Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Đạo đức là những chuẩn mực, hành vi đúng đắn được mọi người trong cộng đồng tuân thủ. Đó là những quy định về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh.

Trong các nhà trường phổ thông giáo dục đạo đức cho học sinh giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.

Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh) và giáo dục đạo đức cho học sinh phải có kế hoạch, có phương pháp phù hợp "Không sợ học sinh hỏng mà chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng" (Makarenko). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi Tiểu học. Sự phát triển nhân cách của học sinh được bắt nguồn từ môi trường này. Các nền nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những hành vi đạo đức trong lứa tuổi học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bắt nguồn từ môi trường này. Các nền nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những hành vi đạo đức trong lứa tuổi học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong  những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Phong Thạnh A nói riêng cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ  mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với đủ loại các trò chơi từ đánh xèng, bi a, game, chátđể móc tiền học sinh. Nhiều hiện tương, các hành vi thiếu đạo đức đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh làm cho các em có những nhìn nhận, suy nghĩ tiêu cực đến cuộc sống xung quanh các em. Học sinh chỉ chào thầy cô ở trường con khi đi ra ngoài thi coi như không biết, học sinh nói tục, đi học muộn, quay cóp trong làm bài,... Tinh thần tương thân tương ái, sự hồn nhiên của lứa tuổi học sinh Tiểu học đã có những biểu hiện của sự vụ lợi của người lớn. 
 Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, là người giáo viên tiểu học tôi mạnh dạn trình bày: “Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học ” 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
 	1. Thuận lợi
	Học sinh tiểu học ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra.
	Học sinh tiểu học dễ bắt chước, hình thành các thói quen từ những điều nhận thấy, quan sát được. Học sinh có nhu cầu, mong muốn được thầy cô, bố mẹ khen có "ước nguyện" làm người tốt. 
	Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các quy định chuẩn về kiến thức và kĩ năng cho học sinh về mặt đạo đức thông qua đánh giá hạnh kiểm và qua môn học Đạo đức 
	Cán bộ, giáo viên và phụ huynh ngày nay đã có những nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời.
2. Khó khăn
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: 
Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể là: 
Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng, bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học, trộm cắp  Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn. 
Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như: một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. 
 	Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
	3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp. Ở đây tôi xin được đề cập một số biện pháp cơ bản: 
Biện pháp 1. Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 
a) Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh: 
 	* Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
 	Nhà trường cần tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh trong năm. Đầu mỗi năm học cần kiện toàn chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớp đến ban chấp hành hội. 
Tạo điều kiện cho Hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo Điều lệ của hội. Từng thành viên trong Ban chấp hành nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường (các giáo viên chủ nhiệm) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh. 
 	* Thông qua sổ liên lạc. 
 	 Mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (3 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại gia đình cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh. 
 	* Thông qua các buổi họp phụ huynh. 
Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nền nếp của nhà trường tới các bậc phụ huynh đôn đốc học sinh thực hiện. 
Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng. 
 	Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh, bố mẹ thường xuyên trò chuyện với các em. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em. 
 	b) Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương: 
 	Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể các xóm. Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là Đoàn Thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này. Với địa bàn các khu rộng, chúng tôi phối kết hợp với các đoàn thể trong tổ, tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: giúp đỡ người già cô đơn không nơi nương tựa, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ... Phối kết hợp với Hội Cựu chiến binh mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Với học sinh Tiểu học việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện. 
Biện pháp 2. Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường 
 	a) Giáo viên chủ nhiệm với giáo viên giảng dạy: 	
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên cần phải xác định được không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế từ đó hình thành các thói quen đạo đức. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thây cô giáo. Các em thường coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Mỗi giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh . 
 	Thực hiện việc đánh giá xếp loại phẩm chất và năng lực học sinh theo qui định và được theo dõi đánh giá thường xuyên kết hợp đánh giá cả trong và ngoài trường. 
b) Thông qua tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong các hoạt động Đội bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác.
Biện pháp 3. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức 
Xây dựng cho học sinh nền nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội, sao nhi đồng, các quy tắc giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, nhân viên trong nhà trường; giữa các em trong một lớp với nhau, giữa học sinh lớp này với học sinh lớp kia. 
 	Đề nghị phụ huynh cùng với giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với thư viện trường trang bị đầy đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có môn Đạo đức). Nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. 
 	Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết giấy xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nền nếp. Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 	* Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất.
Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công, học sinh dễ hình thành các biểu tượng về các hành vi đạo đức thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy. 
Giáo viên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học đơn giản. Lập tủ sách Măng non, đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện tranh phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, Tủ sách góc lớp cho học sinh đọc sách sau giờ nghỉ giải lao, sau buổi học.
Giáo viên áp dụng các thiết bị giáo dục hiện đại vào giảng dạy tạo ra các tư liệu giáo dục phong phú sinh động. 
Cải tiến, đổi mới hình thức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tới từng tổ. Có kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn từng tuần từng tháng. Nội dung chính của các buổi chuyên môn là trao đổi rút kinh nghiệm những giờ dạy tuần trước, thảo luận nội dung bài dạy tuần tới. Các thành viên trong tổ đưa ra những ý kiến về nội dung cũng như về phương pháp dạy từng bài để cả tổ cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách giải quyết. 
 Để có tiết dạy đạt hiệu quả cao người giáo viên cần phải chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp: 
 	+ Nghiên cứu nội dung bài giảng trước khi lên lớp. Xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể. 
+ Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi.. . 
 	 + Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường người giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học. 
+ Giáo viên phải tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin ngoài sách giáo khoa hoặc có thể sưu tầm những câu chuyện về những gương tốt người thật, việc thật kể cho học sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em theo nội dung, chủ đề của bài học. Đặc biệt là những hành vi đạo đức tốt của những người xung quanh các em từ đó giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức thông qua gương người tốt.
 Mỗi năm nhà trường tổ chức hai lần hội thảo cần dành riêng quan tâm đến nội dung và phương pháp giảng dạy môn Đạo đức. Lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm (đề tài) đổi mới phương pháp giảng dạy môn Đạo đức, phối kết hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa nhà trường gia đình, xã hội... Sau đó tổ chức cho trình bày sáng kiến (đề tài) của mình để toàn thể giáo viên trao đổi, bàn bạc rút kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn. 
Giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào sưu tập, giảng dạy tạo ra các tư liệu giáo dục phong phú sinh động từ đó lôi quấn học sinh tham gia vào giờ học đó là điều kiện để hình thành các hành vi, chuẩn mực đạo đức cho học sinh. 
Biện pháp 4. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động nhân đạo : 
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các hội thi; tiếng hát tuổi thơ, “Búp măng xinh”, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, “đền ơn đáp nghĩa”  giáo dục cho các em về truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh luyện tập, thực hành kiến thức đã học được trong bài giảng. 
Giáo viên thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp trong các giờ sinh hoạt lớp đưa các gương tốt việc tốt những hành vi đạo đức cho học sinh học tập. Giáo viên thực hiện nghiêm túc và có kết quả giờ chào cờ, trong giờ chào cờ lồng ghép các hoạt động mang tính giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh tham gia.
Thành lập các nhóm “Chữ thập đỏ” trong học sinh. Vận động các bạn cùng lớp, cùng trường giữ vệ sinh môi trường và khung cảnh sư phạm sạch đẹp. Hướng dẫn các em giữ gìn vệ sinh thân thể. Liên kết các tổ chức làm công tác từ thiện để “lá lành đùm lá rách", giúp nhau vượt khó để học và tu dưỡng bản thân. Nhờ đó mà động viên được cả về vật chất lẫn tinh thần, giáo dục đạo lý, tạo nên tình người sâu nặng, đằm thắm, khối đoàn kết gắn bó trong trường học tốt hơn. Đẩy lùi những thói hư tật xấu, hình thành những thói quen, hành vi đạo đức tốt.
Biện pháp 5. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.
Ý nghĩa của những phong trào, hoạt động ngoại khóa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là rất lớn. Bên cạnh đó, hình ảnh của các thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường cũng tác động lớn đến việc hình thành đạo đức, nhân cách cho học sinh. Thầy giáo, cô giáo không chỉ truyền dạy kiến thức, học sinh cũng không chỉ học ở thầy, cô qua những bài giảng mà còn học theo cả cử chỉ, cách cư xử. Rất nhiều học sinh lớn lên, lựa chọn nghề nghiệp do chịu ảnh hưởng của thầy, cô. Những việc làm, hành động không tốt của thầy cô ít nhiều cũng tác động  đến việc giáo dục đạo đức của học sinh. Ngược lại, những hình ảnh đẹp của các thầy giáo, cô giáo sẽ có những tác động tích cực đến suy nghĩ, đạo đức của các em. Chính vì vậy cần xậy dựng, hình thành các thói quen cho giáo viên, nhân viên tốt: không hút thuốc, không dùng điện thoại khi lên lớp, không nói chống không với đồng nghiệp; xây dựng các mối quan hệ, các giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lý với giáo viên nhân viên là những mối quan hệ tốt. 
	4. Kết quả thực hiện
100% số học sinh đều thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh; đa số các em đều ngoan ngoãn, kính thầy, yêu bạn; vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo;
Các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp;
Học sinh trong lớp, trong trường đoàn kết, giúp đỡ nhau, không có hiện tượng miệt thị xa lánh bạn bè, xa lánh những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
 Các nền nếp học tập của học sinh; chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày một tốt hơn vì thế chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên một cách rõ nét. Các chỉ số thi đua của nhà trường luôn đạt thứ hạng cao trong những năm vừa qua trong phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" .
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Sau khi vận dụng những kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường tôi nhận thấy:
a) Với học sinh:
Hình thành, xây dựng được các thói quen, hành vi đạo đức tốt, có ý thức luôn quan tâm đến mọi người xung quanh.
Có thái độ đúng đắn, biết bày tỏ thái độ với các hành vi chưa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
b) Với giáo viên
 Giáo viên đã thực sự đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao ký kỹ năng sư phạm trong giảng dạy. Có cách hiểu đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
Høng thó trong gi¶ng d¹y, kh«ng ngõng t×m tßi n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n, n©ng cao kiÕn thøc.
Để áp dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học" trong thực tế người giáo viên cần vận dụng sáng kiến một cách linh hoạt phù hợp với thực tế của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của từng đơn vị. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đó là: "Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội". Do vậy công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường Tiểu học là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra những con người có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hoá. Bởi vậy người cán bộ giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức. 	Trên cơ sở đó phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào công tác giáo dục theo mục tiêu của Đảng và nhà nước. 
Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn đạo đức trong nhà trường Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. 
 	Người giáo viên phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp giáo dục. Thực tế cho thấy nếu hiểu biết đề ra các biện pháp thiết thực khả thi sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng, giáo dục nhân cách toàn diện nói chung. 
	2. Những ý kiến đề xuất
   Để việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học đạt hiệu quả, tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:
- Đối với chính quyền các cấp:
+ Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, gắn kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
+ Tăng cường đầu tư ngân sách tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các buổi tham quan cho giáo viên, học sinh để giáo viên và học sinh có thêm hiểu biết về lịch sử văn hoá của quê hương, đất nước.
- Đối với các đơn vị trường học: Cần coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, coi đây là động lực chính để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trên đây là những kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở tiểu học. Tôi tin rằng, nếu mỗi người giáo viên luôn coi việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Tiểu học thì chắc chắn sau này các em sẽ trở thành những con người vừa có đức, vừa có tài xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất  nước mai sau.
T«i xin chân thµnh c¶m ¬n!
 Phong Thạnh, ngày 10 tháng 12 năm 2014
	 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Văn Tuân 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem giao duc dao duc loi song hoc sinh.doc