Sáng kiến kinh nghiệm Giúp các em tự học "Chơi mà học"

Đa số học sinh miền núi chưa ý thức được việc tự học ở lớp cũng như ở nhà, không chịu học bài, ôn bài mặt khác học mau quên như các ngày lễ lớn trong năm TPTnói đi nói lại mà các em không sao nhớ nổi .( lớp 4-5 năm nào cũng nghe cũng ghi chép thế mà .) nhất là các em lớp 1 lớp 2 còn quá nhỏ, Lần đầu tiên làm quen với kiến thức ở trường tiểu học, nói và nghe hiểu tiếng phổ thông còn quá kém.Do đó công tác sinh hoạt nhi đồng rất cần thiết, mà muốn các em hiểu, thực hiện và tham gia tốt các phong trào thì trước tiên phải giúp các em tự ý thức việc tự học cũng như để giúp các em học tập đạt kết quả cao hơn, yêu trường lớp hơn “ Thân thiện đến trường” Chính vì thế mà bản thân tôi luôn tìm tòi và suy nghĩ làm sao có những biện pháp giúp học sinh tự học và tôi đã nảy sinh những ý tưởng như sau:

-Thường xuyên tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoài giờ nhằm giúp HS : Từng bước phát triển sự hiểu biết của HS trong lĩnh vực đời sống, xã hội nhất là việc giao tiếp giao lưu để phát triển ngôn ngữ thứ hai cho các em . Từng bước làm phong phú thêm vốn trí thức ở các em . Từng bước hình thành ở HS các kĩ năng cần thiết phù hợp với sự phát triển lứa tuổi ( kĩ năng giao tiếp , kĩ năng nhận thức ) .

 

doc2 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp các em tự học "Chơi mà học"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Liên Đội trường tiểu học Phước TIến B
************************
 Năm học 2008 – 2009 
	Thực hiện: GV Tổng phụ trách Nguyễn Hùng
	Đơn vị: Liên đội Trường tiểu học Phước Tiến B
	Đề tài: Giúp các em tự học. “ Chơi mà học”
Đa số học sinh miền núi chưa ý thức được việc tự học ở lớp cũng như ở nhà, không chịu học bài, ôn bài mặt khác học mau quên như các ngày lễ lớn trong năm TPTnói đi nói lại mà các em không sao nhớ nổi...( lớp 4-5 năm nào cũng nghe cũng ghi chép thế mà.) nhất là các em lớp 1 lớp 2 còn quá nhỏ, Lần đầu tiên làm quen với kiến thức ở trường tiểu học, nói và nghe hiểu tiếng phổ thông còn quá kém.Do đó công tác sinh hoạt nhi đồng rất cần thiết, mà muốn các em hiểu, thực hiện và tham gia tốt các phong trào thì trước tiên phải giúp các em tự ý thức việc tự học cũng như để giúp các em học tập đạt kết quả cao hơn, yêu trường lớp hơn “ Thân thiện đến trường” Chính vì thế mà bản thân tôi luôn tìm tòi và suy nghĩ làm sao có những biện pháp giúp học sinh tự học và tôi đã nảy sinh những ý tưởng như sau:
-Thường xuyên tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoài giờ nhằm giúp HS : Từng bước phát triển sự hiểu biết của HS trong lĩnh vực đời sống, xã hội nhất là việc giao tiếp giao lưu để phát triển ngôn ngữ thứ hai cho các em . Từng bước làm phong phú thêm vốn trí thức ở các em . Từng bước hình thành ở HS các kĩ năng cần thiết phù hợp với sự phát triển lứa tuổi ( kĩ năng giao tiếp , kĩ năng nhận thức ) . 
1 . Các hoạt động chính :
-Tổ chức cho HS tìm hiểu tên gọi và ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong năm ( 2-9 , 1-10 4-10 , 15-10 , 20-10 , 7-11 , 20-11 , 22-12 , 3-2 , 9-1 , 8-3 , 26-3 , 30-4 , 1-5 , 1-6 , 27-7 , 19-8 ) .
*Biện pháp : -Đội tuyên truyền măng non đọc cho HS nghe các bài tuyên truyền trong giờ ra chơi , đọc và ghi các ngày lễ ở bảng lớn sau lớp học để HS đọc .( 1 tuần 1 lần)
-Cho HS tìm hiểu về lớp em , tổ em .
-Tìm hiểu về nội quy nhà trường .
-Tìm hiểu về truyền thống nhà trường .
-Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước .
-Tìm hiểu về cảnh đẹp của địa phương .
-Tìm hiểu về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ và thực hiện lời Bác Hồ dạy thiếu nhi .
_ Trong tháng có ngày nào đáng ghi nhớ.. ( Trao thưởng ngay vào buổi chào cờ thứ hai đầu tháng khi ra câu hỏi.)
* Các hoạt động kỉ niệm :
-Văn nghệ đầu tuần theo chủ đề .
-Đọc cho HS nghe thư của Bác Hồ ( 15-10) .
-Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ qua các thời kì , về anh bộ đội , về phụ nữ , về những anh chị Đoàn viên gương mẫu . Hát , đọc thơ ca ngợi Đảng , Bác , phụ nữ , thầy cô giáo , bộ đội .
-Trưng bày sản phẩm học tốt chào mừng ngày 20-11 .
-Phát động tháng học tốt dâng thầy cô .
*Hoạt động về an toàn giao thông , vệ sinh môi trường :
-Tổ chức cho các em thực hành em tham gia giao thông qua các trò chơi .
-Hướng dẫn HS : Tìm hiểu đường phố . Đèn tín hiệu giao thông . Đi bộ an toàn trên đường . Đi bộ sang đường an toàn . Ngồi an toàn trên xe đạp , xe máy . Biết tránh những hành động nguy hiểm ở nhà , ở trường . 
-Thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện tốt an toàn giao thông , giáo dục HS có ý thức về giữ gìn vệ sinh chung , không xả rác , vẽ và bôi bẩn lên tường , bàn ghế , đi vệ sinh đúng nơi quy định , không ăn quà vặt .
*Hoạt động hỗ trợ học tập :
-Tổ chức cho các em thi đố vui ôn luyện mỗi học kì 1 lần .
-Thi kể chuyện đãđọc , đã nghe bằng hoạt cảnh .
-Sưu tầm ca dao , tục ngữ , châm ngôn về học tập .
-Thi viết chữ đẹp trong lớp , trong khối , trong trường .
-Tổ chức hướng dẫn HS đánh răng 1 tuần 2 lần vào thứ ba , thứ năm sau giờ ra chơi .
2 . Về học tập: 
-Chiều thứ hai, học sinh học tất cả các bài mới học của sáng thứ hai. Tối thứ hai ôn lại bài, làm các bài tập và xem trước các bài học của sáng thứ ba.
-Các ngày trong tuần hướng dẫn cách học tương tự phù hợp với thời khoá biểu từng ngày để các em có thể tự học theo thời khóa biểu trên một cách có hiệu quả.
-Giáo viên phải thường xuyên phối hợp với phụ huynh kiểm tra nhắc nhở, động viên hướng dẫn học sinh cách học từng môn cụ thể.
-Giáo viên giúp học sinh có thái độ đúng trong học tập, nắm được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát huy đầy đủ nhất năng lực của mình. Tư duy của học sinh được khơi dậy. 
-Trong quá trình học tập ở lớp, học sinh có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn khác như: Trao dổi với bạn để kiểm tra xem sự hiểu biết của mình (đúng, sai, đầy dủ, thiếu sót). Đặt câu hỏi với bạn để xem những suy nghĩ của mình, những hiểu biết của mình có giống nhau không. Điều chỉnh, sửa chửa những điều mình hiểu sai thông qua trao đổi, thảo luận.
-Giáo viên tổ chức, hướng dẫn để cho học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới.
-Ví dụ: Từ đồ dúng trực quan, học sinh tự lập phép tính, nêu đề toán, viết phép tính thích hợp.
-Tự suy nghĩ tìm thêm âm, dấu thanh để tạo thành tiếng mới, từ mới.
-Qua kiến thức các em đã được học từ đó tự phát hiện ra các vần đã học ở trong các tiếng, từ, câu ứng dụng, đoạn văn, đoạn thơ. Qua tranh ảnh, các em được quan sát từ đó thảo luận để nói đúng chủ đề. 
-Qua hình thức thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm bốn, cả lớp) học sinh tự hình thành kiến thức mới, giáo viên là người tổng hợp kiến thức trọng tâm. Đối với các bài tập thực hành, học sinh tự làm bài, làm xong đổi vở tự kiểm tra kết quả của nhau. Giáo viên là người kiểm tra lại để đưa ra kết luận chung. 
 Qua cách học này phát huy ở học sinh tính tự giác học tập, không ỷ lại, mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong học tập, phát triển tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh thần hợp tác.Khi các em ý thức được việc tự học thì các em nắm vũng các kiến thức và có hiểu biết thì các em không nhàm chán ngược lại các em hứng thú không những trong học tập mà trong tất cả các hoạt động, các phong trào. Nếu biết tự học tức là các em đã biết tự quản chính bản thân mà biết tự quản chính bản thân được thì việc tự quản trong công tác hàng đội, tự quản trong sao, trong công tác Đội cũng dễ dàng hơn, ý thức hơn.không còn ngần ngại mất cỡ hay e lệ mà trái lại các em yêu thích hơn.
	Trên đây là những ý tưởng của bản thân, trong những năm qua liên đội đã thực hiện tuy nhiên vẫn còn một số tòn tại, do chưa phát huy heat, mặt khác do cơ sở vật chất phương tiện điều kiện chưa đáp ứng theo nhu cầu cũng như mong muốn. Rất mong sự hổ trợ và đóng góp ý kiến của cấp trên.
	 	Người viết
	Nguyễn Hùng

File đính kèm:

  • docsangkKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan