Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 3 giải tốt hơn dạng toán đo độ dài
Toán là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh ở bậc Tiểu học, bậc học nền tảng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông.
Môn Toán ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố về hình học và thống kê đơn giản.
- Hình thành những kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán, có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.
- Đồng thời góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập để các em làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động linh hoạt sáng tạo.
Một trong những nội dung trọng tâm ở chương trình toán Tiểu học là dạy đo các đại lượng như: đo độ dài, đo diện tích, cân để xác định số lượng, đong để xác định dung tích, xem lịch, xem đồng hồ để xác định thời gian.
Với nội dung này trong chương trình Toán ở Tiểu học từ khi thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 đã được rải đều theo kiểu cấu trúc đồng tâm (từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp) được mở rộng và hoàn thiện dần lên các lớp trên.
I/ ĐẶT VẤN ĐẾ Toán là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh ở bậc Tiểu học, bậc học nền tảng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. Môn Toán ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố về hình học và thống kê đơn giản. - Hình thành những kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán, có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. - Đồng thời góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập để các em làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động linh hoạt sáng tạo. Một trong những nội dung trọng tâm ở chương trình toán Tiểu học là dạy đo các đại lượng như: đo độ dài, đo diện tích, cân để xác định số lượng, đong để xác định dung tích, xem lịch, xem đồng hồ để xác định thời gian. Với nội dung này trong chương trình Toán ở Tiểu học từ khi thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 đã được rải đều theo kiểu cấu trúc đồng tâm (từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp) được mở rộng và hoàn thiện dần lên các lớp trên. Phần đo các đại lượng thì trong đó có đo độ dài là đại lượng cơ bản vì đó là cơ sở để đo các đại lượng khác. Bởi vậy với đề tài tôi xin chọn sau đây dẫn chứng cụ thể phần đo độ dài: Đo độ dài theo chương trình mới được tiến hành học từ lớp 1đến lớp 3 là hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài. Trong quá trình này yêu cầu học sinh biết cách thực hành đo, đọc và biểu diễn đúng kết quả khi đo, khi đổi đơn vị đo. Từ lớp 1 các em đã được hình thành biểu tượng đo độ dài bằng cách so sánh, độ dài các vật gần gũi như thước kẻ , que tính, để hình thành biểu tượng đo độ dài, đoạn thẳng và nhận biết học đơn vị xăng - ti mét (cm). Ở lớp 3, các em được học 2 đơn vị nữa đó là: dam, hm và hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài. Thực hành đo và cách chuyển đổi đo độ dài ở lớp 3 dựa trên nền tảng đo ở lớp 1, lớp 2. Song bài tập ở lớp 3 được mở rộng, nâng cao hơn và đa dạng hơn. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp ở tại trường, tôi nhận thấy khi học đến phần này đa số các em còn lúng túng và khó khăn khi thực hành, khi làm bài tập và khó diễn giải bằng lời văn, vì không nắm vững nên bắt đầu từ đâu để thực hiện phép tính. Mặc dù tôi đã cố gắng dùng thuật ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và đầu tư rất kĩ khi truyền đạt kiến thức cho các em, hình thành những kĩ năng cơ bản như: Lập bảng đo, xác lập mối qua hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo thực hành trên các vật thật như chiều dài của cái bàn, chiều dài của bảng lớp, Thế nhưng khi áp dụng lí thuyết vào thực hành tính toán thì hầu như các em không nắm bắt được cách thức làm, không hiểu được nội dung quy tắc giữa “hai đơn vị đo liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần”. Vậy làm thế nào để học sinh khi vận dụng vào bài tập một cách đơn giản, dễ hiểu và không máy móc? Tôi xin đưa ra ví dụ sau đây để kiểm tra kiến thức học sinh thì các em chưa nắm bắt kiến thức rõ ràng. Ví dụ: Bài 1b trang 46 – Toán 3 Đổi 4m 7cm = cm Tôi đã phân lớp làm theo hai nhóm, qua quan sát thấy kết quả hai nhóm làm đều khác nhau. Nhóm 1: Đầu tiên yêu cầu các nhóm kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài ra giấy, sau đó các em điền số 4 vào cột m, rồi điền số 7 vào cột cm, còn lại ô trống (dm) điền chữ số 0 vào. km hm dam m dm cm mm 4 0 7 Kết quả là: 4m 7cm = 407cm Nhận thấy kết quả nhóm 1 làm đúng nhưng cách làm còn mất nhiều thời gian và không khoa học. Nhóm 2: các em cũng kẻ bảng như trên rồi điền số 4 vào cột m và số vào cột dm, thêm số 0 vào cột cm. Kết quả là: 4m7cm = 470 cm (sai). Chứng tỏ học sinh không hiểu được qui tắc và cách đổi đơn vị đo độ dài. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 3 giải tốt hơn dạng toán đo độ dài” đây là kinh nghiệm của tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. Để hoàn thành được đề tài này, việc làm đầu tiên của tôi là tiến hành điều tra thực trạng của học sinh lớp qua khảo sát chất lượng đầu năm. Kết quả như sau: TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 8 1 12,5 5 62,5 2 25 II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để giúp học sinh nắm vững bảng đơn vị đo độ dài, giáo viên hệ thống kiến thức đã học ở lớp 1, 2 và đang học ở lớp 3 với mối quan hệ các đơn vị đo độ dài, thành thạo các giải pháp, các thao tác thường dùng trong chuyển đổi số đo để có cơ sở khi làm toán, nhằm hỗ trợ khi áp dụng vàolàm bài tập về số đo độ dài làm cơ sở khi học đo diện tích, đo khối lượng, đo thời gian sau này. Chính vì thế, tôi đưa ra giải pháp là truyền đạt kiến thức chậm, dễ hiểu, học sinh được lĩnh hội tri thức chắc chắn, tránh nhầm lẫn. Muốn giúp các em đạt được điều đó, trước hết giáo viên cần: Yêu cầu học sinh thuộc bảng đơn vị đo độ dài: km, hm, dam, m, dm, cm, mm và biết áp dụng kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo đơn giản (đổi các đơn vị đo liền nhau) , cộng, trừ, nhân , chia đơn vị đo rồi sau đó nâng cao hơn ở dạng bài tập phần luyện tập hay dạng bài tập nâng cao hơn. Ví dụ : + Bài 1 trang 44- Toán 3 1 hm = 100m + Tính (theo mẫu) bài 3 trang 44- Toán 3 25dam + 50 dam = 75 dam Cụ thể một số ví dụ sau: Đổi danh số đơn sang danh số đơn. - Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé. (Hai đơn vị liền nhau hơn nhau 10 lần) Ví dụ: Bài 2b trang 44 (SGK) – Toán 3 Làm theo mẫu: 9 dam = ..m Giáo viên hướng dẫn: Vì 1 dam = 10m nên 9dam = 1dam x 9 = 10m x 9 = 90m 5hm = .. m Giáo viên hướng dẫn: Vì 1hm = 100m nên 5hm = 1hm x 5 = 100m x 5 = 500 m Sau khi học sinh làm xong các bài tập, giáo viên yêu hỏi học sinh rút ra kết luận : “Muốn đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta làm thế nào?” từ đó học sinh rút ra kết luận: “Muốn đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta đếm xem đơn vị cần đổi cách bao nhiêu hàng đơn cị đã cho, sau đó lấy số đã cho nhân với 10, 100, sẽ được kết quả cần đổi”. - Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn. (Hai đơn vị đo liền nhau thì kém nhau 10 lần) Ví dụ : 60cm = .. dm Giáo viên hướng dẫn: Vì 1dm = 10cm nên 60 : 10 = 6 Vậy 60 cm = 6 dm Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận: “ Muốn đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, ta đém xem đơn vị cần đổi cách bao nhiêu hàng đơn vị đã cho rồi lấy số đã cho chia cho 10, 100, sẽ được kết quả cần đổi” . * Đổi danh số phức hợp ra danh số đơn. Ví dụ: Bài 1b – SGK trang 46 – Toán 3 3m 2cm = .. cm Yêu cầu của đề bài làm theo mẫu: 3m 2cm = 300cm + 2cm = 302cm Làm theo như thế thì lớp tôi có một số học sinh không nắm bắt được bài. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra đưa ra cách phân tích sau nhằm giúp các em hiểu bài hơn. Cách hướng dẫn: 3m 2cm = .cm Bước 1: + Đơn vị đo độ dài yêu cầu đổi là gì? (cm). + Vậy 2cm ở 3m 2cmđã cùng đơn vị đo với đơn vị đổi là cm thì ta giữ nguyên 2 cm còn 3m chưa cùng đơn vị đo với đơn vị cần đổi nên ta tiến hành đổi 3m = .cm. Học sinh đổi 3m = 300 cm. Bước 2: Ta tiến hành thao tác cộng đơn vị đo vừa đổi (300cm) và giữ nguyên (2cm) 300cm + 2cm = 302cm. Bước 3: Kết luận 3m 2cm = 302cm Cứ sau mỗi bài tập tôi cho học sinh tiến hành nêu lại phương pháp làm bài tập. Trên đây là phương pháp phân tích thành tổng để tiến hành đổi đơn vị đo khác nhau. - Trong quá trình học sinh nắm bắt được kiến thức do giáo viên cung cấp cho các em, các em sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đổi đơn vị đo độ dài. > < = Ví dụ : Khi gặp dạng bài tập điền dấu thích hợp vào ô trống. Bài 3 SGK trang 46- Toán 3. 