Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9

Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới cách đánh giá học sinh theo các môn học, cấp học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi trong nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của phương pháp đánh giá hiện đại để áp dụng vào nước ta. Về nguyên tắc, đối với người có kinh nghiệm viết trắc nghiệm, một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế đối với tất cả các môn học đều có thể viết câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cao cho chuyên môn đó. Muốn viết câu hỏi trắc nghiệm tốt phải suy nghĩ sâu sắc về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sau một thời gian thử nghiệm lâu dài. Thế mà một số người không có khả năng viết được câu trắc nghiệm tốt hoặc không hiểu hết ý tứ của các câu trắc nghiệm nên có người vội kết luận rằng trắc nghiệm chỉ đánh giá được khả năng nhớ tầm thường!

Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lí, tôi nhận thấy việc áp dụng dạng trắc nghiệm trong kiểm tra vật lí cấp trung học cơ sở rất phù hợp. Tuy nhiên, khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài, giáo viên thường ngại cho kiểm tra bằng trắc nghiệm mà chỉ dùng hình thức tái hiện kiến thức cũ. Hay áp dụng hình thức trắc nghiệm nhưng dưới dạng biết nên không đánh giá được khả năng tư duy của học sinh, nên khi gặp những phần vận dụng thì học sinh chọn bừa cho xong, nên chất lượng bài kiểm tra thấp. Để học sinh làm quen nhiều với hình thức củng cố bài bằng trắc nghiệm, tôi xin trao đổi với đồng nghiệp giải pháp về: “Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9”. Kính mong các đồng nghiệp tham khảo và cùng góp ý.

 

doc32 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
A. Dòng điện xoay chiều và một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắc quy.
B. Dòng điện xoay chiều và một chiều đều tỏa nhiệt khi chạy qua dây dẫn.
C. Dòng điện xoay chiều và một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
D. Dòng điện xoay chiều và một chiều đều gây ra từ trường.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây?
A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng quang C. Tác dụng từ D. Cả A, B, C 
Câu 3: Trên dụng cụ đo có kí hiệu (A ~) . Dụng cụ này đo đại lượng nào sau đây?
A. Đo Hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
B. Đo Hiệu điện thế của dòng điện một chiều.
C. Đo Cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.
D. Đo Cường độ dòng điện của dòng điện một chiều.
Câu 4: Sử dụng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế ở hai lỗ của ổ lấy điện trong gia đình thấy vôn kế chỉ 220V. Nếu đổi chỗ hai đầu phích cắm vào ổ lấy điện thì kim vôn kế:
A. Quay ngược lại và chỉ ~220V B. Quay về số 0
C. Dao động liên tục, không chỉ một giá trị nào. D. Vẫn chỉ giá trị cũ 
3.21. Dạy bài: Truyền tải điện năng đi xa
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa.
A. Do hiệu điện thế bị mất do truyền trên dây dẫn.
B. Do dòng điện sinh ra từ trường là mất năng lượng.
C. Do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn khi truyền trên dây dẫn.
D. Do nguyên nhân khác.
Câu 2: Phương pháp nào là tốt nhất trong việc giảm điện năng hao phí trên dây dẫn.
A. Giảm điện trở của dây dẫn đến rất bé.
B. Giảm công suất truyền tải trên dây dẫn.
C. Tăng hiệu điện thế tuyền tải.
D. Giảm thời gian truyền tải điện trên dây dẫn. 
Câu 3: Xây dựng đường dây tải điện Bắc-Nam của nước ta có hiện điện thế 500kV nhằm mục đích gì?
A. Đơn giản là truyền tải điện năng B. Tránh ô nhiễm môi trường
C. Để giảm hao phí điện năng D. Để thực hiện việc an toàn điện
Câu 4: Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa?
A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau.
B. Vì điện năng sản xuất không thể để dành trong kho được.
C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay.
D. Cả A, B, C đều đúng.
3.22. Dạy bài: Máy biến thế
Câu 1: Hãy chỉ ra kết luận sai. Khi máy biến thế hoạt động, các cuộn dây dẫn và lõi sắt có tác dụng gì?
A. Lõi sắt có tác dụng giữ cố định hai cuộn dây.
B. Cuộn sơ cấp tạo ra một từ trường biến thiên.
C. Cuộn thứ cấp kín sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.
D. Dòng điện xoay chiều ở cuộn thứ cấp chính là dòng điện cảm ứng.
Câu 2: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220 V xuống còn 6 V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Số vòng của cuộn thứ cấp tương ứng là:
A. 100 vòng và 50 vòng B. 109 vòng và 54 vòng
C. 110 vòng và 55 vòng D. 120 vòng và 60 vòng
Câu 3: Tác dụng nào sau đây là tác dụng của máy biến thế:
A. Biến đổi dòng điện một chiều. B. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
C. Biến đổi hiệu điện thế một chiều. D. Biến đổi điện năng tiêu thụ trong mạch. 
Câu 4: Những bộ phận nào đưới đây là bộ phận cơ bản của một máy biến thế:
A. Cuộn dây sơ cấp. B. Cuộn dây thứ cấp.
C. Cuộn dây sơ cấp, cuộn dây thức cấp và lõi sắt. D. Cả A, B, C
* Phần Quang học
3.23. Dạy bài: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đi đến mặt gương bị hắt lại.
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác, bị gãy khúc tại mặt phân cách.
C. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác, bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng đi đến mặt nước bị hắt trở lại không khí.
Câu 2: Tia sáng chiếu từ không khí vào nước quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ nào là đúng?
A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. B. Góc tới bằng góc khúc xạ.
C. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. D. Cả ba kết quả đều đúng.
Câu 3: Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác xảy ra hiện tượng;
A. Phản xạ ánh sáng. B. Khúc xạ ánh sáng.
C. Khúc xạ và phản xạ ánh sáng. D. Cả ba câu trên.
 Câu 4: Có khi nào đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ không?
 A. Không có. B. Có. Khi góc tới gần bằng 900
 C. Có. Khi góc tới bằng 00 D. Có. Khi góc tới bằng 450
3.24. Dạy bài: Thấu kính hội tụ. 
Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây không phải là cách nhận biết thấu kính hội tụ:
A.Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Một chùm tia tới song song với trục chính, cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
C. Tia tới qua tiêu điểm thứ nhất thì tia ló qua tiêu điểm thứ hai.
D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
 A. Các tiêu điểm của thấu kính hội đều nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
 B. Tiêu cự của thấu kính hội là khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm.
 C. Tiêu điểm của thấu kính hội chính là điểm cắt nhau của các tia ló khi các tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
 D. Các phát biểu A, B và C đều đúng
Câu 3: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội cho tia ló nào dưới đây?
A. Tia ló đi qua tiêu điểm. B. Tia ló song song với trục chính.
C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó. D.Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 4: Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính vào thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được có đặc điểm gì?
A. Chùm tia ló cũng là chùm song song.
B. Chùm tia ló là chùm hội tụ.
C. Chùm tia ló là chùm phân kỳ.
D.Chùm tia ló là chùm phân kỳ, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính
3.25. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f. 	B.OA = 2f. C. OA > f. D. OA< f
Câu 2: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự 
f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?
A. 8cm. 	B. 16cm.	 C. 32cm.	 D.48cm.
Câu 3: Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ (AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính) chỉ cần:
A. Dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của tia sáng.
B. Dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt.
C. Dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’hạ vuông góc với trục chính ta có ảnh A’ của A.
C. Cả 3 phương án trên.
Câu 4: Đưa thấu kính hội tụ lại gần trang sách ta quan sát thấy dòng chữ trong trang sách, đó là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. D. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
3.26. Dạy bài: Thấu kính phân kì. 
Câu 1: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây?
A. Tia ló đi qua tiêu điểm. B. Tia ló song song với trục chính.
C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó. D.Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 2: Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính vào thấu kính phân kỳ, chùm tia ló thu được có đặc điểm gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
A. Chùm tia ló cũng là chùm song song.
B. Chùm tia ló là chùm hội tụ.
C. Chùm tia ló là chùm phân kỳ.
D.Chùm tia ló là chùm phân kỳ, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính
Câu 3: Thấu kính phân kỳ là thấu kính có:
A. Phần rìa dày hơn phần giữa. B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. Chùm tia tới song song, chùm ló sẽ phân kỳ. D. A và C đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính phân kỳ?
A. Các tiêu điểm của thấu kính phân kỳ đều nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
B. Tiêu cự của thấu kính phân kỳ là khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phân kỳ chính là điểm cắt nhau của đường kéo dài của các tia ló khi các tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
 D. Các phát biểu A, B và C đều đúng
3.27. Dạy bài: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì
Câu 1: Trong các thông tin sau đây, thông tin nào không phù hợp với thấu kính phân kỳ.
A.Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo. B. Ảnh luôn lớn hơn vật.
C.Ảnh và vật luôn cùng chiều. D. Ảnh nằm gần thấu kính hơn so với vật
Câu 2: Đối với thấu kính phân kì:
A.Vât sáng đặt trước mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo;
B. Vât sáng đặt trước mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều;
C. Vât sáng đặt trước mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính;
D. Vât sáng đặt trước mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính;
Câu 3: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính 6cm. Tìm vị trí của ảnh?
A. Ảnh cách thấu kính 12 (cm) B. Ảnh cách thấu kính 6 (cm)
C. Ảnh cách thấu kính 4 (cm) D. Ảnh cách thấu kính 8 (cm)
Câu 4: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và cách thấu kính 20cm cho ảnh ảo cách thấu kính 10 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính?
A. Tiêu cự của thấu kính f= 20 (cm) B. Tiêu cự của thấu kính f= 15 (cm) 
C. Tiêu cự của thấu kính f= 12 (cm) D. Tiêu cự của thấu kính f= 10 (cm) 
3.28. Dạy bài: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
Câu 1: Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 2: Máy ảnh gồm các bộ phận:
A. buồng tối, vật kính B. chỗ đặt phim, vật kính
C. vật kính, buồng tối, chỗ đặt phim D. buồng tối, chỗ đặt phim
Câu 3: Khi chụp vật cao 40 cm và vật cách máy ảnh 1 m thì ảnh của vật cao 4 cm. hỏi máy ảnh có độ sâu buồng tối là bao nhiêu?
A. 4 cm B. 6cm C. 8 cm D. 10 cm
Câu 4: Điều gì xảy ra ở máy ảnh khi vật tiến lại gần máy ảnh?
A. Ảnh to dần. B. Ảnh nhỏ dần.
C. Ảnh không thay đổi về kích thước. D. Ảnh mờ dần.
3.29. Dạy bài: Mắt 
Câu 1: Về phương diện quang học thì thể thủy tinh giống dụng cụ quang học nào?
 A. Thấu kính hội tụ. B. Thấu kính phân kì.
 C. Gương cầu lồi. D. Gương cầu lõm.
Câu 2: Một đặc điểm rất quan trọng về cấu tạo của mắt để mắt nhìn rõ vật là gì?
A. Tạo ảnh thật lớn hơn vật. B. Thể thủy tinh không thể thay đổi.
 C. Thể thủy tinh có thể thay đổi. D. Màng lưới có thể thay đổi được.
Câu 3: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
A. Làm tăng độ lớn của vật. B. Làm tăng khoảng cách đến vật
C. Làm ảnh của vật hiện trên màng lưới. C. Làm ảnh của vật hiện trên thể thủy tinh.
Câu 4: Muốn nhìn rõ một vật thì vật ở phạm vi nào của mắt?
A. Từ cực cận đến mắt. B. Từ cực viễn đến mắt.
C. Từ cực viễn đến cực cận của mắt. D. Cả A, B, C đều đúng.
3.30. Dạy bài: Mắt cận và mắt lão
Câu 1: Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắc tật gì. B. Mắc tật cận thị.
C. Mắc tật lão thị. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?
A. Ở xa B. Ở gần C. Ở rất xa D. Cả A, C đều đúng 
Câu 3: Khoảng nhìn rõ của mắt lão
A. bằng khoảng nhìn rõ của mắt cận. B. lớn hơn khoảng nhìn rõ của mắt cân.
C. nhỏ hơn khoảng nhìn rõ của mắt cận D. bằng khoảng nhìn rõ của mắt thường. 
Câu 4: Để tránh bị tật về mắt, khi ngồi học bài em phải lưu ý những điều gì sau đây?
A. Đặt mắt với sách, vở đúng khoảng cách. B. Ngồi đọc đúng tư thế và không ngồi quá lâu.
C. Ánh sáng phải đầy đủ. D. cả A, B, C đều đúng
3.31. Dạy bài: Kính lúp
Câu 1: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm
Câu 2: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào?
A. Một ảnh thật, ngược chiều vật. B. Một ảnh thật, cùng chiều vật.
C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật. D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật.
Câu 3: Khi dùng thấu kính làm kính lúp thì vật phải đặt ở đâu?
A. bất kì ở đâu trước thấu kính. B. ở ngoài khoảng tiêu cự.
C. ở trong khoảng tiêu cự. D. ở các vị trí tuỳ theo vị trí đặt mắt.
Câu 4: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật đặt cách kính 5 cm thì:
A. ảnh lớn hơn vật 6 lần B. ảnh lớn hơn vật 4 lần
C. ảnh lớn hơn vật 2 lần D. ảnh lớn hơn vật
3.32.Dạy bài: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Câu 1: Nguồn sáng nào sau đây phát ra ánh sáng trắng?
A. Đèn huỳnh quang, ngọn lửa B. Đèn dây tóc, đèn pin, ngọn lửa.
C. Mặt trời, các đèn có dây tóc nóng sáng D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Tấm lọc màu có công dụng gì?
A. Cho màu ánh sáng truyền qua trùng với màu kính lọc.
B.Trộn màu ánh sáng truyền qua.
C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Trong số các nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng:
A. Bóng đèn dây tóc đang sáng. B. Cục than đang cháy trong bếp lò.
C. Một ngôi sao. D. Một đèn LED
Câu 4: Trong các kết luận sau, hãy chọn kết luận đúng.
A. Ánh sáng do đèn pin phát ra là ánh sáng đỏ.
B. Bút laze khi hoạt động phát ra ánh sáng trắng.
C. Chiếu ánh sáng mặt trời qua tấm kính màu xanh ta sẽ được ánh sáng xanh.
D. Có thể tạo ra ánh sáng đỏ bằng cách chiếu ánh sáng mặt trời qua tấm lọc màu vàng.
3.33. Dạy bài: Sự phân tích ánh sáng trắng
Câu 1: Lăng kính và mặt ghi âm của đĩa CD có tác dụng gì?
A. Khúc xạ ánh sáng B. Phản xạ ánh sáng
C. Tổng hợp ánh sáng D. Phân tích ánh sáng
Câu 2: Khi chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính, ta có một chùm ánh sáng màu là do chùm ánh sáng trắng:
A. bị khúc xạ B. bị phản xạ C. vừa khúc xạ, vừa phản xạ D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3: Quan sát phía sau của lăng kính, ta thấy chùm tia ló đi qua lăng kính có màu đỏ. Vậy chùm tia tới lăng kính có màu gì?
A. Vàng B. Xanh C. Đỏ D. Cam 
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là sự phân tích ánh sáng trắng?
A. Ánh sáng phát ra từ đèn led đỏ. B. Ánh sáng qua tấm lọc màu.
C. Hiện tượng cầu vòng. D. Ánh sáng qua lớp nước.
3.34. Dạy bài: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Câu 1: Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng đi đến mắt ta là:
A. ánh sáng trắng B. ánh sáng xanh
C. không có ánh sáng truyền đến mắt D. ánh sáng đỏ
Câu 2: Nhờ khả năng nào của vật mà ta nói vật có màu?
A. Khả năng phát ra màu của vật B. Khả năng tán xạ của vật
C. Khả năng hấp thụ màu của vật D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Vật có màu nào sau đây có khả năng tán xạ ánh sáng tốt nhất?
A. Xanh B. Đỏ C. Trắng D. Đen
Câu 4: Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền như thế nào?
A. Truyền theo phương của ánh sáng tới. 
B. Truyền vuông góc với phương của ánh sáng tới.
C. Truyền song song với phương của ánh sáng tới 
D. Truyền theo mọi phương.
4. Những hiệu quả của việc vận dụng
4.1. Những câu hỏi trắc nghiệm này có thể dùng để kiểm tra 15 phút bằng hình thức trắc nghiệm viết; có thể lựa chủ đề, cho vào phần mềm trộn trắc nghiệm để xuất ra nhiều đề kiểm tra học sinh.
4.2. Kết quả của việc vận dụng
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
kém
10%
40%
45%
5%
 Số lượng học sinh giỏi, khá khi học môn vật lí tăng; số lượng học sinh kém giảm hẳn; không khí khi học giờ vật lí có phần hứng thú.
5. Phần đáp án
3.1. Dạy bài: Điện trở của dây dẫn-Định luật Ôm
3.2. Dạy bài: 
Đoạn mạch nối tiếp
3.3. Dạy bài: 
Đoạn mạch song song
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.4. Dạy bài:
Sự phụ thuộc của điện
 trở vào chiều dài dây dẫn
3.5. Dạy bài: Sự phụ thuộc 
của điện trở vào tiết diện 
dây dẫn
3.6. Dạy bài: Sự phụ thuộc 
của điện trở vào vật liệu 
làm dây dẫn
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.7. Dạy bài: Biến trở
3.8. Dạy bài: Công suất điện
3.9. Dạy bài: Điện năng- Công dòng điện 
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.10. Dạy bài: 
 Định luật Jun – Len-Xơ
3.11. Dạy bài: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
3.12. Dạy bài: Nam châm vĩnh cửu
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.13. dạy bài: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường
3.14. dạy bài: Từ phổ- Đường sức từ
3.15. Dạy bài: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.16. Dạy bài: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện
3.17. Dạy bài: Lực điện từ
3.18. Dạy bài: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.19. Dạy bài: Dòng điện xoay chiều
3.20. Dạy bài: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
3.21. Dạy bài: Truyền tải điện năng đi xa
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.22. Dạy bài: Máy biến thế
3.23. Dạy bài: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
3.24. Dạy bài:
Thấu kính hội tụ
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.25. Dạy bài: Ảnh của
vật tạo bởi thấu kính hội tụ
3.26. Dạy bài: 
Thấu kính phân kì
3.27. Dạy bài: Ảnh của
vật tạo bởi thấu kính phân kì
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.28. Dạy bài:
Sự tạo ảnh trong máy ảnh
3.29. Dạy bài: Mắt 
3.30. Dạy bài:
 Mắt cận và mắt lão
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.31. Dạy bài: Kính lúp
3.32.Dạy bài: Ánh sáng 
trắng và ánh sáng màu
3.33. Dạy bài: Sự phân tích
 ánh sáng trắng
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
Câu
A
B
C
D
1
X
1
X
1
X
2
X
2
X
2
X
3
X
3
X
3
X
4
X
4
X
4
X
3.34. Dạy bài: Màu sắc các
vật dưới ánh sáng trắng và 
ánh sáng màu
Câu
A
B
C
D
1
X
2
X
3
X
4
X
C. Kết luận
	Chương trình vật lí 9 là lớp kết thúc cấp học trung học cơ sở nên nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn mục tiêu của cấp trung học cơ sở, làm nền tảng để tiếp nối cấp trung học phổ thông. Trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng, ý thức và thái độ học môn vật lí của học sinh. Từ đó, những hệ thống củng cố này giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, trừu tượng, khái quát trong xử lí thông tin để hình thành khả năng tự học, tự rèn luyện.
	Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lí nhà trường, giáo viên tại các trường xa thường dạy quá nhiều tiết và nhiều lớp, nên việc đầu tư cho việc viết câu hỏi trắc nghiệm nói chung, cũng như xây dựng “ngân hàng” câu hỏi trắc nghiệm nói riêng rất khó khăn. Vì vậy, trong giờ dạy có kiểm tra miệng hay 15 phút thường cho câu hỏi tự luận cho nhanh, giáo viên khỏi phải suy nghĩ để viết câu hỏi trắc nghiệm.
	Việc vận dụng giải pháp“Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9” đã giúp cho giờ dạy thêm phần hứng thú; ngoài củng cố kiến thức cơ bản, giúp học sinh vui mà học.
	Trên đây là những cách làm của tôi trong giờ dạy vật lí lớp 9 ở trường tôi, mong quý đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong cách viết câu hỏi trắc nghiệm, có nhiều kinh nghiệm trong củng cố bài học trao đổi và bổ sung thêm để giúp học sinh hứng thú và say mê học vật lí.
 Tiến Thành, ngày 06 tháng 4 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Văn Minh
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT PHAN THIẾT

File đính kèm:

  • docSKKN_vat_li_9.doc