Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số tiết ở môn GDCD Lớp 7
Môi trường là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của mỗi con người, của sinh vật và sự phát triển của kinh tế- văn hóa- xã hội. Tuy nhiên, do sự bùng nổ dân số, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường của con người trong nhiều thập kỉ qua còn nhiều hạn chế đã tạo ra những hiểm họa khôn lường cho cuộc sống của chính mình. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, ý thức sinh thái về sự phát triển bền vững đó là nhiệm vụ vừa cấp bách và cũng là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng trong cuộc sống hành động bảo vệ và phá hoại môi trường thường không song hành với nhau. Đặc biệt Việt Nam là một nước có diện tích không lớn (tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 331314 km2), nhưng lại có mật độ và quy mô dân số tương đối cao trên thế giới (năm 2006 là hơn 84 triệu nguời). Bên cạnh đó Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tính đa dạng sinh học cao, đây là nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên con người đã lạm dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã khiến cho môi trường sống ngày càng suy giảm. Lượng rác thải hàng năm vào môi trường và các dòng sông đang ở mức báo động. Môi trường đang kêu cứu!
luôn luôn chú ý nhận xét về tình hình vệ sinh chung của trường lớp, có khen chê kịp thời. Trong chương trình giáo dục công dân lớp 7 tôi thấy có nhiều bài đề cập đến nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ như: - Bài 7: “Đoàn kết, tương trợ”. Ở bài này phần truyện đọc nói về “Một buổi lao động” của lớp 7A, 7B trường trung học cơ sở Xuân Tiến. Trong hoạt động khai thác truyện đọc ta có thể lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Bài 10: “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ”. Khi khai thác đến những truyền thống tốt đẹp của gia đình, tôi đã đề cập đến những thói quen truyền thống trong cách sinh hoạt hằng ngày của gia đình để giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh chung, tránh gây ô nhiễm môi trường. - Bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Đây là bài học trọng tâm để giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Trong bài này tôi giúp học sinh hình thành khái niệm môi trường, các dạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Từ đó rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ như giữ gìn vệ sinh thân thể, trường lớp - Bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”. Trong nội dung bài này tôi sẽ nhấn mạnh đến các hành vi sai phạm của con người khi đến tham quan các di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới. Trong đó tôi lưu ý đến những hậu quả sau: Ô nhiễm môi trường nước. Rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Phá hoại cảnh quan thiên nhiên. Từ nhận thức về hành vi sai lầm học sinh sẽ tự điều chỉnh hành vi, thái độ đối với môi trường sống xung quanh mình, có ý thức hơn khi đi tham quan, du lịch. Nhìn chung trong nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 7, việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào bài dạy cần được chú trọng nhiều. Tuy nhiên do đặc điểm lứa tuổi của các em còn nhỏ nên bước đầu chỉ cần giáo dục, rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, gia đình sau đó mới hình thành ý thức, hành động chống lại các sai phạm gây ô nhiễm môi trường. Khi học sinh đã có ý thức tốt về môi trường xung quanh ắt sẽ có thói quen bảo vệ môi trường sống sau này. b. Biện pháp thực hiện: b1. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong một số bài dạy giáo dục công dân lớp 7 . Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chú ý cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh trường lớp. Ngay từ đầu tiết học công dân, học sinh phải chú ý xem chỗ mình có rác không? Tôi thường xuyên hỏi một số em về tình hình cây trồng, chăn nuôi, vệ sinh đường xá ở thôn xóm để nhắc nhở các em luôn lưu ý về vấn đề môi trường. Tôi luôn nhắc nhở các em bỏ rác đúng chỗ, gặp rác là nhặt bỏ vào thùng ngay cho dù rác đó không phải do mình xả. Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7 thì giáo viên phải hình thành khái niệm, nhận thức và tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con người nói riêng và sự phát triển của xã hội loài người nói chung. Tuy nhiên, để giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp thu mục tiêu bài học và rèn luyện kĩ năng, thái độ, ý thức bảo vệ môi trường thì giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp mới để lôi cuốn học sinh say mê học tập, giờ học sinh động hơn. Tùy từng nội dung và thời lượng tiết dạy mà giáo viên thực hiện các phương pháp lên lớp thích hợp. Ví dụ 1: bài 7: “Đoàn kết, tương trợ”. Trong nội dung bài này, tôi thấy ở phần khai thác truyện đọc “một buổi lao động” của học sinh lớp 7A, 7B trường trung học cơ sở Xuân Tiến, sau khi học sinh lớp 7B hoàn thành xong công việc của mình đã tổ chức ăn mía, ăn cam và mới các bạn lớp 7A cùng ăn. Tôi đã lồng ghép giáo dục môi trường như sau: Giáo viên liên hệ ở trường các em có được tham gia thường xuyên các buổi lao động hay không? Các buổi lao động đó nhằm mục đích gì? Em có suy nghĩ gì khi sân trường vẫn có rác? Sau khi sân trường đã sạch, đẹp thì em có những cách nào để giữ gìn luôn xanh, sạch, đẹp hay không? Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi với bạn bè thì những rác thải phải xử lí như thế nào? Tùy thuộc vào câu trả lời của học sinh mà giáo viên sẽ điều chỉnh và giải thích cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ 2: bài 10 “Giữ gìn và phát huy giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ”. Trong nội dung bài này, khi tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ ta cũng có thể đề cập đến những giá trị trong đời sống hằng ngày. Gia đình em có thói quen giữ gìn vệ sinh nhà ở bằng những việc làm cụ thể nào? Nêu những sáng kiến hay nhằm góp phần giữ gìn vệ sinh nhà ở ? Bản thân em đã kế thừa và phát huy giá trị tốt đẹp này như thế nào? Giáo viên tổ chức cho học sinh tự kiểm tra ngay chỗ ngồi của mình đã được sạch sẽ hay chưa? Nếu chưa được thì cho học sinh dọn dẹp nhanh. Ví dụ 3: bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Đây là bài quan trọng nhất trong chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7. Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu bài học, các bước chuẩn bị và tiến trình lên lớp. ¯Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh hiểu khái niệm môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống, phát triển của con người, xã hội. Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo bệ môi trường, có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường. Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giũ gìn và bảo vệ môi trường. Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. ¯Chuẩn bị cho tiết học: Với giáo viên: Chuẩn bị chu đáo giáo án, tiến trình lên lớp. Tham khảo hiến pháp năm 1992, Luật bảo vệ môi trường năm 2005, .. Tìm hiểu các số liệu thống kê về tình hình ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, các tấm gương bảo vệ môi trường tiêu biểu Tranh, ảnh nói về môi trường. Giao việc cho học sinh: Với học sinh: Đọc trước nội dung bài 14. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: + Nhóm 1,2,3: Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường bị ô nhiễm. +Nhóm 4,5,6: Những nguyên nhân nào khiến cho môi trường bị ô nhiễm? ¯Tiến trình lên lớp: TIẾT 1: - Giáo viên chiếu một đoạn phim ngắn về ô nhiễm môi trường hoặc trình bày sản phẩm giao việc của nhóm 1,2,3 lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cảm nghĩ của mình trước những hình ảnh, thông tin trên. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: hai dãy A, B sẽ lên bảng dán những bức hình sao cho phù hợp với 2 nội dung: hành động bảo vệ và hành động phá hoại môi trường, sau đó cho học sinh nhận xét nội dung từng bức tranh. - Một số tranh, ảnh có thể dùng để minh họa cho tiết học Xả nước thải chưa qua xử lý Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nguồn nước Rác thải sinh hoạt Học sinh trường THCS Trường Sơn lao động dọn vệ sinh trường, lớp. Ý thức vì cộng đồng Dọn vệ sinh bãi biển - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: theo em, những nguyên nhân nào khiến cho môi trường bị ô nhiễm? Khí thải của nhà máy, xí nghiệp, xe cộ Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Chất phóng xạ, rò rỉ hạt nhân. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học,. Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt không qua xử lí. Do chiến tranh (khói súng, cháy nhà, chất hóa học). Xác động vật chưa chôn cất và phân hủy kịp. Giáo viên cho học sinh giải quyết tình huống sau: Tình huống: Trên đường đi học về Hoa gặp một anh thanh niên đang vứt vỏ chai thuốc trừ sâu xuống con kênh gần nhà. Nếu em là Hoa thì em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Giải quyết: Nếu em là Hoa thì em sẽ yêu cầu anh thanh niên không được vứt vỏ chai thuốc trừ sâu xuống kênh mương, vì như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, thậm chí gây bệnh cho con người. Anh thanh niên nên chôn vỏ chai thuốc để bảo vệ môi trường. Kết luận: Môi trường rất quan trọng với con người, vì vậy mỗi cá nhân phải tự có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mình. Giáo viên giao việc về nhà: + Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu những việc làm của địa phương em đã góp phần bảo vệ môi trường ? +Nhóm 4,5,6: Đóng chung một tiểu phẩm nói về hành vi gây ô nhiễm môi trường. TIẾT 2: - GV xem kết quả tìm hiểu của nhóm 1,2,3: nhận xét, đánh giá. - Giáo viên gọi nhóm kịch 4,5,6 lên diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị từ 10-15 phút. Sau đó cho học sinh nhận xét về tiểu phẩm. - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Theo em môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì đối với môi trường và xã hội? HS có thể đưa ra nhiều ý kiến, giáo viên hướng vào những nội dung sau: Gây nguy hại đến bầu không khí (lượng khí O2 sẽ giảm, khí độc hại tăng nhanh). Thường xuyên bị thiên tai: lũ lụt, hạn hán, hiệu ứng nhà kính Đa dạng sinh học giảm. Con người dễ mắc nhiều chứng bệnh ung thư do hít phải khí thải công nghiệp quá nhiều. - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: bản thân em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? HS có thể đưa ra nhiều việc làm, giáo viên hướng vào những nội dung sau: Luôn có ý thức giữ gìn môi trường ở xung quanh mình. Không vứt rác bừa bãi xuống hồ ao và xuống sân trường, đường phố. Hưởng ứng phong trào “trồng cây gây rừng”. Luôn vận động gia đình, bạn bè và mọi người cùng bảo vệ môi trường. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm: mỗi nhóm sẽ thiết kế một thùng đựng rác đảm bảo các yêu cầu: lạ mắt, độc đáo, tiện ích. Nhóm nào đáp ứng tốt nhu cầu sẽ được tuyên dương trước lớp. - Giao việc về nhà: dọn vệ sinh nhà ở của mình cho sạch đẹp. Trình bày lại những việc đã thực hiện vào vở giáo dục công dân dưới dạng văn tự sự. Ví dụ 4: bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa”. Trong bài này tôi đề cập đến những hành vi sai trái của con người khi đến tham quan những danh lam thắng cảnh. Những khía cạnh về ô nhiễm môi trường mà tôi đề cập đến trong bài này là: Lượng rác thải khi con người đến tham quan là không nhỏ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự trong sạch của không khí và vẻ đẹp của danh lam. Đồng thời nó cũng đánh giá ý thức của con người. từ đó tôi hướng cho học sinh biết là một con người lịch sự, văn minh đồng nghĩa với việc luôn bảo vệ môi trường xung quanh mình, học sinh sẽ tự điều chỉnh hành vi mình cho phù hợp. Khi đến thăm chùa Hương, chùa Phật Tích hay một số nơi khác, đặc biệt trong ngày đầu xuân, con người có thói quen là bẻ lộc đầu năm, thậm chí khi đi thăm động Phong Nha con người cón có hành vi phá hoại những thạch nhũ trong động. Giáo viên cần hướng cho học sinh biết đây là hành vi sai trái, phá hoại cảnh quan môi trường. Liên hệ đến việc giữ gìn vệ sinh chung các nơi thờ tự ở địa phương em. b2. Ngoài cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và tự điều chỉnh hành vi bảo vệ môi trường, giáo viên cũng có thể đặt tình huống cho học sinh giải quyết. Một số ví dụ đơn cử: Ví dụ 1: bài 2 “Trung thực”. Tình huống: Trong giờ thực hành môn sinh học, sau khi cả lớp ra vườn thực vật để quan sát cấu tạo và hình dáng ngoài của một số loại cây, Bình đã tiện tay nhổ luôn một số cây của nhà trường, cô chủ nhiệm điều tra và phát hiện Bình phạm lỗi nhưng Bình đã không nhận và còn đổ lỗi cho người khác. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Bình? Nếu em là Bình thì em sẽ làm gì? Giải quyết: Hành vi của Bình hoàn toàn có lỗi. Việc nhổ cây trong vườn trường là sai và còn không dũng cảm nhận lỗi của mình. Nếu em là Bình em sẽ xin lỗi cô và cả lớp, đồng thời hứa không tái phạm nữa. Bình phải mang cây trồng lại vào chỗ cây đã lấy đi. Kết luận: Cây xanh rất quan trọng trong việc lọc không khí, bảo vệ cho môi trường được trong lành. Bạn Bình đã thiếu trung thực khi không dũng cảm nhận lỗi, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cả lớp. Ví dụ 2: bài 7 “Đoàn kết, tương trợ”. Tình huống: Nam và Tuấn là bạn thân. Một hôm Tuấn nghịch vứt xác một con chuột chết sang nhà hàng xóm. Nam thấy vậy đã không can ngăn mà còn cười vui vẻ, cho đến khi người lớn phát hiện Nam còn bao che cho bạn. Theo em hành vi của Nam và Tuấn có phải là đoàn kết, tương trợ hay không? Nếu em là Nam, em sẽ làm gì? Giải quyết: Hành vi của Nam và Tuấn không phải là đoàn kết, tương trợ. Nếu em là Nam em sẽ khuyên Tuấn không nên làm như vậy vì sẽ làm mất đoàn kết giữa gia dình và hàng xóm, gây ô nhiễm môi trường. Nếu Tuấn đã lỡ vứt xác con chuột rồi em sẽ khuyên bạn dũng cảm nhận lỗi và hứa không tái phạm nữa. Tuấn phải đem xác con chuột đi chôn. Kết luận: Xác động vật khi không được chôn cất sẽ phân hủy, bốc mùi khó chịu, thậm chí còn gây bệnh cho người. Hành vi của Tuấn và Nam là sai vì làm mất đoàn kết giữa gia đình và hàng xóm và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ 3: bài “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ”. Tình huống: Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa thì bạn Lan có ý kiến là: “Em sẽ thường xuyên phụ giúp gia đình quét dọn nhà cửa, sân vườn”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến của Lan? Giải quyết: Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Lan, vì mình con đang nhỏ tuổi cho nên chỉ có thể phụ giúp gia đình những công việc nhỏ trong gia đình. Từ những việc nhỏ này sẽ rèn cho em một thói quen tốt trong việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Kết luận: Gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp, một trong những truyền thống đó là ngăn nắp, sạch sẽ. tùy vào khả năng của mình mà các em có thể phụ giúp gia đình. b3. Kết hợp Đoàn, Đội tổ chức đi tham quan. Để góp phần giáo dục ý thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường, giáo viên có thể kết hợp với Đoàn, Đội để tổ chức cho học sinh tham quan một số cơ sở sản xuất để học sinh quan sát cách thức làm việc, hệ thống xử lí nước thải. Từ đó hướng cho học sinh tìm hiểu cách bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm. b4. Kết hợp Đoàn, Đội dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ dọc tuyến đường ở địa phương: Song hành với việc giáo dục ý thức bảo bệ môi trường cho học sinh lớp 7, tôi còn kiến nghị với Ban giám hiệu cho phép kết hợp với Đoàn thanh niên ở địa phương và Đội tổ chức cho học sinh lớp 7 nói riêng và học sinh toàn trường nói chung hoạt động : dọn vệ sinh và phát quang cây cỏ dọc tuyến đường ở địa phương. ¯Chuẩn bị: - Tổng phụ trách, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ nói rõ mục đích của hoạt động này cho học sinh để học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc dọn vệ sinh, phát quang cây cối: Giảm thiểu được tai nạn giao thông. Tạo cảnh quan môi trường và không khí trong lành. Rèn ý thức giữ gìn vệ sinh cho học sinh. - Căn dặn học sinh mặc quần dài, áo dài tay, mang giày vải hoặc ủng, găng tay, khẩu trang, mang theo dụng cụ lao động như sạc lai, bao, liềm, dao phát cỏ, ¯Tiến hành hoạt động: Học sinh các khối sẽ tiến hành phát quang cây cối và dọn vệ sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các anh chị tình nguyện trong tổ chức đoàn thể ở địa phương. b5. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung “thi thời trang làm từ phế phẩm”. Ngoài các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên, tôi còn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm khối 7 và tổng phụ trách tổ chức cuộc thi “thời trang phế phẩm”. Hoạt động ngoại khóa này là một sân chơi tạo cho các em sự thoải mái sau những giờ học căng thẳng, phát huy khả năng tư duy, tưởng tượng và thiết kế trang phục cho các em. ¯Chuẩn bị: - Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo mục đích, thời gian, thể lệ và giải thưởng của cuộc thi cho học sinh nắm. lưu ý là nguyên liệu thiết kế trang phục phải là những rác thải như bìa cactong, vỏ lon, nilon - Học sinh sẽ có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị trang phục và bài thuyết trình. ¯Tiến hành hoạt động: Thời gian hoạt động có thể diễn ra vào thứ 7, chủ nhật. giáo viên bộ môn, tổng phụ trách sẽ là Ban giám khảo, lần lượt các lớp sẽ bốc thăm số thứ tự biểu diễn và thuyết trình. Yêu cầu nội dung thuyết trình: tuyên truyền về việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng các phế phẩm. Sau khi các lớp biểu diễn xong, Ban giám khảo sẽ chấm và trao giải cho các lớp đoạt giải I, II, III. b6. Tham gia phong trào “Thêm màu xanh cho quê hương”: Cho một số học sinh nhà có nhiều đất vườn đăng kí trồng cây tại gia đình (từ 1 đến 3 cây) cứ 3 tháng/lần báo cáo tình hình những cây trồng này (GV nên dành thời gian đi thực tế nếu có điều kiện). Cho các em biết, nếu giữ cây sống đến 5-10 năm sau, làng xóm ta sẽ có nhiều cây xanh hơn. Lúc đó, các em sẽ thấy được ích lợi của việc mình đã làm. IV. KẾT QUẢ: - Đại đa số học sinh hiểu bài, nắm được trọng tâm bài học, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và hậu quả nếu ta phá hoại môi trường. - Có hứng thú say mê tìm tòi tranh, ảnh phục vụ cho bài học. - Giờ học sinh động hơn. - Học sinh đã biết áp dụng điều đã học vào thực tế, có ý thức bảo vệ môi trường. - Kết hợp được nhà trường, xã hội trong việc dọn vệ sinh đường xá. ¯ Số liệu thống kê: Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm được một năm, vẫn với mẫu khảo sát trước đó tôi thu được kết quả khảo sát như sau: Lớp Sĩ số Số học sinh đã có ý thức bảo vệ môi trường Số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa thường xuyên Số học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 71 39 30 76,9 08 20,5 01 2,6 72 39 25 64,1 12 30,8 02 5,1 73 37 23 62,2 09 24,3 05 13,5 74 39 25 64,1 10 25,6 04 10,3 75 37 24 64,9 09 24,3 04 10,8 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để đạt hiệu quả cao trong bài dạy, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo , nghiên cứu để kích thích được sự say mê học tập của học sinh. - Thường xuyên truy cập thông tin về ô nhiễm môi trường, các tấm gương tốt về bảo vệ môi trường ở địa phương, trong nước và thế giới. - Lồng ghép, tích hợp bảo vệ môi trường trong những bài có liên quan ở các khối lớp. - Gần gũi, nhắc nhở học sinh tham gia bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ: giữ vệ sinh nhà ở, trường lớp, chăm sóc vườn thực vật - Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên bộ môn Văn, Sử, Địa, Sinh - Kết hợp Đoàn, Đội, gia đình và chính quyền địa phương tổ chức hoạt động rèn luyện ý thức tự giác bảo vệ môi trường cho học sinh. - Giáo viên cần coi trọng khâu dặn dò, giao việc cho tiết sau. - Giáo viên cần biết đặt tình huống, tôn trọng, khích lệ việc cộng tác trong nhóm. - Đề nghị nhà trường khen ngợi kịp thời những học sinh có việc làm tốt. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm bình thường hằng ngày trong cuộc sống để trở thành nếp nghĩ, hành vi tự nhiên như ăn, mặc, đi, đứngtrong học tập cũng như trong cuộc sống trẻ thơ của các em. Như thế sau này chúng ta sẽ có những công dân có ý thức bảo vệ môi trường tốt. Được thực hành, tìm hiểu, được nêu cảm nghĩ và đánh giá về việc bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu trong học sinh ý thức bảo vệ môi trường tốt nhất. Việc giáo dục, bảo vệ môi trường không ngừng lại ở bài học, trò chơi, làm việc nhóm, ở những hoạt động tích cực mà cần được giáo viên bộ môn giáo dục công dân, các giáo viên khác, lãnh đạo nhà trường, địa phương cùng kết hợp giáo dục học sinh, coi đây là việc làm cần thiết, thường xuyên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con người thời đại mới. Người giáo viên bộ môn Giáo dục công dân phải luôn cập nhật những thông tin, tri thức về bảo vệ môi trường, là người gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường; cùng học, cùng làm, cùng tham gia vận động bảo vệ môi trường với học sinh để các em tin, ngưỡng mộ và làm theo. 2. Kiến nghị: Cần tổ chức cho giáo viên tham gia nhiều buổi tập huấn về bảo vệ môi trường. Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế những khu vực ô nhiễm môi trường như dòng suối bị ô nhiễm, đốt rẫy, hoặc những nơi bảo vệ môi trường tốt. Trang bị, cập nhật thêm những tư liệu về ô nhiễm môi trường như phim, ảnh Cấp phát cho trường học những mẫu thùng rác tiện dụng VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa GDCD7 –NXBGD – năm 2003. Sách giáo viên GDCD7 –NXBGD – năm 2004. Sách bài tập tình huống GDCD7 –NXBGD – năm 2003. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD THCS – NXBGD- năm 2008. Sổ tay kiến thức pháp luật –NXBGD – năm 2006. Giáo trình những vấn đề thời đại –NXBĐHSP – năm 2005. Luật bảo vệ môi trường –NXB chính trị quốc gia – năm 2005. Tân Phú, tháng 02 năm 2010. Người thực hiện Trần Thị Thu Nguyên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem.doc