6m 3cm 603 cm Giáo viên hướng dẫn theo các bước: Bước 1: Chuyển đổi đơn vị đo bên trái về cùng đơn vị đo bên phải để so sánh. Đổi 6m 3cm = 603 cm Bước 2: So sánh hai đơn vị vừa đổi với đơn vị đo bên phải. 603cm = 603cm. Bước 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống: = 6m 3cm 603cm Như phần đặt vấn đề tôi đã đưa ra học sinh thực hành những kĩ năng thực hành tính đo lường, giải bài toán , ngoài ra còn có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Theo quan điểm cá nhân của tôi dạy học không chỉ dừng lại ở bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, đo đơn giản mà tôi còn giảng dạy cho các em biết thực hành ước lượng về đo độ dài. Ví dụ: Bài 1 SGK trang 47- Toán 3. Đoạn thẳng Độ dài AB 7cm CD 12Cm EG 1dm 2cm Yêu cầu học sinh vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau: Học sinh lần lượt kẻ các đoạn thẳng AB, CD dựa trên thước đo độ dài có chia sẵn vạch cm, nhưng đến đoạn thẳng EG, học sinh thấy lúng túng không biết vẽ làm sao. Giáo viên hướng dẫn đổi về cùng một đơn vị đo: 1dm 2cm = 12cm. 10cm + 2cm Như vậy các em dễ dàng kẻ đoạn thẳng EG. Không chỉ dừng lại ở việc đo độ dài đoạn thẳng mà các em còn tập ước lượng độ dài. Ví dụ: Bài 3 SGK trang 47- Toán 3 Bức tường lớp em cao khoảng bao nhiêu mét? Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn đồ dùng trực quan (thước 1m) để ước lượng vào bức tường . Chẳng hạn: Bức tường lớp em cao khoảng 3m rưỡi. Giáo viên chú ý sử dụng từ “khoảng” để ước lượng độ dài. III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua kết quả nghiên cứu, tôi đã đưa ra vấn đề này dạy thực nghiệm. Thực tế với cách hướng dẫn này đã giúp các em nắm bắt được cách làm dạng này, các em hứng thú và tự tin hơn khi làm bài tập, số lượng các em đạt được điểm khá giỏi tăng , số lượng em yếu giảm đi rõ rệt cụ thể. TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 8 1 12,5 2 25 5 62,5 IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những vấn đề trên, để giúp các em và nắm bắt cách giải toán về số đo độ dài, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Giáo thật sự say sưa với nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với thầy cô (không có cảm giác sợ hãi khi gặp thầy cô) để giảng giải vấn đề nào mà các em chưa hiểu rõ. Tìm hiểu nguyên nhân từ đâu mà các em không nắm được bài? Do trình độ tiếp thu còn hạn chế hay bị hỏng kiến thức hay do phương pháp giảng dạy không phù hợp từ phía giáo viên. Vậy từ đó phải có kế hoạch phân chia đối tượng học sao cho phù hợp , đồng thời tìm ra phương pháp cho phù hợp với từng học sinh. Khi dạy phần đo độ dài ít nhất phải đạt được những yêu cầu sau: Khi xây dựng bài mới, điều quan trọng là tạo điều kiện cho mọi học sinh được tiếp súc thực hành đo trên các vật cụ thể để tự mình rút ra được những kiến thức cơ bản, biết tự so sánh để rút ra quy tắc “Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì hơn (kém) nhau 10 lần” giúp học sinh lập được bảng đơn vị đo độ dài và thuộc bảng. Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét km hm dam m dm cm mm 1km = 10hm = 1000m 1hm =10dam =100m 1dam =10m 1m =10dm =100cm =1000mm 1dm =10cm =100mm 1cm = 10mm 1mm Giáo viên cần đưa ra các ví dụ minh họa cho từng dạng bài tập. Học sinh biết tự tìm ví dụ tương tự và nêu được cách giải sau đó áp dụng vào bài tập cụ thể. Học sinh hiểu được khi thực hành đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé hay ngược lại thì mỗi hàng đơn vị ứng với mỗi chữ số. Ví dụ: 6 1 5 3 = 6km 153m Km hm dam m Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi để giúp học sinh học tập tốt dạng toán về đo độ dài. Kinh nghiệm chưa nhiều, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo đi trước và các bạn bè đồng nghiệp cũng như các cấp lãnh đạo. Xin chân thành cảm ơn! HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG CHẤM . Ia sol, ngày tháng năm 2010 T/M HĐ TĐKT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO - DỤC ĐÀO CHẤM . Phú Thiện, ngày tháng năm 2010 T/M HĐ TĐKT
File đính kèm:
- sang_kien_lop3.doc