Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Toán

Toán học là một một bộ môn khoa học, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác và trong thực tế. Nó cũng là một bộ môn mang tính logic. Người học môn toán phải biết cách ứng dụng các kiến thức trong mọi lĩnh vực. Để thực hiện được vấn đề đó thì người học toán phải có một nền tảng về kiến thức nhất định.

Là người thầy giáo giảng dạy môn toán nói chung, các bộ môn khác nói riêng như chúng tôi, chắc chắn rằng ai cũng muốn cho học sinh mình có một kiến thức nhất định. Nhưng trong những năm gần đây là người giảng dạy môn toán ở trường THCS, tôi nhìn thấy có rất nhiều học sinh đạt môn toán ở mức độ là học sinh yếu kém. Không chỉ riêng tôi mà còn có nhiều thầy, cô giáo cũng băn khoăn trong kết quả học tập của những học sinh như thế (học sinh yếu kém về toán là những học sinh có kết quả học toán thường xuyên dưới trung bình)

Tôi nhìn thấy sự yếu kém toán có những biểu hiện nhiều hình nhiều vẻ, nhưng nhìn chung diện học sinh này thường có ba đặc điểm sau đây:

- Nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kĩ năng;

- Tiếp thu chậm;

- Phương pháp học tập toán chưa tốt.

Là người thầy giáo giảng dạy môn toán như chúng tôi, tôi thiết nghĩ rằng ai cũng tìm ra một phương pháp để dạy cho những học sinh yếu kém này có kết quả ngày càng cao hơn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3815 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM HỌC MÔN TOÁN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Toán học là một một bộ môn khoa học, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác và trong thực tế. Nó cũng là một bộ môn mang tính logic. Người học môn toán phải biết cách ứng dụng các kiến thức trong mọi lĩnh vực. Để thực hiện được vấn đề đó thì người học toán phải có một nền tảng về kiến thức nhất định.
Là người thầy giáo giảng dạy môn toán nói chung, các bộ môn khác nói riêng như chúng tôi, chắc chắn rằng ai cũng muốn cho học sinh mình có một kiến thức nhất định. Nhưng trong những năm gần đây là người giảng dạy môn toán ở trường THCS, tôi nhìn thấy có rất nhiều học sinh đạt môn toán ở mức độ là học sinh yếu kém. Không chỉ riêng tôi mà còn có nhiều thầy, cô giáo cũng băn khoăn trong kết quả học tập của những học sinh như thế (học sinh yếu kém về toán là những học sinh có kết quả học toán thường xuyên dưới trung bình) 
Tôi nhìn thấy sự yếu kém toán có những biểu hiện nhiều hình nhiều vẻ, nhưng nhìn chung diện học sinh này thường có ba đặc điểm sau đây:
Nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kĩ năng;
Tiếp thu chậm;
Phương pháp học tập toán chưa tốt.
Là người thầy giáo giảng dạy môn toán như chúng tôi, tôi thiết nghĩ rằng ai cũng tìm ra một phương pháp để dạy cho những học sinh yếu kém này có kết quả ngày càng cao hơn. 
Việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng cần thiết ở những học sinh này thường đòi hỏi nhiều công sức và thời gian so với những học sinh khác. Do đó, qua những năm giảng dạy ở trường THCS tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm để giảng dạy cho học sinh yếu kém như sau:
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Nội dung giúp đỡ học sinh yếu kém nhằm vào những phương hướng sau đây:
1/ Lấp “lỗ hổng” kiến thức, kĩ năng:
Trong quá trình dạy học trên lớp , giáo viên quan tâm phát hiện những “lỗ hổng” kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những điển hình “lỗ hổng” nào mà trên lớp không đủ thời gian khắc phục thì giáo viên sẽ có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm học sinh yếu kém. (cụ thể ở trường là tiết phụ đạo).
Thông qua quá trình học lí thuyết và làm bài tập của trò, thầy giáo cần tập cho học sinh tự phát hiện những “lỗ hổng” của bản thân mình và biết cách tra cứu sách vỡ, tài liệu tự lấp những “lỗ hổng” đó.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể biết những “lỗ hổng” của học sinh trong những tiết học tiếp theo. Do đó giáo viên phải dùng bản phụ ghi sẵn kiến thức cần nhắc lại cho học sinh. Nghĩa là học sinh đã có sẵn tài liệu để lấp “lỗ hổng” một cách nhanh chống mà không cần thời gian để tra cứu sách vỡ hay tài liệu. 
Chẳng hạn như dạng toán “phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức”.
Ví dụ 1: Phân tích đa thức x3y6 – y3 thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
Bài tập trên là vận dụng cả kiến thức và kĩ năng của học sinh, vì lẽ đó giáo viên dùng bản phụ ghi các hằng đẳng thức đáng nhớ rồi cho học sinh nhận dạng bài tập coa thể đưa về hằng đẳng thức nào? Và vận dụng chúng ra làm sau? Bên cạnh bài tập trên còn áp dụng về phép nâng lũy thừa.
Ví dụ 2: Tìm ƯCLN(120; 280).
Đối với học sinh yếu kém sẽ khó khăn trong việc nhớ lại kiến thức để vận dụng vào việc giải bài tập này. Vì thế, nên giáo viên chỉ cho HS xem lại các kiến thức có liên quan đến bài tập trên hoặc giáo viên có thể ghi các kiến thức đó vào bản phụ sẵn ở nhà. 
Ví dụ 3:.
2/ Tiếp thu chậm: 
a/ Đối với học sinh học yếu kém thường là tiếp thu kiến thức rất chậm hay phát hiện ra vấn đề cũng sau hơn học sinh khác và khi tiếp thu một vấn đề nào đó cũng cần được lặp đi lặp lài nhiều lần hơn. Vì thế khi dạy một kiến thức mới hay hướng dẫn làm một bài tập nào đó giáo viên cần phải nói chậm, rõ ràng và hướng dẫn cụ thể hoặc nhắc đi nhắc lại hay hướng dẫn nhiều lần. 
b/ Bên cạnh đó giáo viên cần luyện tập vừa sức cho HS: đối với học sinh ở dạng này, giáo viên cần coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức.
Trong những tiết học đồng loạt. Việc thực hiện theo trình độ chung, nhiều khi không phù hợp với học sinh yếu kém. Vì vậy khi ttong tiết phụ đạo, cần dành thời gian để HS tăng cường luyện tập vừa sức mình. Do đó thầy giáo cần chú ý những điều sau đây:
- Đảm bảo học sinh hiểu đầu bài tập: Học sinh dạng này thường hay vấp ngay từ bước đầu tiên: không hiểu bài toán nói gì, do đó không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy thầy giáo nên lưu ý giúp HS hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp ngã đầu tiên đó.
+ Ví dụ: .
- Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện một kĩ năng nà đó, học sinh yếu kém cần những bài tập cùng thể loại và cùng mức độ với số lượng nhiều hơn học sinh khác. Phần gia tăng này được thực hiện trong những tiết phụ đạo và tiết tự chọn.chẳng hạng iáo viên có thể ra nhiều bài tập tương tự như:
+ Ví dụ: .
3/ Giúp đỡ học sinh kĩ năng học tập:
Yếu về kĩ năng học tập là một tình trạng phổ biến của học sinh yếu kám toán. Hơn nữa, có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận trong những học sing diện này. vì vậy một trong những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập.
Đối với học sinh yếu kém, cần cần bồi dưỡng cho các em ngay cả những hiểu biết sơ đẳng về cách thức học tập toán như: nắm được định lí mới làm bài tập, đọc kĩ đầu bài, vẽ hĩnh sáng sủa, viết nháp rõ ràng, v.v .. thầy giáo cần đấu tranh kiên trì với những thói quen xấu của học sinh như: chưa học lí thuyết đã lao vào làm bài tập, không đọc kĩ đầu bài trước khi làm bài, vẽ hình cẩu thả, viất nháp lộn xộn 
III/ KẾT LUẬN;
Trong quá trình dạy học môn toán, người giáo viên phải quan tâm đến việc chất lượng của học sinh không một giáo viên nào muốn có học sinh của mình khi học xong chương trình mà múc độ kiến thức chỉ đạt ở dạng yếu kém.

File đính kèm:

  • docSKKH giup do HS YK.doc
Sáng Kiến Liên Quan