Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của
cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế
thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là
bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò
to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và
kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa
lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống
mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ
01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
.. - Bến Tre nước ngọt lắm dừa Ruộng vườn màu mỡ biển thừa cá tôm. - Sầu riêng măng cụt Cái Mơn Nghêu sò Cồn Lợi thuốc ngon Mỏ Cày. Và còn có U Minh Rạch Giá thị quá Sơn Trường Dưới con sấu lội trên đường con đua. Sài Gòn là trung tâm du lịch quốc gia, nơi có những thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề cổ truyền, Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú Cột cờ Thủ Ngữ thật là cao. Mỗi câu ca dao Nam Bộ phảng phất nét đẹp, sự trù phú, tiềm năng kinh tế mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây- nơi con người hài hòa với thiên nhiên, có lòng hiếu khách, quanh năm chịu thương chịu khó, cần mẫn ruộng vườn. Tóm lại, Ca dao góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của mỗi vùng miền, giúp cho ta biết thêm về địa danh ấy nếu như chúng ta chưa có điều kiện đặt chân đến. Hơn thế, trong mỗi chặng đường, mỗi điểm đến mà chúng ta đã đặt chân qua trên mảnh đất chữ S thân thương này, khi được ca dao dẫn đường, ta sẽ có dịp hiểu sâu sắc hơn thiên nhiên , văn hóa và con người miền đất ấy. Vậy hãy du lịch qua ca dao và bằng cả ca dao nữa nhé! b) Bài trình chiếu 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 3. Phần thi sáng tác lời mới và diễn xướng dân ca 3.1. Phần thi của đội Ca dao Bắc Bộ Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh “Cây trúc xinh” theo chủ đề: Quê hương xứ Nghệ Quê hương tôi xứ Nghệ đẹp tươi muôn màu Con sóng biển triều dâng Lòng bâng khâng nghe giọng đò đưa ai hát Quê Bác ân tình thơm ngát sen mùa sen Quê Bác ân tình thơm ngát sen mùa sen Quê hương tôi cánh đồng vàng xanh muôn màu Có cánh diều lượn quanh Về thăm quê sao làm lòng ta lưu luyến Đất nước quê mình cò trắng bay cò bay 3.2. Phần thi của đội Ca dao Trung Bộ Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh “Một đời vì nghĩa cả” theo chủ đề: Thầy cô và mái trường Người ơi... Ai về trường Quốc học Vinh Ghé xem ngày hội của trường mình hôm nay Mái trường lớp học thân thương Ơn bao thế hệ, đã dựng xây cơ đồ Nghề giáo viên đã bao đời dâng hiến Như con ong tìm hương nhụy ngọt ngào Lời Bác đã khắc sâu ta ươm mầm gieo hạt Dâng lời bao quả ngọt vì sự nghiệp trồng người Đẹp câu hát người ơi trọn đời ước nguyện Trường Quốc học Vinh sáng ngời trang lịch sử Một thế kỉ qua đi xây đẹp cuộc đời Ơn thầy tựa biển khơi nghĩa cô trời rộng Gắng công rèn luyện lớp lớp được nên người Vì cuộc sống đẹp tươi tương lai sáng rỡ Nhà giáo ước mơ dâng đời bao trí tuệ Ươm mầm xanh cây trái ngọt lành Mang sức trẻ thiêng liêng một đời vì nghĩa 148 3.3. Phần thi của đội Ca dao Nam Bộ Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca Nam Bộ “Lý kéo chài” theo chủ đề: Biển đảo quê hương Gió lên rồi căng buồm cho khoái Gác chèo lên ta nướng ngô khoai hò ơ... Biển xanh sông nước long lanh Vẫn vững tay chèo bên nhau mà đi tới chung xây cuộc đời Cho khoang cá đầy cho khoang cá đầy ơ hò là hò ơ... Có anh chàng trên thuyền trên bến Mấy ngày qua tung lưới ra khơi hò ơ... Biển xanh sông nước long lanh Vẫn vững tay chèo bên nhau mà đi tới chung xây cuộc đời Cho khoang cá đầy cho khoang cá đầy ơ hò là hò ơ... 4. Phần thi vận dụng kiến thức liên môn để góp phần bảo tồn và phát huy di sản Ca dao - Dân ca 4.1. Phần thi của đội Ca dao Nam Bộ Video phóng sự đường link: https://youtube/XSFYX2EwFf4 Nội dung video phóng sự: 149 150 151 152 153 154 155 156 157 4.2. Phần thi của đội Ca dao Trung Bộ Đường link trang Web: 158 4.2. Phần thi của đội Ca dao Bắc Bộ (sách) 159 5. Kịch bản dẫn chương trình Dẫn chương trình: 2 học sinh Phạm Hà Phương và Nguyễn Bích Ngọc 1. Tiết mục dân ca Nghệ Tĩnh Lời mẹ hát 2.Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nội dung chương trình 2.1. Tuyên bố lí do: - Ngọc – Phương: Xin kính chào tất cả các quý vị đại biều, các thầy cô giáo cùng các bạn ! - Ngọc: Giới thiệu về bản thân - Phương: Giới thiệu về bản thân - Ngọc: Chúng ta vừa được lắng nghe giai điệu ngọt ngào sâu lắng của bài dân ca Lời mẹ hát . Vâng, ai trong chúng ta cũng được lớn lên bằng dòng sữa mát lành và lời ru ầu ơ của mẹ. Phần lớn những bài hát ru, những bài dân ca đều có phần lời từ ca dao. Có thể nói, ca dao-dân ca có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Ca dao là hòn ngọc quý lưu giữ truyền thống văn hoá Việt. - Phương: Và ngày hôm nay,chúng ta có mặt ở đây, trong chương trình ngoại khoá “EM YÊU CA DAO- DÂN CA”- hoạt động có sự kết hợp theo hướng tích hợp từ các môn học: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Tiếng Anh, Tin học. Với hình thức tổ chức phong phú hấp dẫn, CLB Em yêu ca dao- dân ca sẽ giúp các bạn học sinh mở rộng hiểu biết về ca dao- dân ca Việt Nam dưới nhiều góc nhìn liên quan đến các môn học khác trong chương trình. Từ đó, nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản ca dao-dân ca.Tình yêu đối với ca dao- dân ca sẽ làm cho tâm hồn chúng ta trở nên phong phú hơn, biết sống nhân văn, sống có ích và có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,, quê hương , đất nước. Chương trình thực sự là sân chơi bổ ích để các bạn học sinh trường chúng ta thể hiện sự hiểu biết và tài năng của mình. 2.2. Giới thiệu đại biểu - Ngọc: Đến dự buổi hoạt động ngoại khoá ngày hôm nay, thay mặt ban tổ chức, em xin trân trọng được giới thiệu: Thầy Cao Thanh Bảo-Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường - Phương: Em xin trân trọng giới thiệu Cô Nguyễn Thị Hồng Lâm- Phó hiệu trưởng nhà trường - Ngọc: Em xin trân trọng giới thiệu Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn-Phó hiệu trưởng nhà trường Cùng tất cả các thầy cô giáo tổ Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong hội đồng nhà trường đặc biệt là sự có mặt của các bạn học sinh lớp 10 khoá 96 của nhà trường. 2.3. Giới thiệu nội dung chương trình 160 - Phương: Chương trình ngoại khoá CLB Em yêu ca dao-dân ca gồm có 5 phần: Phần 1:Màn chào hỏi Phần 2:Thi thuyết trình về ca dao Việt Nam theo các chủ đề (trên ba lĩnh vực: Văn học, Lịch sử, địa lí). Phần 3:Thi trả lời câu hỏi về ca dao Việt Nam (liên qua đến kiến thức các môn: Văn học viết, Lịch sử, Địa lí, Âm nhac, Giáo dục công dân) Phần 4: Thi sáng tác lời mới cho các làn điệu dân ca và diễn xướng. Phần 5: Thi vận dụng kiến thức liên môn để sưu tập và giới thiệu, quảng bá ca dao- dân ca Việt Nam Và cuối cùng là phần Tổng kết và trao giải. 2.4. Giới thiệu BGK và thư kí lên làm nhiệm vụ. - Ngọc: Để tạo sự công bằng cho các đội chơi không thể thiếu đươc những vị giám khảo công minh, những người cầm cân nảy mực. Em xin trân trọng giới thiệu thành viên BGK: + Cô Nguyễn Minh Hồng – GV môn Ngữ Văn, Trưởng Ban giám khảo. + Cô Nguyễn Hồng Trâm –GV môn Lịch Sử + Cô Nguyễn Thị Yến- GV môn Địa lí + Cô Đoàn Thuỷ Chung-GV môn GDCD + Cô Lê Thu Hương-GV môn Tiếng Anh + Cô Nguyễn Mỹ Vinh-GV môn Tin học - Phương: Em xin giới thiệu Ban thư kí, gồm có: + Cô Chế Lệ Mỹ - GV môn Ngữ Văn + Cô Hoàng Bạch Tuyết –GV môn Lịch Sử Xin kính mời BGK và thư kí bắt đầu nhiệm vụ 3. Phần thi 1: Màn chào hỏi - Ngọc: Đến với CLB “Em yêu ca dao- dân ca”, đó là sự tranh tài đua sức của 3 đội chơi đến từ lớp 10D1,10A7,10A2,10D3. Đội 1 mang tên ca dao Bắc Bộ Đội 2 mang tên ca dao Trung Bộ Đội 3 mang tên ca dao Nam Bộ Xin mời quý vị đại biểu và các bạn học sinh hướng lên sân khấu để theo dõi phần thi thứ I: Màn chào hỏi: - Phương: Luật chơi như sau 161 + Đội chơi giới thiệu thành phần tham gia, ý nghĩa đội chơi mang tên + Hình thức: Có thể giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau như: kịch, hát, hò, vè +Thời gian: 3- 5 phút +Thang điểm cho mỗi đội là:10 - Ngọc: ngay sau đây chúng ta sẽ đến với màn chào hỏi của đội ca dao Bắc Bộ - Phương: Tiếp theo chúng ta sẽ đến với màn chào hỏi của đội ca dao Trung Bộ - Ngọc: Ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với màn chào hỏi của đội Ca dao Nam Bộ. - Phương: Vậy là 3 đội chơi đã hoàn thành xong phần thi thứ nhất, mỗi đội đã có cách giới thiệu mang đậm màu sắc riêng của từng vùng miền. Chúng ta đang nóng lòng muốn biết ban giám khảo đánh giá như thế nào về màn chào hỏi của các đội. Xin mời ban Giám khảo công bố điểm của đội. - Ngọc: đọc điểm của các đội (mời giám khảo giơ bảng điểm và MC đọc to cho mọi người cùng biết). 4. Phần thi 2: Thi thuyết trình về ca dao Việt Nam theo chủ đề - Phương: Và tiếp theo, chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ 2: Thi thuyết trình về Ca dao Việt Nam theo chủ đề, dưới nhiều góc nhìn: Văn học, lịch sử, địa lí. - Ngọc: Luật chơi như sau: +Mỗi đội cử một đại diện lên thuyết trình Đội ca dao Bắc bộ thuyết trình chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua ca dao. Đội ca dao Trung bộ thuyết trình chủ đề: Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam qua ca dao truyền thống Đội ca dao Nam bộ thuyết trình chủ đề: Du lịch ba miền qua ca dao Việt Nam. + Thời gian thuyết trình: 5-7 phút +Thang điểm: 10 - Phương: Mời 3 đội chơi lần lượt thuyết trình theo thứ tự, trước hết xin mời đại diện của đội ca dao Bắc bộ. - Ngọc: Tiếp theo, xin mời đại diện cả đội Ca dao Trung Bộ lên thuyết trình - Phương: Cuối cùng, xin mời đại diện cả đội Ca dao Nam bộ lên thuyết trình. - Ngọc: Chúng ta vừa được lắng nghe 3 bài thuyết trình rất ý nghĩa đến từ các đội chơi. Cả 3 đội đã thể hiện đươc những hiểu biết vô cùng sâu rộng về ca dao Việt nam từ nhiều góc nhìn Văn học, Lịch sử, Địa lí, qua đó giúp ta thêm yêu và tự hào về cảnh quan thiên nhiên, vẻ đẹp con người, truyền thống văn hóa, lịch sử 162 ngàn đời của dân tộc. Và lúc này các đội chơi đang rất muốn biết kết quả phần thi thứ 2 của mình. Vâng, xin mời ban giám khảo. - Phương: lần lươt đọc điểm của ban giám khảo giơ lên cho mọi người cùng nghe 5. Phần thi 3: Thi trả lời câu hỏi về ca dao Việt Nam liên quan đến kiến thức Văn học Viết, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc - Ngọc: Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với phần thi vô cùng hấp dẫn: Thi trả lời câu hỏi về ca dao Việt Nam liên quan đến kiến thức Văn học Viết, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc. đây thực sự là cuộc tranh tài hiểu biết rất gay cấn giữa các đội chơi. - Phương: Luật chơi như sau: + Có 3 gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi gồm có 5 câu, hỏi về ca dao liên quan đến kiến thức văn học, địa lý, lịch sử, GDCD, Âm nhạc Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 2 điểm. Nếu đội chơi chính không trả lời được trong vòng 10s thì đội chơi còn lại sẽ giành được quyền trả lời, trả lời đúng sẽ được cộng tương ứng 2 điểm. Bước vào cuộc chơi, các đội đã sẵn sàng chưa ạ? 5.1. Đội Ca dao Bắc Bộ (1 MC đọc câu hỏi, 1 MC đọc đáp án) 5.2 Đội Ca dao Trung Bộ(1 MC đọc câu hỏi, 1 MC đọc đáp án) 5.3. Đội Ca dao Nam Bộ(1 MC đọc câu hỏi, 1 MC đọc đáp án) 6. Phần thi dành cho khán giả. - Phương: chúng ta vừa trải qua phần thi rất thú vị giữa các đội chơi. Xin hỏi các bạn khán giả có muốn thử sức để được nhận những phần quà từ ban tổ chức không ạ. Chúng ta hãy cùng tham gia nhé! - Ngọc: Câu hỏi thứ nhất về ca dao (liên quan đến kiến thức Văn Học Viết): Bài thơ nào của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mở đầu bằng mô típ “Thân em” trong ca dao? Hãy đọc cho mọi người cùng nghe. Trả lời: Bài thơ Bánh trôi nước: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son - Phương: Câu hỏi thứ 2 về ca dao (liên quan đến kiến thức lịch sử): Vạn niên là vạn niên nào Thành xây xương lính, đào hào máu dân Bài ca dao nhắc đến hiện thực lịch sử nào? 163 Trả lời: Hiện thực lich sử đó là: thời vua Tự Đức, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực nhưng nhà vua vẫn cho xây lăng Vạn Niên khiến nhân dân vô cùng oán thán. - Ngọc: Câu hỏi tiếp theo về ca dao (liên quan đến kiến thức địa lý): Điền tên các địa danh của Nghệ An trong bài ca dao sau: Ra đi anh nhớ Nghệ An Nhớ ngon nhút, nhớ thơm tương Tiếng đồn cá mát Dẻo cơm ..., ngon măng Trả lời: Ra đi anh nhớ Nghệ An Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam Đàn thơm tương Tiếng đồn cá mát sông Giăng Dẻo cơm kẻ Quạ, ngon măng chợ Cồn - Phương: Câu hỏi thứ 4 về ca dao (liên quan đến kiến thức âm nhạc) : Trong bài hát Quê nhà của nhạc sĩ Trần Tiến, có câu: À ơi hoa bay lên trời cây chi ở lại À ơi hoa cải lên trời rau răm ở lại chịu lời đắng cay Lời bài hát được lấy ý từ bài ca dao nào? Trả lời: Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay - Ngọc: Câu hỏi cuối cùng (liên quan đến kiến thức Giáo dục công dân) Từ lẽ sống tình nghĩa của người bình dân trong bài Ca dao Gừng cay muối mặn (chương trình Ngữ Văn 10), em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? Trả lời: Bài học cuộc sống đó là: Cần phải biết yêu thương và sống có trách nhiệm với những người thân yêu, trước hết là ông bà, bố mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè của mình. 7. Tiết muc dân ca Bắc Bộ: Trống cơm - Phương: Chúng ta vừa trải qua phần chơi dành cho khán giả vô cùng sôi động và hấp dẫn. Và ngay sau đây, xin kính mời các thầy cô giáo và các bạn thưởng thức một tiết mục dân ca rất vui nhộn và vô cùng quen thuộc với các bạn thanh thiếu niên. Đó là bài dân ca Bắc bộ: Trống cơm, do đội văn nghệ của lớp 10D1 biểu diễn. - Ngọc: Cảm ơn tiết mục Trống cơm của lớp 10D1. 8. Phần thi 4: Thi sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và diễn xướng 164 - Ngọc: Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thứ 4 của cuộc thi, đó là phần thi: sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và diễn xướng. - Phương: Luật chơi như sau: + Các đội chơi dựa trên làn điệu dân ca quen thuộc, viết lời mới theo chủ đề cho trước và diễn xướng. + Thang điểm: 10. - Ngọc: Đầu tiên, xin mời đội Ca dao Bắc bộ. Đội ca dao Bắc Bộ sẽ viết lại lời mới cho làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh Một đời vì nghĩa cả, với chủ đề: Thầy cô và mái trường Quốc học Vinh- Huỳnh Thúc Kháng. - Phương: Tiếp theo, xin mời đội Ca dao Trung Bộ. Đội ca dao Trung Bộ sẽ viết lại lời mới cho làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh Cây trúc xinh, với chủ đề: Quê hương xứ Nghệ. - Ngọc: Cuối cùng, xin mời đội Ca dao Nam bộ. Đội ca dao Nam Bộ sẽ viết lại lời mới cho làn điệu dân ca Nam Bộ Lí kéo chài, với chủ đề: Biển đảo Việt Nam. - Phương: Các bạn thấy phần thi này có hấp dẫn không ạ? Vâng, các đội chơi của chúng ta không chỉ hiểu biết mà còn rất tài năng, thật xứng danh là học sinh trường Quốc học Vinh- Huỳnh Thúc Kháng. Thế còn Ban Giám khảo đánh giá như thế nào về phần thi sáng tác và diễn xướng của các đội chơi ạ? - Ngọc: Đề nghị BGK lần lượt giơ điểm của các đội và đọc to số điểm cho mọi người cùng nghe 9. Phần thi 5: Thi vận dụng kiến thưc liên môn để sưu tập, giới thiệu và quảng bá ca dao- dân ca. - Phương: sau đây, chúng ta bước vào phần thi cuối cùng giữa các đội chơi. Phần thi này có tên gọi là: vận dụng kiến thức liên môn để sưu tập, giới thiệu và quảng bá ca dao- dân ca. - Ngọc: Luật chơi như sau + Các đội thi vận dụng kiến thức và kĩ năng của các môn học khác trong chương trình để góp phần bảo tồn- phát huy di sản ca dao- dân ca. Đội Ca dao Nam Bộ: vân dụng kiến thức môn Văn học, Lịch sử, Địa lí để sưu tập và biên soạn sách Ca dao Việt Nam- Dấu ấn Lịch sử, Địa lí và con người. Đội Ca dao Trung Bộ: vận dụng kiến thức môn Tin học để lập trang Web giới thiệu và quảng bá Ca dao- Dân ca. Đội ca dao Bắc Bộ: Vận dụng kiến thức môn tiếng Anh để giới thiệu và quảng bá ca dao- dân ca với bạn bè quốc tế. 165 + Thang điểm: 10 - Phương: Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần giới thiệu sách của đội Nam Bộ - Ngọc: Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với phần giới thiệu trang Web của đội Trung Bộ. - Phương: Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với phần thi vô cùng ý nghĩa và thú vị của đội Bắc bộ: Giới thiệu và qảng bá ca dao- dân ca với bạn bè quốc tế. Xin mời đội Bắc Bộ. Tiết mục dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh: Thập ân Phụ Mẫu (đưa vào phần kết của đội Bắc Bộ- Huyền Trang A tự giới thiệu luôn) - Ngọc: Vậy là các đội chơi vừa hoàn thành xong phần thi cuối cùng. Ngay sau đây xin mời BGK đánh giá điểm của các đội chơi ở phần thi này: Trước hết là điểm của đội Nam bộ (biên soạn sách), tiếp theo là điểm cả đội Trung Bộ (lập trang Web), cuối cùng là điểm của đội Bắc Bộ 11. Tổng kết và trao giải: P - Phương: đọc kết quả tổng điểm 5 phần thi của cả 3 đội - Ngọc: mời các đội thi lên nhận hoa và quà lưu niệm của ban tổ chức. Xin kính mời . lên tặng hoa và quà lưu niệm cho các đội thi. - Phương: Xin trân trọng kính mời các thầy cô giáo lên chụp ảnh lưu niệm của chương trình. 12. Kết thúc chương trình (MC nói trong khi tặng hoa và quà, chụp ảnh lưu niệm) - Ngọc : Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến. Chúng ta vừa có một buổi chiều vô cùng thú vị và ý nghĩa với chương trình ngoại khóa Em yêu ca dao- dân ca. Chương trình giúp ta hiểu biếtt hơn về ca dao- dân ca trong sự tích hợp kiến thức liên môn, thắp lên trong lòng chúng ta tình yêu và lòng trân quý những sáng tác nghệ thuật của cha ông, hướng chúng ta biết sống đẹp, sống có ích cho gia đình và cộng đồng - Phương: Chắc chắn rằng, dư âm của buổi ngoại khóa ngày hôm nay sẽ còn đọng mãi trong lòng chúng ta, sẽ là kỉ niệm đẹp trong những tháng ngày chúng ta được học tập dưới mái trường Huỳnh Thúc Kháng. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tạo cho chúng em có một sân chơi bổ ích, lí thú. Xin kính chúc các thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thành tích trong dạy và học, để viết tiếp những trang sử vẻ vang của mái trường HTK anh hùng! - Ngọc và Phương: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình sau! 166 PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO EM YÊU CA DAO - DÂN CA 167 168 169 170 171 172 173 174 175 PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA – KHU DI TÍCH TRUÔNG BỒN – KIM LIÊN NAM ĐÀN - NGÃ BA ĐỒNG LỘC- MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ - NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN- ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC - CỐ ĐÔ HUẾ - PHỐ CỔ HỘI AN (Ghi chú: Hình ảnh được xếp theo thứ tự di tích lịch sử ở trên) 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI BẢO TÀNG XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 187 188 189 PHỤ LỤC 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VINH XƯA - NHỮNG HÌNH ẢNH TỪ KÝ ỨC 190 191 192 193 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn sử dụng di sản vào dạy học ở trường phổ thông, Hà Nội 2013. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội 2014 3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học,, Hà Nội 2015 4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 10,, NXB Giáo dục 2014 5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 11,, NXB Giáo dục 2014 6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 12,, NXB Giáo dục 2014 7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 10,, NXB Giáo dục 2014 8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 11,, NXB Giáo dục 2014 9. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 12,, NXB Giáo dục 2014 10. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí 10,, NXB Giáo dục 2014 11. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí 11,, NXB Giáo dục 2014 12. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí 12,, NXB Giáo dục 2014 13. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10,, NXB Giáo dục 2014 14. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11,, NXB Giáo dục 2014 15. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Gióa dục công dân 12,, NXB Giáo dục 2014 16. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa tiếng Anh 10,, NXB Giáo dục 2014 17. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa tiếng Anh 11,, NXB Giáo dục 2014 18. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa tiếng Anh 12,, NXB Giáo dục 2014
File đính kèm:
- video_58.pdf