Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giới tính cho trẻ ở lứa tuổi mầm non
Thực trạng của lớp:
* Thuận lợi:
Nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất khuôn viên trường thoáng mát, sạch đẹp, được hỗ trợ các trang thiết bị đồ chơi để phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử, lấy được các nguồn tài liệu từ mạng vào giảng dạy lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ.
Thường xuyên được chia sẻ chuyên môn từ các đồng nghiệp, được dự các tiết chuyên đề do nhà trường tổ chức để học hỏi thêm kiến thức mới phục vụ cho việc giảng dạy.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh.
* Khó khăn:
Cha mẹ trẻ thường quan tâm tới học chữ, học viết, học số, ít quan tâm đến việc
giáo dục giới tính cho trẻ. Và nhiều mối nguy hại đang rình rập trẻ và bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại: Internet, điện tử, các trò chơi
Trẻ sống trong môi trường hiện nay luôn được bảo bọc chăm lo của cha mẹ và người thân, nhưng thiếu đi phần giáo dục về giới tính để bảo vệ bản thân khi có tình huống sấu xảy ra.
Một số trẻ nhút nhát không tự tin tham vào các hoạt động, một số trẻ quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý đến sự hướng dẫn của cô, kỹ năng tự bảo vệ mình còn nhiều hạn chế.
PHÒNG GD & ĐT CÁI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON TT CÁI NƯỚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cái Nước, ngày 25 tháng 10 năm 2020 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: “ Giáo dục giới tính cho trẻ ở lứa tuổi mầm non”. - Họ và tên: Nguyễn Thị Ga - Đơn vị công tác: Trường Mầm non thị trấn Cái Nước - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 05/09/2019 đến ngày 20/5/2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: “Giáo dục giới tính cho trẻ ở lứa tuổi mầm non”. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu): Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là rất cần thiết, giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong thực tế việc dạy trẻ về vấn đề này luôn là điều khiến nhiều giáo viên, cha mẹ gặp không ít khó khăn. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 0 - 6 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị những tâm thế tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào cấp học phổ thông; hình thành và phát triển cho trẻ những chức năng tâm lý, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời. Giáo viên có thể dạy trẻ nhiều môn học, nhiều trò chơi sinh động , nhưng lại quên mất rằng rất cần giáo dục giới tính cho trẻ tại lớp. Việc dạy trẻ về giáo dục giới tính cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Trong xã hội hiện đại Giáo dục giới tính cho trẻ nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau xảy ra trong cuộc sống. Mục đích của giáo dục giới tính cho trẻ nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về những nguy hiểm luôn xảy ra bất ngờ, đồng thời trang bị cho trẻ các kiến thức nhằm tránh khỏi nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng, nên cho trẻ biết sự tin tưởng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp xây dựng được lòng tin với người khác, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần thông qua giáo dục giới tính là rất hữu ích. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng của lớp: * Thuận lợi: Nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất khuôn viên trường thoáng mát, sạch đẹp, được hỗ trợ các trang thiết bị đồ chơi để phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử, lấy được các nguồn tài liệu từ mạng vào giảng dạy lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ. Thường xuyên được chia sẻ chuyên môn từ các đồng nghiệp, được dự các tiết chuyên đề do nhà trường tổ chức để học hỏi thêm kiến thức mới phục vụ cho việc giảng dạy. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh. * Khó khăn: Cha mẹ trẻ thường quan tâm tới học chữ, học viết, học số, ít quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho trẻ. Và nhiều mối nguy hại đang rình rập trẻ và bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại: Internet, điện tử, các trò chơi Trẻ sống trong môi trường hiện nay luôn được bảo bọc chăm lo của cha mẹ và người thân, nhưng thiếu đi phần giáo dục về giới tính để bảo vệ bản thân khi có tình huống sấu xảy ra. Một số trẻ nhút nhát không tự tin tham vào các hoạt động, một số trẻ quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý đến sự hướng dẫn của cô, kỹ năng tự bảo vệ mình còn nhiều hạn chế. 2. Biện pháp thực hiện: 2.1. Trang bị kiến thức về giới tính cho trẻ mầm non: Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của ngành, của trường, tôi quyết tâm lấy mục tiêu giáo dục giới tính cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của năm học 2019- 2020. Ở trường mầm non không có giờ dạy đạo đức, về giới tính riêng, mà thông qua các biện pháp hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các môn học để để trẻ cảm nhận được sự an toàn về thể chất cũng như tâm sinh lý, vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức giới tính của trẻ về lâu dài. Nhiều trẻ đã lên 4 - 5 tuổi, nhưng chưa bao giờ đặt ra các câu hỏi về giới tính của mình, cho nên cô giáo và cha mẹ có thể nghĩ rằng, trẻ còn quá nhỏ để tìm hiểu về giới tính. Song, phần lớn ở độ tuổi này, theo tâm sinh lý lứa tuổi trẻ có sự tò mò về giới tính như: sao mình lại là con trai? Và mình được sinh ra như thế nào?..., Có thể do trẻ nhút nhát, hoặc bố mẹ quá nghiêm khắc với con về vấn đề này... khiến trẻ không dám hỏi. Trong các trường hợp trên, là giáo viên hãy chủ động trò chuyện với trẻ để tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ và có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ, giáo viên có thể hỏi trẻ: Bạn Hải lớp con là con trai hay con gái? Con trai thì sao nhỉ?...Vậy con trai và con gái khác nhau như thế nào...? Sau đó giải thích cho trẻ biết sự khác biệt giữa nam và nữ cho trẻ hiểu, lồng ghép vào môn khám phá khoa học. 2.2. Giúp trẻ mầm non học cách tự vệ sinh cơ thể: Thường trẻ ở lứa tuổi còn nhỏ công tác vệ sinh chưa tự mình chăm sóc được nên đi vệ sinh vẫn cần gọi cô, gọi cha mẹ ngay từ giai đoạn mẫu giáo, đến trường các cô giáo ở lớp dạy trẻ cách tự làm sạch cơ thể, cách sử dụng nhà vệ sinh. Thường các cô sẽ cho bé nam và bé nữ đi riêng khi có 2 khu vệ sinh riêng, đi các nhà vệ sinh khác nhau, học cách sử dụng các vật dụng trong nhà vệ sinh như thế nào và quy trình đúng ra sao. Giáo dục trẻ mầm non cũng đi kèm với việc học vệ sinh thân thể, bao gồm: Cách sử dụng giấy vệ sinh hay mặc đồ lót. Ví dụ: các bé gái luôn được cô dạy phải lau vùng kín từ trước ra sau để tránh viêm nhiễm. Các bé trai không được lấy tay nghịch bộ phận sinh dục. Cô giáo cũng thường xuyên nhắc nhở cha mẹ thay đồ lót cho con, đặc biệt là các bé gái vì đồ lót không sạch có thể gây nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục. 2.3. Dạy trẻ làm những công việc phù hợp với giới tính, tổ chức các trò chơi phù hợp với giới tính: Từ khi sinh ra, con trai và con gái đã được đối xử khác nhau. Chúng ta trang trí phòng của các con khác nhau, cho chúng mặc quần áo khác nhau, khuyến khích các con chơi theo kiểu khác nhau và mua đồ chơi khác nhau cho các con. Nghiên cứu cho rằng chúng ta, dù đã làm cha mẹ hay chưa, cũng đều có xu hướng mua đồ chơi dành riêng cho từng giới tính cho các con, đặc biệt là cho con trai. Con gái sẽ có nhiều búp bê, nhà búp bê, các nhạc cụ và đồ dùng gia đình nhỏ xíu (như bàn là, lò vi sóng, ấm đun nước..). Con trai cũng có búp bê, nhưng sẽ ở dạng các nhân vật hành động, các dụng cụ thể thao, con thú, gara đồ chơi, pháo đài hay các đồ chơi về không gian hình học (như bộ thả hình, ghép hình..) Bộ vẽ hay làm thủ công được coi là trung tính và có thể được mua cho cả con trai và con gái. Khi đi học ở trường mầm non các bé trai và bé gái đã thể hiện sự khác biệt về giới, đặc biệt trong khi trẻ tham gia vào các trò chơi. Càng lớp lớn hơn thì sự khác biệt càng nhiều. Để giúp trẻ phát triển cân bằng và toàn diện, giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận nhiều trò chơi và đồ chơi, vai chơi khác nhau, không phân biệt của bé trai hay bé gái. Khi cô giáo làm công việc gì đó phù hợp với giới tính của trẻ thì nên khuyến khích trẻ cùng làm và nói về công việc ấy phù hợp với bạn trai hay bạn gái... Ví dụ, xếp bàn ghế để học cô cho bạn trai làm cùng với cô, giáo viên có thể nhờ bạn gái nhặt quét lớp, xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp... Qua các công việc này, trẻ sẽ hiểu hơn về công việc của bạn nam và bạn nữ. Trong thực tế ở lớp các bé trai và bé gái chơi khá khác nhau và thể hiện sự yêu thích rõ ràng đối với những đồ chơi khác nhau từ khi còn rất bé. Bé trai thường ưa hoạt động hơn trong khi chơi, còn bé gái thì thích ở một chỗ và tập trung vào tương tác bằng lời nói. Ngoài ra, bé trai thể hiện tính cạnh tranh và thống trị cao, trong khi bé gái thích sự sáng tạo và nuôi dưỡng. Bé trai thích các hoạt động ngoài trời, thích chơi các đồ chơi có động cơ xe các loại, bộ đồ chơi xây dựng và dụng cụ leo trèo; bé gái thích trò chơi ô chữ, các vật liệu liên quan đến nghệ thuật hay chơi búp bê, nấu ăn. Trẻ thích chơi với các bạn cùng giới hơn, điều này bắt đầu thể hiện càng ngày càng rõ rệt khi ở lớp. Điều này đặt ra câu hỏi liệu có phải chính chúng ta hướng trẻ đến các hoạt động và đồ chơi dẫn đến sự khác biệt rõ ràng hơn trong việc chơi và tương tác qua lại của trẻ. 2.4. Dạy trẻ nhận biết các bộ phận cơ thể, nhận thức rõ giới tính của mình: Khi bạn bắt đầu dạy trẻ về tìm hiểu về các bộ phận chính trên cơ thể của trẻ như: Đầu, mình, tay và chân, đầu gồm có các giác quan, mắt là thị giác, tai là thính giác, miệng có lưỡi là vị giác, mình có tay, chân có da gọi là xúc giác, tại sao lại né tránh dạy trẻ về các bộ phận “riêng tư”? Hãy nói tên các bộ phận này cho trẻ, tên đúng của chúng chứ không phải các tên ngộ nghĩnh tự đặt ra. Đó là tên chính xác mà trẻ cần biết để bảo vệ nếu như có ai đó xâm phạm khu vực ấy. Khi ấy trẻ tự ý thức được tự biết giữ gìn bảo vệ bản thân, phòng tránh kẻ xấu và không cho người khác đụng vào các vùng đó. Trẻ mầm non sớm phân biệt sự khác nhau về ngoại hình giữa hai giới nam và nữ, đồng nghĩa với việc trẻ cũng có nhưng so sánh và băn khoăn như bạn có, con không có; bạn to, con nhỏ; bạn làm được, con không làm được Hãy quan tâm đến những thắc mắc và biến đổi trong suy nghĩ của trẻ để trẻ luôn thấy rằng, mình cần tự hào về giới tính của bản thân và đón nhận nó như một lẽ tự nhiên. Có thể nghĩ rằng trẻ mầm non giáo dục giới tính là quá sớm, nhưng thống kê cho thấy đối tượng bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm trẻ mầm non. Dù chưa thể diễn đạt tốt ý nghĩ của mình, ở tuổi này trẻ đã biết cảm nhận về thế giới. Các em hiểu nhiều hơn những gì người lớn nghĩ. Ví dụ khi tắm cho trẻ, hãy chủ động nói với trẻ về “vùng riêng tư” nơi mà ba mẹ em có thể nhìn và chạm khi giúp em tắm, nhưng bất kì ai khác cũng không được phép. Dạy trẻ hiểu về cơ thể trẻ và quyền tự chủ, lòng tự trọng, để trẻ hiểu và có trách nhiệm trước bất cứ hành vi xâm phạm nào của người khác. Ví dụ: Đã từng có một câu chuyện đau lòng về 1 bé gái cố nói với cha mẹ rằng em bị đau bụng. Khi cha mẹ đưa bé đến khám, bác sĩ mới vỡ lẽ rằng bé muốn nói đến bộ phận sinh dục bị đau. Ông khám và phát hiện ra dấu hiệu bị xâm hại ở bé gái, và cô bé ngây thơ tin rằng đó là “bụng” vì cha mẹ em dạy như thế. Đừng cho rằng bé trai thì không cần phải giáo dục giới tính. Những kẻ quấy rối có thể xâm hại cả bé trai lẫn bé gái. 2.5. Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục giới tính cho trẻ: Trong chương trình mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ đã được đề cập. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, thiết kế dễ hiểu, sinh động và phù hợp với sự tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy giáo viên cần phối hợp với cha mẹ trẻ quan tâm và kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho trẻ. Nếu ở lớp, trẻ còn chưa hiểu, hoặc chưa nhớ thì cha mẹ có thể giải thích và ôn luyện thêm cho con để trẻ nắm được những kiến thức cơ bản về giới tính ở lứa tuổi này. Giáo dục giới tính cho trẻ là một phần của giáo dục sức khỏe thể chất và tinh thần, một nội dung quan trọng của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội về giới tính để trẻ khi ra ngoài biết bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Giáo dục trẻ nhỏ có tác dụng quan trọng đối với sự hình thành phẩm chất, cá tính của con người. Lúc này trẻ chưa biết tự đánh giá mình, trẻ biết về mình qua nhận xét, đánh giá của người lớn trong nhà và cô giáo. Nếu trong thời kỳ này trẻ hình thành một số cá tính và thói quen, hành vi không tốt, về sau rất khó sửa chữa. Trẻ mầm non đang ở vào giai đoạn tâm lý phát triển đặc biệt gọi là thời kỳ phát triển về hình thể, các bộ phận sinh dục.... Vì vậy cha mẹ cần giáo dục giới tính cho con từ khi còn nhỏ. Bên cạnh việc dạy trẻ các kỹ năng ở lớp, các kiến thức ở lớp tôi thường xuyên chú trọng đến việc phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục về giới tính cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên ngại khi giáo dục cho trẻ biết về vùng kín và che vùng riêng tư khi cho trẻ đi bơi nơi công cộng, giữ gìn vùng này vệ sinh, sạch sẽ và khỏe mạnh. Cha mẹ phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, có những hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép giáo dục giới tính. Tuy nhiên, để công tác này được hiệu quả thì rất cần có sự chung tay của phụ huynh, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: 1. Tính mới: Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản về giới tính, biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống, trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể, nhận biết được vùng kín của trên cơ thể và không cho người khác chạm và xâm hại vào vùng kín, biết tự bảo bản thân mình, tự giải quyết một số tình huống bất ngờ xảy ra hoặc khi bị kẻ xấu xâm hại và có phản ứng nhanh, kịp thời. Trẻ em được giáo dục về giới tính tốt giúp trẻ phát triển toàn diện nhất là về tâm sinh lý lứa tuổi trẻ có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục giới tính cho trẻ trong trường mầm non có một ý nghĩa rất lớn, là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần vào sự hình thành con người của trẻ sau này. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Sáng kiến về giáo dục giới tính cho trẻ ở trướng mầm non với những biện pháp trên vào kế hoạch hoạt động ở lớp và tổ chức các các trò chơi giáo dục giới tinh cho trẻ, tôi nhận thấy hiệu quả và khả thi. Trang bị cho trẻ được kiến thức về giới tính, trẻ tự tin khi tham gia các trò chơi phù hợp với giới tính, linh hoạt hơn trong giao tiếp, ứng xử. Trẻ được giáo viên và cha mẹ tạo điều kiện, khuyến khích, trẻ năng động, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân. Qua hội thi của trường về bé “Thông minh- nhanh trí” có lồng ghép trả lời các câu hỏi thi về xử lý tình huống trẻ lớp tôi đạt kết quả cao. Rèn cho trẻ biết lao động tự phục vụ, trẻ biết tự lập, có kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp có thói quen vệ sinh trong ăn uống, trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, hợp tác giúp đỡ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường cũng như ở nhà. Qua giáo dục giới tính cho trẻ mầm non phụ huynh đã phối, kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong giáo dục trẻ, trao đổi tuyên truyền với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng tuyên truyền dành cho cha mẹ và hiệu quả khả thi ở trường mầm non. 3. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này đã được thực hiện có hiệu quả tại lớp Chồi 3 và được thực hiện cho trẻ ở lưa tuổi mầm non và được đánh giá cao. IV. KẾT LUẬN: Trẻ em được giáo dục giới tính tốt trẻ có hành động chống trả khi bị kẻ xấu có hành vi tác động không lành mạnh đến trẻ. Giáo dục giới tính cho trẻ từ lứa tuổi mầm non trẻ có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Trong thực tế giáo dục giới tính cho trẻ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, nhận thức, ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ. Giáo viên hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin vào bản thân mình. Đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào các hoạt động, các trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo, các hình thức tuyên truyền và cố gắng đạt mục đích trong giáo dục giới tính cho trẻ. Đó chính là những lợi ích về lâu dài để các bậc cha mẹ học sinh ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kiến thức về giáo dục giới tính cho con ngay từ tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ lứa tuổi mầm non chỉ có thể tích lũy vốn sống thông qua những trải nghiệm thực tế. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá thành công cho tương lai của trẻ. Các bậc làm cha mẹ, giáo viên, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léo khi giáo dục giới tính cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng của trẻ, không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ. Người lớn không nên nuông chiều, bao bọc trẻ quá, không nên giáo dục một cách nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận theo tâm sinh lý lứa tuổi, để khi lớn lên trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống. Trên đây là những kinh nghiệm về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ hình thành tính tự lập, tự tin và khả năng biết tự bảo vệ cho mình, không bị kẻ xấu lợi dụng trước mọi tình huống trong cuộc sống. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Nguyễn Thị Ga
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_gioi_tinh_cho_tre_o_l.doc