Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường THCS hiện nay
Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của nền giáo dục ở mọi quốc gia. THCS cùng với tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt học yếu, chưa ngoan là một điều tất yếu.
Đã có một thời gian trong ngành giáo dục và cụ thể là đứng trên bục giảng, tham gia công tác Đội trường học, tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm từ những trải nghiệm trong quá trình thực hiện thiên chức của mình: dạy học, tôi đã có điều kiện lẫn cơ hội giáo dục nhiều đối tượng khác nhau. Có em rất ngoan nhưng cũng có em chưa được ngoan. Thậm chí, có em được xếp vào diện “học sinh cá biệt”. Tôi đã có một vài sáng kiến và cũng đã ứng dụng, xoay quanh nội dung “làm sao phải rèn luyện ở học sinh THCS là những người học sinh chuẩn, từ học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan, từ học sinh lười trở thành học sinh có ý thức trong học tập” để làm nền tảng cho học sinh khi lên THPT. Với tôi, đây là một công việc hết sức công phu, đòi hỏi sự nhẫn nại và luôn cần yếu tố thời gian. Bằng những gì đã làm được cùng với kết quả của nó, tôi mạo muội trình bày vài suy nghĩ và những biện pháp nhằm giảm hiện tượng học sinh hư, lưu ban hay bỏ học.
nghiệm trong công tác giáo dục học sinh “cá biệt”. B. Nội dung I. Thực trạng. Theo những thông tin mới nhất từ các cơ quan kiểm sát ở Trung ương Hà Nội, mặc dù Nhà nước và các cơ quan tư pháp đã tăng cường công tác phòng ngừa, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của xã hội và nhân dân nhưng các tệ nạn xã hội và các vụ phạm pháp vẫn chưa giảm thậm chí còn gia tăng ở lứa tuổi học đường. Đặc biệt là tệ nạn buôn bán, sử dụng ma tuý lan tràn cả vào trường học. Vào hè học sinh có nhiều thời gian để nghi ngơi, giải trí nên nguy cơ sa vào ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội đó lại càng nhiều hơn. Trên địa bàn Nghi Mỹ, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều trò chơi giải trí mới lạ mọc lên như: Game online, bi – a,... thu hút một lượng lớn học sinh tham gia. Điều này kéo theo các hiện tượng như: lừa dối bố mẹ để xin tiền, ăn cắp vặt,... Đến trường, những em này thường lơ là việc học tập, luôn tỏ ra là “sành điệu” và thích làm “đại ca”,... Đối với công tác giáo dục, thực trạng trên gây ra những băng hoại về đạo đức và đời sống, phá hoại mọi tác dụng và hiệu quả của giáo dục. Nếu không ngăn chặn, xoá bỏ được thì hậu quả rất nghiêm trọng bởi vì nó tạo ra những tiền đề cho các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài dội vào, tạo nên những lệch lạc trong một số học sinh, các em trở thành học sinh “cá biệt”. II. Nguyên nhân. “Học sinh cá biệt”: do đâu? Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò người thầy rất quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả cao. ở trung học cơ sở, điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỉ lệ học sinh chưa tốt về mặt đạo đức tương đối cao, tỉ lệ này không giảm mà tăng hàng năm. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là ý thức và suy nghĩ của các em còn non nớt. Tôi cho rằng, các em làm việc gì đó nếu có sai trái xuất phát có thể do bản năng hoặc bệnh a dua... nên khi làm không lường được hậu quả việc làm sai trái của mình Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này từ trước tới nay cho phép chúng ta phân tích khái quát và rút ra những nguyên nhân chung sau đây: 1. Nguyên nhân xã hội: Thật ra, dù từ nguyên nhân nào đi nữa thì suy cho cùng đều mang tính xã hội. Vậy nguyên nhân có tính bao trùm tất cả các nguyên nhân khác. Ví như nếu trẻ sống trong một khu vực dân cư có nhiều tệ nạn xã hội – thậm chí ngay trong môi trường gia đình trẻ phải tiếp xúc hàng ngày, phải sống và hoạt động – thế là các em bị tiêm nhiễm, bị ảnh hưởng. Nói rõ hơn, môi trường xã hội gần gũi nhất luôn luôn để lại ấn tượng, ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với trẻ. Vậy là trách nhiệm trực tiếp không phải là đứa trẻ mà thuộc về các cơ quan xã hội, các tổ chức đoàn thể, các cộng đồng dân cư: đã không đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn, để ảnh hưởng tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, tình cảm, lối sống của trẻ, để các em buộc phải sống trong môi trường phức tạp, phi đạo đức. Những vụ việc tham nhũng, những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những tấm gương xấu làm đổ vỡ niềm tin của trẻ (dù đó chỉ là một bộ phận nhỏ trẻ thoái hoá). 2. Nguyên nhân tâm lý: Nếu không kịp thời giải quyết sự không phù hợp giữa trình độ phát triển của học sinh với chuẩn mực được thiết kế trong mục tiêu giáo dục và khuôn phép của gia đình cũng tạo ra các tiền đề làm xuất hiện hiện tượng học sinh “cá biệt”. Theo thống kê cho thấy 80% học sinh loại này là các em chậm tiến, thua kém các bạn cùng lớp, cùng trang lứa về trí tuệ, về kĩ năng học tập, về tu dưỡng. Thế nhưng kinh nghiệm của các em về cuộc sống đời thường lại phát triển sớm hơm, phong phú hơn học sinh bình thường. Đặc biệt là các em thường có sức khoẻ hơn và ở đâu các em cũng muốn biểu lộ “sức mạnh”, “sự trưởng thành” của mình. Do đó, các em có những nhu cầu không bình thường, những hứng thú không lành mạnh, nhất là các em thường lựa chọn lối sống khác người mà gia đình và nhà trường không sao chịu đựng được. Và các em chống đối, phản đối một cách vô ý thức. Rồi những học sinh hư đốn nhất sẽ bị đuổi ra khỏi trường lớp, và sau khi làm như vậy nhà trường cảm thấy yên tâm hơn, tập thể được “trong sạch”, ít bị “ô nhiễm”, lây lan hơn. Đó chỉ là cách làm đơn giản nhưng nếu vấn đề không được giải quyết triệt để sẽ vẫn ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh “cá biệt” ở trường (gần đây có hiện tượng học sinh bị đuổi hoặc bỏ học quay lại trả thù nhà trường, sỉ nhục giáo viên, gây rối). Tình trạng trên một phần là do tâm lý học sinh nhưng chủ yếu do việc giáo dục không đúng gây ra – nhất là khi các thầy cô giáo, các nhà sư phạm đơn giản hoá vấn đề hoặc vụng về khi áp dụng phương pháp giáo dục. Thái độ ban ơn, trịch thượng, áp đặt hoặc kêu gọi tình thương không đủ chỗ (của cha mẹ, của thầy cô giáo) thường cho kết quả trái ngược với ý đồ tốt đẹp của nhà giáo dục. Nghiêm trọng hơn là sự trách phạt quá nghiêm khắc (thậm chí kỷ luật học sinh) do định kiến, thành kiến của giáo viên (nhắc lại mọi lỗi lầm của học sinh khi các em phạm sai lầm, kể lại tiểu sử đen tối của các em; có khi ngẫu nhiên học sinh vi phạm gì đó lại bị quy chụp là cố ý, nếu không thừa nhận, không “thành khẩn” theo yêu cầu thì bị xem là ngoan cố, lì lợm, xảo quyệt). Học sinh biết rõ mức sai lầm đã phạm nếu được giải thích, thuyết phục với thái độ nghiêm túc nhưng khoan dung, thông cảm. Thái độ quá khắt khe, xét nét dễ bị các em xem là sự khó tính, trái nết của người lớn – thậm chí bị xem là thù vặt. Việc khôi phục niềm tin, làm thức tỉnh lương tri của học sinh không khó nhưng phải là thái độ cởi mở, chân thành, tin tưởng vào các em. Làm ngược lại chỉ gây sự căm phẫn, không chỉ ở đối tượng cần giáo dục lại mà ngày trong tập thể học sinh. Tình cảm, lòng tin của học sinh sẽ bị xoá mờ nếu như ta cứ đay nghiến, xét nét đi nhắc đi nhắc lại các sai sót, vi phạm của các em; và do ít kinh nghiệm, các em dễ bị kích động và có hành vi bột phát khi phản ứng lại. 3. Nguyên nhân giáo dục Đôi khi các giáo viên thiếu kinh nghiệm lại không được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng nên dễ giải quyết các tình huống giáo dục gay cấn bằng thói quen, bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vì thế khó tránh các sai lầm. Ví dụ: thiên về trừng phạt nặng, có thái độ cứng rắn đến mức thờ ơ, lạnh nhạt trái với lòng tin và mong muốn của học sinh. Trong tình thế này, người ta lẫn lộn giữa tâm lí học tội phạm và tâm lí học sinh “cá biệt” ! Mà ở đây thật ra cần tôn trọng giới hạn của hai lĩnh vực này. Sự non kém về sư phạm cũng gián tiếp tạo ra hiện tượng khó giáo dục. Thầy cô nào cũng cho thấy việc mình là quan trọng, bất chấp sức lực và quỹ thời gian của học sinh, đua nhau nêu yêu cầu quá nặng, thậm chí là vô lý, phản sư phạm khiến học sinh không sao thực hiện nổi. Và các em thường xuyên bị chê trách, bị kỷ luật dù gắng hết sức vẫn không sao thực hiện được các yêu cầu – kể cả các yêu cầu cơ bản nhất. Thầy cô ra lệnh, cấm đoán nhiều điều càng kích thích trí tò mò ở học sinh – và các em lại vi phạm. Thế là cái vòng luẩn quẩn xuất hiện: thầy cô, cha mẹ liên tục giao việc, nêu yêu cầu để tránh cho học sinh rơi vào tình trạng “nhàn cư”; nhưng các em liên tục vi phạm các yêu cầu, bị khiển trách liên miên hết ở nhà, lại ở trường, mắc hết khuyết điểm này lại đến sai phạm khác. Hệ quả là các em chán nản rã rời, có hết phản ứng này lại đến phản ứng khác. Chúng càng phản kháng thì các nhà sư phạm non tay lại càng ra sức khẳng định uy quyền (lẽ ra phải đối thoại, thông cảm với trẻ), dùng kỷ luật và bạo lực để ép chúng vào khuôn phép – thế là mọi sự giáo dục trở nên vô bổ. Các sai lầm về nghệ thuật giáo dục dẫn đến sự hình thành ở học sinh các thói xấu như: sợ sệt, nói dối, ác cảm đối với nhà trường... Thái độ thô bạo, ác cảm đối với học sinh “cá biệt” ở một số giáo viên cũng do họ không hiểu được tâm lí của lứa tuổi này. Thái độ quá tự tin, chủ quan vào tài năng giáo dục của giáo viên cũng tạo nên tình trạng mạnh ai nấy làm, thậm chí trở thành tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”! Điều đó cũng giống hệt như cảnh gia đình lộn xộn, đổ vỡ, các em bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm chăm sóc, thiếu tình thương, dần dần thoát li khỏi ảnh hưởng giáo dục cần thiết. Khi tác dụng, ảnh hưởng giáo dục từ nhà trường và gia đình càng yếu đi thì sự ảnh hưởng tự phát, ảnh hưởng tiêu cực ở môi trường xã hội, đường phố sẽ nhanh chóng thâm nhập vào đầu óc học sinh và tăng dần ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển của các em. Tóm lại, việc nghiên cứu phát hiện đúng nguyên nhân dẫn đến học sinh “cá biệt” vô cùng quan trọng đối với tất cả các giáo viên và các bậc cha mẹ. Nó cũng giống như tác dụng của việc chẩn đoán bệnh của thầy thuốc trước khi bắt tay vào chữa trị. III. Những ảnh hưởng Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên nhằm tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ và phải tìm những biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn. IV. Giải pháp. 1. Một số phương pháp giáo dục học sinh “cá biệt” Trong giáo dục học sinh “cá biệt” tất nhiên có nhiều phương pháp giáo dục đặc thù, nhưng xét về nguồn gốc, tính chất, chúng đều xuất phát từ hệ phương pháp giáo dục chung. Tính đặc thù ở đây là do mục đích giáo dục, đặc điểm và tính chất phức tạp của việc giáo dục học sinh “cá biệt” quy định. ở phạm vi giáo dục này, sự sáng tạo, linh hoạt kết hợp với tính nguyên tắc, sự quyết đoán cao sẽ giữ vai trò quan trọng. Dưới đây, ta cần đi sâu vào mấy phương pháp cụ thể: a. Phương pháp xây dựng lại niềm tin: Bình thường trẻ em vốn có niềm tin vào thế giới người lớn, yêu thương hồn nhiên ông bà, anh chị em và mọi người xung quanh. Vì những lí do xã hội và hoàn cảnh phức tạp của cá nhân mà niềm tin của chúng phai nhạt hoặc bị đổ vỡ (với mức độ khác nhau), thậm chí chúng có những tình cảm ngược lại: Oán dận xã hội, căm thù gia đình và mọi người xung quanh, mặc cảm về chính bản thân, về thân phận bất hạnh của mình. Yêu cầu: Từ những phút đầu tiên tiếp xúc với trẻ, với những tác động quan hệ sơ khởi, từng bước thích hợp phải tạo cơ hội để các em có được cái nhìn đúng đắn (không bị khúc xạ, xuyên tạc, làm méo mó đi). Về thế giới khách quan, về các mối quan hệ giữa người với người – từng bước, từng bước khôi phục lại, nâng lên dần dần, giúp các em hiểu đúng các quy tắc xã hội và những tiêu chuẩn đạo đức nhân cách, những tiêu chuẩn hành vi, gợi lên lòng tin của chúng với mọi người, với cuộc sống (mà trước đó do bị cuộc sống vùi dập trong nỗi bất hạnh khiến chúng nhìn hoàn toàn lộn ngược, bi đát). Và theo thời gian phải đồng thời gợi mở, vạch ra cho chúng thấy các khía cạnh sai lầm, những ngộ nhận (trong cách nhìn người, nhìn việc, xem xét các quan hệ), cảm hoá chúng và tạo điều kiện cho chúng tự thuyết phục mình. Việc biến các quy tắc sơ giản, thô thiển trong cuộc sống hàng ngày, nâng lên trình độ khái quát là công việc cực kỳ khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và lòng tin ở kết quả giáo dục thì mới có “gan” theo đuổi đến cùng. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức nhân cách thông thường (trò chuyện, đối thoại, nêu gương, diễn giảng,... ) nhưng dù áp dụng phương pháp nào cũng phải kết hợp với việc đối thoại, tranh luận (hoặc tay đôi hoặc trong tập thể đội, lớp của các em). Ví dụ: - Có phải người lớn cũng có khuyết điểm, tội lỗi nhưng vì khéo che đậy, nguỵ biện nên không ai biết không? - Có phải những nhà giáo dục học sinh cá biệt và những người làm công tác xã hội đều là những kẻ “đạo đức giả” cốt làm việc để lấy tiếng không? Cần cho tranh luận thoải mái, cho học sinh nói hết gan ruột của mình, để chúng diễn đạt theo cách cảm, cách nghĩ riêng và tranh luận với nhau. Giáo viên chỉ khơi gợi, định hướng khi cần, và cuối cùng nên khuyến khích các em qua kinh nghiệm riêng mà rút ra kết luận chung có tính phổ biến. Nên tổ chức hoạt động (lao động, lễ hội, văn nghệ) để học sinh tiếp xúc với thế giới bên ngoài (với cộng đồng ở dạng trong sáng) – dần già học sinh sẽ tự khẳng định được cái đúng, phát hiện ra thái độ lệch lạc, cực đoan của mình và giúp nhau tự điều chỉnh. Có như vậy chúng mới có cơ sở để tin rằng: người với người là bạn, nam nữ bình đẳng, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn là việc tất nhiên, việc cần làm, và phải làm trong thực tế với ai cũng như vậy. Quá trinh xây dựng lại niềm tin cũng gồm cả việc phải vạch ra được bức tranh tổng thể sống động, có hệ thống, có sức thuyết phục mạnh mẽ về cuộc sống buông thả, vô nguyên tắc cuối cùng sẽ gậm nhấm, làm tiêu ma cuộc sống lành mạnh của mỗi người như thế nào. Và qua đối thoại sau lúc xem phim, cần giúp các em thấy rõ bản chất của cái ác đằng sau những biểu hiện thiên hình vạn trạng: Không sửa chữa thói khoác lác dễ dẫn tới lừa bịp, giả dối. Sự giả dối dẫn tới tính lật lọng, xỏ xiên, sống vô nguyên tắc, sĩ diện hão, ngoan cố,... Sự buông thả, vô nguyên tắc dễ dẫn tới sa đoạ, thoái hoá và cuối cùng là phản bội (trước hết là bạn bè, vợ con, xa hơn là Tổ quốc, nhân dân). Khi khôi phục niềm tin cần hết sức tế nhị, không bao giờ tỏ ra nghi ngờ hoặc chế nhạo sự non nớt hoặc sai lầm của học sinh, kể cả việc bác bỏ thẳng thừng, thô bạo các quan niệm sai của các em. Thế giới tâm hồn của trẻ cực kỳ phong phú, nhạy cảm. Dù có hết sức gần gũi với học sinh, chắc chắn các em vẫn còn nhiều bí ẩn, khó lòng thấu hiểu hết. Vậy là sự khéo léo ứng xử về sư phạm phải rất tinh thông, có như vậy học sinh mới tin ta và từ đó các em mới tin vào bản thân mình và vào cuộc sống nói chung. Đó chính là bài học về phương pháp đầu tiên trong giáo dục học sinh “cá biệt” b. Phương pháp khuyến khích và trừng phạt: Đối với học sinh “cá biệt” khen thưởng và trừng phạt không phải là phương pháp giáo dục bình thường. Các thực nghiệm cũng như kinh nghiệm giáo dục cho thấy rằng, đối với học sinh “cá biệt” đã chai sạn, phớt đời, quen với mọi tình huống giữ dằn, bạo lực thì chỉ khi nào “xứng đáng” mới được quyền “hưởng” sự khen thưởng hay trừng phạt. Chứng nào về mặt tâm lí và thái độ, nếu học sinh chưa hiểu hết ý nghĩa, tác dụng của phương pháp thì tốt hơn cả là không vội trừng phạt. Yêu cầu: Về trừng phạt: Trừng phạt phải được đối tượng nhận thức, tiếp thu như là hình thức đặc biệt của yêu cầu chung đối với hành vi của các em. Trong nội dung trừng phạt đồng thời phải có các nội dung: Phê phán, chỉ trích việc làm sai trái. Lời chỉ dẫn sửa chữa hoặc quy định hành vi để khắc phục sai phạm đó. Cảnh báo, răn đe sự việc tái diễn để phòng ngừa về sau. Trừng phạt được áp dụng để sửa trị những lỗi lầm của học sinh phạm sai lầm ở mức nặng nề. Nhưng trừng phạt phải chặt chẽ, thích đáng, tránh tạo cơ hội để học sinh bộc lộ sự ranh mãnh, đối phó theo kiểu đạo đức giả. Về khen thưởng: Có nhiều người quan niệm rằng không nên áp dụng phương pháp khen thưởng đối với đối tượng này. Tuy vậy trong giáo dục sự nâng đỡ khuyến khích cái tốt, cái thiện dù là nhỏ đều rất cần cho sự khôi phục niềm tin của con người lầm lỗi. Nếu trừng phạt phải thực hiện ba chức năng (giúp các em ý thức đầy đủ về khuyết điểm; từ đó thừa nhận không thể dung túng được những sai phạm như vậy; và từ việc ý thức như vậy sẽ tìm cách khắc phục sai phạm, khuyết điểm và tự điều chỉnh hành vi của mình) thì khen thưởng, khuyến khích cũng có các chức năng tương tự. Nhìn chung việc kết hợp cả khuyến khích và trừng phạt được thực hiện một cách hệ thống, liên tục sẽ giúp học sinh hiểu rõ, phân biệt được: cái tốt, cái xấu; cái gì được xã hội chấp nhận, cái gì không thể và không được làm; từ đó khuyến khích các em cố gắng làm theo cái tốt, loại dần những sai trái. Đến một mức phát triển cao, các em sẽ hình thành được năng lực tự nhận xét, phê phán, chỉ trích mọi hành vi, thái độ của mình. 2. Những việc đã làm: Tạo nhiều sõn chơi cho học sinh cũng là một hỡnh thức giỏo dục Đầu tiên, tôi tìm hiểu nguyên nhân, trong cái chung có những cái riêng của từng đối tượng, hoàn cảnh cảnh gia đình, năng lực bản thân, ảnh hưởng bạn bè... trên cơ sở coi trọng giáo dục hơn trừng phạt. Tuỳ theo mặt học lực hay hạnh kiểm mà định hướng cách rèn luyện nhưng từ một mục đích chung là hướng các em vào lối sống tập thế, biết hoà mình và thấy được tình yêu thương của tập thể lớp, đó là cốt lõi đầu tiên để đánh giá vào tư tưởng suy nghĩ ban đầu của học sinh. Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tuỳ trường hợp hay tuỳ đối tượng mà xử lý, tôi không xử lý một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân có niềm tin, nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lý một cách linh động tuỳ theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi hớn hay nhỏ tôi cũng xử lý trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách. Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém, tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm theo và kiểm tra học sinh yếu thì tồi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em đó có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập. Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu, tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai. Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy, tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liên với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhân thức để khi bước vào môi trường THPT, các em cảm thấy mình tự tin hơn. Năm học 2006 – 2007, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hạu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tìn trạng chán học, trốn học. Tôi đã liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người cha, bên cạnh đó tôi còn tổ chức một nhóm bạn học sinh khá trong lớp thường xuyên động viên, ai ủi và giúp đỡ em đó học tập để giúp em thấy được ngoài tình cảm của gia đình còn có tình cảm thầy cố giáo và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” C. Kết luận Suy nghĩ và hành động giáo dục rèn luyện học sinh học yếu của tôi là giúp các em có ý thức tự học, biết cố gắng vươn lên. Trường hợp này hay ở trường hợp khác, điều mà tôi đặt lên trên hết là phải hướng các em gần gũi nhiều hơn với tập thể lớp, với tình thương của người thầy. Ngoài học tập nội khoá, tôi còn động viên các em tham gia các chương trình vui chơi ngoại khoá của nhà trường, tham gia với nhóm học tốt, giao lưu nhiều mặt tình cảm để các em có niềm tin hơn. Cái chính đứng vững trong cuộc sống đó là ý chí, bản lĩnh của bản thân mình.
File đính kèm:
- GDHS ca biet.doc
- Bìa.doc