Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết Tập đọc lớp 3

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh.

- Là giáo viên giảng dạy nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Lớp 3/2 là lớp được tôi chủ nhiệm hai năm liền nên việc nắm bắt tình hình học tập của các em và sự liên lạc, phối hợp với cha mẹ học sinh rất thuận lợi.

- Bản thân được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn.

- Trong quá trình công tác, giảng dạy được sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp và hội cha mẹ học sinh.

- Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng, thiết bị dạy học cũng được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12431 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết Tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ƯU ĐIỀM 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do- Hạnh phúc
Ưu Điềm, ngày 01 tháng 04 năm 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2013 - 2014
Tên đề tài: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết Tập đọc lớp 3
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
- Họ và tên: Trần Thành Công.	Bí danh (nếu có):.	Nam, nữ: Nam
- Sinh ngày: 01/07/1972.
- Quê quán: Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Nơi thường trú: Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ưu Điềm.
- Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn khối 1, 2, 3
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm.
- Những khó khăn thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:
Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3/2 trường Tiểu học Ưu Điềm. Lớp 3/2 do tôi chủ nhiệm có tổng số là 19 học sinh trong đó có 12 học sinh nữ. Trong năm học, bản thân tôi có những thuận lợi và những khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh.
- Là giáo viên giảng dạy nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Lớp 3/2 là lớp được tôi chủ nhiệm hai năm liền nên việc nắm bắt tình hình học tập của các em và sự liên lạc, phối hợp với cha mẹ học sinh rất thuận lợi.
- Bản thân được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn.
- Trong quá trình công tác, giảng dạy được sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp và hội cha mẹ học sinh.
- Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng, thiết bị dạy học cũng được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.
* Khó khăn:
Một số em học sinh trong lớp ý thức cao trong học tập chưa cao, phụ huynh các em đại đa số đều làm nghề nông, đi làm ăn xa chưa quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị sách vở ở nhà và đồ dùng học tập nên các em hay quên ảnh hưởng nhiều đến việc học tập ở lớp.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ bản thân còn gặp phải khó khăn: do trong tổ có hai giáo viên được điều động tăng cường từ nơi xa đến, một giáo viên hợp đồng, một giáo viên có con mọn nên nên ảnh hưởng khá lớn đến công tác hoạt động chuyên môn.
Học sinh trường Tiểu học Ưu Điềm thuộc vùng nông thôn, học sinh của lớp tôi chủ nhiệm ở cách xa trường các em còn nhỏ đi lại khó khăn, các em học 2 buổi/ngày nên phải ở lại buổi trưa, ít nhiều còn khó khăn về điều kiện ăn nghỉ và học tập.
II. SƠ LƯỢC NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA LỚP:
Lớp 3/2 của tôi chủ nhiệm gồm có 19 em; trong đó có 12 nữ, đa số các em đều ở các thôn Niêm, Thiềm, Thượng các khu vực này cách khá xa trường học và môi trường giao tiếp hàng ngày còn nhiều hạn chế.
 Phụ huynh đa số là nông dân, đi làm ăn xa ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con em nên kỹ năng sống các em còn nhiều hạn chế.
 Học sinh lớp tôi chủ nhiệm thường ngày phải ở lại ăn trưa tại trường, không có sự quản lý của bố mẹ hay người lớn, nên kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc bản thân và ứng xử mọi tình huống là điều rất quan trọng và cần thiết với các em.
Trong những năm qua, nhà trường và tổ chuyên môn đã có nhiều cố gắng trong công tác dự giờ, thao giảng, triển khai chuyên đề để từng bước nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong giảng dạy và mọi công tác. Tuy nhiên trong phân môn Tập đọc lớp 3 về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vẫn chưa được giáo viên khai thác sâu trong quá trình giảng dạy để giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua nội dung bài học. 
Chính vì thế mà tôi chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết Tập đọc lớp 3”
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	Kĩ năng sống (KNS) là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 	 Giáo dục KNS là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, kĩ năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội. Do vậy việc trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. Loại bỏ những hành vi xấu, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
 	 Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Do vậy chương trình và nội dung môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao.
 	Việc giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm gúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 	Để giúp học sinh có hứng thú học tập, hình thành kĩ năng sống cần có thông qua tiết Tập đọc, tôi có một số biện pháp sau:
1. Tích hợp lồng ghép với các phương pháp dạy học tích cực điển hình được áp dụng.
 	Khả năng giáo dục KNS của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua PPDH của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với HS Tiểu học, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS như: 
- Phương pháp thực hành giao tiếp.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học đóng vai.
- Phương pháp trò chơi học tập.
...
2. Người giáo viên cần xác định rõ nội của tiết Tập đọc và các kỹ năng sống được hình thành qua tiết Tập đọc đó.
a) Một số kĩ năng cần rèn cho học sinh lớp 3 thông qua tiết Tập đọc lớp 3 là:
+ Kĩ năng xác định giá trị
+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng thể hiện sự thông cảm.
+ Kĩ năng hợp tác
b) Xác định kĩ năng cần giáo dục từng bài cụ thể:
Ví dụ:
*Bài: Người mẹ (tuần 4)
- Nội dung: Nắm được sự việc chính trong từng đoạn. Nắm được ý nghĩa của câu chuyện: Do thương yêu con mà người mẹ có thể làm những điều khó khăn nhất để bảo vệ con mình.
- Các KNS được giáo dục trong bài:
+ Tự nhận thức để hiểu được giá trị của người con là phải biết công lao và sự hi sinh của mẹ cho con cái.
+ Tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề để chấp nhận gian khổ, hi sinh thân mình của người mẹ để cứu con.
*Bài: Người lính dũng cảm (tuần 5)
- Nội dung: Nắm được ý nghĩa của câu chuyện: Khi mắc lỗi cần phải dũng cảm nhận lỗivà sửa lỗi. Biết liên hệ để nói về tình huống cá nhân đã nhận lỗi và sửa lỗi.
- Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Giáo tiếp ứng xử
+ Ra quyết định, tìm kiếm các lựa chọn.
+ Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
+ Đảm nhận trách nhiệm.
*Bài: Bài tập làm văn (tuần 6)
- Nội dung: Nắm được sự việc chính trong từng đọc. Nắm và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Các KNS cơ bản được giáo dục qua bài học:
+ Xác định giá trị bản thân: trung thực có nghĩa làm làm những điều mình đã nói.
+ Đảm nhận trách nhiệm: xác định phải làm những việc mình đã nói.
3. Những việc cần chuẩn bị:
a) Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp với địa phương.
Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
 	Ví dụ: Bài: Đất quý đất yêu (tuần 11)
 	Qua bài Tập đọc này HS thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự trong khi giao tiếp với khách nước ngoài...
b) Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi học tiết Tập đọc.
 	Ví dụ: Bài: Ai có lỗi?(tuần 2)
*KNS cơ bản được giáo dục : 	- Giao tiếp: Ứng xử văn hoá
 	- Thể hiện sự cảm thông
- Kiểm soát cảm xúc
Bài: Trận bóng dưới lòng đường.
* KNS cơ bản được giáo dục: 	- Ra quyết định
- Đảm nhận trách nhiệm
- Kiểm soát cảm xúc
c) Gợi ý học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học.
d) Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học, từ đó xác định các kĩ năng cần đạt.
e) GV phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tự xác định các kĩ năng sống cần đạt.
 	Ví dụ: Bài tập đọc Chiếc áo len (tuần 3)
+ Theo em bạn Tuấn trong câu chuyện này là người như thế nào?
+ Nếu em là bạn Tuấn em sẽ làm gì?
+ Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
...
g) GV cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận (có nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này, các kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy, các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy...)
4. Tổ chức cho học sinh thực hành các kĩ năng sống vừa được học.
Tuỳ theo bài giáo viên tổ chức cho các em hoạt động thực hành ngay tại lớp để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó các em tự nêu ra các kĩ năng mà các em sử dụng để giải quyết vấn đề đó.
* Quy trình lên lớp của một tiết Tập đọc có lồng ghép giáo dục KNS:
I. Mục tiêu bài học.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
III. Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
IV. Phương tiện dạy học
V. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
Khám phá (Giới thiệu bài):
Kết nối:
+ Luyện đọc trơn
+ Luyện đọc – hiểu
Thực hành:
 + Luyện đọc lại
+ Kể chuyện theo tranh (Đối với bài Tập đọc 2 tiết)
Áp dụng (Củng cố, hoạt động nối tiếp)
* Ví dụ cụ thể: 
Với chuyên đề này tôi chọn bài tập đọc: "Mồ Côi xử kiện" để làm minh hoạ.
Tập đọc - Kể chuyện: Mồ Côi xử kiện (Tiết 2) - Tuần 17
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
- Nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: 	
 + Tư duy sáng tạo
	+ Ra quyết định, giải quyết vấn đề
	+ Lắng nghe tích cực .
III. Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	+ Đặt câu hỏi
	+ Trình bày 1 phút
	+ Đóng vai
IV. Phương tiện dạy học:
	+ Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa được phóng to trên màn hình Tivi
	+ 4 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện được phóng to trên màn hình Tivi.
IV/ Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: (5’)
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Về thăm quê ngoại và TLCH.
- Nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Luyện đọc (20’)
a. GV đọc diễn cảm cả bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. GV theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc 3 đoạn trước lớp.
- Lắng nghe nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (Mồ Côi, bồi thường).
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Mời 3 nhóm thi đọc ĐT 3 đoạn.
+ Mời 1HS đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’ ) 
* HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
+ GV: Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải “tâm phục, khẩu phục”
* HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:
- Tìm câu nói về lí lẽ của bác nông dân?
- Khi bác nông dân nhận có hít mùi hương thơm của thức ăn trong quán, mồ côi xử như thế nào?
- Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
* Từng nhóm đôi đọc thầm đoạn 2, 3, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Tại sao mồ côi bảo bác nông dân xóc đủ 10 lần?
- GV chốt lại ý kiến đúng
- Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên tòa?
- GV: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
- Từng nhóm 4 thảo luận đặt tên khác cho câu chuyện?
4. Luyện đọc lại (7’)
- 1 HS khá giỏi đọc đoạn 3
- 2 nhóm đọc phân vai (người dẫn chuyện, chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi)
 - 3 HS lên bảng đọc bài thơ + TLCH theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Tìm hiểu các TN mới ở sau bài đọc.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm nối tiếp nhau thi ĐT 3 đoạn trong bài.
- 1 em đọc cả bài.
- Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi
- Về tội bác nông dân vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
- Bồi thường 20 đồng để quan tòa phán xử.
- Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
- Để mọi người nghe tiếng kêu/ Xóc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng/...
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
- Vị quan tòa thông minh / Bẽ mặt kẻ tham lam / 
- 1 HS đọc đoạn 3
- 2 nhóm lần lượt đọc phân vai
- Nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt.
- 1 em đọc toàn bài.
B.Kể chuyện: 
I.Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
* HS khá, giỏi: Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ trong SGK được phóng to trên màn hình Tivi
III.Hoạt đông dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nêu nhiệm vụ (1’)
Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện 
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo gợi ý (18’)
- Treo các tranh đã chẩn bị sẵn trước gợi ý học sinh nhìn tranh để kể từng đoạn. 
- Gọi một em khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Yêu cầu từng cặp học sinh lên kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện. 
- Giáo viên cùng lớp bình chọn em kể hay nhất .
- Nhận xét, biểu dương
3. Củng cố- dặn dò: (2’)
- Nêu nội dung của bài học?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
- Quan sát 4 tranh ứng với ND 3 đoạn.
- 1 Học sinh khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Từng cặp tập kể.
- 3 em kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
V. KẾT QUẢ
	Trong năm học vừa qua, khi vận dụng những phương pháp trên vào giảng dạy cho học sinh, tôi nhận thấy các em đã có sự tiến bộ rất rõ rệt về các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá đúng chuẩn mực giữa thầy - trò, giữa trò - trò, các em biết chia sẻ, quan tâm đến người khác, lắng nghe tích cực; biết xử lý một số tình huống khi gặp khó khăn. Đặc biệt những em hàng ngày ở lại buổi trưa tại trường các em đã chủ động tự phục vụ, chăm sóc bản thân và biết chăm sóc cho nhau.
Tôi đã làm bảng thống kê để đánh giá sự tiến bộ của các em về một số kỹ năng sống cơ bản như sau:
Giai đoạn (Thời gian)
Tổng số học sinh
KN thể hiện sự tự tin
KN giao tiếp
KN lắng nghe tích cực
KN thể hiện sự cảm thông
KN hợp tác
KN giải quyết vấn đề
Đầu năm
19
10
7
8
12
9
5
Cuối HKI
19
12
9
11
15
13
10
Giữa HKII
19
17
15
17
18
16
15
 Qua thời gian thực học, giáo viên và học sinh đã được rèn giũa và thực hành qua các tiết dạy Tập đọc. Tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, học sinh chủ động thực hành các KNS vào việc học tập, sinh hoạt hàng ngày, các em học tập rất hào hứng, thực hành thành thạo qua mỗi bài học với các mức độ, yêu cầu khác nhau. Tôi đã nắm được vấn đề cơ bản của chương trình về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy phân môn Tập đọc. Chính vì thế KNS của các em không ngừng được phát triển và từng bước hoàn thiện.
Tôi hy vọng với một chút kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ phần nào giúp cho đồng nghiệp gỡ rối trong công tác giảng dạy của mình (nhất là với phân môn Tập đọc có nội dung giáo dục kỹ năng sống).	
VI. KẾT LUẬN.
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và qua sự nghiên cứu, học hỏi ở tài liệu ở đồng nghiệp tôi đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, phần trình bày của tôi có thể còn những điều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của các anh chị em đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI HĐKH TRƯỜNG
Xếp loại:..
HIỆU TRƯỞNG
Trần Bình Thản
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Trần Thành Công
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN
Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docSKKN_Tap_doc_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan