giám hiệu và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác dạy và học của thầy – trò trường THCS Phong Tân.
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, có cố gắng nhiều trong học môn Toán.
- Nhiều gia đình học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Khó khăn:
- Do phân hóa học sinh nên các em học sinh ở lớp 6A3 đều là học sinh trung bình – yếu nên ý thức học tập của các em chưa tốt, nền tảng kiến thức ở tiểu học chưa vững vàng (có em chưa thuộc bảng cửu chương, chưa thực hiện tốt phép chia hai số cho một số, ), nhiều em còn mê chơi, chưa chú ý đến việc học.
- Một số ít gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình, giao phó cho nhà trường (do đi làm xa, gửi con em cho ông bà chăm sóc).
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Theo hướng dẫn tìm ước của sách giáo khoa :“Có thể tìm các ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a”. Nhưng khi hướng dẫn học sinh theo cách đó tìm ước tôi nhận thấy các em còn rất khó khăn, lúng túng khi thực hiện, nhất là đối tượng học sinh trung bình – yếu. Các em rất ngại khi chia số a cho các số từ 1 đến a mà số a là số lớn hơn 50 thì đối với các em việc chia như vậy rất khó khăn để tìm ước, đôi khi chia được thì tìm không đầy đủ ước, các em chia nhẫm không được. Vì vậy tôi nghỉ ra việc tách số để tìm ước đầy đủ của các số giúp các em bớt khó khăn trong việc tìm ước như sau:
Ví dụ 1: Tìm ước của số 18.
- Hướng dẫn HS tách số 18 thành tích của hai số:
 18 = 1 . 18
 = 2 . 9
 = 3 . 6
- GV hướng dẫn HS lần lượt xét số 18 chia cho 1, cho 2, cho 3, . tăng dần lên. Khi chia cho 1 thì được 18 ta có: 18 = 1 . 18, khi chia cho 2 thì được 9 ta có: 18 = 2 . 9, khi chia cho 3 thì được 6 ta có: 18 = 3 . 6, khi chia cho 4, cho 5 thì số 18 không chia hết thì ta bỏ, khi chia cho 6 thì thấy có suất hiện cặp tích 3 . 6 rồi nên ta không cần chia và ngưng lại. Các cặp tích vừa tách chính là các ước cần tìm của số 18.
- GV hướng dẫn HS ghi ước bắt đầu từ cột thứ nhất từ trên xuống và cột thứ hai từ dưới lên. 
 Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9 ; 18}
Ví dụ 2: Tìm ước của số: 100
 - GV hướng dẫn HS tách số 100 thành tích của hai số:
 100 = 1 . 100
 = 2 . 50
 = 4 . 25
 = 5 . 20
 = 10.10
- GV cho HS chia số 100 cho 1 thì được 100 ta có: 100 = 1.100; chia 100 cho 2 thì được 50 ta có: 100 = 2.50; chia 100 cho 3 không hết (dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3) nên bỏ; chia 100 cho 4 thì được 25 ta có: 100 = 4.25; chia 100 cho 5 thì được 20 ta có: 100 = 5.20; chia 100 cho 6, cho 7, cho 8, cho 9 không hết nên bỏ; chia 100 cho 10 thì được 10 ta có: 100 = 10.10. Khi thấy hai số 10 xuất hiện thì ta ngưng. Và hướng dẫn HS ghi ước bắt đầu từ cột thứ nhất từ trên xuống và cột thứ hai từ dưới lên, số 10 xuất hiện hai lần nên chỉ liệt kê một lần là được. 
 Ư(100) = { 1; 2; 4; 5; 10; 20; 25; 50; 100}
	Cách hướng dẫn HS tìm ước như trên ngoài việc giúp HS tìm ước đầy đủ của một số, đỡ mất thời gian còn có thể giúp HS củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
	III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Số liệu trước khi áp dụng biện pháp qua bài kiểm tra 15 phút như sau:
TT
Lớp
Sỉ số
Số bài tìm ước đầy đủ, chính xác
Số bài tìm được ước nhưng chưa đầy đủ, còn thiếu sót
Số bài không tìm được ước hay tìm được một vài ước.
SL
%
SL
%
SL
%
01
6A1
48
32
66.7
10
20.8
06
12.5
02
6A2
47
28
59.6
11
23.4
08
17.0
03
6A3
45
12
26.7
18
40.0
15
33.3
Tổng
140
72
51.4
39
27.9
29
20.5
Số liệu sau khi áp dụng biện pháp qua bài kiểm tra 15 phút như sau:
TT
Lớp
Sỉ số
Số bài tìm ước đầy đủ, chính xác.
Số bài tìm được ước nhưng chưa đầy đủ, còn thiếu sót.
Số bài không tìm được ước hay tìm được một vài ước.
SL
%
SL
%
SL
%
01
6A1
48
45
93.75
03
6.25
00
00
02
6A2
47
40
85.1
05
10.6
02
4.3
03
6A3
45
28
62.2
12
26.7
05
11.1
Tổng
140
113
80.7
20
14.3
07
5.0
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Qua kết quả áp dụng biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ hơn trong học tập, các em có hứng thú học môn Toán nhiều hơn. Tỉ lệ yếu kém cũng được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là tạo động lực cho học sinh trong học tập vì các em nhận thấy mình cũng có thể giải tốt các bài toán mà giáo viên giao.
	Ngoài ra, tôi nhận thấy không nhất thiết phải bám sát vào sách giáo khoa để truyền tải nội dung kiến thức một cách máy móc cho học sinh. Mà tùy vào từng đối tượng học sinh, tùy điều kiện cụ thể mà giáo viên có cách truyền tải kiến thức cho học sinh mình một cách phù hợp nhưng phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo qui định, sách giáo khoa chỉ mang tính tham khảo. 
IV. KIẾN NGHỊ
 Không
 Người viết
 Trần Trường Hải Đăng
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Tân xác nhận: Biện pháp “Giúp học sinh tìm ước đầy đủ của một số” của giáo viên: Trần Trường Hải Đăng áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Tân, ngày 09 tháng 4 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tim_uoc_day_du_cua_mot_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan