Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục vấn đề sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên cho học sinh Trường THPT qua môn Địa lý

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cơ bản của các quá trình sản xuất xã hội và có tác động sâu sắc đến đời sống của con người. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới đang diễn ra mạnh, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng cao vì vậy sự tác động của con người, của các ngành kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn. Điều đó đã làm cho tài nguyên thiên nhiên trên thế giới hiện nay đang bị suy giảm và cạn kiệt một cách nhanh chóng. Từ thực trạng nói trên, việc sử dụng tài nguyên sao cho hợp lí, tiết kiệm đang đặt ra một cách cấp bách.

 Vấn đề sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà đòi hỏi sự phối hợp của toàn xã hội. Muốn làm tốt điều đó, một mặt phải dựa vào hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, mặt khác phải giáo dục cho con người thấy được ý nghĩa và sự cần thiết của việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong thời gian tới.

 Việc giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí, treo băng rôn, khẩu hiệu .), các hình thức văn hóa nghệ thuật (phim, ca nhạc, hội hoạ.), và qua việc giảng dạy ở các trường học.

 Trong các hình thức nói trên, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên qua giảng dạy trong các trường học, nhất là trong các trường phổ thông có vị trí đặc biệt quan trọng. Hiện nay, nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, giúp cho các chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức đầy đủ và có những hành động đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, các nhà trường cần lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung, với đối tượng học sinh để đạt được kết quả cao trong vấn đề này.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục vấn đề sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên cho học sinh Trường THPT qua môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể xuất khẩu thu ngoại tệ nhưng không chú trọng đến biện pháp bảo vệ môi trường nên môi trường bị ô nhiễm
- Việc khai thác rừng quá mức đã làm cho diện tích đất trống đồi trọc tăng, suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học
- Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp, đốt rừng làm nương rẫy, lấy đất canh tác, chăn thả gia súc đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hoá đất đai
* Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Nêu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường.
Đáp án:
- Thiên tai ngày càng nhiều và hậu quả lớn
- Nước biển dâng, thu hẹp diện tích đất nổi
- Ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và sự tồn tại của các loài sinh vật
Câu 2: Hiện nay con người đã có biện pháp nào để khắc phục tình trạng khan hiếm khoáng sản?
Đáp án:
- KHCN hiện đại đã giúp con người sử dụng tiết kiệm hợp lí tài nguyên khoáng sản 
- Tạo ra các vật liệu mới có tác dụng, tính năng tốt, tái chế các vật liệu đã qua sử dụng, khai thác tài nguyên ở đáy đại dương.
Câu 3: Trong việc sử dụng năng lượng, có thể làm gì để giảm lượng CO2 phát tán vào không trung?
Đáp án:
- Tiết kiệm năng lượng
- Tăng cường các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng
- Thay thế các nhiên liệu hoá thạch bằng các loại năng lượng không bị hao kiệt.
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
B. 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Các phiếu trước khi thực hiện chủ đề: Phiếu điều tra người học, nhật ký cá nhân.
- Các phiếu trong khi thực hiện chủ đề: Phiếu học tập định hướng, biên bản làm việc nhóm, phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá báo cáo.
- Các phiếu kết thúc dự án: Phiếu ghi nhận thông tin, nhật ký cá nhân, báo cáo tổng kết.
- Một số thiết bị dạy học cần thiết:
+ Máy tính, máy chiếu
+ Tranh ảnh, băng hình, clip về các hoạt động khai thác tài nguyên, chặt phá rừng
+ Một số thông tin về biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn trên thế giới, hậu quả và tác động của nó đến Việt Nam
+ Bản kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho học sinh
+ Giấy Ao, bút dạ
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Giấy Ao, bút màu.
- Sản phẩm do học sinh thiết kế
- Các nội dung sưu tầm được có liên quan đến bài học.
B. 2. Hoạt động học tập:
	Chủ đề được thực hiện trong 2 tuần (2 tiết).
- Tuần 1: Giáo viên thành lập nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, các nhóm tiếp nhận công việc và triển khai thực hiện.
- Từ tuần 1 đến tuần 2: Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, học sinh làm việc theo nhóm.
- Tuần 2: Báo cáo kết quả làm việc của các nhóm.
B. 3. Các hoạt động của giáo viên và học sinh:
TUẦN 1- TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu: 
- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu.
- Thành lập các nhóm theo sở thích
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
2. Thời gian: Tuần 1- tiết 1
3. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh xem một số clip về các vấn đề cấp bách trên Trái Đất hiện nay. Yêu cầu học sinh nhận xét. Sau đó GV giới thiệu : Con người ngay từ khi mới xuất hiện cho đến nay đã có tác động đến môi trường và làm cho môi trường thay đổi. Tuy nhiên, do nhu cầu của con người và các ngành kinh tế ngày càng lớn nên sự tác động nói trên đã làm cho tự nhiên biến đổi theo chiều hướng xấu đi: môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.Vậy chúng ta phải có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- GV giới thiệu chủ đề cho học sinh
- Giáo viên và học sinh thảo luận để xác định các nội dung chính của chủ đề:
Nội dung 1: Vấn đề môi trường.
Nội dung 2: Tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung 3: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước.
Nội dung 4: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là điều kiện phát triển bền vững.
- Thành lập nhóm:
+ GV phát phiếu thăm dò sở thích của học sinh (Phụ lục 1).
+ GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn các nhóm làm việc:
+ Phát phiếu học tập định hướng ( phụ lục 3):
+ Học sinh nhận phiếu học tập.
+ Lắng nghe, ghi chép, hỏi giáo viên những nội dung còn chưa hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
1. Mục tiêu:
- Các nhóm thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương chi tiết
- Các nhóm tự phân công nhiệm vụ trong nhóm
- Hình thành kĩ năng: thu thập thông tin, trình bày vấn đề, viết báo cáo
2. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Gv định hướng cho học sinh trong qua trình xây dựng kế hoạch làm việc
Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho học sinh
Bước 3: 
- Các nhóm dựa trên phiếu học tập định hướng xây dựng đề cương chi tiết.
- Viết nhật kí ( phụ lục 2) và biên bản làm việc nhóm.
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu được.
TỪ TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 2
HOẠT ĐỘNG 3- HỌC SINH THỰC HIỆN DỰ ÁN (Học sinh làm việc ở nhà)
- Học sinh tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ
- Trong quá trình thực hiện, nhóm trưởng thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện công việc của nhóm mình với giáo viên, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên hỗ trợ để học sinh có thể giải quyết các vướng mắc của nhóm mình.
TUẦN 2 - TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 4 - BÁO CÁO
1. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm
- Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình và nhận xét sản phẩm của nhóm khác.
- Hình thành các kỹ năng cho học sinh: Lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề. 
2. Thời gian: Tuần 2 - tiết 2
3. Nhiệm vụ của học sinh:
- Báo cáo các nội dung đã được phân công
- Thảo luận và chuẩn bị câu hỏi cho các nhóm khác
- Tự đánh giá và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác
4. Nhiệm vụ của giáo viên:
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
- Quan sát, đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn cho học sinh
- Nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh.
5. Tiến trình báo cáo:
Bước 1: 
- Giáo viên phát cho học sinh phiếu tự đánh giá sản phẩm của các nhóm ( phụ lục 5)
- Gv dẫn dắt vào vấn đề: Tiết học trước, các nhóm đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cụ thể của chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững”. Sau đây, các nhóm sẽ cử đại diện báo cáo kết quả. Tất cả các bạn khác chú ý lắng nghe và đưa ra câu hỏi cho từng nhóm, học sinh chú ý ghi chép các nội dung chính vào vở và cho điểm đánh giá các nhóm vào phiếu đánh giá.
Bước 2: Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung đã được phân công
Nhóm 1: Vấn đề môi trường.
Nhóm 2: Tài nguyên thiên nhiên.
Nhóm 3: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước.
Nhóm 4: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là điều kiện phát triển bền vững.
Bước 3: Kết thúc buổi báo cáo, Gv nhận xét sơ bộ và nêu ra một số phương hướng để học sinh tự hoàn thiện nội dung nghiên cứu của mình.
Bước 4: GV thu phiếu đánh giá của học sinh.
B. 4. Một số câu hỏi đánh giá thái độ, nhận thức của học sinh về sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Câu 1: Để kéo dài thời gian khai thác tài nguyên có thể hao kiệt trong phát triển kinh tế phải:
Sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khai thác hợp lí, tránh lãng phí tài nguyên
Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo tài nguyên
Ý b và c đúng
Câu 2: Là học sinh trong trường THPT em sẽ làm gì khi thấy ban cùng trường vứt rác ra sân trường?
Nhắc nhở bạn
Không làm gì
Yêu cầu bạn bỏ rác vào đúng nơi qui định
Tự mình nhặt rác vào nơi qui định và phân tích để bạn thấy được đây là hành động đã làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Câu 3: Tài nguyên Đất có vai trò đối với phát triển kinh tế nông nghiệp là:
Quyết định sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Có ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp
Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Câu 4: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai
Của cơ quan chức năng
Của các nước phát triển
Của mỗi cá nhân.
Câu 5: Khi phát hiện các hoạt động săn bắn trái phép các động vật quí hiếm em sẽ làm gì 
Coi như không biết
Báo với cơ quan chức năng
 Có thái độ giận dữ.
Câu 6: Theo em sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên được thể hiện bằng những hành động cụ thể nào?
C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế.
- Tương đối khó khi định lượng chính xác giá trị kinh tế của sáng kiến, tuy nhiên cũng có thể hạch toán sơ bộ như sau:
+ Sáng kiến của tác giả khi áp dụng đã tiết kiệm được thời gian dạy học cho 1 giáo viên Địa lí từ 5- 7 tiết trong 1 năm.
+ Tiết kiệm được tiền mua tài liệu học tập, phô tô tài liệu cho học sinh khi học tập từ 20.000đ đến 25.000đ trong 1 năm.
+ Tiết kiệm cho nhà trường kinh phí mua tranh, ảnh để phục vụ giáo viên giảng dạy môn Địa lí
- Bảng khái toán cụ thể như sau:
STT
Số tiền tiết kiệm 
do giảm thời gian làm việc của GV
Số tiền tiết kiệm 
do giảm chi phí phô tô của HS
Số tiền tiết kiệm 
do không phải mua tranh ảnh của nhà trường
Tổng số tiền tiết kiệm
1
5 tiết * 73.000đ/t * 3GV =
1.095.000đ/1trường
20.000* 1150HS
= 23.000.000đ/ trường
1.000.000đ/ trường
25.095.000đ/ trường
2
Áp dụng cho tất cả các trường công lập trong tỉnh: 25.095.000 *24 trường = 602.280.000đ (Sáu trăm linh hai triệu, hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn)
2. Hiệu quả xã hội
- Thúc đẩy được phong trào đổi mới hoạt động dạy và học trong nhà trường theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học gắn liền với thực tiễn theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạoTrên cơ sở sáng kiến của bản thân bộ môn Địa lí của nhà trường đã tổ chức thành công chuyên đề chuyên môn cấp liên trường được Sở Giáo dục và các trường bạn về dự đánh giá cao.
- Góp phần nâng cao thành tích chuyên môn của bộ môn của nhà trường thể hiện: Số lượng học sinh yêu thích môn Địa lí tăng rõ rệt, các em học sinh lớp 12 đăng kí thi THPT QG tăng:
+ Năm học 2014- 2015: 20%
+ Học kì 1 năm học 2015- 2016: 60%.
Thành tích học sinh giỏi của môn Địa lý tăng lên đáng kể: 
+ Năm học 2013- 2014: xếp thứ 9/23 trường
+ Năm học 2014- 2015: xếp thứ 2/23 trường
+ Năm học 2015- 2016: xếp thứ 1/23 trường
- Góp phần thay đổi nhận thức của học sinh nhà trường trong bảo vệ cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp, các em đã có những hành động thiết thực như không vứt rác bừa bãi ra sân trường, ra lớp học; các em đã tuyên truyền cho những người thân, cho nhân dân địa phương không đổ rác ra khu vực gần trường (trước đây gần trường có 2 bãi rác lớn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh) đến nay môi trường đã sạch sẽ hơn.
- Rèn luyện được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
- Học sinh được trải nghiệm thực tế, các em có hứng thú trong học tập, giúp các em hiểu và nhớ kiến thức lâu mà với cách dạy cũ học sinh cảm thấy nhàm chán, nhanh quên
- Việc nghiên cứu dạy học theo chủ đề đã góp phần chuyển từ việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang hình thức học sinh tự học, hợp tác với nhau để tìm ra kiến thức mới.
- Sauk khi dạy học theo phương pháp mới và lồng ghép việc giáo dục thái độ, hành vi cho các em, tôi nhận thấy các em đã thể hiện nội dung được học bằng những hành động có ý nghĩa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường thông qua các câu hỏi và hành động kiểm chứng của giáo viên. Nêu cao tinh thần tự giác và chủ động trong học tập, phát huy tính sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động học tập.
D. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả giáo viên giảng dạy môn Địa lí THPT, áp dụng trong các bài, các phần của các bài có liên quan tới sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10,11, 12.
 	Trong quá trình thực hiện sáng kiến mặc dù bản thân đã có những cố gắng nhất định nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để sáng kiến thêm hoàn chỉnh.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Yên Khánh, tháng 5 năm 2016
 Người viết sáng kiến
 Trần Thị Thanh Thủy
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên:.
Lớp:...
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng:
1. Em quan tâm đến nội dung nào của dự án?
Stt
Nội dung điều tra
Trả lời
Có
Không
1
Môi trường
2
Tài nguyên thiên nhiên.
3
Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước
4
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là điều kiện phát triển bền vững.
2. Khả năng của học sinh:
Stt
Nội dung điều tra
Trả lời
Có
Không
1
Khả năng thuyết trình
2
Khả năng vẽ biểu đồ
3
Khả năng thu thập số liệu
4
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
5
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint
3. Khả năng của học sinh:
Stt
Hình thức báo cáo sản phẩm
Trả lời
Có thể tham gia
Thích
Rất thích
1
Trình bày bằng bản Word
2
Trình bày bằng Powerpoint
3
Poster trên giấy Ao
4
Trình bày bằng các ứng dụng khác
Phụ lục 2
NHẬT KÍ CÁ NHÂN
Họ và tên Lớp:.. Nhóm:.....
Nhiệm vụ trong dự án:.......
1.Ghi lại những hiểu biết của em về nội dung của chủ đề:
2. Những điều em còn thắc mắc về nội dung của chủ đề:
3. Những điều em hiểu được sau khi thực hiện dự án:
4. Em thấy hứng thú nhất với nội dung nào trong dự án? Vì sao?
5. Theo em, dự án này có ý nghĩa như thế nào?
6. Những ý kiến đề xuất:
Phụ lục 3
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG SỐ 1- NHÓM 1
Tìm hiểu về môi trường
Dựa vào SGK tr 159, 160 (SGK Địa lí 10) Trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là môi trường sống?
- Trình bày chức năng, vai trò của môi trường.
- Phân biệt môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo.
Phụ lục 4
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG SỐ 2- NHÓM 2
 Tìm hiểu về Tài nguyên thiên nhiên
	Dựa vào phần III tr161 (SGK Địa lí 10). Trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày khái niệm TNTN.
- Nêu cách phân loại TNTN. 
.
- Nêu tên các loại tài nguyên theo khả năng bị hao kiệt.	
Phụ lục 5
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG SỐ 3- NHÓM 3 
Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước
	Dựa vào phần II, III tr 164, 165 (SGK Địa lí 10): Hoàn thành các bảng kê sau:
1. Vấn đề môi trường và phát triển ở nhóm nước phát triển:
Nguyên nhân
Các vấn đề môi trường chủ yếu
Giải pháp
2. Vấn đề môi trường và phát triển ở nhóm nước đang phát triển:
Nguyên nhân
Các vấn đề về môi trường và tài nguyên
Giải pháp
Phụ lục 6
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG SỐ 4- NHÓM 4
Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường
	 Dựa vào phần I tr 163 (SGK Địa lí 10): Trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ MT là điều kiện để phát triển ?
- Thế nào là sự phát triển bền vững ?
 - Để sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ MT chúng ta cần phải làm gì ?
Phụ lục 7
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP- Nhóm 1
MÔI TRƯỜNG
Khái niệm
Chức năng
Vai trò
- Môi trường là không gian bao quanh trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
- Môi trường sống của con người: là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của con người. Bao gồm:
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường xã hội
+ Môi trường nhân tạo
- Là không gian sống của con người
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
- Là nơi chứa đựng phế thải của con người
- MTTN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội là phương thức sản xuất
Phụ lục 8
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP- Nhóm 2
Tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng
- Phân loại tài nguyên:
Đất
Nước
Khí hậu
Sinh vật
TN nông nghiệp
TN có thể bị hao kiệt
Khoáng sản
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
THEO THUỘC TÍNH
TỰ NHIÊN
THEO CÔNG DỤNG 
KINH TẾ
THEO KHẢ NĂNG BỊ HAO KIỆT
TN công nghiệp
TN du lịch
TN không bị hao kiệt
(NL mặt trời, nước, không khí)
TN có thể phục hồi (đất, sinh vật)
TN không phục hồi (khoáng sản
Phụ lục 9
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP- Nhóm 3
Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước
1. Nhóm nước phát triển:
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
Nguyên nhân
- Các vấn đề đô thị
- Sự phát triển công nghiệp
Các vấn đề môi trường chủ yếu
- Hiệu ứng nhà kính
- Hiện tượng mưa a xit
- Hiện tượng thủng tầng ôzôn
Giải pháp
- Kí nghị định thư Kiôtô
- Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường
2. Nhóm nước đang phát triển:
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Nguyên nhân
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí: khoáng sản, rừng
- Trình độ chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ
- Sức ép dân số
- Hậu quả chiến tranh, xung đột
Các vấn đề môi trường chủ yếu
- Tài nguyên bị cạn kiệt : Khoáng sản, rừng
- Ô nhiễm môi trường: Nước, không khí
Giải pháp
- Hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư
- Sử dụng tiết kiệm, hợp lí, kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường, 
Phụ lục 10
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP- Nhóm 4
Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ Môi trường
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tại sao phải sử dụng hợp lí TN và bảo vệ MT
-Tác động của con người đến môi trường ngày càng lớn làm cho tài nguyên cạn kiệt.
- Nhu cầu của con người và các ngành kinh tế ngày càng tăng
Sự phát triển bền vững
- Là sử dụng hợp lí TN và bảo vệ MT để cho sự phát triển của XH hôm nay không hạn chế sự phát triển của ngày mai, mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai.
Biện pháp sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ MT
+ Phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia.
+ Chấm dứt chiến tranh, chạy đua vũ trang.
+ Xóa đói giảm nghèo.
+ Thực hiện các công ước quôc tế về môi trường, luật môi trường. Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng ô nhiễm.
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Giảm bớt tác động xấu đến môi trường.
Phụ lục 11
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
-Thời gian: Từ giờ.. đếngiờ.. Ngày. Tháng năm 2016
- Địa điểm:
- Nhóm:. số thành viên...
	Trong đó: Có mặt: Vắng mặt:.
2. Nội dung công việc
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể
STT
Họ và tên
Công việc được giao
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
4. Kết quả làm việc
5. Tinh thần, thái độ làm việc
6. Đánh giá chung
7. Ý kiến đề xuất
Thư ký Nhóm trưởng
Phụ lục 12
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Tên nhóm:Số lượng thành viên:.
Nội dung báo cáo:..
Khoanh tròn điểm cho từng mục:
Tiêu chí
Yêu cầu
Điểm
Bố cục
1
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
1
2
3
4
5
2
Cấu trúc mạch lạc, lô gic
1
2
3
4
5
3
Nội dung phù hợp với chủ đề
1
2
3
4
5
Nội dung
4
Nội dung chính xác, rõ ràng, khoa học
1
2
3
4
5
5
Có sự liên kết giữa các ý
1
2
3
4
5
6
Có liên hệ thực tế 
1
2
3
4
5
7
Có sự kết nối với các kiến thức đã học
1
2
3
4
5
8
Sử dụng kiến thức của nhiều môn học
1
2
3
4
5
Trình bày
9
Diễn đạt rõ ràng, âm lượng vừa phải, dễ hiểu
1
2
3
4
5
10
Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí
1
2
3
4
5
11
 Ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi
1
2
3
4
5
12
Thể hiện được sự cảm hứng, sự tự tin khi trình bày
1
2
3
4
5
13
Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự
1
2
3
4
5
Sử dụng công nghệ
14
Thiết kế sáng tạo, hài hoà, có tính thẩm mĩ
1
2
3
4
5
15
Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lí
1
2
3
4
5
16
Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc
1
2
3
4
5
Tổ chức tương tác
17
Cách dẫn dắt vấn đề thu hút được sự chú ý của người dự
1
2
3
4
5
18
Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày
1
2
3
4
5
19
Trả lời các câu hỏi thêm của dự
1
2
3
4
5
20
Phân phối thời gian hợp lí
1
2
3
4
5
Tổng số điểm
Điểm trung bình: (Cộng tổng điểm chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ thông tin, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ)
Ghi chú: Thang điểm: 1- Kém; 2- Yếu; 3- Khá; 4- Tốt; 5- Xuất sắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường THPT – Nhà xuât bản giáo dục
2. Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số 
môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông- Bộ giáo dục và đào tạo
3. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10, 11, 12
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11, 12 - Nhà xuât bản giáo dục.
5. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở trường phổ thông- Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Kim Chương (Nhà xuất bản giáo dục)

File đính kèm:

  • doc9. YKB Dia GD van de su dung tiet kiem va hop ly tai nguyen thien nhien cho hoc sinh THPT qua mon Đi.doc
Sáng Kiến Liên Quan